K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 8 2016

Trong cuốc sống hàng ngày , đôi khi chúng ta vẫn còn gặp những hinệ tượng con cái bất hiếu , vô lễ với cha mẹ . Những hành vi vô đạo đức đó đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến truyền thống đạo đức của dân tộc , xúc pạhm đế tỳh mẫu tữ thiêng liêg. Để khuyên răng , giáo duc họ về đạo làm con , ông cha ta từ xưa đã có 1 bài ca dao rất nỗi tiếng mà ko 1 ng` VN nào mà ko thuộc:
(chép lại câu đók)
2/Công cha nghĩa mẹ thật là to lớn và vô tận biết bao ! Sự to lớn của công cha được ca ngợi , được so sánh với hình ãnh cao vời vợi của núi Thái Sơn - một ngọn núi cao nổi tiếng ỡ TQ , mà ngày xưa trong thơ văn , các nhà văn nhà thơ thường mượn hình ảnh này để nói lên các lớn lao của sự vật .Và nước trong nguồn là dòng nước chảy không bao giờ cạn là hình ảnh được dùng để thể hiện sự vô tận , vô cùng bao la của nghĩa mẹ .Ca ngợi công lao vừa to lớn , vừa bất tận của cha mẹ , bài ca dao muốn nhắc nhở mọi người về bổn phận làm con , đạo làm con phãi thờ mẹ kính cha , phải cho tròn chữ hiếu .Đạo là đường lối phải theo cho phù hợp với luân lý xã hội .Hiếu là lòng kính yêu của con cái đối với cha mẹ .Thờ . kính là sự yêu mến , sự tôn trọng và chăm lo một cách tôn kính .Toàn bài ca dao đã phản ánh một vấn đề đạo đức là làm con pgải có hiếu với cha mẹ .Đó là hành vi đạo đức được bao đời ca ngợi .
Tại sao con cái phải có hiếu với cha mẹ ?Đó chính là vì cái công lao sinh thành , dưỡng dục của cho mẹ đối với con cái .Không có cây thì không có quả , không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi người chúng ta .Công đức sinh thành của cha mẹ ta thật không gì sánh bằng .Biết ơn cha mẹ trước tiên và sâu xa nhất là biết đến công ơn này . Cha mẹ ầ người sinh ra ta , đồng thời cha mẹ cũng là người có công nuôi dạy ta bao năm tháng , từ một đứa trẻ ngây thơ trở thành một trang thiếu niên có hiểu biết . Cơm ăn,áo mặc hằng ngày , thuốc thang chữa trị khi ta đau ốm và biết bao vật dụng cho ta , tất cã đều do công sức lao động gian nan, vất vả và tấm lòng bao la của cha mẹ .Ta hiểu biết điều hay lẽ phải , biết cách cư xử trong gia đình , trong xã hội cũng là nhờ công lao dạy bảo , giáo dục của cha mẹ ,Rồi ta được đi học mở mang kiến thức , cũng là nhờ công lao và tình thương của cha mẹ. Thật đúng là cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể .Để đáp lại sự sinh thành và dưỡng dục ấy , đạo làm con phải giữ tròn chữ hiếu .Đó chính là đền đáp xứng đáng của người con đối với cha mẹ .Và đây cũng là một tiêu chuẩn đạo đức của con người trong xã hội , trong cuộc sống .
Ngoài ra , câu ca dao còn rất đúng vì nó là một giá trị đạo đức to lớn , đem lại nhiều lợi ích trong cuộc sống , nhất là nó không bị phai mờ mà còn tồn tại cho đến ngày hôm sau .Trong kho tàng văn học dân gian VN , chúng ta vẫn còn gặp những câu tục ngữ mang ý nghĩa tương tự :
Công cha như núi ngất trời 
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông
Những lí lẽ và dẫn chứng trên đã một lần nữa khẳng định sự đúng đắn của câu ca dao trên , khẳng định đó cũng chính là một chân lí của cuộc sống , một cơ sở đạo đức của xã hội , của con người .
Tuy nhiên , hiếu với cha mẹ đồng thời phải hiếu với nhân dân như Bác Hồ đã dạy :Trung với Đảng , hiếu với dân .Một người con có hiếu với cha mẹ còn phải là một người con của nhân dân .Khi Tổ quốc và nhân dân yêu cầu , người con có hiếu đó vẫn có thể tạm gác viễc nuôi dưỡng chăm sóc cha mẹ để lo việc dân việc nước .Trong trường hợp đó , hiếu với dân cũng là hiếu thảo với cha mẹ .Biết bao nhiêu chiến sĩ cách mạng đã phải gác lại tình cha nghĩa mẹ để dấn thân vào cuộc đấu tranh một mất một còn với kẻ thù mà lòng vẫn canh cánh rằng chữ hiêú vẫn chưa tròn . Họ không phụng dưỡng được cha mẹ lúc tuổi già nhưng vẫn một lòng thờ mẹ kính cha , họ vẫn là người con chí hiếu .
Vậy chúng ta phải hiếu với cha mẹ như thế nào ? Người con có hiếu là người yêu thương kính trọng cha mẹ , vâng lời cha mẹ , biết tuân thao những lời chỉ bảo đúng đắn của cha mẹ .Người con có hiếu phải biết làm cho cha mẹ vui lòng bằng cách chăm chỉ học tập , bằng những lời nói và việc làm có đạo đức như đi thưa , về trình và luôn giúp đỡ cha mẹ trong công việc gia đình .Nhất là khi cha mẹ già yếu , ốm đau , người con càng phải hết lòng chăm sóc , phụng dưỡng với tất cả tình cảm quý trọng của mình .Hành động hiếu thảo này chính là lời khuyên mang ý nghĩa sâu sắc của bài ca cao .
Với lòng hiếu thẻo đó đã giúp cho gia đình đầm ấm , hạnh phúc .Người con hiếu thảo trong gia đình và đồng thời cũng trở thành trò giỏi trong nhà trường , một công dân tốt , biết làm tròn nghĩa vụ , giúp ích cho nước nhà , tạo cho xã hội ngày càng phát triển .Đó cũng chính là một kết quả . Một tác dụng to lớn mà chúng ta phải thừa kế và càng phát huy lòng hiếu thảo để cho truyền thống tốt đẹp này được tồn tại mãi mãi .
3/KB:
Bài ca dao vừa là lời ca ngợi một đạo lí tốt đẹp của dân tộc , vừa là lời khuyên bảo thật cao quý .Giá trị to lớn của bài ca dao là một nghệ thuật độc đáo .

