K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 5 2017

Nguyễn Tuân là nhà văn lớn của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông sáng tác nhiều về đề tài cuộc sông mới, con người mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta. Cô Tô là một bút kí in trong tập kí, xuất bản năm 1976. Nguyễn Tuân đã ghi lại những ấn tượng tốt đẹp của mình về cảnh sắc tuyệt vời của quần đảo Cô Tô trong vịnh Bắc Bộ và hình ảnh những ngư dân cần cùa lao động, góp phần làm giàu cho Tổ quốc, đồng thời thể hiện tinh thần yêu thiên nhiên và con người đằm thắm, thiết tha của mình qua thiên bút kí này.

Bài văn trong sách giáo khoa là đoạn cuối, gồm ba phần, mỗi phần miêu tả một cảnh thiên nhiên hoặc sinh hoạt của người dân trên đỏa Cô Tô. Tất cả đều toát lên vẻ đẹp tươi sáng, phong phú và độc đáo thông qua cảm nhận tinh tế và nghệ thuật miêu tả tài ba của nhà văn Nguyễn Tuân.

Phong cảnh Cô Tô sau cơn bão đi qua hiện lên như một bức tranh tuyệt đẹp. Trên cái nền là bầu trơi xanh tươi sáng và mặt nước màu lam biếc, nổi bật lên màu xanh mượt của cây, màu vàng giòn của cát và màu trắng của sóng xô dào dạt vào đảo.

Chúng ta phải biết giữ gìn, bảo vệ và nó giúp em hiểu được thêm về một cảnh quan nổi tiếng của đất nước, từ đó càng thêm yêu mến, gắn bó và tự hào về Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp.

Vẻ đẹp của thiên nhiên và hình ảnh con người lao động ở đảo Cô Tô được nhà văn Nguyễn Tuân cảm nhận vả nêu lên những suy nghĩ rất phong phú và đa dạng. Phong cảnh và con người dưới ngòi bút nghệ thụật sắc sảo, già dặn của tác giả làm cho đảo Cô Tô đã đẹp càng gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc.  

Từ vị trí đứng trên cao, toàn cảnh Cô Tô được hiện ra qua cảm nhận của nhà văn, gây nên những hứng thú về cái đẹp lộng lẫy của đảo trong buổi sáng đẹp trời, sau cơn bão.

Nhà văn quan sát và cảm nhận bằng nhiều giác quan nêu màu sắc của nắng, gió và nước biển ơ đây thật sinh động.

Ông đã hòa hợp sự miêu tả với cảm nhận, suy tưởng, nên phát hiện thấy “ánh sáng” là “ảnh trắng'“ và vận động: “nắng rung mạnh, nắng nổi gân trên bầy nạp buồn” Nắng còn được nhà văn diễn tả có hình khối: “nắng phồng lên từ phía này sang phía kia”.

Trên trời là nắng, dưới biển là nước, con thuyền ơ giữa trời và nước, lướt sóng đưa người đi thăm đảo Cô Tô. Màu nước biển đẹp quá khiến nhà văn xúc động, khơi nguồn liên tưởng phong phú và sử dụng vốn từ giàu có để vừa miêu tả và cảm nhận ở các mức độ của màu xanh nước biển. Những cái màu xanh phong phú, kỳ diệu đến nỗi dù từ ngữ tung hoành đến mấy cũng phải bất lực, khiến nhà văn phải thốt lên: “Chữ không tài nào tuôn ra kịp được với nhịp sóng”. Thật vậy! Khi miêu tả cái màu xanh ấy, có màu xanh rất thật, rất cụ thể như: “lá chuối non, lá chuối già, màu cốm làng Vòng mùa thu, màu ngọc bích…” và có những màu xanh trừu tượng chỉ có ghi ở trong sách vở, trong kí ức và suy tưởng, nhưng rất gợi cảm như “màu áo Kim Trọng” rút ra từ câu Kiều:  

Tuyết in sắc ngựa câu dòn

Có pha màu áo nhuộm non da trời,

Và màu áo quan Tư Mã Giang Châu, rút ra từ bài thơ Tỳ Bà hành của Bạch Cư Dị:

