K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 9 2016

President Ho Chi Minh (1890 - 1969) is not only a revolutionary leader cuanhan eminent people of Vietnam but also a poet, a great writer, a great national culture and receive type. With the view of literature as a weapon to serve the revolutionary cause, trongcuoc journey all over the world to find a way to help sea country and its people, he be retained at the conclusion of the work, the short story unique: The judgment processing French colonialism, "Vi act" her appeal Trung Trac, ... Day 2 - 9-1945, before national Dandong whole cell, before the world public opinion, he read the Declaration of Independence estate soup, water khaisinh North Vietnam.

Ho Chi Minh (May 19, 1890 - September 2, 1969) is a revolutionary, founder of the Communist Party of Vietnam, one of the founders and leaders of the struggle for independence, the whole Vietnam's territorial integrity in the 20th century, an international communist soldiers. He is the writer and read the Declaration of Independence Vietnam Vietnam birth of the Democratic Republic of September 2, 1945 at Ba Dinh Square, Hanoi, Vietnam's State President of the Democratic Republic of the time 1945 - 1969, Chairman of the Central Executive Committee of the Labour Party of Vietnam during 1951-1969.

Being a leader is widely admired and revered, his tomb was built in Hanoi, his statues are located in all regions of Vietnam, his images are many people hangs in the house, put on altar, and is printed in most currency denominations Vietnam. He was worshiped in some temples and pagodas in Vietnam. He also is a writer, poet and journalist with many works written in Vietnamese, Chinese and French. He was voted by Time magazine as one of 100 most influential people of the 20th century.

Các bạn dịch giúp mình đoạn văn ngắn dưới đây ra tiếng anh giúp mình với nhé các bạn làm ơn đừng dùng máy dịch nhé mình hứa sẽ tick hết mình đang cần gấp lắm giúp mình nhé cảm ơn các bạnChủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tháng 6 năm 1911, Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng Nguyễn Tất Thành...
Đọc tiếp

Các bạn dịch giúp mình đoạn văn ngắn dưới đây ra tiếng anh giúp mình với nhé các bạn làm ơn đừng dùng máy dịch nhé mình hứa sẽ tick hết mình đang cần gấp lắm giúp mình nhé cảm ơn các bạn

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tháng 6 năm 1911, Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng Nguyễn Tất Thành lên đường ra đi tìm đường cứu nước. Ngày 3/2/1930, tại Cửu Long (Hồng Kông), Người triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tháng 8 năm 1945, tổng bộ Việt Minh, cử Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tháng 7 năm 1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Géneva được ký kết. Miền Bắc được giải phóng.Tháng 9 năm 1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ngày 2/9/1969, mặc dù đã được các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do tuổi cao sức yếu người đã từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.

 

 

5
23 tháng 12 2018

Ai mà dịch được!:(

23 tháng 12 2018

tốt nhất là nhờ chị google nha

Tham khảo :

Qua những câu chuyện đời thường về HCM, tôi bỗng nghiệm ra 1 điều nho nhỏ về Người. Điều gì làm nên một vị chủ tịch nước? Phải chăng đó phải là 1 người hết sức cao sang quyền quý, một người mà ai ai cũng nghiêng mình khép nép, ngước mắt lén nhìn, một người chỉ xuất hiện trong những sự kiện cực kì quan trọng hay những nơi rất mực lộng lẫy bóng bẩy, một người nói thật hay và nói những điều mà người ít học khó lòng hiểu thông? Không! Những vỏ bọc "ghê gớm" ấy không làm nên sự quan trọng, sự vĩ đại của một vị lãnh tụ. 1 vị lãnh tụ có đủ vĩ đại để sống mãi trong tim mọi lớp người của đất nước như HCM, phải là con người sống trong hiện thực đương thời của đất nước, sống cuộc sống của nhân dân để hiểu thấu những mong muốn của nhân dân, nắm chắc những nhu cầu của đất nước, tức là sống một cuộc đời cống hiến hết mình vì vận mệnh của tổ quốc và đồng bào. Trong thời kì khó khăn của VN, chủ tịch HCM không ăn thịt gà, không mặc comple áo vest khi đồng bào và chiến sĩ phải ăn đói mặc rách. Là một vị lãnh tụ mà như người cha già dân tộc, HCM tự mình thấm thía những đau khổ của con dân. Xưa nay có vị lãnh tụ nào sống một đời tiết chế như thế, với một trái tim ngập tràn yêu thương đến thế? Người cũng không chọn cho mình biệt thự nahf lầu mà chỉ vui thú lâm tuyền giản dị mà thanh cao bên ao cá, trong 1 ngôi nhà sàn bằng gỗ không chút mùi sơn. Con người ở vị thế cao đến thế mà vẫn giữ được cho mình những điều sao mà thanh cao quá! Dường như nét thanh cao ấy cũng là một điều vĩ đại ở HCM.

25 tháng 5 2021

Thamkhao

Nếp sống thanh cao và giản dị là một trong những vẻ đẹp cao cả, đáng quý trong phong cách của Hồ Chí Minh. Là lãnh tụ của cả một đất nước, một dân tộc nhưng Bác chẳng yêu cầu, ham muốn những thứ cao sang, bóng bẩy. Từ nơi ăn chốn ở, trang phục hay ăn uống, Bác đều thực hiện đơn sơ, đạm bạc và giản dị hết mức. Tuy Bác sống giản dị là vậy nhưng lại không hề kham khổ. Trái lại, cách sống giản dị, đạm bạc của Chu tịch Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng. Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, lại càng không phải là “cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời”, mà là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Phong cách sống của Bác có nét gần gũi với các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… - thanh cao từ trong tâm hồn đến thể xác.

TK#

Năm nay kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Người là dịp để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thấm nhuần và khắc sâu những cống hiến vĩ đại của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc ta và để tăng thêm ý chí và sức mạnh, tiếp tục đưa đất nước ta phát triển như Bác hằng mong muốn.

 Thứ nhất, Người ra đi tìm đường cứu nước và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Mỗi người chúng ta không thể nào quên giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, nhiều nhà yêu nước đương thời tiếp tục con đường cứu nước theo lối cũ đã không thành công thì ngày 05/6/1911 người thanh niên Nguyễn Tất Thành (tức là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh sau này) ra đi tìm đường cứu nước theo phương hướng mới với khát vọng cháy bỏng giành độc lập tự do cho nhân dân, cho đất nước, Nguyễn Tất Thành đã bất chấp mọi nguy hiểm, gian khổ, đi qua nhiều nước châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và đã rút ra chân lý: Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thực dân là cội nguồn mọi đau khổ của công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa. Người đã bắt gặp ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin để tìm ra con đường cứu nước.

