K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 10 2016

: những đoạn văn, những câu văn chính là những đốt tre. Những đốt tre cần nhờ tới phép màu của bụt mới có thể ghép thành cây tre trăm đốt, cũng giống như những câu văn, những đoạn của bạn văn phải nhờ có phép liên kết mới có thể trở thành một bài văn hoàn chỉnh được. Câu chuyện này giúp ta hiểu được thêm về vai trò của phép liên kết: Nếu không có phép liên kết thì bài văn không thể mạch lạc, hoàn chỉnh.

20 tháng 9 2020

ai giúp mik vs mik đang cần huhu

23 tháng 8 2017
Phép màu của Bụt đã làm cho một trăm đốt tre kết nôi thành một cây tre thần kỳ - cây tre có một trăm đốt. Trong cuộc sông, ta còn có thể nhận thấy tính chất liên kết cần có ở nhiều sự vật, ví dụ: Một ngôi nhà được xây nên từ những viên gạch, để tạo nên bức tường vững chãi các viên gạch đó cần đựơc kết dính bằng vôi vừa, xi măng. Từ đây có thể dễ dàng liên hệ: Trong văn bản, sự liên kết sẽ giúp cho văn bản trở thành một khối thông nhất, hoàn chỉnh về hình thức và trọn vẹn về nội dung, ý nghĩa. Ta cũng rút ra được một bài học lớn: không có sự liên kết thì văn bản chi là những ngôn từ rời rạc như một trăm đốt tre.

1.Điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây để các câu liên kết chặt chẽ với nhau.    Bà ơi ! Cháu thường về đây, ra vườn, đứng dưới gốc na, gốc ổi mong tìm lại hình bóng của (1)....và nhớ lại ngày nào (2)....trồng cây, (3)....chạy lon ton bên bà. (4).....khi nào cây có quả (5).....sẽ dành quả to nhất cho (6)...., nhưng cháu lại bảo quả to nhất, ngon nhất phải...
Đọc tiếp

1.Điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây để các câu liên kết chặt chẽ với nhau.

    Bà ơi ! Cháu thường về đây, ra vườn, đứng dưới gốc na, gốc ổi mong tìm lại hình bóng của (1)....và nhớ lại ngày nào (2)....trồng cây, (3)....chạy lon ton bên bà. (4).....khi nào cây có quả (5).....sẽ dành quả to nhất cho (6)...., nhưng cháu lại bảo quả to nhất, ngon nhất phải để phần bà. (7).....bà ôm cháu vào lòng, hôn cháu một cái thật kêu.

2."Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con."

Có người nhận xét :Sự liên kết giữa hai câu trên hình như không chặt chẽ, vậy mà chúng vần được đặt cạnh nhau trong văn bản Cổng trường mở ra. Em hãy giải thích tại sao.

(Gợi ý: Hãy đọc những câu văn tiếp đó)

Những câu văn tiếp :"Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói : 'Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là cua con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra'. ''

3.Chắc em biết câu chuyên cổ tích kể về một anh trai cày đã đẵn đủ một trăm đốt tre nhưng không nhờ đến phép màu của Bụt thì không sao có được cây tre trăm đốt. Câu chuyện ấy có giúp em hiểu được điều gì cụ thể hơn về vai trò của liên kết trong văn bản không?

CÁC BẠN GIÚP MÌNH NHA! MAI PHẢI NỘP CHO CÔ RỒI!khocroi

1
15 tháng 9 2016

câu 1: Lần lượt điền: bà, bà, cháu, bà, bà,cháu, thế là

câu 2: Không hẳn là hai câu trên không có mối quan hệ nào vs nhau dù một câu nói về mẹ, một câu nói về con. Đứng cạnh nhau chúng có thể gợi ra câu sau là nguyên nhân của câu trước. Nhưng để có thể hiểu về mối quan hệ giữa hai câu một cách rõ ràng, chúng pải đặt trong sự liên kết vs câu tiếp theo: "Mẹ sẽ đưa con đến trường, ... thế giới diệu kì sẽ mở ra"

câu 3: Trăm đốt tre, nếu tách rời nhau cx ko thành một cây tre được. Pải nhờ có phép màu của Bụt nối các đốt tre lại vs nhau thì anh trai cày mới có đc một cây tre thực sự. Liên kết trong văn bản cx vậy. Các đoạn, các câu ko đc tổ chức gắn kết vs nhau thì không thể có văn bản hoàn chỉnh. Các đoạn các câu tựa như những đốt tre, văn bản như cây tre vậy

                                                         CHÚC BẠN HỌC TỐTokvui               

6 tháng 1 2017

Đáp án D

Phương pháp

+) Gọi số đoạn có chiều dài 2 đốt là x và số đoạn có chiều dài 5 đốt là y, lập hệ phương trình giải tìm x, y trong trường hợp  x - y = 1  , suy ra kết quả thuận lợi cho biến cố “số đoạn 2 đốt nhiều hơn số đoạn 5 đốt đúng 1 đoạn”.

