K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 9 2016

QUA ĐÈO NGANG

Bà Huyện Thanh Quan




I. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

1. Tác giả

Bà Huyện Thanh Quan (? - ?), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, người làng Nghi Tàm nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Chồng bà làm tri huyện Thanh Quan (thuộc Thái Bình ngày nay), do đó có tên gọi là Bà Huyện Thanh Quan. Bà là một nữ sĩ vào loại tài danh hiếm có thời phong kiến. Tác phẩm của bà hiện còn lại sáu bài thơ trong đó có bài Qua Đèo Ngang nổi tiếng. 

2. Thể loại

Bài thơ này được viết theo thể thất ngôn bát cú. Đây là một trong hai dạng cơ bản, phổ biến nhất của thơ Đường luật, gồm thất ngôn bát cú (7 chữ, 8 câu) và thất ngôn tứ tuyệt (7 chữ, 4 câu). Thơ thất ngôn bát cú Đường luật có những quy định rất chặt chẽ về bố cục (tổ chức cơ bản về nội dung và hình thức), luật (quy định về vần, thanh trong cả bài, đối giữa các cặp câu 3 - 4, 5 - 6), niêm (sự liên kết giữa các câu 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7).

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Nhận dạng thể thơ của bài Qua Đèo Ngang về số câu, số chữ, về cách gieo vần và về phép đối.

 Dựa vào phần giới thuyết thể thơ ở trên, tự kiểm tra về số câu, số chữ, cách gieo vần và phép đối của bài thơ. 

2. Cảnh vật được miêu tả và lúc chiều tà. Thời điểm đó dễ gợi lên tâm trạng buồn, cô đơn nhất là với người lữ thứ.

3. Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết: cỏ cây, hoa lá, dãy núi, con sông, cái chợ, mấy túp nhà, tiếng chim quốc, chim đa đa, có vài chú tiều phu. Các chi tiết này cho thấy cảnh Đèo Ngang um tùm, rậm rạp. Con người thì ít ỏi, thưa thớt. Các từ láy: lom khom, lác đác, các từ tượng thanh: quốc quốc, đa đa có tác dụng lớn trong việc gợi hình, gợi cảm và càng gợi lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu.

4. Cảnh Đèo Ngang là cảnh thiên nhiên, núi đèo bát ngát, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng rất hoang sơ. Cảnh được miêu tả vào lúc chiều tà, lại được nhìn từ tâm trạng của kẻ xa quê nên cảnh gợi lên cảm giác buồn, hoang sơ, vắng lặng.

5. Có thể thấy, ấn sâu kín trong bức tranh thiên nhiên là tâm trạng của người lữ thứ (Bà Huyện Thanh Quan). Đó là tâm trạng buồn, cô đơn, hoài cổ. Đọc bài thơ, ta cảm nhận được tiếng kêu da diết của chim quốc, chim đa đa cũng chính là tiếng lòng tha thiết nhớ nhà, nhớ quá khứ của đất nước. Câu thơ cuối cùng chính là cao trào của nỗi buồn, nỗi cô đơn của người khách xa quê.

6. Giữa cảnh trời, non, nước và một mảnh tình riêng có quan hệ đối lập nhau. Cảnh càng rộng lớn thì tình càng cô đơn, con người càng nhỏ bé. Như thế, rõ ràng cảnh góp phần khiến nỗi cô đơn của tác giả càng lớn hơn, nặng nề hơn.

18 tháng 9 2016

*Qua đèo ngang

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Nhận dạng thể thơ của bài Qua Đèo Ngang về số câu, số chữ, về cách gieo vần và về phép đối.Gợi ý: Dựa vào phần giới thuyết thể thơ ở trên, tự kiểm tra về số câu, số chữ, cách gieo vần và phép đối của bài thơ. 2. Cảnh vật được miêu tả và lúc chiều tà. Thời điểm đó dễ gợi lên tâm trạng buồn, cô đơn nhất là với người lữ thứ.3. Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết: cỏ cây, hoa lá, dãy núi, con sông, cái chợ, mấy túp nhà, tiếng chim quốc, chim đa đa, có vài chú tiều phu. Các chi tiết này cho thấy cảnh Đèo Ngang um tùm, rậm rạp. Con người thì ít ỏi, thưa thớt. Các từ láy:lom khom, lác đác, các từ tượng thanh: quốc quốc, đa đa có tác dụng lớn trong việc gợi hình, gợi cảm và càng gợi lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu.4. Cảnh Đèo Ngang là cảnh thiên nhiên, núi đèo bát ngát, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng rất hoang sơ. Cảnh được miêu tả vào lúc chiều tà, lại được nhìn từ tâm trạng của kẻ xa quê nên cảnh gợi lên cảm giác buồn, hoang sơ, vắng lặng.5. Có thể thấy, ấn sâu kín trong bức tranh thiên nhiên là tâm trạng của người lữ thứ (Bà Huyện Thanh Quan). Đó là tâm trạng buồn, cô đơn, hoài cổ. Đọc bài thơ, ta cảm nhận được tiếng kêu da diết của chim quốc, chim đa đa cũng chính là tiếng lòng tha thiết nhớ nhà, nhớ quá khứ của đất nước. Câu thơ cuối cùng chính là cao trào của nỗi buồn, nỗi cô đơn của người khách xa quê.6. Giữa cảnh trời, non, nước và một mảnh tình riêng có quan hệ đối lập nhau. Cảnh càng rộng lớn thì tình càng cô đơn, con người càng nhỏ bé. Như thế, rõ ràng cảnh góp phần khiến nỗi cô đơn của tác giả càng lớn hơn, nặng nề hơn.III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1. Cách đọcĐọc một bài thơ thất ngôn bát cú, trước hết phải chú ý đọc đúng nhịp (4/3), sau nữa là chú ý đến phép đối trong hai cặp 3 - 4, 5 - 6. Riêng với bài thơ này, cần chú ý đọc chậm, diễn cảm, thể hiện được nỗi buồn sâu lắng của tác giả.2. Tìm hàm nghĩa của cụm từ ta với ta.Gợi ý: nghĩa của từng từ và của cả cụm là:- Từ ta thứ nhất và từ ta thứ hai đều chỉ bản thân người nói.- Vì thế, ta với ta có nghĩa là không có ai khác (chỉ có một mình tác giả mà thôi).
18 tháng 9 2016