Sau những năm tháng bôn ba, Nguyễn Ái Quốc đã xác định con đường cứu nước muốn thành công phải kết hợp phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân quốc tế. Ngày 03/02/1930, thay mặt Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì hội nghị tại Hồng Kông để hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trình vắn tắt của Đảng cũng được thông qua tại hội nghị này. Ngày 03/02/1930 mãi mãi là mốc son trong lịch sử của dân tộc Việt Nam với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì thành lập. Từ mốc son ấy, cả dân tộc đoàn kết, bền lòng phấn đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng lập nên những kỳ tích vang dội trong 90 năm qua đã chứng minh: Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội là đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc ta đã giành thắng lợi vang dội trong cuộc Cách mạng tháng Tám, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thực tế lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh Đảng Cộng sản Việt Nam xứng đáng với niềm tin của dân tộc và sự giao phó của lịch sử. Từ ngày 03/02/1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng nước ta đã giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, lập nên những kỳ tích vang dội trong thế kỷ XX và gần hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Đó là thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945 lật đổ ách thống trị gần 100 năm của thực dân Pháp và triều đình phong kiến, lập nên nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Ngày 02/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần nay là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”. Đó là thắng lợi của cuộc kháng chiến 09 năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới.

Thứ ba, ngày 02/9/1969, Bác Hồ đã vĩnh biệt chúng ta và để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bản Di chúc mang tầm tư tưởng và trí tuệ của thời đại. Thực hiện bản Di chúc bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng, 50 năm qua cách mạng Việt Nam đã không ngừng tiến lên giành được nhiều thắng lợi vẻ vang.

Một là, giải phóng hoàn toàn miền Nam, đưa cả nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Thực hiện Di chúc của Người: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân cả nước triệu người như một, phát huy sức mạnh cao độ của cả dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975 mà đỉnh cao là thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân và dân ta đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Sau khi đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, Đảng ta đã tập trung trí tuệ lãnh đạo nhân dân ta tiến hành sự nghiệp cách mạng trên cả nước. Mặc dù tình hình thế giới, khu vực, trong nước có nhiều biến động phức tạp, vừa phải thường xuyên đối phó với những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, phản động, vừa phải xây dựng đất nước từ một nền kinh tế lạc hậu, đi lên từ đống tro tàn đổ nát của chiến tranh, vừa phải thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “Giúp cho bạn cũng là giúp cho mình”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã phấn đấu gian khổ và thu được những kết quả hết sức quan trọng là khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh; thiết lập và củng cố chính quyền nhân dân trên phạm vi cả nước; phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục, khoa học, y tế. Đồng thời tiến hành thắng lợi hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc của Tổ quốc.

Hai là, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tiến hành thắng lợi sự nghiệp đổi mới, đời sống của nhân dân ngày một nâng cao. Thực hiện Di chúc của Người, trải qua 9 kỳ Đại hội Đảng, kể từ Đại hội IV đến Đại hội XII, Đảng ta đã ngày càng xác định rõ hơn những quan điểm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, Đảng ta xác định: “Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, xây dựng nền văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội”.  Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo tiến hành sau gần 35 năm đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kinh tế kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành và phát triển. GDP tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường. Văn hóa – xã hội có bước phát triển, bộ mặt đất nước và đời sống nhân dân có nhiều thay đổi. Dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng mở rộng. Đại đoàn kết dân tộc không ngừng được phát huy. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao.

Ba là, thường xuyên tiến hành xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tăng cường giáo dục nền tảng tư tưởng của Đảng. Để thực hiện những điều căn dặn về xây dựng Đảng của Bác viết trong Di chúc, Đảng ta đã xác định xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt trong mỗi giai đoạn cách mạng. Đảng ta luôn xác định tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng nhằm tăng cường sức mạnh và tính chiến đấu của Đảng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng đã đặt ra trong nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Đảng. Các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đề ra những chủ trương và biện pháp quan trọng về xây dựng Đảng, củng cố, kiện toàn và làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩy mạnh công tác tự phê bình và phê bình trong toàn Đảng, củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, nhằm xây dựng Đảng ta vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; khắc phục những yếu kém trong bộ máy các tổ chức Đảng và Nhà nước, trong đó hết sức chú trọng cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà Đảng đã xác định là giặc “nội xâm”.

Có thể nói, chưa bao giờ cuộc đấu tranh trên lĩnh vực này được Đảng, Nhà nước tiến hành quyết liệt và đạt được những kết quả quan trọng như thời gian qua. Đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Cuộc đấu tranh này “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, “không ngừng nghỉ”. Dân chủ trong Đảng và trong xã hội được mở rộng góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển. Qua các cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, công tác tự phê bình và phê bình trong Đảng từ Trung ương đến cơ sở đã có những chuyển biến nhất định, sức mạnh và tính chiến đấu của nhiều tổ chức đảng và đảng viên được nâng lên rõ rệt, góp phần xây dựng Đảng ta không ngừng vững mạnh và ngang tầm với nhiệm vụ. Cùng với kiên định mục tiêu xã hội chủ nghĩa, Đảng ta luôn khẳng định lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động và đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục trong Đảng và trong toàn xã hội để chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành tư tưởng chính trị chủ đạo trong đời sống đất nước.

Bốn là, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Thực hiện Di chúc của Bác: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết”, Đảng ta luôn chú ý đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ làm người kế tục sự nghiệp cách mạng của thế hệ cha anh. Các nghị quyết về công tác thanh niên, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ… đều đề cập nhiệm vụ giáo dục, chăm lo thế hệ trẻ, coi thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những năm qua, công tác lãnh đạo đối với hoạt động của thanh niên và tuổi trẻ có nhiều đổi mới và chuyển biến tích cực. Các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội sinh viên Việt Nam ngày càng lôi cuốn, thu hút nhiều đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên tham gia. Những tấm gương điển hình tiên tiến, xung kích đi đầu trong chiến đấu, lao động, học tập và công tác, nhất là trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế đã tiếp tục khẳng định vị thế và vai trò quan trọng của thế hệ trẻ.

