K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 9 2016

Những căn bệnh của “siêu đô thị”

Một đô thị phình ra quá lớn, sẽ dẫn đến hàng loạt bất cập về giao thông, nước sạch, vệ sinh môi trường, nhà ở, học hành, khám, chữa bệnh... Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đều có những “siêu lớp học”. Nhiều trường tiểu học có sĩ số lên tới 50 đến 60 em một lớp. Năm nào hai thành phố cũng đều xây trường mới. Vẫn không xuể. Song biểu hiện rõ nhất, chính là lĩnh vực giao thông. Số đường mới được mở, hoặc “cơi nới” thì rất ít vì vướng giải phóng mặt bằng.

Hai “đầu tàu” Nam - Bắc khắc phục bằng xây thêm những tuyến đường sắt, xe buýt, những cầu vượt..., nhưng hy vọng về “thanh toán” nạn ùn tắc là gần như không thể. Hà Nội hiện có 5,5 triệu chiếc ô tô, xe máy.

Mỗi ngày, thành phố "bổ sung" thêm 750 chiếc xe mới lăn bánh. Ở lĩnh vực này, TP Hồ Chí Minh vẫn là "đỉnh". Cuối năm 2014, thành phố đã có hơn bảy triệu xe (khoảng 6,4 triệu xe gắn máy). Số phương tiện cơ giới tăng trung bình lên tới 10% mỗi năm.

Cùng một "căn bệnh", cùng nguyên nhân, nên Hà Nội sao, thì TP Hồ Chí Minh cũng tương tự và giống như giao thông, hệ thống thoát nước cũng còn lâu mới "đuổi kịp" tốc độ gia tăng này. (Xem tiếp)

Hàng loạt “siêu” dự án giao thông, sao cứ làm là đội vốn?

Thời gian qua, tình trạng các dự án phải tăng tổng mức vốn đầu tư (đội vốn) lên nhiều lần so với phê duyệt ban đầu không còn là câu chuyện mới mẻ của ngành giao thông.

Như trường hợp cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, khi ký hợp đồng BOT chỉ có mức đầu tư khoảng 24.500 tỷ đồng, nhưng sau vài năm chậm thi công, vốn đầu tư đã “đội” lên gần 50.000 tỷ đồng.

Hay như dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông đã phải điều chỉnh tăng lên tới gần 390 triệu USD (tăng 100% so với tổng mức đầu tư ban đầu).

Không chỉ tuyến Cát Linh - Hà Đông, tất cả các dự án đường sắt đô thị còn lại tại Hà Nội và TP.HCM đều phải điều chỉnh tổng mức đầu tư. (Xem tiếp)

Quy hoạch khu đô thị Linh Đàm đang bị “băm nát”?

Hơn 3 vạn cư dân sẽ sống chen chúc trong ô đất rộng gần 5ha. 12 tòa nhà cao gần 40 tầng đang được xây dựng, nhấp nhổm trong khu đô thị từng được mệnh danh là “kiểu mẫu” của Thủ đô.

Các khu đô thị như Pháp Vân - Tứ Hiệp, Bán đảo Linh Đàm, Tây Nam Linh Đàm chủ đầu tư không xây dựng trường học công lập...

Theo ông Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, không thể căn cứ vào việc giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân mà buông lỏng quản lý, phá vỡ quy hoạch đô thị. Bởi có rất nhiều vấn đề đặt ra đối với số lượng cư dân hàng vạn người trên một diện tích chật hẹp. Đó không đơn thuần là những hệ lụy về mặt kiến trúc mà còn là hạ tầng xây dựng, hạ tầng giao thông, xã hội… (Xem tiếp)

Nơm nớp lo cháy chung cư cao tầng

Vụ hỏa hoạn tại chung cư HH4A cao 35 tầng tại KĐT Linh Đàm (Hà Nội) vào 10h sáng hôm qua (16.9) tuy không gây thiệt hại về người, nhưng đã khiến nhiều cư dân trong khu chung cư này một phen hoảng loạn.

Không chỉ cư dân chung cư HH4A, mà nhiều người dân đang sở hữu căn hộ chung cư cao tầng tại nhiều KĐT có lý do để nơm nớp lo sợ. Nếu xảy ra cháy nổ thì phải làm gì để thoát thân, đảm bảo tính mạng cho mình và gia đình?

Hiện nay Hà Nội có khoảng hơn 200 ngõ nhỏ, phố nhỏ xe cứu hỏa không vào được, trong khi đó, tại TP.HCM, nhiều trục đường nhỏ hẹp, thiếu mặt bằng để đậu xe này nên việc sử dụng vào các tình huống chữa cháy khó đáp ứng được yêu cầu. (Xem tiếp)

Vì sao đầu tư gần 29.000 tỷ đồng TP. HCM vẫn ngập

Quá trình đô thị hóa, biến đổi khí hậu, thiếu vốn... là các nguyên nhân khiến công tác chống ngập tại TP HCM chưa hiệu quả.

