K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 9 2016

nghĩ ra rồi không cần nữa đâu

 

5 tháng 10 2017

Tết Trung Thu là một ngày có ý nghĩa vô cùng đặc biệt với Thiếu Nhi Việt Nam. Đến ngày hội trăng rằm hàng năm, các bạn háo hức được rước đèn, được phá cỗ, được nghe lại truyền thuyết về Chị Hằng và Chú Cuội trên cung trăng. Đối với các bạn học sinh trường Trung học cơ sở Ngô Sĩ Liên cũng vậy, Tết Trung Thu luôn là một ngày hội tràn đầy niềm vui và những kỉ niệm đáng nhớ bên thầy cô, bạn bè và mái trường thân yêu. Tết Trung Thu đã đi qua gần một tháng nay nhưng những cảm xúc về ngày “Vui hội trăng rằm” vẫn đong đầy vẹn nguyên trong tâm trí tôi.

Trường Trung học cơ sở Ngô Sĩ Liên đã tổ chức cho các bạn học sinh toàn trường một ngày hội trăng rằm với nhiều hoạt động vui chơi hấp dẫn, bổ ích, giàu tính truyền thống. Đây là cơ hội để các bạn thêm đoàn kết, cùng nhau chia sẻ cảm xúc, để các bạn hiểu thêm về truyền thống dân tộc qua những phong tục lễ tết. Và đặc biệt hơn cả, ngày Tết Trung Thu đã thắt chặt tình cảm gắn bó, thương yêu của các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh đối với các bạn học sinh.

Dù ngày hội trăng rằm đã qua đi, các bạn quay trở lại nhịp sống quen thuộc và hoạt động học tập hàng ngày ở trường. Song mỗi khi nhắc đến ngày Tết Trung Thu, các bạn hân hoan chia sẻ những ấn tượng đẹp đẽ, khó phai của mình về ngày đặc biệt đó, và về tình cảm tri ân dành cho thầy cô, mái trường đã mang lại cho các bạn một ngày đầy ý nghĩa. Các bạn đã viết nên những dòng cảm xúc chân thành, sâu sắc về ngày Tết Trung Thu dưới mái trường Ngô Sĩ Liên yêu quý của mình.

dàn ý thoy nha

9 tháng 3 2022

TK

I. Mở bài.

- Dẫn dắt và giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: Chiếc đèn lồng giấy.

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc:

- Không rõ ai là người sáng tạo ra đầu tiên.

2. Chuẩn bị:

- Giấy bìa cứng nhiều màu.

- 1 chiếc bút.

- 1 thước kẻ.

- 1 hộp hồ dán.

- 1 cuộn băng dính trong.

- 1 đoạn dây len.

3. Các bước thực hiện:

- Đầu tiên với tờ giấy hình chữ nhật, bạn gấp đôi tờ giấy.

- Dùng thước kẻ để đo và vẽ những đường thẳng song song trên mặt tờ giấy rộng khoảng 3cm, và 2 đầu mép giấy nên chừa lại khoảng 2cm. Sau đó dùng kéo để cắt theo những đường đã vẽ.

- Nếu là giấy màu thì bạn cũng không phải trang trí. Còn nếu muốn chiếc đèn lồng sinh động thì có thể dùng bút để trang trí thêm cho chiếc đèn lồng.

- Cuộn giấy lại và dán nối hai mép giấy đầu và cuối lại với nhau.

- Dùng bút đục hai lỗ hai bên đối diện nhau ở gần viền dưới và viền trên của chiếc đèn lồng. Sau đó luồn dây vào để làm quai. Hoặc, có thể xỏ dây trực tiếp ở viền trên. 

III. Kết bài:

- Nêu suy nghĩ của bản thân về chiếc đèn lồng giấy.

9 tháng 3 2022

Refer

I. Mở bài.

- Dẫn dắt và giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: Chiếc đèn lồng giấy.

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc:

- Không rõ ai là người sáng tạo ra đầu tiên.

2. Chuẩn bị:

- Giấy bìa cứng nhiều màu.

- 1 chiếc bút.

- 1 thước kẻ.

- 1 hộp hồ dán.

- 1 cuộn băng dính trong.

- 1 đoạn dây len.

3. Các bước thực hiện:

- Đầu tiên với tờ giấy hình chữ nhật, bạn gấp đôi tờ giấy.

- Dùng thước kẻ để đo và vẽ những đường thẳng song song trên mặt tờ giấy rộng khoảng 3cm, và 2 đầu mép giấy nên chừa lại khoảng 2cm. Sau đó dùng kéo để cắt theo những đường đã vẽ.

- Nếu là giấy màu thì bạn cũng không phải trang trí. Còn nếu muốn chiếc đèn lồng sinh động thì có thể dùng bút để trang trí thêm cho chiếc đèn lồng.

- Cuộn giấy lại và dán nối hai mép giấy đầu và cuối lại với nhau.