Trên cơ sở quán triệt: “Xây dựng Đoàn là xây dựng Đảng trước một bước”, các tổ chức cơ sở Đoàn đã phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của đoàn viên, thanh niên, sinh viên trong thi đua thực hiện các nghị quyết của Đảng, hưởng ứng và tích cực tham gia Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với nhiều hình thức phong phú, sáng tạo, hấp dấn, sôi nổi để góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của các địa phương, cơ quan, đơn vị. Thông qua đó, tạo môi trường để thế hệ trẻ trải nghiệm, từ rèn luyện mình, từng bước trưởng thành, phấn đấu, bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn.

Năm là, xây dựng tinh thần quốc tế vô sản chân chính, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nâng cao vị thế đất nước. Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, ngay từ khi ra đời đã giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa quốc tế vô sản, đề ra nhiệm vụ đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới, với các dân tộc bị áp bức, coi đó là một nguyên tắc, một trong những nhân tố quyết định thành công của cách mạng Việt Nam. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Đảng xác định củng cố sự đoàn kết với các phong trào cách mạng các nước, đồng thời nắm vững phương châm ngoại giao linh hoạt, có nguyên tắc trên tinh thần Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, vì hòa bình, hợp tác và phát triển; nhất quán coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, tiếp tục đoàn kết, ủng hộ các phong trào cách mạng, các xu hướng và trào lưu tiến bộ của thời đại vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; nêu cao nguyên tắc độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, phát huy sức mạnh dân tộc, sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, trên cơ sở sức mạnh bên trong vừa tranh thủ và tận dụng sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của các lực lượng bên ngoài.

Thực thi đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 188/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, là thành viên tích cực của hơn 70 tổ chức quốc tế và khu vực, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 16 nước, đối tác toàn diện với 11 nước… Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên thế gới. Việt Nam là thành viên tích cực của các tổ chức quốc tế và khu vực, như: WTO, APEC, ASEAN, Phong trào không liên kết, Thành viên Hội đồng nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016; Tham gia và hoạt động tích cực với vai trò ngày càng được khẳng định tại các tổ chức của Liên hợp quốc, như được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 và nhiệm kỳ 2020-2021. Đồng thời năm 2020 Việt Nam cũng là Chủ tịch tổ chức ASEAN. Ngay trong thời điểm chống đại dịch COVID-19 này, Việt Nam đang phát huy trách nhiệm cao được Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế và nhiều nước trên thế giới ca ngợi.

Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang ra sức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người để tiếp tục thấm nhuần và tiếp tục vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Từ những cống hiến vĩ đại của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, chúng ta tin tưởng rằng tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản vô giá của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, mãi mãi là niềm tự hào, nguồn cổ vũ to lớn đối với các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau, là ánh sáng soi đường cho cách mạng Việt Nam đạt được những kỳ tích vẻ vang hơn nữa để đưa dân tộc đi tới tương lai tươi sáng./.

Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga... và Người đã làm nhiều nghề. (2) Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. (3)Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. (4) Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã...
Đọc tiếp

Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga... và Người đã làm nhiều nghề. (2) Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. (3)Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. (4) Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.(5) Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không lay chuyển được Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông, nhưng đồng thời rất mới, rất hiện đại.

(Ngữ văn 9- Tập 1)

1.  Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?

2.  Theo em, “điều kì lạ” trong phong cách Hồ Chí Minh được nói đến trong câu văn 5 là gì? Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào trong câu văn để nhấn mạnh “điều kì lạ” ấy?

3.  Dựa trên nội dung đoạn trích, em hãy giải sao Bác lại vốn hiểu biết sâu rộng đến như vậy?

5.T    ìm quan hệ từ có tác dụng liên kết các câu 4 với câu 5 trong đoạn văn trên?

Từ “Người” trong câu 3 thay thế cho từ ngữ nào câu 2?

0
19 tháng 5 2018

Từ năm 1930 cuộc đấu tranh giành độc lập được tiến hành dưới ngọn cờ của giai cấp vô sản, những người thanh niên trẻ yêu nước, giác ngộ lí tưởng sẵn sàng hiến dâng đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để  hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

hk tốt nhe bn ^_^

1. Chọc trời khuấy nước tiếng đùng đùng

Phải có kiên cường mới gọi hùng

Tay cứng lòng lành ngoài ách tớ

Má đào nóng nảy giới quyền chồng.

Lợi chung dầu sẽ mua về được

Kiếp mạng chi nài sự có không

Ba hột đạn - thầm hai tấc lưỡi

Sao cho ích giống mấy cam lòng!

Hy Mã bá đại nhân thấu

Cuồng điệt Nguyễn Tất Thành.

2. 

Rằng nay gặp hội giao hòa 

Muôn giân hèn yếu gần xa vui tình 

 Cầu rằng các nước Đồng Minh

Đem gươm công lý giứt tình giã man

Mấy phen công bố rõ ràng

Giân nào rồi cũng được trong bình quyền

Việt Nam xưa cũng oai thiêng

Mà nay đứng trước thuộc quyền Lang Sa

Lòng thành đỏ nổi xót xa

Giám xin đại quốc soi qua chút nà

Một: Xin tha kẻ đồng bào

Vì chưng chính trị mắc vào tù giam

 Hai: Xin pháp luật sửa sang

 Người Tây, người Việt hai phương cùng đồng

Những tòa đặc biệt bất công

 Giám xin bỏ bớt rộn giung dân lành

 Ba: Xin rộng phép học hành

 Mở mang kỹ nghệ tập tành công thương

 Bốn: Xin được phép hội làng

 Năm: Xin nghĩ ngợi, nói làm tự gio

 Sáu: Xin được phép lịch du

 Bốn phương mặc sức, năm châu mặc tình

 Bảy: Xin hiến pháp ban hành

 Trăm điều phải có thần linh pháp quyền

 Tám: Xin được cử nghị viên

 Qua Tây thay mặt giữ quyền thổ giân

 Tám điều cần tỏ xa gần 

 Chúng nhờ Vạn quốc công dân xét tình

 Riêng nhờ giân Pháp công bình

Đem lòng đoái lại của mình trong tay

Pháp giân nức tiếng xưa nay

 Đồng bào, bác ái sánh tày không ai

 Nỡ nào ngoảnh mặt, ngơ tai

 Để cho mấy ức triệu người bơ vơ

Dân Nam một dạ ước mơ

 Lâu nay tiếng nước, sau phò lẽ công

Gịch (3) mấy chữ quốc âm bày tỏ

 Để đồng bào lớn nhỏ được hay

 Hòa bình nay gặp hội này

 Tôn dùng công lý, đọa đày giã man

 Nay gặp hội khải hoàn hể hả

 Tiếng vui mừng khắp cả đồng giân

 Tây vui chắc đã mười phần

Lẽ nào Nam lại chịu thân tôi đòi

 Hẵng mở mắt mà soi cho rõ:

 Nào Ái Lan, Ấn Độ, Cao Ly

Xưa hèn phải bước suy vi

 Nay, gần độc lập cũng vì giân khôn

 Hai mươi triệu quốc hồn Nam Việt

 Thế cuộc này phải quyết mà lo

Đồng bào, bình đẳng, tự gio

Xét mình rồi lại đem so mấy người

Ngổn ngang lời vắn, ý dài

 Anh em đã thấu lòng này hay chưa?

