K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 8 2023

Mở đoạn:

- Dẫn dắt, giới thiệu nhân vật Vũ Nương thông qua tác phẩm, tác giả.

Có những câu chuyện chỉ tồn tại trong tưởng tượng của người thi sĩ, nhưng cũng có những câu chuyện lại được lấy cảm hứng từ cuộc sống thực (câu ghép). Và vào thế kỉ 16, thiên truyện "Truyền kì mạn lục" của nhà văn Nguyễn Dữ được ra đời nói về số phận khắc khổ của người phụ nữ thời phong kiến. Một trong truyện ấy là "Chuyện người con gái Nam Xương". Trong ấy, nhân vật Vũ Nương là người con gái đức hạnh nhưng lại có số phận bất hạnh.

Thân đoạn:

- Khái quát chung về đặc điểm của nhân vật này:

+ Là người vợ chung thủy, người con dâu hiếu thảo.

- Đi sâu vào phân tích, bàn luận vẻ đẹp trong vai trò người vợ của Vũ Nương:

+ Nàng là người vợ rất mực thủy chung với chồng, có thú vui gia thất nhưng vì chồng mà một mực giữ gìn trinh tiết.

+ Khi chồng ra trận thì một tuần sau, nàng sinh con và cố gắng làm tròn vai trò người mẹ: chăm sóc nuôi con từng li từng tý.

+ Nàng vừa làm tròn bổn phận người vợ, người mẹ vừa làm tròn bổn phận của một người con, nàng luôn chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ chồng.

+ Nàng sợ bé Đản cô đơn khi thiếu vắng đi hình ảnh người cha, nàng chỉ chiếc bóng của mình trên tường và nói đó là cha của cậu bé. Giúp cho cậu nguôi ngoai phần nào về cha mình.

+ Có thể nói, nàng đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của người vợ, nàng chăm chỉ tảo tần, nàng đoan trang giữ gìn, nàng thương con thương chồng.

- Nhận xét:

+ Có thể nói là nàng đã cố gắng dành trọn "tình" và "nghĩa" cho chồng con của mình, cha mẹ.

+ Có lẽ vẻ đẹp của Vũ Nương cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ thời xưa.

+ Ta có thể kết luận rằng nàng chính là người phụ nữ lý tưởng cho xã hội bấy giờ, có đủ: Công, dung, ngôn và hạnh.

+ Số phận: Chỉ đáng tiếc rằng cái vẻ đẹp ấy của nàng lại bị chồng xem thường, không tin tưởng mình mà cuối cùng nàng có cái kết rất bi kịch là: lấy cái chết của bản thân để chứng minh sự trong sạch của mình.

-> Bi kịch từ đầu đã là do chồng Nương đa nghi lại thêm tính không tin tưởng vợ mình mà chỉ tin trẻ con dẫn đến cái chết của nàng.

-> Cuộc đời nàng sống công dung ngôn hạnh, khắc khổ nhưng chưa bao giờ được yêu thương thực sự.

-> Nàng - cũng như bao người phụ nữ khác thời phong kiến bị ràng buộc bởi định kiến làm vợ nên không dám sống tiếp.

Kết đoạn:

- Tổng kết, khẳng định lại suy nghĩ và cảm nhận của mình dành cho nhân vật này.

17 tháng 10 2020

Viết ra thì dài lắm nên mik chỉ đưa ra các câu triển khai thôi nhé

ĐOẠN VĂN TPH:

MB : Câu chủ đề : Chăm chỉ học tập sẽ giúp cho tương lai của bạn trở nên tốt đẹp hơn.

TB : Câu triển khai 1

       - Học tập là gì? (giải thích nghĩa)

       - Vì sao chúng ta phải học tập? (nêu những lý do cụ thể)

       Câu TK 2

       - Nêu ra 2 nhân vật tiêu biểu để làm rõ câu TK1: 

         + VD : Bác Hồ (học được nhiều thứ tiếng)

        Câu TK 3

       - Nếu không có sự quyết tâm trong con đường học tập thì sẽ gây ra những hậu quả gì?

       - Nêu 1 ví dụ về việc học sinh học trong lớp không tập trung học tập.

        Câu TK 4

       - Học tập sẽ giúp cho chúng ta đạt được những gì bây giờ và sau này? (lợi ích)

KB : Câu chủ đề 2: Khẳng định việc học tập rất quan trọng và chăm chỉ học tập sẽ giúp chúng ta gặt hái được những thành quả tốt đẹp sau này.

*Với đv diễn dịch thì bạn chỉ cần viết câu chủ đề ở đầu đv, không cần vt thêm câu cđ ở cuối đoạn

*Còn đv quy nạp thì câu cuối bạn sẽ phải ghi câu cđ1 ở cuối đoạn còn phần MB sẽ không được ghi câu cđ

18 tháng 10 2020

EM BOTAY.CẰM

17 tháng 8 2021

Tham khảo

Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", chị Dậu là người có tinh thần phản kháng mạnh mẽ. Thật vậy, tinh thần phản kháng mạnh mẽ ấy của chị Dậu xuất phát từ chính tình yêu thương chồng của chị. Từ chỗ nhún nhường, nhẫn nhịu, cam chịu trước cai lệ và người nhà lí trưởng, chị đã chuyển từ đấu lí sang đấu lực. Hơn ai khác, chị hiểu chồng chị đang trong tình cảnh ốm đau thế nào, nếu còn bị đánh trói thì chắc chắn chồng chị sẽ không chịu nổi. Vì vậy, hành động đó của chị chính là xuất phát từ tình yêu thương chồng, từ việc cai lệ và người nhà lí trưởng cứ một mực đòi trói chồng chị đi. Nỗi căm phẫn của chị dồn nén thành sự phản kháng đến bất ngờ ấy. Hơn nữa, với sự hung hăng của bọn cai lệ thì chị không thể dùng cách nhún nhường nhẫn nại mà cầu xin cai lệ, người nhà lí trưởng được. Cách duy nhất chị có thể dùng đó là vùng lên đấu tranh với chúng. Một là do chị buộc phải làm thế để bảo vệ chồng trong khoảnh khắc ấy, và cũng là do chúng dồn chị đến bước đường cùng. Sau tất cả những sự nhún nhường, câu nói "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem" của chị đã thể hiện được chủ đề của toàn bộ đoạn trích. Hành động ấy của chị không phải là hành động ngông cuồng mà nó là đại diện của toàn thể tầng lớp người nông dân bấy giờ muốn phản kháng, muốn đấu tranh đòi lại công bằng từ phía bọn xã hội phong kiến, thể hiện được giá trị nhân văn tốt đẹp. Đó là sự phản kháng của người nông dân bị áp bức, cùng khao khát công bằng của họ. Qua đó, ta thấy rằng chị Dậu là một người phụ nữ vừa giàu lòng yêu thương vừa có sức sống tiềm tàn mạnh mẽ.