- Dùng bút đục hai lỗ hai bên đối diện nhau ở gần viền dưới và viền trên của chiếc đèn lồng. Sau đó luồn dây vào để làm quai. Hoặc, có thể xỏ dây trực tiếp ở viền trên. 

III. Kết bài:

- Nêu suy nghĩ của bản thân về chiếc đèn lồng giấy.

11 tháng 9 2018

Trung thu là tết đoàn viên. Đêm trung thu không chỉ là ngày hội của trẻ em, mà nó còn là ngày của gia đình, của sự đoàn tụ. Trung thu là ngày rằm tháng tám âm lịch hàng năm. Đêm trung thu là thời khắc ánh trăng, vầng trăng đẹp nhất của một năm. Vào ngày này, trẻ con chúng tôi được rước đèn, phá cỗ và các hoạt động văn hóa văn nghệ khác. Chính vì thế, đêm trung thu luôn là đêm náo nhiệt và tưng bừng nhất ở làng tôi. Sau khi ăn tối, trẻ con chúng tôi rủ nhau tập trung ở sân đình để chuẩn bị đi rước đèn. Thường niên, chúng tôi đi rước đèn ngay khi trăng lên. Bởi vậy mà chúng tôi tập trung từ rất sớm. Nghe theo lời chỉ dẫn của các anh chị bí thư đoàn, chúng tôi nhanh chóng xếp thành hàng lối ngay ngắn. Đứa tay xách lồng đen, đứa cầm đèn ông sao, đứa thì đội vương miện thắp sáng óng ánh, đứa thì mặt nạ, hay thanh kiếm phát sáng dài. Chúng tôi đi đến đâu náo nhiệt ồn ào đến đấy, vừa đi vừa hát vang bài "đêm trung thu". Vầng trăng cũng đã tỏ, dường như chúng tôi đi đến đâu, trăng theo đến đó, rót ánh sáng bàng bạc xuống đường soi sáng bước tôi đi. Vầng trăng lúc mới lên to tròn vành vạnh, có màu hồng hồng bao quanh. Mặt trăng to rõ và gần hơn mọi khi. Tôi có thể nhìn thấy rõ những vết lồi lõm trên mặt trăng hệt như bóng dáng chú cuội chị Hằng ngồi gốc cây đa như sự tích bà kể năm nào. Một vòng rước đèn, chúng tôi lại trở về vị trí tập trung ban đầu. Đến nơi, các anh chị trong đoàn xã đã dựng trại, bày mâm ngũ quả cho chúng tôi. Khi nghe hiệu lệnh xếp hàng và ngồi xuống, chúng tôi được phát quà, bánh kẹo và bắt đầu thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc sắc. Cuộc vui nào cũng có lúc tàn, chúng tôi ai nấy trở về nhà. Lúc này trăng đã lên cao lắm rồi, không còn cái màu hồng hồng như lúc trước nữa. Về đến nhà, ba mẹ vẫn đang chờ tôi, cặp bánh dẻo, bánh nướng đã được để sẵn trên bàn cùng trà uống mẹ vừa mới pha. Về đến nhà, tôi kể lại cho ba mẹ nghe tôi đã làm những gì rồi ba mẹ lại nói chuyện vui vẻ. Cả nhà ngập tràn tiếng cười. Ánh trăng soi sáng khắp sân nhà chiếu cả vào nơi gia đình tôi đang quây quần vui vẻ. hiha

17 tháng 3 2021

lớp mấy vậy

17 tháng 3 2021

Mâm cỗ Trung Thu của Tâm có một quả bưởi khía thành tám cách hoa, cài một quả ổi chín , để bên cạnh nải chuối ngự và bó tím . Xung quanh còn bày thêm nhiều thứ đồ chơi

12 tháng 9 2018

                                         Đề 1:

 Bạn tham khảo bài viết về Lịch sử Lá Quốc kì mà làm nhá ! 
Lá cờ đỏ sao vàng ngày nay đã trở nên quen thuộc, nhưng nhiều người còn chưa biết lần đầu tiên lá cờ ấy xuất hiện cách nay 60 năm; theo website Đảng Cộng Sản Việt Nam, người vẽ lá cờ ấy là một chiến sĩ cách mạng tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ 23/11/1940. Đó là Nguyễn Hữu Tiến, nguyên là thầy giáo, sinh ngày 5/3/1901 tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ngày nay. Nǎm 1927, Nguyễn Hữu Tiến tham gia tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Nǎm 1931 ông bị bắt và bị địch đưa ra nhà tù Côn Đảo. Nǎm 1935, ông cùng một số tù chính trị vượt ngục Côn Đảo, trở về đất liền, ông hoạt động cách mạng tại Cần Thơ, sau đó được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng. 
Chính trong thời gian này, ông được Xứ uỷ Nam Kỳ trao nhiệm vụ vẽ cờ Tổ quốc để sử dụng trong các cuộc đấu tranh. Ông đã vẽ lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng nǎm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. 
Tâm huyết của tác giả khi sáng tạo ra lá cờ Tổ quốc được khắc họa rõ nét trong bài thơ của ông 

Hỡi những ai máu đỏ da vàng 
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc 
Nền cờ thắm máu đào vì nước 
Sao vàng tươi, da của giống nòi 
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi 
Hỡi sỹ nông công thương binh 
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh. 