3. “Mười chính sách của Việt Minh 
Việt Nam độc lập đồng minh 
Có bản chương trình đánh Nhật, đánh Tây. 
Quyết làm cho nước non này, 
Cờ treo độc lập, nền xây bình quyền: 
Làm cho con cháu Rồng, Tiên, 
Dân ta giữ lấy lợi quyền của ta. 
Có mười chính sách bày ra, 
Một là ích nước, hai là lợi dân. 
Bao nhiêu thuế ruộng, thuế thân, 
Đều đem bỏ hết cho dân khỏi phiền. 
Hội hè, tín ngưỡng, báo chương, 
Họp hành, đi lại, có quyền tự do. 
Nông dân có ruộng, có bò 
Đủ ăn, đủ mặc, khỏi lo cơ hàn. 
Công nhân làm lụng gian nan, 
Tiền lương phải đủ, mỗi ban tám giờ. 
Gặp khi tai nạn bất ngờ, 
Thuốc thang chính phủ bấy giờ giúp cho. 
Thương nhân buôn nhỏ, bán to 
Môn bài thuế ấy bỏ cho phỉ nguyền. 
Nào là những kẻ chức viên, 
Cải lương đãi ngộ cho yên tấm lòng. 
Binh lính giữ nước có công, 
Được dân trọng đãi, hết lòng kính yêu. 
Thanh niên có trường học nhiều, 
Chính phủ trợ cấp trò nghèo, bần nho. 
Đàn bà cũng được tự do, 
Bất phân nam nữ, đều cho bình quyền. 
Người tàn tật, kẻ lão niên, 
Đều do chính phủ cất tiền ăn cho. 
Trẻ em, bố mẹ khỏi lo, 
Dạy nuôi, chính phủ giúp cho đủ đầy. 
Muốn làm đạt mục đích này, 
Chúng ta trước phải ra tay kết đoàn. 
Sao cho từ Bắc chí Nam, 
Việt Minh có hội muôn vàn hội viên. 
Người có sức, đem sức quyên, 
Ta có tiền của, quyên tiền của ta. 
Trên vì nước, dưới vì nhà, 
Ấy, là sự nghiệp, ấy là công danh. 
Chúng ta có hội Việt Minh 
Đủ tài lãnh đạo chúng mình đấu tranh 
Rồi ra sự nghiệp hoàn thành 
Rõ tên Nam Việt, rạng danh Lạc Hồng 
Khuyên ai nên nhớ chữ đồng, 
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh ».

