K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 9 2016


Thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” là cơ hội dân số chỉ xảy ra một lần và trong một khoảng thời gian nhất định – với nhiều thuận lợi cũng như thách thức cho tăng trưởng, phát triển kinh tế. Do đó, chính phủ nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển rất quan tâm đến việc tận dụng cơ hội "dân số vàng" này để có những bước nhảy vọt trong tăng trưởng và phát triển. 

Nhật Bản đã kết thúc thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” vào thời điểm 1965-2000, đây là giai đoạn chứng kiến sự bùng nổ kinh tế của Nhật Bản, đặc biệt từ giữa những năm 50 đến cuối những năm 80 thế kỷ trước.

Trong thời kỳ này, gắn liền với chính sách kinh tế, Nhật Bản đã thực hiện hàng loạt chính sách nhất quán và hành động tích cực để xây dựng một hệ thống giáo dục tốt, tạo ra lực lượng lao động có giáo dục và kỹ năng cho bộ phận dân số mà trong những năm 60 được gọi là “những quả trứng vàng.”

Chính sách y tế cũng được đặc biệt coi trọng với mạng lưới cơ sở chăm sóc y tế được xây dựng nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu mang tính đặc trưng của từng vùng, khu vực. 

Tuy nhiên, hiện nay “cơ cấu dân số vàng” dần kết thúc trong bối cảnh tổng tỷ suất sinh ngày càng giảm mạnh (xuống mức 1,3 vào năm 2007) nên Nhật Bản lại đối mặt với một vấn đề dân số nghiêm trọng là tỷ số phụ thuộc già tăng nhanh chưa từng có. 

Chính phủ Nhật Bản đang tìm mọi biện pháp để giảm thiểu gánh nặng từ "làn sóng chuyển đổi dân số lần thứ hai," theo hướng già hóa. 

Tại Hàn Quốc, cơ cấu dân số vàng diễn ra trong vòng 49 năm (1965-2014). Đây cũng chính là giai đoạn Hàn Quốc trải nghiệm tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt từ đầu những năm 60 cho đến giữa những năm 80.

Từ một nước nghèo với thu nhập bình quân đầu người 60 USD/năm vào năm 1948, hiện nay, Hàn Quốc vươn lên trở thành quốc gia có nền kinh tế đứng thứ ba ở châu Á và thứ 13 trên thế giới. 

Để thúc đẩy tăng trưởng các ngành công nghiệp chủ đạo nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, chính phủ Hàn Quốc cũng xây dựng nhiều chiến lược đầu tư có trọng điểm cho phát triển nguồn nhân lực với sự chú trọng đặc biệt vào hệ thống giáo dục và y tế. 

Ở khu vực Đông Nam Á, Singapore tận dụng dấu hiệu của chuyển đổi dân số từ cuối những năm 70 để tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng mức bao phủ và chất lượng của hệ thống giáo dục là một minh chứng cụ thể.

Trong khi đó, Philippines có cùng chất lượng nguồn nhân lực xét theo mức độ giáo dục và y tế nhưng lại tăng trưởng chậm do tỷ lệ sinh quá cao và chất lượng thể chế chưa tốt. 

Thái Lan cũng thể hiện các nỗ lực xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cho tăng trưởng bằng các chính sách giáo dục, y tế mạnh mẽ gắn liền với chiến lược phát triển của một số ngành sản xuất chủ lực. 

Giải pháp cho Việt Nam 

Cơ cấu “dân số vàng” tạo ra nhiều thuận lợi, thế mạnh cho Việt Nam với lực lượng lao động trẻ, dồi dào nhưng lại là thách thức lớn vì hiện nay còn khoảng 70% lao động chưa được đào tạo nghề.

Bên cạnh đó, khoảng 70% dân số ở nông thôn, trong khi nông dân hiện nay mới sử dụng 40% thời gian cho sản xuất nông nghiệp, còn lại 60% thời gian là nông nhàn. 