Mẫu cờ do Nguyễn Hữu Tiến vẽ đã được Xứ uỷ Nam Kỳ nhất trí và đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 23-11-1940, sau đó xuất hiện ở nhiều nơi trong phong trào Việt Minh (1941 - 1945). Nǎm 1945, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh quy định mẫu Quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là nền đỏ với ngôi sao vàng nǎm cánh như mẫu vẽ của Nguyễn Hữu Tiến. Ngày 2-9-1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập. Quốc hội khoá 1 ngày 2-3-1946 quy định cụ thể: ngôi sao vàng nǎm cánh đặt giữa nền đỏ hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Trong cuộc họp này, Bác Hồ đã nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu á, cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca". 
Còn ông Nguyễn Hữu Tiến thì sao? Người vẽ cờ Tổ quốc ấy đã bị địch bắt và bị xử bắn ngày 28-8-1941 cùng các chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa tại Hóc Môn, trong đó có cả Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Vǎn Tần, Hà Huy Tập...

                                      Đề 2:

Tết Trung thu, phải nói đến chiếc bánh nướng, bánh dẻo kì diệu, cũng giống như chiếc bánh chưng trong những ngày Tết Nguyên Đán.

Bánh dẻo có hai phần: Phần áo và phần nhân. Áo bánh phải chọn gạo nếp vàng, vùng Trôi hoặc vùng Bắc Ninh, Bắc Giang. Gạo được rang rồi xay, hoặc giã nhỏ mịn, nhào với nước đường thắng ngan ngát một mùi hương bưởi. Tất cả những công đoạn kể trên đều phải do một bàn tay thợ có “nghề” đã được “hạ sơn” đảm nhiệm. Người thợ không được sai sót một khâu nào. Sai một ly đi một dặm. Lúc ra khuôn, cái bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của một bông hoa nở 8 cánh hoặc 10 cánh. Khuôn mặt áo bánh dẻo mịn, bánh ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết phải do thợ cả quán xuyến với những khâu quan trọng đầy bí quyết nhà nghề như: rang vừng, ủ vừng, xử lí mứt bí khẩu, mứt sen, hạt dưa, hạnh nhân, ướp nhân, tạo hương cho nhân…

Nhân của bánh dẻo chay tịnh, nặng mùi hương đồng gió nội. Mãi về sau này, người ta mới phá cách cho thêm lạp sường vào. Nhân bánh nướng được cải tiến với nhiều sáng kiến. Mỗi hiệu bánh đều muốn có phần độc đáo của mình. Vả lại bánh nướng là “em” của bánh dẻo. Nó sinh sau đẻ muộn, mới xuất hiện từ năm 1930 nên lắm trò hơn. Ngoài mứt bí, hạt dưa, nhân bánh nướng còn có thêm cả ruột quả trứng ở giữa hoặc thịt lợn quay, gà quay, lạp sường…gọi là nhân thập cẩm… Bánh nướng cũng có loại nhân chay bằng đậu xanh mịn, dừa sợi, hạt sen.

Bánh dẻo trắng trong, bánh nướng có màu vàng sẫm và vàng nhạt do chỗ nướng già, nướng non tạo ra, thường có đường kính chừng 7-8cm, chiều dày 2,5-3cm. Cứ 4 cái bánh được xếp chồng lên nhau là một cân. Ngoài giấy bọc có in nhãn hiệu đẹp và nhiều màu sắc. Đặc biệt là các hiệu người Hoa rất chú ý in nhãn hiệu thật nổi. Nhiều nhà còn đặt làm những chiếc bánh dẻo đặc biệt to bằng chiếc đĩa tây hoặc gần bằng cái mâm, trên có hình mặt trăng tròn, lưỡng long tranh châu, song phượng…

Nghĩa là người thợ làm cả cái việc tạo hình trên chiếc bánh. Bánh dẻo, bánh nướng Trung thu nói lên cái tài hoa của người thợ. Ngay cả ở các hiệu lớn của người Hoa trước đây, thợ Việt Nam cũng chiếm 70-90%. Hằng năm, cứ đến gần Tết Trung thu là các hiệu lại rộn rã cho người về các vùng lân cận, đón các phường thợ làm bánh nổi tiếng ra Hà Nội vào mùa. Các chủ hiệu ưu ái họ lắm, mỗi người được chủ hiệu phát một áo choàng trắng, mũ trắng và một đôi guốc mộc. Các cửa hàng lấy làm hãnh diện đã mời được ông Toán làng Bưởi, các ông Ba Thiện xã Cào ở tỉnh Sờn, ông Quế Xuân Tảo Sở, hoặc ông Lý Bắc Ninh.