4. Dân ta phải biết sử ta 
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. 
Kể năm hơn bốn nghìn năm, 
Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hoà. 
Hồng Bàng là Tổ nước ta. 
Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang. 
Thiếu niên ta rất vẻ vang 
Trẻ con Phù Đổng tiếng vang muôn đời, 
Tuổi tuy chưa đến chín mười 
Ra tay cứu nước dẹp loài vô lương. 
An Dương Vương thế Hùng Vương, 
Quốc danh Âu Lạc cầm quyền trị dân. 
Nước tàu cậy thế đông người, 
Kéo quân áp bức giống nòi Việt Nam, 
Quân Tàu nhiều kẻ tham lam. 
Dân ta há dễ chịu làm tôi ngươi? 
Hai Bà Trưng có đại tài, 
Phất cờ khởi nghĩa giết người tà gian, 
Ra tay khôi phục giang san, 
Tiếng thơm dài tạc đá vàng nước ta. 
Tỉnh Thanh Hoá có một bà, 
Tên là Triệu Ẩu tuổi vừa đôi mươi, 
Tài năng dũng cảm hơn người, 
Khởi binh cứu nước muôn đời lưu phương. 
Phụ nữ ta chẳng tầm thường, 
Đánh Đông, dẹp Bắc làm gương để đời, 
Kể gần sáu trăm năm giời, 
Ta không đoàn kết bị người tính thôn 
Anh hùng thay ông Lý Bôn, 
Tài kiêm văn võ, sức hơn muôn người, 
Đánh Tàu đuổi sạch ra ngoài. 
Lập nên triều Lý sáu mươi năm liền. 
Vì Lý Phật Tử ngu hèn, 
Để cho Tàu lại xâm quyền nước ta. 
Thương dân cực khổ xót xa, 
Ông Mai Hắc Đế đứng ra đánh Tàu, 
Vì dân đoàn kết chưa sâu, 
Cho nên thất bại trước sau mấy lần. 
Ngô Quyền quê ở Đường Lâm, 
Cứu dân ra khỏi cát lầm ngàn năm. 
Đến hồi Thập nhị sứ quân 
Bốn phương loạn lạc, muôn dân cơ hàn. 
Động Hoa Lư có Tiên Hoàng, 
Nổi lên gây dựng triều đàng họ Đinh. 
Ra tài kiến thiết kinh dinh, 
Đến vua Phế Đế chỉ kinh hai đời. 
Lê Đại Hành nối lên ngôi. 
Đánh tan quân Tống, đuổi lui Xiêm Thành 
Vì con bạo ngược hoành hành, 
Ra đời thì đã tan tành nghiệp vương. 
Công Uẩn là kẻ phi thường, 
Dựng lên nhà Lý cầm quyền nước ta. 
Mở mang văn hoá nước nhà, 
Đắp đê để giữ ruộng nhà cho dân. 
Lý Thường Kiệt là hiền thần, 
Đuổi quân nhà Tống, phá quân Xiêm Thành. 
Tuổi già phỉ chí công danh, 
Mà lòng yêu nước trung thành không phai. 
Họ Lý truyền được chín đời, 
Hai trăm mười sáu năm giời thì tan. 
Nhà Trần thống trị giang san, 
Trị yên trong nước, đánh tan địch ngoài, 
Quân Nguyên binh giỏi tướng tài: 
Đánh đâu được đấy, dông dài Á, Âu, 
Tung hoành chiếm nửa Âu châu, 
Chiếm Cao Ly, lấy nước Tàu bao la, 
Lăm le muốn chiếm nước ta, 
Năm mươi vạn lính vượt qua biên thuỳ, 
Hải quân theo bể kéo đi, 
Hai đường vây kín BẮc Kỳ như nêm 
Dân ta nào có chịu hèn, 
Đồng tâm, hợp lực mấy phen đuổi Tàu. 
Ông Trần Hưng Đạo cầm đầu, 
Dùng mưu du kích đánh Tàu tan hoang, 
Mênh mông một giải Bạch Đằng, 
Nghìn thu soi rạng giống dòng quang vinh, 
Hai lần đại phá Nguyên binh, 
Làm cho Tàu phải thất kinh rụng rời. 
Quốc Toản là tre có tài, 
Mới mười sau tuổi ra oai trận tiền, 
Mấy lần đánh thắng quân Nguyên, 
Được phong làm tướng cầm quyền binh nhung. 
Thật là một đấng anh hùng, 
Trẻ con Nam Việt nên cùng noi theo. 
Đời Trần văn giỏi võ nhiều, 
Ngoài dân thịnh vượng, trong triều hiền minh. 
Mười hai đời được hiển vinh, 
Đến Trần Phế Đế nước mình suy vi. 
Cho con nhà Hồ Quý Ly, 
Giết vua tiếm vị một kỳ bảy niên. 
Tình hình trong nước không yên, 
Tàu qua xâm chiếm giữ quyền mấy lâu, 
Bao nhiêu của cải trân châu, 
Chúng vơ vét chở về Tàu sạch trơn. 
Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn, 
Mặc dầu tướng ít binh đơn không nàn. 
Mấy phen sông Nhị núi Lam, 
Thanh gươm yên ngựa Bắc, Nam ngang tàng. 
Kìa Tuý Động nọ Chi Lăng, 
Đánh hai mươi vạn quân Minh tan tành. 
Mười năm sự nghiệp hoàn thành, 
Nước ta thoát khỏi cái vành nguy nan. 
Vì dân hăng hái kết đoàn, 
Nên khôi phục chóng giang san Lạc Hồng. 
Vua hiền có Lê Thánh Tôn, 
Mở mang bờ cõi đã khôn lại lành. 
Trăm năm truyền đến cung hoàng, 
Mạc Đăng Dung đã hoành hành chiếm ngôi 
Bấy giờ trong nước lôi thôi, 
Lê Nam, Mạc Bắc rạch đôi san hà, 
Bảy mươi năm nạn can qua 
Cuối đời mười sáu mạc đà suy vi. 
Từ đời mười sáu trở đi, 
Vua Lê, Chúa Trịnh chia vì khá lâu 
Nguyễn Nam, Trịnh Bắc đánh nhau, 
Thấy dân cực khổ mà đau đớn lòng. 
Dân gian có kẻ anh hùng, 
Anh em Nguyễn Nhạc nổi vùng Tây Sơn, 
Đóng đô ở đất Quy Nhơn, 
Đánh tan Trịnh, Nguyễn, cứu đảo huyền 
Nhà Lê cũng bị mất quyền, 
Ba trăm sáu chục năm truyền vị vưong. 
Nguyễn Huệ là kẻ phi thường, 
Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu, 
Ông đà chí cả mưu cao, 
Dân ta lại biết cùng nhau một lòng. 
Cho nên Tàu dẫu làm hung, 
Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà. 
Tướng Tây Sơn có một bà, 
Bùi là nguyên họ, tên là Thị Xuân, 
Tay bà thống đốc ba quân, 
Đánh hơn mấy trận, địch nhân liệt là. 
Gia Long lại dấy can qua, 
Bị Tây Sơn đuổi, chạy ra nước ngoài. 
Tự mình đã chẳng có tài, 
Nhờ Tây qua cứu tính bài giải vây. 
Nay ta mất nước thế này, 
Cũng vì vua Nguyễn rước Tây vào nhà, 
Khác gì cõng rắn cắn gà, 
Rước voi dẫy mả, thiệt là ngu si. 
Từ năm Tân Hợi trở đi, 
Tây đà gây chuyện thị phi với mình. 
Vậy mà vua chúa triều đình, 
Khư khư cứ tưởng là mình khôn ngoan. 
Nay ta nước mất nhà tan 
Cũng vì những lũ vua quan ngu hèn. 
Năm Tự Đức thập nhất niên 
Nam Kỳ đã lọt dưới quyền giặc Tây. 
Hăm lăm năm sau trận này, 
Trung kỳ cũng mất, Bắc kỳ cũng tan, 
Ngàn năm gấm vóc giang san, 
Bị vua họ Nguyễn đem hàng cho Tây! 
Tội kia càng đắp càng đầy, 
Sự tình càng nghĩa càng cay đắng lòng. 
Nước ta nhiều kẻ tôi trung, 
Tấm lòng tiết nghĩa rạng cùng tuyết sương. 
Hoàng Diệu với Nguyễn Tri Phương 
Cùng thành còn mất làm gương để đời. 
Nước ta bị Pháp cướp rồi, 
Ngọn cờ khởi nghĩa nhiều nơi lẫy lừng; 
Trung kỳ đảng Phan Đình Phùng 
Ra tay đánh Pháp, vẫy vùng một phương. 
Mấy năm ra sức Cần Vương 
Bọn ông Tán Thuật nổi đường Hưng Yên, 
Giang san độc lập một miền, 
Ông Hoàng Hoa Thám đất Yên tung hoành. 
Anh em khố đỏ, khố xanh, 
Mưu khởi nghĩa tại Hà thành năm xưa, 
Tỉnh Thái Nguyên với Sầm Nưa, 
Kế nhau khởi nghĩa rủi chưa được toàn. 
Kìa Yên Bái, nọ Nghệ An 
Hai lần khởi nghĩa tiếng vang hoàn cầu. 
Nam Kỳ im lặng đã lâu, 
Năm kia khởi nghĩa đương đầu với Tây. 
Bắc Sơn đó, Đô Lương đây! 
Kéo cờ khởi nghĩa, đánh Tây bạo tàn. 
Xét trong lịch sử Việt Nam, 
Dân ta vốn cũng vẻ vang anh hùng. 
Nhiều phen đánh bắc dẹp đông, 
Oanh oanh liệt liệt con Rồng cháu Tiên. 
Ngày nay đến nỗi nghèo hèn, 
Vì ta chỉ biết lo yên một mình. 
Để người đè nén, xem khinh, 
Để người bóc lột ra tình tôi ngươi! 
Bây giờ Pháp mất nước rồi, 
Không đủ sức, không đủ người trị ta. 
Giặc Nhật Bản thì mới qua, 
Cái nền thống trị chưa ra mối mành. 
Lại cùng Tàu, Mỹ, Hà, Anh, 
Khắp nơi có cuộc chiến tranh rẫy rà. 
Ấy là dịp tốt cho ta, 
Nổi lên khôi phục nước nhà tổ tông. 
Người chúng ít, người mình đông 
Dân ta chỉ cốt đồng lòng là nên. 
Hỡi ai con cháu Rồng Tiên! 
Mau mau đoàn kết vững bền cùng nhau. 
Bất kỳ nam nữ, nghèo giàu, 
Bất kỳ già trẻ cùng nhau kết đoàn. 
Người giúp sức, kẻ giúp tiền, 
Cùng nhau giành lấy chủ quyền của ta. 
Trên vì nước, dưới vì nhà, 
Ấy là sự nghiệp, ấy là công danh. 
Chung ta có hội Việt Minh 
Đủ tài lãnh đạo chúng mình đấu tranh 
Mai sau sự nghiệp hoàn thành, 
Rõ tên Nam Việt, rạng danh Lạc Hồng 
Dân ta xin nhớ chữ đồng: 
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh!