1 tháng 8 2016

Cha mẹ sinh con hay nuôi con vậy bạn??

5 tháng 9 2017

Gọi tuổi của em gái là a

Tuổi con trai là 5a

Tuổi mẹ là 5a x 6 = 30a

Tuổi bố là : a + 5a + 30a = 36a

Tuổi bà là: a + 5a + 30a + 36a = 72a

Vì tuổi thọ trung bình của con người < 100 nên a chỉ có thể =1 khi đó tuổi bà = 72 x 1= 72 tuổi

Tuôit con trai là 5x1 =  5 tuổi

3 tháng 8 2017

ko có tông số tuổi à

25 tháng 12 2021

Câu tục ngữ: ''Không ai giàu ba họ không ai khó ba đời'' đề cập đến phương pháp luận chung nhất

của triết học.

Rút ra bài học

- Trong cuộc sống, sự giàu nghèo không chừa một ai. Có thể có những người từ giàu thành nghèo, hoặc từ nghèo thành giàu. Không ai tự nhiên giàu mà cũng không ai cố gắng mà nghèo khó suốt cả. Tất cả đều phụ thuộc vào sự cố gắng, chăm chỉ, nỗ lực của bản thân.

=> Do vậy, việc cần thiết nhất hiện tại là phải cố gắng học tập thật giỏi để trở thành người có ích cho xã hội.\, giúp đất nước phát triển hơn.

25 tháng 3 2022

 

bạn tham khảo dàn ý nha

Mở bài

 

- Giới thiệu khái quát câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm".