Sự thật đã có một thời vẻ vang, các hiệu bánh Tùng Hiên, Tràng Thái, Ngọc Anh, Cự Hương, Việt Hương… đã nổi danh xa gần ai cũng biết tiếng. Bánh của họ đủ sức cạnh tranh với các hiệu người Hoa như Tây Nam, Mỹ Kinh. Từ kẻ chợ đến vùng quê, nhân dân các tinh khác không bao giờ quên, sản phẩm của họ với cái “tạng”, cái “gu” Việt Nam. Có điều, các hiệu của người Hoa chú ý nhiều đến bao bì, quảng cáo hơn. Họ tiếp khách niềm nở với đủ những chi tiết tế nhị và tỉ mỉ.

Tết Trung thu, nhà nào cũng phải có bánh dẻo. Người nghèo cũng cố mua cho con cái một vài cái bánh dẻo. Không có bánh dẻo tức là không có Tết. Người ta làm quà cho ân nhân, khách quý, bạn thân…bằng bánh Trung thu. Chiếc bánh dẻo tròn, gợi hình mặt trăng thể hiện sự tròn đầy, viên mãn.

Vào những năm 1989 – 1990, những chiếc bánh Trung thu từng tham dự các Hội chợ quốc tế ở đức và Bun-ga-ri, gây sự chú ý đặc biệt và được tặng Huy chương độc đáo. Chúng mang mùi vị, thanh sắc Việt Nam, kèm theo cái nghệ thuật thưởng thức miếng ngon tinh tế, thanh nhã. Nó cũng là biểu tượng văn hóa của Việt Nam. Chiếc bánh Trung thu sẽ trường tồn. Chúng ta mong sao có thêm nhiều người thợ tài hoa kế tục nghệ thuật làm bánh Trung thu truyền thống, không những cho mọi người mà còn cho khách nước ngoài thưởng thức mỗi khi đến với mùa Tết Trung thu.

12 tháng 9 2018

Đau tay quá

Tham khảo

1. Mở bài:

Cần Thơ vốn nổi tiếng là vùng đất hào hiệp với những con người Nam bộ phóng khoáng, trọng nghĩa khinh tài, với những cánh đồng còn bay thẳng cánh và những khu vườn cây trái sum suê. Hòa chung dòng chảy nhộn nhịp của xã hội nhưng Cần Thơ vẫn có những khoảng trời trầm mặc khiến cho du khách phải ngẩn ngơ mà nhớ về một dòng sông có thơ và nhạc mang tên Ninh Kiều. Không phải đơn thuần mà người dân Cần Thơ xưa nay vẫn tự hào hát với nhau rằng: Cần Thơ có bến Ninh Kiều Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân

1. Thân bài:

Ninh Kiều xưa vốn là một bến nước đầu chợ Cần Thơ với những hàng dương xanh rì. Tương truyền có một vị vua nhà Nguyễn đã đi qua đây và nghe văng vẳng tiếng hò, tiếng hát cùng với sự thơ mộng của dòng sông, ngài ấy đã đặt tên cho nơi đây là Cần Thi Giang. Có một khoảng thời gian dài bến nước Cầm Thi được biết đến với tên bến Hàng Dương. Sau này, khi được đổi tên thành bến Ninh Kiều để ghi nhớ một trận chiến oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn thì bến Ninh Kiều mới chính thức được biết đến trong tên gọi mĩ miều này.