HỌC TỐT!!

12 tháng 1 2021

Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều bí danh, bút danh khác) sinh ngày 19/5/1890 ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; mất ngày 2/9/1969 tại Hà Nội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969)

Chủ tịch Hồ Chí Minh

(1890 - 1969)

Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở một địa phương có truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm. Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của mình, Hồ Chí Minh đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân, Hồ Chí Minh sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.

Với ý chí và quyết tâm đó, tháng 6/1911, Hồ Chí Minh đã rời Tổ quốc đi sang phương Tây để tìm con đường giải phóng dân tộc.

Từ năm 1912 - 1917, dưới cái tên Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh đến nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, sống hoà mình với nhân dân lao động. Qua thực tiễn, Hồ Chí Minh cảm thông sâu sắc cuộc sống khổ cực của nhân dân lao động và các dân tộc thuộc địa cũng như nguyện vọng thiêng liêng của họ. Hồ Chí Minh sớm nhận thức được cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam là một bộ phận trong cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới và tích cực hoạt động nhằm đoàn kết nhân dân các dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.

Cuối năm 1917, Hồ Chí Minh từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp.

Năm 1919, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Hồ Chí Minh đã gửi tới Hội nghị Vécxây (Versailles) bản yêu sách đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam và cũng là quyền tự do cho nhân dân các nước thuộc địa.

Dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp và bỏ phiếu tán thành Đảng gia nhập Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản), trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản, Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp, Nguyễn Ái  Quốc tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa. Tháng 4/1922, Hội xuất bản báo “Người cùng khổ” (Le Paria) nhằm đoàn kết, tổ chức và hướng dẫn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Nhiều bài báo của Nguyễn Ái Quốc đã được đưa vào tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, xuất bản tại Paris năm 1925. Đây là một công trình nghiên cứu về bản chất của chủ nghĩa thực dân, góp phần thức tỉnh và cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa đứng lên tự giải phóng.

Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Liên Xô, làm việc tại Quốc tế Cộng sản. Tháng 10/1923, tại Hội nghị Quốc tế Nông dân lần thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân và là đại biểu duy nhất của nông dân thuộc địa được cử vào Đoàn Chủ tịch của Hội đồng. Tiếp đó tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, Đại hội Quốc tế Thanh niên lần thứ IV, Đại hội Quốc tế Công hội đỏ. Tại các đại hội, Nguyễn Ái Quốc kiên trì bảo vệ và phát triển sáng tạo tư tưởng của V.I. Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, hướng sự quan tâm của Quốc tế Cộng sản tới phong trào giải phóng dân tộc.

Tháng 11/1924, với tư cách là Uỷ viên Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản và Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc làm việc trong đoàn cố vấn Bôrôđin của Chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Tôn Dật Tiên.

Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, trực tiếp mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cách mạng, ra tuần báo “Thanh niên”, tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện được tập hợp in thành sách “Đường Kách mệnh” -  một văn kiện lý luận quan trọng đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam.

Tháng 5/1927, Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Mátxcơva (Liên Xô), sau đó đi Béclin (Đức), đi Brúcxen (Bỉ), tham dự phiên họp mở rộng của Đại hội đồng Liên đoàn chống chiến tranh đế quốc, sau đó đi Ý và từ đây về châu Á.

Từ tháng 7/1928 đến tháng 11/1929, Nguyễn Ái Quốc hoạt động trong phong trào Việt kiều yêu nước ở Xiêm (Thái Lan), tiếp tục chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tháng 2/1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long, thuộc Hồng Kông (Trung Quốc). Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam.

Tháng 6/1931, Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Anh bắt giam tại Hồng Kông. Đầu năm 1933, Nguyễn Ái Quốc được trả tự do.

Từ năm 1934 đến năm 1938, Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc thuộc địa tại Mátxcơva (Liên Xô). Kiên trì con đường đã xác định cho cách mạng Việt Nam, Người tiếp tục theo dõi, chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước.

Tháng 10/1938, Người rời Liên Xô sang Trung Quốc, bắt liên lạc với tổ chức Đảng chuẩn bị về nước.

Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước sau hơn 30 năm xa Tổ quốc.

Tháng 5/1941, Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quyết định đường lối cứu nước trong thời kỳ mới, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang giải phóng, xây dựng căn cứ địa cách mạng.

Tháng 8/1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người đại diện cho Mặt trận Việt Minh và Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội Quốc tế chống xâm lược sang Trung Quốc tìm sự liên minh quốc tế, cùng phối hợp hành động chống phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương. Người bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam trong các nhà lao của tỉnh Quảng Tây. Trong thời gian một năm 14 ngày bị tù, Người đã viết tập thơ “Nhật ký trong tù” với 133 bài thơ chữ Hán. Tháng 9/1943, Hồ Chí Minh được trả tự do.

Tháng 9/1944, Hồ Chí Minh trở về căn cứ Cao Bằng. Tháng 12/1944, Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 5/1945, Hồ Chí Minh rời Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang). Tại đây theo đề nghị của Hồ Chí Minh, Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc dân đã họp quyết định Tổng khởi nghĩa. Đại hội Quốc dân đã bầu ra Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Tháng 8/1945, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập”, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.

