K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 9 2016

Kinh tế - xã hội nước ta 6 tháng đầu năm 2015 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo tiếp tục đà phục hồi nhưng chưa bền vững với tốc độ tăng trưởng giữa các khu vực ngày càng khác biệt, một phần do giá dầu và giá một số hàng hóa giảm tác động ở mức khác nhau đến từng khu vực. Kinh tế Mỹ - nền kinh tế lớn nhất tiếp tục tăng trưởng mạnh hơn nhờ nhu cầu thị trường nội địa tăng lên, đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng. Hầu hết các nền kinh tế mới nổi được hưởng lợi từ giá dầu giảm, thanh khoản toàn cầu tăng và sự tăng tốc của nền kinh tế Mỹ và châu Âu. Trong khi đó, các nền kinh tế hàng đầu khác tăng trưởng chậm và tiếp tục đối mặt với những khó khăn đáng kể do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như số việc làm giảm do tổng cầu yếu, nợ khu vực tư nhân và nợ công tăng cùng với những bất ổn của ngành tài chính. Ở trong nước, giá xăng dầu giảm là yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp và kích thích tiêu dùng. Các chính sách ban hành trong năm 2014 và đầu năm 2015 đã phát huy tác dụng, tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Các ngành, lĩnh vực và các địa phương trên cả nước tận dụng cơ hội thuận lợi trong và ngoài nước, triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo, điều hành của Quốc hội và Chính phủ, trọng tâm là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015. Kết quả cụ thể sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm như sau:

TĂNG TRƯỞNG KINH TỂ

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2015 ước tính tăng 6,28% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó quý I tăng 6,08%; quý II tăng 6,44%. Trong mức tăng 6,28% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,36%, đóng góp 0,42 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,09%, đóng góp 2,98 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,90%, đóng góp 2,22 điểm phần trăm.

Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp đạt mức tăng cao nhất với 8,07% so với cùng kỳ năm 2014, đóng góp 0,05 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành nông nghiệp tăng thấp ở mức 1,90%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 3,30%, đóng góp 0,10 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 9,53% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều mức tăng cùng kỳ của một số năm trước[1], trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng cao với 9,95%[2], góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung (đóng góp 1,57 điểm phần trăm); ngành khai khoáng tăng cao ở mức 8,18% (cùng kỳ năm trước giảm 1,13%). Ngành xây dựng tăng 6,60%, cao hơn mức tăng 6,11% của cùng kỳ năm 2014.

Trong khu vực dịch vụ, mức tăng của một số ngành có tỷ trọng lớn như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 8,35% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 2,90%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 5,85%; hoạt động kinh doanh bất động sản có cải thiện hơn, đạt mức tăng 2,72%, cao hơn mức tăng 2,51% của cùng kỳ năm trước với những tín hiệu khả quan: Thị trường bất động sản ấm lên, tỷ lệ giao dịch bất động sản thành công tăng, lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm, các điều kiện cho vay mua nhà được nới lỏng.

 

13 tháng 9 2016

 ko ngắn hơn à

12 tháng 10 2021

Việt Nam thuộc kiểu môi trường nhiệt đới gió mùa.

- Thuận lợi: Thực hiện thâm canh, xen canh, tăng vụ, phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

 

- Khó khăn:

 

+ Nấm mốc, sâu bệnh phát triển.

 

+ Thiên tai (bão, lũ) xảy ra thường xuyên.

 

 

12 tháng 10 2021

TK :

  Việt Nam thuộc kiểu môi trường nào?

-Việt Nam thuộc kiểu môi trường nhiệt đới gió mùa.

  Nêu một số thuận lợi và khó khăn do đặc điểm khí hậu nước ta mang lại liên hệ thực tế

- Thuận lợi: Thực hiện thâm canh, xen canh, tăng vụ, phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

- Khó khăn:

+ Nấm mốc, sâu bệnh phát triển.

+ Thiên tai (bão, lũ) xảy ra thường xuyên.

 

 

 

10 tháng 3 2022

Tham khảo

1]Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt NamĐịa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Thuận lợi: . • Các mỏ nội sinh tập trung ở vùng đồi núi là cơ sở để công nghiệp hóa.

• Tài nguyên rừng giàu có về loài động, thực vật với nhiều loại quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

• Bề mặt cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi.

• Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thủy điện lớn (sông Đà, sông Đồng Nai, sông Xêxan,...)

. • Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nhiều vùng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Mẫu Sơn...