2. Thân bài

* Giải thích câu tục ngữ:

- Nghĩa đen:
+ "Đói" và "rách": Biểu hiện cho sự nghèo khó, thiếu thốn, khó khăn đến cùng cực của con người.
+ "Sạch" và "thơm": Biểu hiện cho sự sạch sẽ, tươm tất, thơm tho.
+ "Đói cho sạch": Nói đến miếng ăn, dù có đói đến cỡ nào cũng phải ăn uống cho sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh, không gây bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
+ "Rách cho thơm": Nói về cái mặc, ý chỉ quần áo dù cho có rách rưới, không lành lặn thì cũng không được để bẩn, phải giữ cho sạch sẽ, thơm tho.
- Động từ "cho": Có nghĩa giữ lấy, giữ gìn phẩm chất tốt đẹp mà mình đang có.
- Nghĩa bóng: Câu này nhắn nhủ mỗi người cần phải ghi nhớ dù trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào cũng phải luôn gìn giữ, trân trọng nhân phẩm, danh dự của bản thân.

* Vì sao đói phải cho sạch, rách cho thơm?
- Nếu chúng ta không ý thức được vấn đề này thì sẽ để lại nhiều hậu quả, bởi vậy mỗi người cần tích cực rèn luyện cho mình những thói quen tốt, có như vậy mới mong có muốn một cuộc soosg tích cực hơn.
- Câu tục ngữ nhằm khuyên răn con người không nên vì những cám dỗ tầm thường cuộc sống mà đánh mất đi giá trị nhân phẩm của bản thân.

* Nêu một vài dẫn chứng liên hệ.

3. Kết bài

- Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ.
- Rút ra bài học cho bản thân.

14 tháng 3 2018

câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim khuyên chúng ta phải biết kiên nhẫn kiên trì  chịu khó thì việc gì cũng thành công.

như chiếc thanh sắt cũng vậy nếu chúng ta biết kiên trì thì thanh sắt này sẽ nhỏ dần và sẽ trở thành một chiếc kim thôi

k mình nhé

14 tháng 3 2018

Trong cuộc sống, con người ta đều có những thành công đạt được và những ước mơ muốn vươn tới. Và để thực hiện được điều đó thì ta phải có lòng kiên trì, bền bỉ, nỗlực. Chính vì vậy ông cha ta đã có câu : “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để động viên, khích lệ hay nói một cách khác là khuyên răn con cháu, dạy bảo những kinh nghiệm trong đời thường, cuộc sống.Câu tục ngữ được chia làm hai vế, mỗi vế có 4 từ. Hai vế này có hai cặp từ tương ứng với nhau: “Có công – có ngày ; mài sắt – nên kim”. Một vế chỉ sự nỗ lực, một vế chỉ thành quả đạt được.

Cây kim tuy nhỏ nhưng nó rất có ích, tròn trịa, trơn bóng, sắc nét. Để mài được mộtcây kim như vậy thì thật là khó.Câu tục ngữ này mượn hình ảnh cây kim để nói lên được phẩm chất cao quý truyềnthống của dân tộc Việt Nam từ hàng nghìn đời nay. Từ những việc nhỏ như quét nhà,nấu cơm đến những việc lớn như xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm.

Những thành tựu hiện nay mà ông cha ta đạt được đã minh chứng cho điều đó. Những tháp chùa cổ kính có giá trị, một số công trình nghệ thuật nổi tiếng như tháp Chương Sơn,chuông chùa Trùng Quang… với những đường nét hoa văn thanh thoát, mạnh mẽ,thể hiện tinh thần thượng võ, yêu nước. Và một thành tựu lớn nhất của ông cha ta đó chính là xây dựng nên được một quốc gia văn minh, nhân dân đồng lòng, đất nước yên bình. Công cuộc dựng, giữ , phát huy, đổi mới đất nước đó đã thể hiện được sự bền bỉ, chịu thương chịu khó, sự sáng tạo, lao động kiên cường của ông cha ta. Trong lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã có những việc làm và kết quả đạt được để khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng.

Từ xưa tới giờ, đất nước ta đã gặp phải những khó khăn rất lớn, từ những thảm hoạ thiên nhiên như lụt lội, bão bùng đến những cuộc chiến tranh do con người tạo ra nhưng nhờ sự cố gắng, chịu đựng, vượt khó mà chúng ta đã khắc phục được những trở ngại đó. Và trong học tập thì điều đó lại càng được khẳng định rõ nét hơn. Những em bé chập chững bước vào lớp một, tập toẹ đánh vần, viết chữ đến những năm tháng tiếp theo lên lớp, phải kiên trì cần cù mới mong đạt được kết quả tốt trên con đường học tập của mình.