Ngay sau đó, thực dân Pháp gây chiến tranh, âm mưu xâm chiếm Việt Nam một lần nữa. Trước nạn ngoại xâm, Hồ Chí Minh kêu gọi cả nước đứng lên bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc với tinh thần: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Người đã khởi xướng phong trào thi đua yêu nước, cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính, từng bước giành thắng lợi.

Tháng 2/1951, tại Đại hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Người được bầu làm Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành thắng lợi to lớn, kết thúc vẻ vang bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954), giải phóng hoàn toàn miền Bắc.

Từ năm 1954, Người cùng Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Tháng 9/1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Quốc hội khóa II, khóa III đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Năm 1964, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân đánh phá miền Bắc Việt Nam. Người động viên toàn thể nhân dân Việt Nam vượt mọi khó khăn gian khổ, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Người khẳng định: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”.

Ngày 2//9/1969, Người mất tại Hà Nội.

Trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho nhân dân Việt Nam bản Di chúc lịch sử, căn dặn những việc nhân dân Việt Nam phải làm để xây dựng đất nước sau chiến tranh. Người viết: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Thực hiện Di chúc của Người, toàn dân Việt Nam đã đoàn kết một lòng đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ, buộc Chính phủ Mỹ phải ký Hiệp định Paris ngày 27/1/1973, chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam.

Mùa xuân năm 1975, với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhân dân Việt Nam đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, thực hiện mong ước thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc. Người đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, sáng lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Người luôn luôn gắn cách mạng Việt Nam với cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Người là tấm gương đạo đức cao cả, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, vô cùng khiêm tốn, giản dị.

Năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) đã tôn vinh Hồ Chí Minh là "Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam".

Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập với thế giới, tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.

12 tháng 1 2021

Hơi dài ha :)))))

2 tháng 1 2022

- Biện pháp

+ Chính phủ là phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất…

+ Đề nghị mở một cuộc lạc quyên.

+ Mười ngày một lần, tất cả đồng bào chúng ta nhịn ăn một bữa.

+ Gạo tiết kiệm được sẽ góp lại và phát cho người nghèo

+ Thực hiện phong trào hũ gạo cứu đói, với nghĩa cử cao đẹp mỗi tuần nhịn ăn một bữa, cùng với phong trào ''Tuần lễ vàng''

+ Một phong trào quyên góp, tổ chức “ngày đồng tâm”, “hũ gạo cứu đói”... được phát động mạnh mẽ. Trên tinh thần “tình làng nghĩa xóm”, hoạn nạn có nhau, chỉ sau một thời gian ngắn số lương thực cứu đói thu được khá nhiều

- Kết quả

+ Giải quyết kịp thời nhu cầu bức thiết của đời sống nhân dân.

+ Nhân dân đoàn kết chung sức đồng lòng

+ Là cơ sở phát triển đất nước

+ Nạn đói được đẩy lùi

+ Đời sống nhân dân ổn định và ngày càng phát triển

30 tháng 5 2018

Bài thơ này được Bác Hồ sáng tác vào đúng dịp Rằm tháng Giêng, năm Mậu Tý (1948), miêu tả cảnh đêm trăng, và buổi họp bàn việc quân của Bác bí mật trên sông nước ở chiến khu Việt Bắc, khởi đầu kế hoạch cho cuộc khángchiến chống thực dân Pháp lúc đó đang bước sang năm thứ ba. Bài thơ "Rằm tháng Giêng" còn là một bài thơ tả cảnh để tả tình- bài thơ của một bậc thi nhân- bài thơ của một chiến sĩ cách mạng lỗi lạc Nguyên tác của Bác viết:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Ông Xuân Thuỷ dịch bài thơ trên của Bác như sau:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Cảnh mùa xuân của Bác trong bài thơ "Rằm tháng Giêng" là một bức tranh, sao vô cùng khoáng đạt:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Chỉ trong hai câu thơ tả cảnh đó, Bác dùng tới ba từ xuân liên tiếp một cách ngẫu nhiên mà rất có dụng ý nghệ thuật. Mỗi từ xuân để tả một hình ảnh: Trăng- Sông- Bầu trời. Miêu tả ba hình ảnh đó, Bác dùng từ "lồng lộng" và "lẫn" chính xác và khéo léo thuần thục trong ngôn từ như một hoạ sĩ danhtiếng có tài pha màu, phác thảo cảnh vật... vẽ nên một bức tranh xuân hài hoà và trải rộng khắp mênh mông.Mùa xuân đến không chỉ trên những chồi non lá biếc, mà tất cả vầng trăng đến dòng sông, bầu trời trong thơ Bác lúc này đều đầy sức sống của mùa xuân: "Rằm xuân lồng lộng trăng soi".Rằm xuân cũng là ngày Rằm tháng Giêng- một đêm trăng rằm tuyệt đẹp- một vẻ đẹp đến ngỡ ngàng.Trăng trở thành trung tâm kỳ vĩ của vũ trụ trong đêm rằm xuân- trăng trải rộng trên dòng sông- đem mùa xuân kỳ diệu đến cho dòng sông. Mùa xuân có chiều cao và chiều sâu tận cùng trong ánh trăng soi. Một mùa xuân bát ngát trong tầm mắt của Bác. Vượt ra khỏi khung cảnh Việt Bắc trở thành hình tượng đẹp đẽ của bầu trời tự do, của mùa xuân đất nước mà Bác cảm nhận thấy từ ánh trăng rằm trong những tháng ngàycòn gian khổ. Có nghĩ đến điều ấy, ta mới càng thấy được phong thái ung dung và lạc quan cao đẹp của Bác. ẩn sau cảnh 

trăng xuân đó là hình ảnh của ngày mai tươi sáng đang đến gần. Ngày mai đó được bắt đầu bằng những kế hoạch và công việc rất cụ thể, rất thực tế của Ðảng ta và của Bác:

Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Ðêm trăng rằm vắng lặng, êm dịu như bức tranh thuỷ mặc, trở nên sống động và thơ mộng bởi cósự góp mặt của những con người bất tử, đang chèo lái con thuyền cách mạng đi đến thắng lợi hoàn toàn. ở đó, có Chủ tịch Hồ Chí Minh- nhà thơ và người chiến sĩ cách mạng kiên cường đang "bàn bạc việc quân". Bài thơ kết lại bằng một câu ngân vang cao vút và đầy thi vị: "Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền". Ðêm khuya không hề có bóng tối, ánh trăng toả sáng khắp cả không gian. Hình ảnh con thuyền trở thành một hình ảnh liên tưởng và lãng mạn tuyệt đẹp- con thuyền như chở đầy ánh trăng. Ðó là hình ảnh của con thuyền cách mạng đang chở đầy chiến thắng, chở đầyniềm tin, đang đi tới tương lai rực rỡ huy hoàng.Dường như bài thơ nào của Bác cũng kết thúc bằng những câuthơ bất ngờ và tuyệt đẹp như thế. Từ vẻ đẹp của nghệ thuật, vẻ đẹp của thiên nhiên đã toát lên sức mạnh tinh thần mãnh liệt của người chiến sĩ cách mạng.