Lệ ai chan chứa hơn người 

Giang Châu Tư Mã đượm mùi áo xanh

Một cách tả cảnh đầy ấn tượng và độc đáo khi nhà văn tả mặt trời. Ta thấy tác giả như một họa sĩ khéo tay pha màu để phác họa hình ảnh và miêu tả, cảm nhận cho hết cái đẹp kì vĩ của mặt trời. Bởi vậy màu sắc rự rỡ đầy ấn tượng được bộc lộ như “đỏ, hồng bạc, ngọc trai”… Và hình ảnh cụ thể là một mặt trời “tròn trĩnh”. ’Những phần diễn tả bằng cảm nhận, liên tưởng, suy nghĩ, ví von, so sánh mới làm ta thích thú. Mặt trời như: “Lòng đỏ một qủa trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm; và dường bệ đặt 

lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng”

Tiếp đến là một cảm nghĩ vừa chân thành vừa trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên và con người trên đảo Cô Tô: “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”. Bởi vì hòa vào trong cái đẹp lộng lẫy, đầy sức sống ấy, nổi bật lên là hình ảnh con người. Cái đẹp của biến cả, trời cao, nắng gió… sẽ chìm khuất đi nếu không có con người. Khám phá và tạo ra ở đây là người anh hùng Châu Hòa Mãn trẻ trung, tráng kiện: “ánh nắng chiếu trên hàm răng đều đặn hồng”, “càng trẻ thêm” Đó là người điều khiển con thuyền lướt êm trên mặt: sóng của Đại Môn. Cùng với những con người ở Hợp tác xã Bắc Loan Đầu trẻ trung, là những chủ nhân đích thực, những con người chinh phục biển cả bằng sức mạnh và tài năng của mình.

Tóm lại, với vốn từ ngữ giàu có được sử dụng tốt nhất trong việc cảm nhận, cảm nghĩ bằng tiếp xúc trực tiếp và bằng liên tưởng bất ngờ, bài Cô Tô làm người đọc rạo rực, say mê và có những cảm nghĩ rất sâu sắc theo nhịp trào dâng cảm xúc của nhà văn trước vẻ đẹp của đảo Cô Tô, làm cho người đọc thêm yêu mến đất nước.

 
7 tháng 4 2019

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...

7 tháng 4 2019

trách nhiệm mk bt rùi, cảm ơn akemi nha

26 tháng 8 2016

Cảm nhận : Câu chuyện cuộc chia tay của những con búp bê cho thấy tình cảm gia đình là cùng quý giá, đó là một tình cảm thiên liên cần phải được quan tâm, bảo vệ. Không nên vì bất kì lí do gì làm tổn hại đến nó.

26 tháng 8 2016

cảm nhận: muốn gởi đến mọi người một thông điệp: Người lớn hãy cố gắng nâng niu hạnh phúc của con trẻ, hãy vì tổ ấm gia đình và luôn sống mẫu mực, đừng vì cám dỗ tầm thường mà làm tổn thương trẻ con vô tội.
“Tình cảm gia đình là vô cùng quí giá và rất quan trọng. Mọi người hãy cố gắng giữ gìn không nên vì lý do gì làm tổn hại đến tình cảm tự nhiên và trong sáng đó”.

Hướng dẫn bài làm Cảm nhận bài “Cuộc chia tay của những con búp bê” ngữ văn lớp 7. Mỗi chúng ta luôn cần có tình yêu thương của gia đình. Gia đình là cội nguồn, là sức mạnh, là vòng tay yêu thương chở che cho cuộc đời mỗi người chúng ta. Gia đình quan trọng lắm. Những đứa trẻ thiếu đi hơi ấm tình thương của gia đình thật bất hạnh và đáng thương làm sao. Chúng còn quá nhỏ để sống thiếu tình cảm. Tình cảm gia đình là nguồn lực nuôi dưỡng tâm hồn ta lớn lên từng ngày. Nếu không có nó, ta sẽ như kẻ đi giữa sa mạc chỉ có cát mà tìm mãi không thấy giọt nước. Trẻ em ngây thơ, hồn nhiên, chúng không đáng phải chịu cảnh thiếu đi tình thương của cha của mẹ, lại càng không đáng phải chứng kiến cha mẹ cãi nhau, ly hôn. Những đứa trẻ hồn nhiên, thơ dại, chỉ vì sự ích kỉ của cha mẹ mà chịu một tuổi thơ bất hạnh. Cha mẹ của chúng thật đáng trách khi chỉ nghĩ đến cá nhân mà quên mất người con bé bỏng, quên mất mất mát chúng chịu đựng trong kí ức tuổi thơ và trong tương lai sau này. Đó là những gì mà Khánh Hoài viết trong truyện ngắn nhật dụng của mình : “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Dưới đây là bài làm hướng dẫn Cảm nhận bài Cuộc chia tay của những con búp bê.
 