Cùng với việc chậm triển khai các quy hoạch thoát nước, TP. HCM đang phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi khiến công tác chống ngập gặp thêm nhiều khó khăn. Một trong số đó là biến đổi khí hậu khiến lượng mưa ngày càng lớn và đỉnh triều trên sông ngày càng cao.

Cụ thể, các cơn mưa có vũ lượng trên 100 mm xuất hiện ngày càng nhiều (mỗi năm 3 lần) và triều cường năm sau luôn cao hơn năm trước với đỉnh triều hiện là 1,68 m so với 10 năm trước đây chỉ là 1,5 m. Ngoài ra, địa hình thấp (41% diện tích có cao độ dưới một mét) và hệ thống kênh rạch chằng chịt (hơn 3.000 tuyến dài hơn 5.000 km) cũng góp phần làm cho TP. HCM ngập nặng hơn những nơi khác.(Xem tiếp)

23 tháng 8 2016

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các bài toán hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

23 tháng 8 2016

bn muốn bị mất ních thì đăng nhiều câu hỏi linh tinh vào

còn ko thì đừng bao giờ đăng mấy câu này trên online math nữa

ai thấy mk nói đúng thì tích cho mk nha

23 tháng 3 2022

Biện pháp: Đô thị hóa có kế hoạch

23 tháng 3 2022

Biện pháp: Đô thị hóa có kế hoạch

18 tháng 10 2021

Lỗi hay spam đây?

2 tháng 4 2019

Đáp án B

Để khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách của Chính phủ sau Cách mạng tháng Tám, nhân dân ta đã tích cực hưởng ứng phong trào “Tuần lễ vàng”.

19 tháng 12 2018

Sau cách mạng tháng 8 đất nước ta, dân tộc ta đứng trước tình thế vô cùng hiểm nghèo, ta vừa giành được chính quyền lại đứng trước nguy cơ mất chính quyền vận mệnh dân tộc chẳng khác nào: “Ngàn cân treo sợi tóc” giữ vững chính quyền là điều không tưởng nhưng bằng tài năng sáng suốt Đảng đã lạnh đạo nhân dân vượt qua những khó khăn này.

11 tháng 4 2018

Đáp án: B

 

8 tháng 2 2023

Cùng với ô nhiễm môi trường, vấn đề an toàn giao thông cũng làm hao tốn nhiều giấy mực của dư luận. Không phải ngẫu nhiên mà nó ngày càng được quan tâm hơn bởi mọi người trong xã hội. Với nhu cầu tham gia giao thông ngày càng tăng của các phương tiện đi lại thì diễn biến giao thông ngày càng diễn ra phức tạp đặc biệt là các thành phố lớn. Sự an toàn của người tham gia giao thông từ đó ngày càng được quan tâm nhiều hơn. An toàn giao thông là sự đảm bảo về tính mạng của người tham gia giao thông. Nó ngày càng được quan tâm bởi tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến tinh thần của người đi đường. Trước đây, tai nạn giao thông cũng xảy ra nhưng không diễn ra nhiều bằng hiện nay. Mỗi năm đều có những thông số nói về tai nạn giao thông. Trong chín tháng của năm 2015 (tính từ ngày 16 tháng 12 năm 2014 đến ngày 15 tháng 9 năm 2015) đã xảy ra 16459 vụ tai nạn giao thông làm 6518 người chết và 14929 người bị thương. Một con số đáng báo động cho tình trạng giao thông hiện nay. Nguyên nhân của tình trạng này phổ biến nhất là do ý thức của người tham gia giao thông. Trước hết là họ không tuân thủ đúng luật giao thông, hệ thống đèn báo hiệu, đèn giao thông cũng như hiệu lệnh của cảnh sát giao thông trên đường. Điều này là khá phổ biến. Đã có rất nhiều cô cậu thanh niên chưa đủ tuổi điều khiển xe gắn máy, xe tay ga nhưng lại lạng lách đánh võng trên đường không những cản trở giao thông mà đã có nhiều vụ tai nạn giao thông do việc này mà ra. Không chỉ thế ý thức tham gia giao thông của mọi người cũng rất kém, vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, ngược chiều đường, dừng sai nơi

`Yến`

8 tháng 2 2023

Một trong những vấn đề vô cùng phổ biến ở VN chính là tình trạng giao thông hiện nay.

Vì sao lại thế, bởi văn hóa giao thông của mọi người chưa đủ tốt (nguyên nhân chủ quan) và giá đất quá cao nhà nước không đủ lực để mở rộng đường (nguyên nhân khách quan). Cách khắc phục ở đây là ai ai cũng hiểu và luôn tuân theo luật giao thông như: không bóp kèn khi tắc đường quá nhiều, không vượt đèn đỏ, không lấn chiếm lòng đường đi bộ,... Chung quy, người lớn cần học cách nhường nhịn, làm gương cho trẻ em về văn hóa giao thông và nhà trường thầy cô giáo cũng dạy dỗ các em những vấn đề thực tế như tham gia giao thông. 

Khép lại, bản thân chúng ta cần để tình trạng giao thông hiện nay tốt đẹp hơn nhờ vào ý thức văn hóa giao thông của bất kì ai.