Trong đường đời cũng vậy, những danh nhân, thương gia, thi sĩ, nhà nho, nhà vănnổi tiếng cũng từng phải vất vả, hi sinh, sử dụng những kiến thức mình có nhưng không thể thiếu đi và phải luôn gắn liền với sự kiên trì, chuyên cần, sáng tạo mới có thể thành đạt.

Những tấm gương chăm học, những tấm gương chịu khó như Bác Hồ là một điển hình rõ nét nhất. Bác đã phải vất vả làm việc, chịu khó học tiếng nước ngoài, đi bôn ba khắp nơi để tìm đường cứu nước. Thật hiếm ai như vậy! Và cũng nhờ những sự nỗ lực đó mà đất nước ta mới được tự hào về một danh nhân, một vị lãnh tụ vĩ đại nổi tiếng mà khắp năm, châu bốn bể đều biết tới.

Câu tục ngữ trên với hình thức ngôn từ dân dã nhưng thật ngắn gọn súc tích, baohàm những ý nghĩa sâu sa. Đó chính là những đúc kết lâu đời trong quá trình lao động, kinh nghiệm chiến đấu, sản xuất và cả trong đời thường cuộc sống của ông cha ta. Nó như một bài học quý báu, một thông điệp hữu dụng, một lời dạy chân tình rằng: “Hãy biết tu dưỡng, rèn luyện những đức tính, phẩm chất kiên trì, nhẫnnại, chịu khó, cần cù, sáng tạo, kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để làmnên một sức mạnh vô địch vượt mọi gian truân, vất vả trong cuộc sống, những trởngại éo le nhất mà đi tới thành công, thắng lợi”. Nào chúng ta hãy bắt đầu bằngnhững việc nhỏ nhất như học tập chăm chỉ, lao động cần cù để trở thành con ngoantrò giỏi, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước nhé!!!

            Công cha như núi ngất trời            Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông            Núi cao biển rộng mênh mông            Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

            Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình.

            Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”. Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cũng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.

            Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nấng con thành người của cha của mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,… Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian.

10 tháng 1 2022

Tham khảo :

    Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình.

          Bài ca dao khép lại để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

10 tháng 1 2022

cảm ơn bn

 

9 tháng 10 2021

Đề khó vậy ta.

9 tháng 10 2021

tham khảo

 

Ngày xửa ngày xưa, trong khu rừng nọ, có một con Cáo già tinh ranh, độc ác. Nó thường nghĩ ra đủ mưu mẹo để lừa những con vật nhẹ dạ, cả tin, biến thành mồi ngon cho nó.

 

Sáng hôm ấy, trên đường đi kiếm ăn, Cáo nhác trông thấy chú Gà Trống có cái mào đỏ chót rung rinh, bộ lông bóng mượt, đôi chân vàng rực bám chắc vào cành cây. Chú Gà Trống đang mê mải gáy vang, chào đón Mặt trời, báo hiệu cho tất cả muông thú trong rừng biết một ngày mới đã bắt đầu.

 

Cáo ta thèm chảy dãi. Nó nghĩ bụng: “Chà ! Thịt chú Gà Trống kia chắc là ngon tuyệt! Mình phải dụ cho Gà Trống xuống đất thì mới vồ được!”. Cáo ngoác mồm cười rồi đon đả ngỏ lời:

 

-  Kìa! Xin chào anh bạn quý mến của tôi! Mời anh xuống đây nghe tôi báo tin vui này: Từ giờ trở đi, muôn loài sống trong rừng sẽ kết thành bè bạn. Tôi sung sướng lắm nên muốn báo cho bạn hữu xa gần đều biết. Nào! Gà Trống ! Xin đừng e ngại, hãy xuống nhanh để tôi hôn bạn, bày tỏ tình thân ái!