Thu nhập thấp, thiếu việc làm, chất lượng sống và chất lượng dân số chưa cao, tốc độ già hóa nhanh, chi phí an sinh xã hội lớn cũng là những thách thức đặt ra với Việt Nam.
 
Theo giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Đình Cử (Viện Dân số và Các vấn đề xã hội, Ðại học Kinh tế quốc dân), thời kỳ "cơ cấu dân số vàng" đang mang lại cơ hội lớn để Việt Nam vượt qua các thách thức, nâng cao chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực - yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. 

Gia đình ít con, thu nhập tăng và áp lực dân số lên hệ thống giáo dục đã được tháo gỡ. Dân số trong độ tuổi đi học (5-24 tuổi) giảm từ hơn 33,2 triệu người năm 1999 xuống còn khoảng 29,5 triệu người năm 2013. 

Bối cảnh này đã tạo thuận lợi lớn cho gia đình và xã hội chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ. 

Ðầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đạt 20% tổng chi ngân sách nhà nước, vào loại cao trên thế giới. Kết quả này tạo điều kiện để Việt Nam phát triển giáo dục từ chiều rộng sang chiều sâu. 

Giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Đình Cử cũng nhấn mạnh mỏ vàng không khai thác thì còn, "cơ cấu dân số vàng" nếu không khai thác thì sẽ hết. Vì vậy, để đưa đất nước đi lên, phát triển bền vững, tránh được "bẫy thu nhập trung bình" và đương đầu được với thách thức dân số "siêu già" của thời kỳ "hậu dân số vàng," cần tận dụng những vận hội do "cơ cấu dân số vàng" mang lại, thông qua đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra và tìm kiếm nhiều việc làm có thu nhập cao, cả ở trong và ngoài nước, hạn chế tiêu dùng xa xỉ, nâng cao tiết kiệm, thúc đẩy đầu tư. 

Tiến sỹ Hồ Văn Hoành (Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khoa học Phát triển nguồn nhân lực, nhân tài Việt Nam) đề xuất Chính phủ cần tập trung rà soát để bổ sung chính sách phù hợp với tình hình mới nhằm kéo dài thời kỳ cơ cấu dân số “vàng” đó là giáo dục đào tạo; lao động, việc làm, nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài; chính sách xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời; chính sách về thị trường lao động và chuyển dịch lao động; dân số và y tế; chính sách an sinh xã hội... 

Bên cạnh đó, thời kỳ dân số vàng và già hóa dân số ở nước ta diễn ra cùng một lúc nên Nhà nước cần có những chính sách nhằm tận dụng ở mức cao nhất đối với bộ phận dân số là người cao tuổi, khuyến khích họ tham gia vào phát triển kinh tế-xã hội, nhất là đối với những người với độ tuổi từ 55-75 còn sức khỏe, đặc biệt đối với các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nhân, nghệ nhân, bác sỹ, những người sau khi nghỉ hưu vẫn còn khả năng lao động tham gia đóng góp phát triển kinh tế, xã hội. 

Theo dự báo của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), dân số Việt Nam đến năm 2040 sẽ đạt khoảng 104 triệu người. Đây là cũng thời điểm Việt Nam kết thúc thời kỳ "cơ cấu dân số vàng" và dân số bắt đầu già hóa nhanh.

Chính vì vậy, ông Arthur Erken, Trưởng đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam nhấn mạnh Việt Nam phải nắm bắt lấy cơ hội xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho thời kỳ chuyển đổi dân số, trong đó, cần phải chú trọng đầu tư vào thế hệ trẻ ngay từ bây giờ. 

Lực lượng dân số trẻ phải được chăm sóc về sức khỏe và được đào tạo kỹ năng tốt để có thể đóng góp vào sự phát triển của kinh tế xã hội khi bước vào thời kỳ già hóa dân số đang đến gần./. 

9 tháng 5 2019

a) Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta

- Tiếp tục thực hiện các biện pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình.

- Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.

- Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.

- Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể để mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu có tay nghề cao, có tác phong công nghiệp.

- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.

b) Vì sao phải thực hiện chiến lược đó?

- Xuất phát từ thực trạng về dân số và nguồn lao động.

+ Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là vào nửa cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số. Tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta vẫn còn cao (1,32%o năm trong giai đoạn 2002 - 2005). Mỗi năm dân số vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người.

+ Sự phân bố dân cư chưa hợp lí giữa các vùng:

• Giữa đồng bằng với trung du, miền núi: Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên quan trọng của đất nước.

• Giữa thành thị với nông thôn: dân số thành thị chiếm 26,9%, dân số nông thôn chiếm 73,1% (năm 2005).

Sự phân bố dân cư không hợp lí đã dẫn đến: sử dụng lao động lãng phí, nơi thừa, nơi thiếu; khai thác tài nguyên ở những nơi ít lao động rất khó khăn,...

+ Chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp, nhất là khu vực miền núi và trung du; chất lượng nguồn lao động còn hạn chế (lao động có việc làm chưa qua đào tạo chiếm 75% - năm 2005) và phân bố không đều giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn.

- Đảm bảo các mục tiêu về kinh tế - xã hội của đất nước: phát huy nguồn nhân lực, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.

13 tháng 2 2016

Cần phải thực hiện chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nước ta, vì các lí do sau :

- Xuất phát từ thực trạng về dân số và nguồn lao động 

     + Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là vào nửa cuối thế lý XX, đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số. Tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta vẫn còn cao (1.32%/năm trong giai đoạn 2002-2005). Mỗi năm dân số vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người.

     + sự phân bố dân cư chưa hợp lí giữa các vùng :

       # Giữa đồng bằng với trung du, miền núi : Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dấnoos, mật độ dân số cao. Ở vùng Trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên quan trọng của đất nước.

        # Giữa thành thị với nông thôn : dân số thành thị chiếm 26.9%, dân số nông thôn chiếm 73.1% (năm 2005)

        # Sự phân bố dân cư không hợp lí dẫn đến : sử dụng lao động lãng phí, nơi thừa, nơi thiếu; khai thác tài nguyên ở những nơi ít lao động rất khó khăn...

    + Chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp, nhất là khu vực miền núi và trung du; chất lượng nguồn lao động còn hạn chế ( lao động chưa có việc làm chưa qua đào tạo chiếm 75%- năm 2005) và phân bố không đều giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn.

- Đảm bảo các mục tiêu kinh tế - xã hôi của đất nước : phát huy nguồn nhân lực, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chọn D

21 tháng 2 2022

D

Chọn D

21 tháng 2 2022

D nhé

4 tháng 1 2018

Đáp án D

Vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta không phải là tăng cường khai thác nguồn lợi thuỷ sản ven bờ.

12 tháng 7 2018

Chọn: A.

Vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta không bao gồm tăng cường khai thác nguồn lợi thủy sản ven bờ vì chiến lược khai thác khai thác tồng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta phải là tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ (SGK Địa lí 12 trang 193).

 

24 tháng 2 2017

Vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta không phải là “tăng cường khai thác nguồn lợi thủy sản ven bờ” mà phải hạn chế đánh bắt gần bờ để đảm bảo nguồn lợi thủy sản, tăng cường đánh bắt xa bờ để vừa khai thác tốt tài nguyên sinh vật, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo

=> Chọn đáp án C 

14 tháng 10 2017

Vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta không bao gồm tăng cường khai thác nguồn lợi thủy sản ven bờ vì chiến lược khai thác khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta phải là tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ (sgk Địa lí 12 trang 193) => Chọn đáp án D

28 tháng 3 2019

Vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta không phải là “tăng cường khai thác nguồn lợi thủy sản ven bờ” mà phải hạn chế đánh bắt gần bờ để đảm bảo nguồn lợi thủy sản, tăng cường đánh bắt xa bờ để vừa khai thác tốt tài nguyên sinh vật, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo

=> Chọn đáp án C