Ðọc và phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) của Bác Hồ

HCM: Bài thơ này được Bác Hồ sáng tác vào đúng dịp Rằm tháng Giêng, năm Mậu Tý (1948), miêu tả cảnh đêm trăng, và buổi họp bàn việc quân của Bác bí mật trên sông nước ở chiến khu Việt Bắc, khởi đầu kế hoạch cho cuộc khángchiến chống thực dân Pháp lúc đó đang bước sang năm thứ ba. Bài thơ "Rằm tháng Giêng" còn là một bài thơ tả cảnh để tả tình- bài thơ của một bậc thi nhân- bài thơ của một chiến sĩ cách mạng lỗi lạc Nguyên tác của Bác viết:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Ông Xuân Thuỷ dịch bài thơ trên của Bác như sau:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Cảnh mùa xuân của Bác trong bài thơ "Rằm tháng Giêng" là một bức tranh, sao vô cùng khoáng đạt:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Chỉ trong hai câu thơ tả cảnh đó, Bác dùng tới ba từ xuân liên tiếp một cách ngẫu nhiên mà rất có dụng ý nghệ thuật. Mỗi từ xuân để tả một hình ảnh: Trăng- Sông- Bầu trời. Miêu tả ba hình ảnh đó, Bác dùng từ "lồng lộng" và "lẫn" chính xác và khéo léo thuần thục trong ngôn từ như một hoạ sĩ danhtiếng có tài pha màu, phác thảo cảnh vật... vẽ nên một bức tranh xuân hài hoà và trải rộng khắp mênh mông.Mùa xuân đến không chỉ trên những chồi non lá biếc, mà tất cả vầng trăng đến dòng sông, bầu trời trong thơ Bác lúc này đều đầy sức sống của mùa xuân: "Rằm xuân lồng lộng trăng soi".Rằm xuân cũng là ngày Rằm tháng Giêng- một đêm trăng rằm tuyệt đẹp- một vẻ đẹp đến ngỡ ngàng.Trăng trở thành trung tâm kỳ vĩ của vũ trụ trong đêm rằm xuân- trăng trải rộng trên dòng sông- đem mùa xuân kỳ diệu đến cho dòng sông. Mùa xuân có chiều cao và chiều sâu tận cùng trong ánh trăng soi. Một mùa xuân bát ngát trong tầm mắt của Bác. Vượt ra khỏi khung cảnh Việt Bắc trở thành hình tượng đẹp đẽ của bầu trời tự do, của mùa xuân đất nước mà Bác cảm nhận thấy từ ánh trăng rằm trong những tháng ngàycòn gian khổ. Có nghĩ đến điều ấy, ta mới càng thấy được phong thái ung dung và lạc quan cao đẹp của Bác. ẩn sau cảnh trăng xuân đó là hình ảnh của ngày mai tươi sáng đang đến gần. Ngày mai đó được bắt đầu bằng những kế hoạch và công việc rất cụ thể, rất thực tế của Ðảng ta và của Bác:

Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Ðêm trăng rằm vắng lặng, êm dịu như bức tranh thuỷ mặc, trở nên sống động và thơ mộng bởi cósự góp mặt của những con người bất tử, đang chèo lái con thuyền cách mạng đi đến thắng lợi hoàn toàn. ở đó, có Chủ tịch Hồ Chí Minh- nhà thơ và người chiến sĩ cách mạng kiên cường đang "bàn bạc việc quân". Bài thơ kết lại bằng một câu ngân vang cao vút và đầy thi vị: "Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền". Ðêm khuya không hề có bóng tối, ánh trăng toả sáng khắp cả không gian. Hình ảnh con thuyền trở thành một hình ảnh liên tưởng và lãng mạn tuyệt đẹp- con thuyền như chở đầy ánh trăng. Ðó là hình ảnh của con thuyền cách mạng đang chở đầy chiến thắng, chở đầyniềm tin, đang đi tới tương lai rực rỡ huy hoàng.Dường như bài thơ nào của Bác cũng kết thúc bằng những câuthơ bất ngờ và tuyệt đẹp như thế. Từ vẻ đẹp của nghệ thuật, vẻ đẹp của thiên nhiên đã toát lên sức mạnh tinh thần mãnh liệt của người chiến sĩ cách mạng.

9 tháng 2 2020

Bác ơi Bác có biết?

Màu cờ đỏ phấp phới

Sao vàng tung giữa trời 

Việt Nam ôi đẹp quá

Miền Bác tới Miền Nam

Đang ngày một đổi mới

Khoác mà áo rực rỡ

Để cho Bác vui lòng.

Bác ơi Bác có biết?

Việt Nam có hôm nay 

Là nhờ công có Bác

Là nhờ có các anh

Là nhờ có các chị

Xung phong ra chiến trận

Vì Việt Nam hôm nay!

Bác ơi Bác có biết?

Ai cũng khắc ghi lòng 

Năm điều mà bác dạy

Để báo đáp ân tình

Năm xưa ra chiến trường

Bác và các anh hùng 

Đã anh dũng chiến đấu

Vì nền hòa binh này

Vì Việt Nam hôm nay!

Bác ơi Bác có biết?

Nước Nam của chúng ta

Đã khoác màu áo mới

Cùng nhau sánh bước chân

Với bạn bè khắp cuộc tế.

Bên cạnh những đổi mới

Thì nước Nam ta vẫn vậy

Vẫn mộc mạc, giản dị

Vẫn một lòng với nước

Luôn kiến thiết từng ngày

Vì tất cả chúng ta!

Ngày mồng 2 tháng 9

Nắng vàng trải khắp nơi

Ấm vàng sân lăng Bác,

Ấm cả lòng các anh,

Ấm cả lòng các chị,

Ấm cả lòng muôn dân!

Mong bạn đừng chỉnh sửa gì cả bởi đây là bài mình tự viết vào ngày 02-09 và phải giữ bản quyển cho mk. Thanks bạn! Chúc bạn học tốt.MK viết lên chỉ mang tính chất tham khảo mong bạn đừng sao chép!!!!