Nằm ngay trung tâm thành phố Cần Thơ, phía hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, nhưng bến Ninh Kiều lại tách mình ra khỏi sự ồn ào, náo nhiệt giống như một thiếu nữ đưa đò thầm lặng nơi bến sông, bến Ninh Kiều cũng khoác lên mình chiếc áo giản dị của quê hương mà vẫn duyên dáng, xinh tươi. Mang hơi thở của nước sông mát rượi và những hàng cây được chăm bón tốt tươi, Nếu tham quan vào ban ngày du khách sẽ tận hưởng được cảm thư thái của bầu không khí trong lành và ngắm những đóa hoa vừa hé nở còn đọng sương mai. Bến Ninh Kiều ngày càng thay da đổi thịt để không phụ tấm chân tình của người đến đây. Con đường đi được lát gạch sáng bóng, những chậu cây cảnh cắt tỉa và trang trí đẹp mắt. Những hàng ghế đá đặt cạnh lối đi sẽ là nơi dừng chân nghỉ ngơi của du khách cũng là nơi bao nhiêu đôi trai gái, bạn bè, gia đình ngồi tâm sự. Ban ngày, chúng ta có thể ngắm rõ khuôn mặt của Bác Hồ trên bức tượng của người được đặt ngay trung tâm của công viên Ninh Kiều với tất cả tấm lòng thành của người Nam bộ. Bức tượng đài của Hồ Chí Minh vốn dĩ được xây năm 1976, năm 2009, chính quyền địa phương đã cho trùng tu lại thành một bức tượng bằng đồng cao 7,2m và nặng gần 13 tấn. Đến tham quan Ninh Kiều vào những ngày đại lễ sẽ thấy được không khí dâng hương lên Người bằng sự trang nghiêm, thành kính. Từ tháng 2 năm 2016, bến Ninh Kiều lại càng có sức hấp dẫn hơn khi dự án cầu đi bộ đã hoàn thành. Đây là chiếc cầu lí tưởng nối bến Ninh Kiều và cồn Cái Khế với chiều dài 200m và rộng 7,2m. Phía trên và dưới hạ cầu là một hệ thống đèn led được thắp sáng vào ban đêm. Điểm nhấn của chiếc cầu là hai bông sen thật lớn đặt phía trên mà mỗi cánh là những gam màu khá nhau. Có lẽ bến Ninh Kiều thật sự đẹp nhất là vào ban đêm, những ngày trời trong, gió nhẹ, đứng bên đây bến có thể phóng tầm nhìn qua Xóm Chày và Cồn Ấu đang rực rỡ ánh đèn. Cảnh buôn bán, vận chuyển hàng hóa ban ngày đã lui dần thay vào đó là thời gian để mãn nhãn trước những ánh sáng đẹp của hệ thống đèn trên bến Ninh Kiều và Cầu đi bộ. Đứng quay mặt ra phía sông và ngắm dòng nước đang lượn lờ như một khúc hát bịn rịn sẽ khiến lòng nhẹ nhàng hơn sau những bộn bề cuộc sống. Nếu muốn tận hưởng cảm giác đi trên thuyền và nghe những giai điệu du dương của âm nhạc, du khách có thể lên du thuyền hoặc dạo một vòng dọc bờ sông bằng xuồng máy đuôi tôm. Không còn cảnh mua bán chen chúc và tiếng mặc cả, Ninh Kiều giờ đây có những con đường chuyên bán thức ăn vặt và bán quần áo, đồ chơi…đáp ứng nhu cầu ăn uống và mua sắm của khách. Nếu tham quan bến Ninh Kiều vào dịp tết, du khách sẽ khó cưỡng lại vẻ đep của những khóm hoa được bày bán nơi đây. Bến Ninh Kiều là một nỗi niềm thơ và nhạc của biết bao tao nhân, mặc khách. Có nhạc sĩ nào đã một lần qua bến Ninh Kiều để rồi trọn đời nhớ thương cô gái nhỏ miệt vườn “Đêm nay qua bến Ninh Kiều, nhớ về bóng dáng em yêu”. Hay một nhà thơ đã tìm về đây trong nỗi nhớ niềm thương “Tôi trở lại bến Ninh Kiều sông Hậu/ Tìm lại người thương nhớ bến sông xưa”. Không biết là trùng hợp hay ngẫu nhiên mà bến Ninh Kiều lại gắn bó với hình ảnh một người con gái đã chiếm trọn trái tim của bao người.

3. Kết bài:

Cùng với bến Ninh Kiều, Cần Thơ đang vươn vai để trở mình trong diện mạo trưởng thành của một vùng đất mới. Cần Thơ giờ đây đã khẳng định mình là một đầu mối quan trọng trong phát triển kinh tế vùng và đời sống, xã hội của người dân địa phương cũng ngày một nâng cao, văn minh, hiện đại. Bến Ninh Kiều vẫn mãi là một điểm đến hứa hẹn cho du khách thập phương tìm về với nét hoang sơ, giản dị mà thơ mộng của miền sông nước.

10 tháng 3 2022

  tham khảo

Câu hát bâng khuâng đưa ta về một miền Nam Bộ, nơi có những thiên cảnh làm vướng bận bao tao nhân mặc khách. Cần Thơ nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, giữa một mạng lưới sông ngòi kênh rạch.

Cần Thơ gạo trắng nước trong

Ai đi đến đó lòng không muốn về.