Khó khăn: . • Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền.

• Do mưa lớn, độ dốc lớn nên miền núi là nơi xảy ra nhiều thiên tai: lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất, tại các đứt gãy sâu còn phát sinh động đất. • Nơi khô nóng thường xảy ra nạn cháy rừng. • Miền núi đá vôi thiếu đất trồng trọt và khan hiếm nước về mùa khô. • Cuộc sống của người dân vùng cao gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế cũng như tiếp nhận sự hỗ trợ và hội nhập với các vùng khác.

2]Ảnh hưởng của hình dạng lãnh thổ tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta

(Hình dạng lãnh thổ nước ta kéo dài  hẹp ngang, đường bờ biển dài 3260 km). - Đối với các điều kiện tự nhiên: + Thiên nhiên phân hóa theo chiều bắc - nam, đông - tây.

Tham khảo:

https://hoc247.net/hoi-dap/dia-ly-8/trinh-bay-dac-diem-lanh-tho-viet-nam-faq84697.html

11 tháng 3 2022

TK:

+ Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.

18 tháng 5 2021

Ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nước ta : giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

 

18 tháng 5 2021

Ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nước ta : thương mại và du lịch. giao thông vận tải và bảo hiểm. tài chính và ngân hàng. giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

21 tháng 12 2016

a)dặc điểm sự phân bố dân cư châu phi

-Dân cư không đều

-Sự phân bố dân cư ở châu phi thụ thuộc chặt chẽ vào đặc ddiemrr cuae các môi trường tự nhiên

-Đa số dân cư châu phi sống ở nông thôn

-Các thành phốn có trên 1 triệu dân thường tập trung ở ven biển

21 tháng 12 2016

b) Nguyên nhân gây ra kìm hãm sự phất triển kinh tế xã hội châu phi là

-Sự bùng nổ dân số ,dung đột tộc người

-Đại dịch AIDS

-Sụ can thiệp của các nước ngoài

9 tháng 5 2022

tham khảo-----------Trong địa lý học, vùng đồng bằng hay bình nguyên là một vùng đất đai rộng lớn với địa hình tương đối thấp — nghĩa là nó tương đối bằng phẳng, với độ cao so với mực nước biển không quá 500 m và độ dốc không quá 5°.

29 tháng 11 2019

- Đặc điểm chung khí hậu nước ta là mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
độ ẩm không khí rất cao (trên 80%). Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam.
-Tính chất đa dạng và thất thường: Khí hậu nước ta phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau. Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão,...

Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng khí hậu của từng mùa.
Trả lời
- Nước ta có hai mùa khí hậu: mùa gió đông bắc và mùa gió tây nam.
- Đặc trưng khí hậu của từng mùa:
+ Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc và khô nóng kéo dài ở miền Nam.
+ Mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 tạo nên mùa hạ nóng ẩm có mưa to, gió lớn và dông bão, diễn ra phổ biến trên cả nước.

Sự khác biệt về khí hậu và thời tiết của các miền, nguyên nhân?

Trả lời:

-Miền Bắc chìm trong khí hậu giá rét còn miền Nam thì vẫn ấm áp.

-Sự khác biệt nằm ở chỗ miền Bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm và có đủ bốn mùa, còn miền Nam thì có khí hậu xa van nhiệt đới.

Nguyên nhân:

Do 2 miền nước ta nằm trong các khu vực khác nhau

26 tháng 7 2021

- Đặc điểm chung khí hậu nước ta là mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
độ ẩm không khí rất cao (trên 80%). Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam.
-Tính chất đa dạng và thất thường: Khí hậu nước ta phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau. Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão,...

Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng khí hậu của từng mùa.
Trả lời
- Nước ta có hai mùa khí hậu: mùa gió đông bắc và mùa gió tây nam.
- Đặc trưng khí hậu của từng mùa:
+ Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc và khô nóng kéo dài ở miền Nam.
+ Mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 tạo nên mùa hạ nóng ẩm có mưa to, gió lớn và dông bão, diễn ra phổ biến trên cả nước.

Sự khác biệt về khí hậu và thời tiết của các miền, nguyên nhân?

Trả lời:

-Miền Bắc chìm trong khí hậu giá rét còn miền Nam thì vẫn ấm áp.

-Sự khác biệt nằm ở chỗ miền Bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm và có đủ bốn mùa, còn miền Nam thì có khí hậu xa van nhiệt đới.

Nguyên nhân:

Do 2 miền nước ta nằm trong các khu vực khác nhau