 

Nãy giờ, Gà Trống vẫn yên lặng nghe Cáo dụ dỗ nhưng trong lòng thì chẳng lạ gì trò lừa bịp của Cáo. Muốn doạ cho Cáo sợ, Gà Trống nhanh trí bảo:

 

- Cảm ơn anh Cáo đã có lòng tốt! Từ nay trở đi, Gà và Cáo chung sống hoà bình với nhau thì quả là chẳng có tin mừng nào hơn! Ô kìa! Tôi thấy có hai anh chó săn đang chạy lại phía này. Chắc là họ cũng vội vàng đi loan tin vui như anh vậy!

 

Nghe thấy thế, Cáo hồn bay phách lạc, quắp đuôi, co cẳng chạy biến. Gà Trống khoái chí cười khì:

 

-   Rõ là phường gian dối, hèn nhát! Ngữ ấy thì làm gì được ai!

 

 

Tham khảo :

Ngay trước của nhà tôi có một cây nhãn lớn, chim về hót líu lo và làm tổ rất nhiều. Trong đó có một tổ ở chót vót trên tít cây cao, là mái ấm của mẹ con chim. Sau một đêm mưa to, gió lớn, sáng hôm sau, người ta thấy ở tổ chim chót vót trên cành cây cao, chim mẹ giũ lông, giũ cánh cho mau khô rồi khẽ nhích ra ngoài. Tia nắng ấm vừa vặn rơi xuống đúng chỗ chim non đang ngái ngủ, lông cánh vẫn còn khô nguyên.
Đêm hôm trước, trởi mưa đến là to sau bao nhiêu ngày dài ròng rã với cái nắng chói chang. Những cơn mưa bắt đầu ập đến từ chiều tà. Những đám mây đen kịt không biết từ nơi nao kéo tới, che phue kín cả bầu trời. Đám mây to khổng lồ, nặng nề , báo hiệu một cơn mưa rào thật lớn. Sấm nổ ầm ầm bên tai. Những tia chớp ngoằn nghèo, ánh lên snags rực cả bầu trời tối như mực. Bầu trời như một con người đang giận dữ. Gió thổi từng cơn, cuốn hết bao nhiêu là lá cành. Những cây nhãn, cây bàng, cây xoài,... ngả nghiêng trong cơn cơn gió.
Trái lại với sựdữ dội của cơn mưa sắp tới là hình ảnh của tổ chim, nơi trú ngụ của mấy mẹ con chim với vài ba chiếc lá, những cẳng cây được uốn lại thnahf vòng tròn. Tưởng như một cớn gió mạnh có thể khiến nó rơi xuống bất cứ lúc nào. Chính vì vậy mà chim mẹ hết sức lo lắng. Nó không biết làm sao để có thể giữ yên chiếc tổ mỏng manh của mình. Chim mẹ cứ bay đi lại bay lại như muốn kiếm tìm sự giúp đỡ. Nhưng thật chẳng may, chỉ có mình nó cô đơn mà thôi. Những con chim con non nớt trong tổ vô cùng sợ hãi. Những âm thanh đì đùng của sấm, từng cơn mạnh mẽ của gió, chớp nhì nhằng nơi xa khiến những chú chim non hoảng sợ, chúng kêu lên những tiếng thất thanh, lo sợ.
Và rồi, cơn mưa bắt đầu ập đến vào buổi đêm. Bắt đầu là những giọt li ti, thưa thớt. Dần dần mưa mỗi lúc một mạnh. Những giọt mưa trĩu nặng liên tiếp quật tới tấp vào chiếc tổ bé nhỏ của mấy mẹ con chim. Gió không ngừng rít, cành lá chao đảo. Cái cây phải oằn mình trước giông gió của trận mưa, mấy mẹ con chim cũng phải gắng sức chống chọi với phong ba bão táp. Những tiếng kêu hoảng hốt của chim non vang lên không ngớt.
Mưa to tưởng như cuốn trôi đi tất cả. Thế nhưng mọi hiểm nguy rồi cũng qua đi. Những chú chim non nhờ có sự bảo vệ, bao bọc của mẹ mà có thể say giấc nồngvà không bị ướt. Chim mẹ tuy có vẻ mệt mỏi nhưng lòng tràn ngập hạnh phúc vì đã bải vệ được đứa con của mình.
Sự can đảm, vững vàng của chim mẹ là hình ảnh thật khiến người ta nể phục. Hình ảnh chim mẹ gợi cho ta thấy vẻ đẹp của tình mẫu tử trong cuộc sống. Mẹ có thể hi sinh tất cả, bảo vệ con trước những giông tố của cuộc đời.