Cảm nhận bài Cuộc chia tay của những con búp bê
Những con búp bê đẹp


BÀI LÀM 1 CẢM NGHĨ VỀ CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
Khánh Hoài được biết đến là cây bút truyện ngắn hiện đại nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Ông được vinh dự trao tặng giải thưởng quốc tế văn học viết về “Quyền trẻ em”. Có lẽ vì thế những áng văn chương của ông viết nhiều về đề tài trẻ thơ. Tiêu biểu nhắc tới truyện ngắn : “Cuộc chia tay của những con búp bê”.

Truyện ngắn là một văn bản nhật dụng tiêu biểu đề cập tới vấn đề về quyền trẻ em, và được vinh danh trên sàn đấu quốc tế với giải nhì cuộc thi viết văn quốc tế về quyền trẻ em do Rát-đa Bec nơ tổ chức.

Lấy hình ảnh ẩn dụ là những con búp bê, truyện kể lại cuộc chia tay đầy cảm động của hai anh em Thành và Thuỷ vì cha mẹ ly hôn mà phải sống xa nhau. Nhan đề câu chuyện : “Cuộc chia tay của những con búp bê” gợi lên hình ảnh thật trong sáng. Những con búp bê ẩn dụ cho tâm hồn trẻ thơ, vô tọi của những đứa trẻ. Chính từ nhan đề này khiến người đọc tò mò, gợi ra một tình huống, buộc người đọc phải theo dõi để tìm hiểu. Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất, nhân vật kể chuyện xưng “tôi”, nhập cuộc để kể lại một cách chân thực, chính xác ,thể hiện sâu sắc nhừng suy nghĩ tình cảm tâm trạng của các nhân vật góp phần tăng sức thuyết phục cao cho truyện.

Mở đầu truyện ngắn là tiếng gọi của nhân vật mẹ. Mở đầu bằng một âm thanh khàn đặc, như gợi cái âm hưởng buồn bã xuyên suốt tác phẩm. Những hình ảnh Thành nhớ lại ban đêm với những giọt nước mắt, với những tiếng nức nở khiến người đọc như nao lòng, và càng tò mò muốn tìm hiểu câu chuyện.

Tiếp đến, tác giả vẽ lại bức tranh khung cảnh buổi sáng. Ông sử dụng nhiều láy từ gợi tả âm thanh, màu sắc của các loài chim, loài hoa : “Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran.”. Khung cảnh thiên nhiên bình dị, thân thuộc, tưởng chừng cuộc sống thật yên bình. Nhưng ngay câu văn tiếp theo: “ Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này .” khiến cả đoạn văn như trùng xuống, người đọc dường như ngờ ngợ hình dung ra được câu chuyện xảy ra. Cảnh vật thì cứ đẹp mà lòng người thì đau khổ buồn bã. Nghệ thuật đối lập giữa cảnh và người khắc sâu sự hồn nhiên vô tư và nỗi bất hạnh của những đứa trẻ

Nhân vật “tôi” nhớ lại những kỉ niệm đẹp giữa hai anh em. Thành đi đá bóng ở sân vận động bị ngã rách áo, Thủy đã mang kim chỉ ra tận sân vận động khâu áo cho anh. Từ đó chiều nào Thành cũng đi đón Thủy, hai anh em vừa đi vừa nói chuyện vui vẻ. Kỉ niệm ngây thơ hồn nhiên ấy dội về trong kí ức của Thành khắc sâu hơn nỗi đau khổ bất hạnh của hai anh em. Tình cảm ngây thơ, gần gũi của hai anh em càng đẹp bao nhiêu thì hiện thực lại càng đau khổ bấy nhiêu.