+) Tính số bộ số (x;y) thoả mãn  2x + 5y = 100  2x + 5y =10  x , y ∈ N , suy ra số phần tử của không gian mẫu.

+) Tính xác suất của biến cố.

 

Cách giải

Gọi số đoạn có chiều dài 2 đốt là x và số đoạn có chiều dài 5 đốt là y, ta có hệ phương trình

Gọi A là biến cố số đoạn 2 đốt nhiều hơn số đoạn 5 đốt đúng 1 đoạn”  ⇒ n A = 1 .

Xét các bộ số (x,y) thoả mãn 2x + 5y =100  x , y ∈ N  ta có bảng sau:

Bài 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:Cây tre trăm đốtNgày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho vợ chồng ông phú hộ. Hai người này có hứa: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho".Tin vào lời hứa, anh ra sức làm việc không ngại khó nhọc. Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Cây tre trăm đốt

Ngày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho vợ chồng ông phú hộ. Hai người này có hứa: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho".

Tin vào lời hứa, anh ra sức làm việc không ngại khó nhọc. Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa ra một điều kiện là phải tìm được một cây tre trăm đốt để làm nhà cưới vợ thì ông mới gả con gái cho. Vì muốn có cơ hội để cưới con gái của chủ, anh bèn lên rừng quyết tâm tìm được một cây tre trăm đốt. Tìm mãi không thấy, anh thất vọng ngồi khóc. Bỗng Bụt hiện lên và bảo anh đi tìm, chặt cho đủ 100 đốt tre rời rồi giúp anh bằng hai câu thần chú: "khắc nhập, khắc nhập!" để gắn kết 100 đốt tre rời thành một cây tre trăm đốt và "khắc xuất, khắc xuất!" để tách các đốt tre ra.

Nhờ là các khúc tre rời nên anh cũng dễ dàng gánh về làng được. Về nhà, anh cho cha vợ tương lai của mình xem cây tre trăm đốt. Không tin vào điều mắt mình nhìn thấy, ông nhà giàu sờ tay vào cây đếm từng khúc tre. Phép màu của Bụt đã hút ông dính luôn vào cây tre. Khi ông đồng ý giữ lời hứa, anh mới sực nhớ ra câu "khắc xuất" để giải thoát cho cha vợ của mình. Sợ hãi, ông phú hộ phải giữ lời hứa, gả con gái cho anh nông dân. Cuối cùng, anh và con gái ông phú hộ sống với nhau hạnh phúc mãi mãi.

 

Câu 1. Xác định chủ đề của văn bản.

Câu 2. Người kể chuyện trong văn bản trên là ai? Từ đó cho biết truyện được kể theo ngôi thứ mấy.

Câu 3. Nhân vật anh chàng Khoai và nhân vật phú hộ trong văn bản thuộc kiểu nhân vật nào? Vì sao?

Câu 4. Em hãy sử dụng sơ đồ sau để tóm tắt các sự việc trong truyện.

Câu 5. Em hãy cho biết câu nói: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho” là lời của nhân vật nào.

Câu 6. Chỉ ra và cho biết chức năng của trạng ngữ có trong câu văn sau: Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa ra một điều kiện là phải tìm được một cây tre trăm đốt để làm nhà cưới vợ thì ông mới gả con gái cho.

Câu 7. Chỉ ra và nêu vai trò một chi tiết kì ảo trong văn bản.

Câu 8. Hoàn thiện sơ đồ sau để đưa ra nhận xét của em về nhân vật Khoai trong văn bản.

Câu 9. Nếu thay đổi kết thúc truyện thành:

Mang lòng thù hận người với người cha vì đã không cho mình cưới vợ nên chàng Khoai đã không đọc câu thần chú khiến cho người cha mãi mãi dính vào cây tre trăm đốt, ngày ngày chỉ còn biết chịu đựng trong đau đớn, dằn vặt.

Thì em có đồng ý hay không? Vì sao?

Câu 10. Viết một bài văn khoảng 200 chữ kể lại câu chuyện cổ tích Cây tre trăm đố

0
Bài 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:Cây tre trăm đốtNgày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho vợ chồng ông phú hộ. Hai người này có hứa: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho".Tin vào lời hứa, anh ra sức làm việc không ngại khó nhọc. Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Cây tre trăm đốt

Ngày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho vợ chồng ông phú hộ. Hai người này có hứa: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho".

Tin vào lời hứa, anh ra sức làm việc không ngại khó nhọc. Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa ra một điều kiện là phải tìm được một cây tre trăm đốt để làm nhà cưới vợ thì ông mới gả con gái cho. Vì muốn có cơ hội để cưới con gái của chủ, anh bèn lên rừng quyết tâm tìm được một cây tre trăm đốt. Tìm mãi không thấy, anh thất vọng ngồi khóc. Bỗng Bụt hiện lên và bảo anh đi tìm, chặt cho đủ 100 đốt tre rời rồi giúp anh bằng hai câu thần chú: "khắc nhập, khắc nhập!" để gắn kết 100 đốt tre rời thành một cây tre trăm đốt và "khắc xuất, khắc xuất!" để tách các đốt tre ra.