      Cần Thơ tiếp giáp với 6 tỉnh: bắc giáp An Giang và Đồng Tháp, nam giáp Sóc Trăng, Bạc Liêu, tây giáp Kiên Giang, đông giáp Vĩnh Long. Cần Thơ có nhiều hệ thống sông ngòi kênh rạch như sông Hậu, sông cần Thơ, sông Cái Tư, sông Cái Sàn, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xã No. Các tuyến đường lớn chạy qua tỉnh là quốc lộ 1A, quốc lộ 80, quốc lộ 91. Cần Thơ là trung tâm giao thông thủy bộ của cả vùng Nam Bộ, nối liền với Campuchia, có bến cảng khá lớn tiếp nhận tàu 5000 tấn, có sân bay Trà Nóc nằm bên bờ sông Hậu. Từ xa xưa, Cần Thơ đã được coi là trung tâm của lúa gạo miền Tây Nam Bộ, hiện nay là một trong những tỉnh sản xuất và xuất khẩu lúa gạo chính của cả nước. Với đất đai phì nhiêu, bên cạnh thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, cần Thơ còn có nguồn thủy sản khá phong phú, chủ yếu là tôm cá nước ngọt (hơn 5000 ha ao nuôi tôm cá nước ngọt) và chăn nuôi heo, gà, vịt. Các ngành công nghiệp hiện có chủ yếu là điện năng (nhà máy điện Trà Nóc: 33000kw), kĩ thuật điện, điện tử, hóa chất, may, da và chế biến nông sản, thủy sản…là thế mạnh của tỉnh.

      Xứ sở ấy là của những con người hào phóng, các tài tử giai nhân cần Thơ. Họ luôn tự hào và kiêu hãnh khi nhắc đến bến Ninh Kiều:

“Cần Thơ có bến Ninh Kiều

Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân”

      Xưa, bến Ninh Kiều là một bến sông đầu chợ cần Thơ. Ninh kiều ngày ấy tấp nập thuyền bè qua lại giao thương, hàng cây dương chắn gió ven bờ đã trở thành tên gọi của bến sông: bến Hàng Dương. Công việc giao thương ngày thêm phồn thịnh, bến Hàng Dương do đó cũng được mở rộng và sửa sang, rồi dần trở thành một thắng cảnh của đất Tây Đô. Sau 1958, bến này chính thức được đặt tên là bên Ninh Kiều. Dân gian truyền tụng rằng xưa, tại Ninh Kiều vào nhũng đêm trăng sáng, thuyền bè tấp nập, tài tử giai nhân cùng nhau lĩnh xướng thơ ca, do vậy bến này còn gọi là bến Cầm Thi, cầm Thi đọc trại là Cầm Thơ, rồi sau trại ra thành cần Thơ, là tên của đất cần Thơ xưa nay vậy. Nay, Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố cần thơ. Theo Nghị định số 05/ 2004/ NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ, quận Ninh Kiều được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của phần lớn các phường nội thành của thành phố Cần Thơ cũ gồm Cái Khế, An Hòa, Thới Bình, An Nghiệp, An Cư, An Hội, Tân An, An Lạc, An Phú, Xuân Khánh, Hưng Lợi và xã An Bình (thuộc thành phố Cần Thơ cũ). Quận Ninh Kiều có gần ba ngàn hecta diện tích tự nhiên (2.922.04ha) và 206.213 nhân khẩu (năm 2004).

      Người Cần Thơ luôn tự hào với bến Ninh Kiều, nơi bờ sông nhìn ra dòng Hậu Giang hiền hòa, thơ mộng. Bến Ninh Kiều là một địa điểm mà du khách hay tìm đến, nằm bên hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông cần Thơ, gần trung tâm thành phố cần Thơ. Trên bến sông, thuyền bè luôn qua lại tấp nập, chở đầy những sản vật vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bên bến Ninh Kiều là cảng cần Thơ, cảng này được xây dựng hiện đại có khả năng tiếp nhận trọng tải 5.000 tấn, gần bến Ninh Kiều có chợ cần Thơ, một trung tâm buôn bán lớn ở miền Tây Nam Bộ. Thời gian đắp đổi khôn lường như dòng sông Hậu hiền hòa trôi xuôi. Ninh Kiều nay là niềm tự hào của dân cần Thơ, đây không chỉ là nơi các thương buôn tìm đến, mà còn là nơi các tao nhân mặc khách bao lần bịn rịn, lưu luyến bến Hàng Dương:

"Đất Châu Thành anh ở

Xứ Cần Thơ em về

Bấy lâu sông cạn biển thể

Phân tay mai trúc, dầm dề cuộc châu”

      Thật chẳng quá lời nếu ta nói Ninh Kiều là một kho trái cây đầy ắp, bởi liền kề với bến sông lại là nơi tập trung những quả ngon, vật lạ của Nam Bộ như xoài tượng, xoài thanh ca, xoài giòn của Cao Lãnh, vú sữa trắng, quít đường của cần Thơ, măng cụt/ sầu riêng hay bưởi Biên Hòa, mít tố nữ Bà Rịa – Vũng Tàu, nhãn Bạc Liêu, cam mật Sa Đéc…Cần Thơ hôm nay có nhiều nét đổi thay, là một thành phố năng động, trẻ trung, Tây Đô, một danh xưng đầy tự hào của thành phố Cần Thơ, nay được đặt trong khu công nghiệp, bến Ninh Kiều vẫn từng ngày chung ánh ban mai, chung những buồn vui hay lo toan vất vả… từ đó, lời thơ, tiếng hát vẫn ngày ngày cất lên….:

Cần Thơ ngày tôi đến

Mưa nhạt nhòa phố sông

Đường mênh mông gió lộng

Tự hỏi người biết không?