Truyện dâng lên cao trào khi người mẹ nhắc hai anh em chia đồ chơi. Khi Thành mang hai con búp bê chia ra thì Thuỷ tru tréo lên giận dữ vì em không muốn hai con Vệ Sĩ và Em Nhỏ phải rời xa nhau. Thành nhớ lại kỉ niệm về hai con búp bê, đó là sự quan tâm lẫn nhau của hai anh em. Hai con búp bê luôn ở cạnh nhau không bao giờ xa cách là biểu tượng cho tình cảm anh em bền chặt không bao giờ xa nhau của Thành và Thủy. Bởi có lẽ búp bê là hình ảnh của gia đình sum họp, sự gắn bó của hai anh em, là kỉ niệm đẹp của thời thơ ấu, là hình ảnh trung thực của hai anh em Thành và Thủy.

Trong cuộc chia tay của Thủy với lớp học 4B thân yêu khi Thủy cho biết mình không được đi học nữa khiến cho không chỉ cô giáo, các bạn trong lớp xúc động mà còn khiến người đọc thật xót xa. Về quê ngoại ở xa trường học quá nên em không thể tiếp tục đến trường được. Về quê cũng đồng nghĩa với việc em không thể được vui chơi như những đứa trẻ khác mà sẽ phải đi bán hoa ngoài chợ không những khiến cả lớp mà còn khiến người đọc chúng ta cảm thấy thật bàng hoàng. Em mới chỉ là một em bé còn rất nhỏ vậy mà cuộc đời em lại phải lặn lội kiếm sống ngoài chợ thật khiến người đọc cảm thấy nghẹn ngào xiết bao. Với một đưa trẻ, điều quan trọng nhất, đáng quý nhất chính là giáo dục. Được đi học là trách nhiệm, là niềm vui của mỗi đứa trẻ. Nhưng với Thuỷ đó là điều xa vời với em. Em sẽ không được đi học, em quá nhỏ để phải lăn lộn với cuộc đời khổ cực. Thuỷ trở thành cô bé vừa thiếu tình cảm gia đình vừa thiếu đi kiến thức.

Với Thành, em là đứa trẻ ít nói, không thích bộc lộ những cảm xúc ra bên ngoài nhưng từ những suy nghĩ, hành động nhường nhịn của em với Thuỷ cũng đủ để thấy em là đứa trẻ sống tình cảm, yêu thương, nhường nhịn em gái. Em sống rất tình cảm và có những suy nghĩ chững trạc về cuộc sống.

Bằng nghệ thuật đối lập trong miêu tả ngoại cảnh và nội tâm nhân vật, Khánh Hoài đã xuất scaws kể lại câu chuyện thấm đẫm tình cảm nhân văn sâu sắc. Câu chuyện đã ca ngợi tình cảm anh em thắm thiết trong sáng để từ đó lên tiếng phê phán những cặp cha mẹ vô trách nhiệm với con cái, đẩy con cái mình vào những hoàn cảnh bế tắc, éo le.

“Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài là một tác phẩm hay và đầy ý nghĩa. Nó khiến cho em xúc động không chỉ bởi vì tình cảm hồn nhiên và dễ thương của hai anh em Thành và Thủy mà còn bởi vì cuộc chia ly đột ngột giữa hai anh em, hai tâm hồn nhạy cảm và trong sáng.