Nhờ là các khúc tre rời nên anh cũng dễ dàng gánh về làng được. Về nhà, anh cho cha vợ tương lai của mình xem cây tre trăm đốt. Không tin vào điều mắt mình nhìn thấy, ông nhà giàu sờ tay vào cây đếm từng khúc tre. Phép màu của Bụt đã hút ông dính luôn vào cây tre. Khi ông đồng ý giữ lời hứa, anh mới sực nhớ ra câu "khắc xuất" để giải thoát cho cha vợ của mình. Sợ hãi, ông phú hộ phải giữ lời hứa, gả con gái cho anh nông dân. Cuối cùng, anh và con gái ông phú hộ sống với nhau hạnh phúc mãi mãi.

 

Câu 1. Xác định chủ đề của văn bản.

Câu 2. Người kể chuyện trong văn bản trên là ai? Từ đó cho biết truyện được kể theo ngôi thứ mấy.

Câu 3. Nhân vật anh chàng Khoai và nhân vật phú hộ trong văn bản thuộc kiểu nhân vật nào? Vì sao?

Câu 4. Em hãy sử dụng sơ đồ sau để tóm tắt các sự việc trong truyện.

 

Câu 5. Em hãy cho biết câu nói: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho” là lời của nhân vật nào.

Câu 6. Chỉ ra và cho biết chức năng của trạng ngữ có trong câu văn sau: Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa ra một điều kiện là phải tìm được một cây tre trăm đốt để làm nhà cưới vợ thì ông mới gả con gái cho.

Câu 7. Chỉ ra và nêu vai trò một chi tiết kì ảo trong văn bản.

Câu 8. Hoàn thiện sơ đồ sau để đưa ra nhận xét của em về nhân vật Khoai trong văn bản.

 

 

 

Câu 9. Nếu thay đổi kết thúc truyện thành:

Mang lòng thù hận người với người cha vì đã không cho mình cưới vợ nên chàng Khoai đã không đọc câu thần chú khiến cho người cha mãi mãi dính vào cây tre trăm đốt, ngày ngày chỉ còn biết chịu đựng trong đau đớn, dằn vặt.

Thì em có đồng ý hay không? Vì sao?

Câu 10. Viết một bài văn khoảng 200 chữ kể lại câu chuyện cổ tích Cây tre trăm đốt.

2
20 tháng 10 2021

help milk câu 3 đến câu 10 thôi

22 tháng 11 2023

a

24 tháng 8 2016

Câu chuyện Cây Tre Trăm Đốt giúp em hiểu :

Sống ở đời phải thật thà, siêng năng chăm chỉ, chịu khó, tốt bụng như anh nông dân nghèo,…mới được mọi người yêu quý và sống hạnh phúc. Không được độc ác, gian xảo như tên địa chủ nhà giàu cuối cùng sẽ gặp quả báo.

24 tháng 8 2016

Từ câu truyện Cây Tre Trăm Đốt giúp em hiểu ra rằng trong cuộc sống ta cần phải chăm chỉ, siêng năng thật thà như anh chàng nông dân trong truyện. Đừng vì tiền bạc mà quên đi danh dự, phẩm chất của bản thân chỉ có như vậy mọi người xung quanh sẽ yêu quý. Thành công và hạnh phúc chỉ đến khi bạn thực sự nhận ra được tầm quan trong của nó, vậy nên đừng như phú ông trong truyện, ác độc, tìm mọi cách để làm khó anh chàng nông dân nghèo. Như vậy cái giá mà phải trả sẽ rất đắt.

Chúc bạn học tốt!

 

So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau. Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không ? Vì sao ?Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đưòng. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.- Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? - Một em trai hỏi. Đám...
Đọc tiếp

So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau. Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không ? Vì sao ?

Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đưòng. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.

- Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? - Một em trai hỏi. Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi :

- Chắc là cụ bị ốm ?

- Hay cụ đánh mất cái gì ?

- Chúng mình thử hỏi xem đi !

Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi :

- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?

Câu các bạn hỏi cụ già :

- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?

⇒ Câu hỏi này thế nào?

Những câu hỏi khác:

- Thưa cụ, chuyện gì đã xảy ra với cụ thế ạ ?

- Thưa cụ, chắc là cụ bị ốm ạ ?

- Thưa cụ, có phải cụ đánh mất cái gì không ạ ?

⇒ Ba câu hỏi này thế nào?

1
16 tháng 2 2018

Câu các bạn hỏi cụ già :

- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?

⇒ Câu hỏi này là thể hiện thái độ lịch sự, ân cần, thể hiện thiện chí sẵn lòng giúp đỡ.

Những câu hỏi khác:

- Thưa cụ, chuyện gì đã xảy ra với cụ thế ạ ?

- Thưa cụ, chắc là cụ bị ốm ạ ?

- Thưa cụ, có phải cụ đánh mất cái gì không ạ ?

⇒ Một trong ba câu hỏi này không được tế nhị cho lắm vì câu hỏi có phần tò mò vào cuộc sống riêng tư của người khác.