Cần Thơ ngày anh xa

Có mắt ai lệ nhòa?

Có biết em chờ đợi

Dù một lần người qua?

Ai đi về Cần Thơ

Cho tôi hỏi bao giờ

Bước chân yêu chung nhịp

Trên Ninh Kiều mộng mơ?

      Những bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh trên đây hi vọng đã mang lại cho bạn những ý tưởng mới mẻ và thú vị, đồng thời giúp các bạn biết thêm được nhiều địa danh nổi tiếng trên đất nước Việt Nam xinh đẹp của chúng ta.

13 tháng 11 2016
I/MB: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.
II/TB:
1. Cấu tạo:
- Hình dáng? Màu sắc? Kích thước? Vật liệu làm nón?...
- Cách làm (chằm) nón:
+ Sườn nón là các nan tre. Một chiếc nón cần khoảng 14 - 15 nan. Các nan được uốn thành vòng tròn. Đường kính vòng tròn lớn nhất khoảng 40cm. Các vòng tròn có đường kính nhỏ dần, khoảng cách nhỏ dần đều là 2cm.
+ Xử lý lá: lá cắt về phơi khô, sau đó xén tỉa theo kích thước phù hợp.
+ Chằm nón: Người thợ đặt lá lên sườn nón rồi dùng dây cước và kim khâu để chằm nón thành hình chóp.
+ Trang trí: Nón sau khi thành hình được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền và tính thẩm mỹ (có thể kể thêm trang trí mỹ thuật cho nón nghệ thuật).
- Một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng: Nón lá có ở khắp các nơi, khắp các vùng quê Việt Nam. Tuy nhiên một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng như: Huế, Quảng Bình, Hà Tây (làng Chuông)...
2. Công dụng: Giá trị vật chất và giá trị tinh thần.
a) Trong cuộc sống nông thôn ngày xưa:
- Người ta dùng nón khi nào? Để làm gì?
- Những hình ảnh đẹp gắn liền với chiếc nón lá. (nêu VD)
- Sự gắn bó giữa chiếc nón lá và người bình dân ngày xưa:
+ Ca dao (nêu VD)
+ Câu hát giao duyên (nêu VD)
b) Trong cuộc sống công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngày nay:
Kể từ tháng 12/2007 người dân đã chấp hành qui định nội nón bảo hiểm của Chính phủ. Các loại nón thời trang như nón kết, nón rộng vành... và nón cổ điển như nón lá... đều không còn thứ tự ưu tiên khi sử dụng nữa. Tuy nhiên nón lá vẫn còn giá trị của nó:
- Trong sinh hoạt hàng ngày (nêu VD)
- Trong các lĩnh vực khác:
+ Nghệ thuật: Chiếc nón lá đã đi vào thơ ca nhạc hoạ (nêu VD).
+ Người VN có một điệu múa lá "Múa nón" rất duyên dáng.
+ Du lịch
III/KB:Khẳng định giá trị tinh thần của chiếc nón lá.
  
8 tháng 11 2016

DÀN Ý:

A.Mở bài:

- Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam (Chiếc nón lá Việt Nam là một trong

những vật dụng để che nắng che mưa duyên dáng và tiện lợi trở thành

vật làm duyên đáng yêu cho những cô thiếu nữ ngày xưa, nó gắn bó với

con người Việt Nam ta.)

B. Thân bài: (thuyết minh về chiếc nón lá)

- Hoàn cảnh ra đời của chiếc nón lá: (có lẽ từ ngàn xưa, với cái nắng

chói trang của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều tổ tiên ta

đã biết lấy lá kết vào nhau để làm vật dụng đội lên đầu để che nắng che

mưa.dần dần nó được cải tiến thành những chiếc nón có hình dạng khác

nhau.)