Người ta thường nói búp bê thì không biết khóc bao giờ. Búp bê chỉ là một đồ vật vô tri vô giác mà thôi. Nhưng con người bằng xương bằng thịt thì khác. Họ có thể vui, buồn, giận dỗi và khóc khi mình gặp phải những biến cố hay mất mát nào đó trong đời, cũng có thể khóc khi vui sướng. Thành và Thủy cũng chính là những con người như vậy. Hai anh em không chỉ rất yêu thương nhau mà còn muốn ba mẹ hai em không chia tay để trong hai trái tim bé nhỏ ấy không biết bao lần thổn thức. Thành là một người anh trai yêu thương em gái hết mực, dù cho đồ chơi của chúng chẳng có gì nhiều nhưng anh vẫn dành hết đồ chơi cho đứa em gái ngây thơ của mình. Thủy tuy còn nhỏ và khá trẻ con, nhưng hành động “võ trang cho con Vệ Sĩ”, đem đặt đầu giường để gác đêm cho anh để anh không chiêm bao thấy ma nữa xuất phát từ tình anh em. Thủy không thể chịu đựng nổi khi thấy Thành đem chia hai con búp bê, con Vệ Sĩ và con Em nhỏ ra, em càng không thể cầm lòng khi em biết chỉ trong một thời gian ngắn ngủi thôi, em phải xa người anh trai mà em hết lòng tôn sùng và yêu mến. Hai anh em cũng chỉ là hai con búp bê có cảm xúc phải chia tay nhau khi còn quá nhỏ để luyến lưu một góc trời ký ức đầy dư âm và kỷ niệm. Hai em không phải là người quyết định cuộc chia tay ấy mà chính quyết định ly hôn của ba mẹ hai em đã khiến cho hai em phải xa nhau, xa những tháng ngày hạnh phúc và đầy những ký ức đẹp như cổ tích. Khi biết chuyện, cô và các bạn của Thủy đã rất đau lòng, càng đau lòng hơn khi phải đối mặt với một sự thật phũ phàng rằng từ nay Thủy sẽ không còn được đi học nữa. Sự thật vẫn là sự thật. Em chỉ ước một điều là cái tổ ấm nhỏ bé ấy sẽ không bị tan vỡ và nụ cười lại nở trên mối hai anh em tội nghiệp. Người lớn thì có bao giờ hiểu được con trẻ nghĩ gì khi tuy còn nhỏ mà chúng phải chứng kiến cảnh ba mẹ bỏ nhau và phải nói lời chia xa với những người mà mình yêu thương nhất. Hai con búp bê cũng phải chúng kiến cảnh tượng đau lòng đó. Em không biết là chúng có khóc không nếu chúng phải chia tay nhau sau một thời gian dài bên nhau, chơi đùa cùng hai con người đáng yêu và dễ thương như hai thiên thần. Có thể chúng sẽ không khóc đâu vì búp bê làm gì có nước mắt. Nhưng cuộc chia tay đã làm nhói đau Thành và Thủy, để lại trong tim hai em một vết thương rất lớn không gì hàn gắn nổi. Dù vậy thì cuộc sống vẫn tiếp tục trôi, “mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng um trùm lên cảnh vật”. Hai em có thể xa rời nhau, nhưng tôi tin chắc một điều là chúng vẫn luôn nhớ về nhau, nhớ khung trời tuổi thơ với những cảnh vật quen thuộc, mãi mãi không quên. Em thấy lòng mình đau đớn khi trong phút giây nói lời tạm biệt, Thủy bắt thành phải hứa là sẽ không bao giờ để hai con búp bê ngồi xa nhau, cũng giống như hai sinh linh ấy sẽ mãi dõi theo nhau trên mọi nẻo đường đời.

Câu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.
Bài làm

# Học tốt #

5 tháng 4 2018

Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về thể tuỳ bút và kí. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách - độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô. Đoạn trích đã phần nào ghi lại được những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.

Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.

Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.

Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.

Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.

Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.

Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.

Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về thể tuỳ bút và kí. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách - độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô. Đoạn trích đã phần nào ghi lại được những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.

Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.

Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.

Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.

Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.

Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.

Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô


hơi dài đó

Tham khảo: Qua bài hát, em cảm thấy mình thật may mắn khi được đến trường để được đồng hành với những người được gọi là 'thầy' , là 'cô'. Chính những người thầy, người cô ấy đã chỉ dạy cho những thế hệ mai sau những điều tốt đẹp. Giống như một vầng trăng, tỏa sáng giữa bầu trời. Những người thầy, người cô chính là hậu thuẫn tiếp thêm động lực cho học sinh. Mở ra trang sách tương lai của chính mình. Dạy dỗ chúng ta thế nào là đúng và thế nào là sai. 'Thầy', 'cô' là những tiếng gọi thân thương, quen thuộc mang đầy ý nghĩa cao đẹp.

2 tháng 5 2016

Được bồi đắp thêm tình cảm yêu quê hương , yêu vẻ đẹp của quê hương , đất nước.

Cùng với những địa điểm đẹp , và cả những nét đẹp tinh túy và độc đáo 

2 tháng 5 2016

Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.

 

Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.

Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.

Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.

Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.

Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.

Tuyensinh247/

 

Bài viết liên quan

  • Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn văn mà em thích nhất trong bài kí Cô Tô của Nguyễn Tuân (13/11)
  
  •  đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.
 

Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.

Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.

Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.

Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.

Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.

 

  •  
  •  
  •