Bánh trôi nước

II. Kiến thức cơ bản1. Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vì bài thơ tuân thủ đúng những quy định về luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (luật Đường):- Bài thơ gồm bốn câu.- Mỗi câu có 7 chữ- Mỗi câu ngắt nhịp 4/3.- Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4.2. a) Với nghĩa thứ nhất, Hồ Xuân Hương đã miêu tả lại hình dáng của chiếc bánh cũng như các công đoạn làm ra chúng. Bánh có màu trắng của bột, bánh được nặn thành những viên tròn, bánh rắn hay nát đúng là phụ thuộc và tay người nặn (cho nước nhiều hay ít). Bánhluộc bằng cách đun sôi nước. Khi chín, bánh sẽ nổi lên.b) Với nghĩa thứ hai, hình ảnh bánh trôi nước trở thành biểu tượng, biểu trưng cho người phụ nữ xưa, với những khía cạnh như:- Hình thức: xinh đẹp- Phẩm chất: trong trắng, dù gặp cảnh ngộ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung, tình nghĩa.- Thân phận: nổi trôi, bấp bênh giữa cuộc đời.c) Trong hai nghĩa này, nghĩa thứ hai là nghĩa chính. Nghĩa trước là phương tiện để nhà thơ chuyển tải nghĩa thứ hai. Nhờ có nghĩa thứ hai mà bài thơ mới có giá trị tư tưởng.III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1. Cách đọc.Bài thơ này tương đối khó đọc bởi tác giả không biểu lộ trực tiếp cảm xúc, thái độ của mình. Nghe rất bình dị, mềm mỏng (Thân em...) nhưng lại đầy gai góc, kiên định. Cần đọc nhẹ nhàng nhưng rành mạch, dứt khoát, chú ý những tính từ chỉ phẩm chất: trắng, tròn, rắn nát, tấm lòng son,...

 

2. Các câu hát than thân đã được học ở bài 4 (kể cả phần đọc thêm) và bài thơ Bánh trôi nước có nhiều nét tương đồng về cảm xúc. Hay nói đúng hơn Bánh trôi nước đã tiếp nối và phát huy nguồn cảm hứng nhân văn về người phụ nữ đã có trong ca dao. 
29 tháng 10 2021

nhanh lên nhé 

25 tháng 9 2016

Câu 1:+Cảnh:đó là cảnh tượng của một vùng non nước bát ngát tuy có thấp thoáng sự sống của con người nhưng vẫn hoang sơ,hiu hắt,quạnh vắng

+Tình:Nõi buồn bâng khuâng,man mác,hiu hắt,quặng vắng

+Tâm trạng:nhớ gia dình,quê hương,nhớ về những gì thân thuộc trong quá vãng,không loại trừ cả một không gian lịch sử-văn hóa cũ

Cau2:Tâm trang của Bà Huyện Thanh Quan đi qua Đèo Ngang được thể hiện qua cách thức:Mượn cảnh để thể hiện tình cảm

27 tháng 9 2016

-tâm trạng cô đơn thầm lặng, nổi niềm hoài cổ củ nhà thơ trước cảnh vật.

-tâm....qua đèo ngang.....bộc lộ tình cảm)?

+không gian buồn.

+thời gian cũng buồn.

+cuộc sống con người thưa thớt buồn.

+âm thanh của quốc2 buồn.

+tâm trạng nhà thơ buồn.

+nhà thơ nhớ quá khứ của đất nước buồn.

+thống nhất chung :buồn.