- Giới thiệu chất liệu và cách làm nón: (Nón làm bằng nhiều vật liệu

khác nhau nhưng chủ yếu bằng lá nón, chiếc nón được bàn tay khéo

léocủa các nghệ nhân chuốt từng thanh tre tròn rồi uốn thành vòng tròn

có đường kính to nhỏ khác nhau thành những cái vanh nón, vành nón to

hơn có đường kinh rộng 50cm, cái tiếp theo nhỏ dần có đến 16 cái vanh,

cái nhỏ nhất tròn bằng đồng xu. Tất cả được xếp tiếp nhau trên một cái

khuôn hình chóp. Những chiếc lá nón được lấy về từ rừng đem phơi khô

cho trắng được xếp tứng cái chồng khít lên nhau cất trong những túi ni

lông cho đỡ mốc. Khi đem ra làm nón người phụ nữ, thợ thủ công lấy

từng chiếc lá, là cho phẳng rồi lấy kéo cắt chéo đầu trên lấy kim sâu

chúng lại với nhau chừng 24-25 chiếc lá cho một lượt sau đó xếp đều

trên khuôn nón. Lá nón mỏng và cũng chóng hư khi gặp mưa nhiều nên

các thợ thủ công nghĩ ngay ra tận dụng bẹ tre khô để là lớp giữa hai lớp

lá nón làm cho nón vừa cứng lại vừa bền. Khâu đoạn tiếp, thợ thủ công

lấy dây cột chặt lá nón đã trải đều trên khuôn với khung nón rồi họ mới

bắt đầu khâu. Chỉ dùng để khâu cũng phải chọn rất kĩ lưỡng thì nó mới

bền. Thợ thủ công của chúng ta dùng chỉ bằng nhiều loại khác nhau

nhưng chỉ phải dai mềm. Họ cần mẫn khâu từng mũi kim thanh mỏng

đều tăm thắp, dường như người khâu nón muốn gứi gắm trong chiếc non

đó bao ước mơ, ý nguyện của mình, cho nên họ nồng trong lớp lá nón

những hình ảnh cô thiếu nữ, những đó hoa, có khi có cả bài thơ nữa cho

nên chiếc nón lá còn gọi là chiếc nón bài thơ là như vậy. Công đoạn làm

nón cũng thật là công phu đòi hỏi người làm nón phải kiên trì nhẫn lại

chăm chỉ mới có thể làm ra những chiếc nón đẹp và bền. Chính vì lẽ đó

mà du khách nước ngoài đến thăm Việt Nam không chỉ trầm trồ khen

ngợi những cô gái Việt Nam duyên dáng trong bộ áo dài cùng chiếc nón

lá trên đầu che dấu nụ cười đằm thắm bước đi uyển chuyển thướt tha

Trong bộ đồng phục đó, nòn lá trở thành biểu tượng của dân tộc, chẳng

những thế mà hình ảnh cô thôn nữ nở nụ cười tươi sau vành nón ôm bó

lúa trên tay trở thành bức tranh cổ động ngày mùa thắng lợi được vẻ

khắp các thôn xóm và trên biển quảng cáo ở thành thị.)

- Tác dụng của chiếc nón lá:(chiếc nón có nhiều loại, ngày xưa trong

triều đình hình ảnh anh lính quân cơ đội nón dấu, chiếc nón nhỏ vành chỉ

che hết cái đầu, hình ảnh đó đã đi vào thơ ca đó sao :

“Ngang lưng thì thắt bao vàng

Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài...”

Hình ảnh đó được khắc rất rõ trong cỗ bài tam cúc mà các bạn vẫn chơi

đấy. Còn ai đến vùng quê Kinh bắc nghe nhưng cô gái nơi đây hát

những nàn điệu dân ca quan họ hẳn không thể quên chiếc nón quai thao

rộng vành một loại nón cổ làm bằng lá già to gấp hai nón thường và

trông như cái thúng vì vậy dân gian thường gọi là nón thúng quai thao.

Ta còn nhớ hình ảnh người nghệ sĩ hát quan họ với con mắt lá dăm liếc

dài sắc nhọn tình tứ cùng nụ cười duyện ẩn dấu sau vành nón quai thao

đã làm nao lòng bao khán giả và du khách nước ngoài. Nón quai thao trở

thành điểm nhớ của quê hương quan họ thanh lịch từ bao đời nay...

Không chỉ làm vật che nắng che mưa, chiếc nón lá Việt Nam tự nhiên đã

đi vào huyền thoại là một nét đẹp văn hoá, mang cái tâm hồn quê hương

dân tộc, gợi cảm hứng cho thi ca: “Nón bài thơ, em đội nón bài thơ xứ

nghệ...”Chiếc nón lá chiếc nón bài thơ mảnh mai thanh thoát nhẹ nhàng

như giọng nói ngọt ngào của các cô gái xứ Huế thân thương đã trở thành

dụng cụ biểu diễn nghệ thuật độc đáo, mang phong cách dân tộc đậm

đà.)

C. Kết bài: suy nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam.( Nón lá xưa được sản

xuất ở nhiều nơi như Hà Tây, Bắc Ninh, Quảng Bình ,Nam Định Hải

Dương...Nay cuộc sống thời hiện đại văn hoá phương Tây tràn vào nước

ta có rất nhiều nhà máy sản xuất ra biết bao mẫu mũ, ô, dù xinh đẹp và

lộng lẫy, nhưng trên khắp các nẻo đường nông thôn đến thành thi, hình

ảnh chiếc nón lá vẫn xuất hiện, chứng tỏ sự trường tồn của nó cùng thời

gian, cả về giá tri sử dụng lẫn nét đẹp văn hoá thuần phong mĩ tục của

dân tộc Việt Nam.)

tham khaio3 nha.... hơi dài