9 tháng 6 2021

Bài làm

Suốt đêm, mưa to, gió lớn. Sáng ra, ở tổ chim chót vót trên cây cao, chim mẹ giũ giữ lông cánh cho khô rồi khẽ nhích ra ngoài. Tia nắng ấm vừa vặn rơi xuống đúng chỗ chú chim non đang ngái ngủ, lông cánh vẫn khô nguyên. Thì ra… 

Hôm qua, khi trời vừa tối thì cũng là lúc những hạt mưa đầu tiên rơi xuống mặt đất. cây cối nghiêng ngả bởi gió mạnh dần lên, mưa xối xả ào đến. Từ trên cây lim già, chim mẹ vô cùng lo lắng. Các bạn chim đã hốt hoảng bay đi tìm chỗ trú ẩn, còn nó lúng túng trước đứa con út bé bỏng chưa đủ sức bay xa. Nhìn bầu trời đen kịt, gió rít ào ào, chớp giật xé rách bầu trời, sấm như trống thúc liên hồi mà lòng dạ nó tơi bời. Nó không thể bỏ con lại mà bay đi. Cắp con theo mà chống chọi với dông bão, cơn giận điên cuồng của trời đát thì nó không đủ sức. Chim mẹ quyết định cùng con ở lại tổ, phải lấy thân mình che chở cho con. Lúc này tiếng gió thổi tạt đi nhửng tiếng kêu non nớt của chú chim mới chào đời chưa được bao nhiêu. Có lẽ đây là lần đầu tiên chú chim nhỏ tận mắt thấy được sự khốc liệt của cuộc sống, của bão tố.

Chúc rúc vào lòng mẹ, miệng kêu chiếp chiếp liên tục. Chim mẹ dang đôi cánh bé nhỏ che chở cho con. Đối với chú đôi cánh ấy lúc bấy giờ là một ngôi nhà ấm ấp, che chắn cho chú trong trận mưa bão đầu tiên này.

Mưa càng ngày càng lớn. Mưa như trút hết những tức tối, bực bội của đất trời sau bao ngày nắng nóng triền miên. Chim mẹ ủ con vào lòng. Cánh sải rộng ra, móng chim bám chặt vào tổ, nó cố sức ghì chắc để giữ cái tổ mà nó đang xoay các hướng nằm bức ra khỏi ngọn cây. Mưa xối xả vào đầu, mắt, vào da thịt chim mẹ. Nó nghiến răng chịu đau, chịu xót, chịu sự rát bỏng của gió, mưa. Nó phải bảo vệ để không một giọt mưa, không một làn gió nào xâm hại đến đứa con đang run lên vì sợ hãi. Bằng tình thương lớn lao, chim mẹ cố sức chống lại bão tố, chống lại gió thét mưa gào để giữ sự bình yên cho con.

Chú chim non trong đêm đó đã ngủ thiếp đi lúc nào không biết, có lẽ sự che chở của chim mẹ đã làm cho chú yên tâm, tin tưởng.

Thế rồi một ngày mới lại bắt đầu. Cơn bão đã ngừng. Mưa cũng ngừng rơi và gió cũng ngừng thổi, nhanh như khi nó đến bất chợt vậy. Những tia nắng đầu tiên đã chiếu xuống. Ánh nắng càng làm rõ những giọt nước còn đọng lại trên cành cây, kẽ lá và cả trên người con chim mẹ. Nó khiến chịm mẹ bừng tỉnh. Mọi chuyện xảy ra như một giấc mơ hãi hùng. Nhìn đứa con nhỏ đang say giấc nồng, lông cánh khô nguyên, nó xiết bao sung sướng. Yên tâm, nó khẽ khàng bước ra ngoài tổ, giữ đi những giọt nước mưa cuối cùng còn sót lại, rỉa lông cánh cho mượt mà và chào đón những tia nắng rơi nhẹ xuống tổ chim.

Câu chuyện của hai mẹ con họa mi thật cảm động. Nó khiến chúng ta nghĩ tới công lao và tấm lòng của người mẹ đối với con cái. Ta thầm cảm ơn và yêu quý mẹ ngàn lần.