K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2016

Giúp mình với, đang cần khẩn cấp

 

2 tháng 5 2016

Nguyễn Huệ là người thủ lĩnh kiệt xuất nhất của phong trào Tây Sơn, đã đưa phong trào vượt qua mọi gian nguy thử thách, đạt tới đỉnh phát triển cao nhất của phong trào nông dân và phong trào dân tộc trong bối cảnh lịch sử cuối thế kỷ XVIII của đất nước. Từ một anh hùng nông dân, Nguyễn Huệ đã trở thành một anh hùng dân tộc có công lớn trong sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc.

3 tháng 4 2021

Vai trò của Quang Trung trong cuộc khởi nghĩa Tây Sơn:
- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, cùng nhân dân đánh bại 5 vạn quân Xiêm (1785) và 29 vạn quân Thanh (1789), bảo vệ độc lập dân tộc, lập ra triều đại Tây Sơn, bước đầu xậy dựng và củng cố nền thống nhất quốc gia, đề ra những chính sách phát triển đất nc 
- Xóa bỏ sự chia cắt của đất nc, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia 
- Lập lại chính quyền phong kiến phản động Nguyễn - Trịnh - Lê
- Đánh tan quân xâm lược Xiêm Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc
 Chúc bn học tốt nhó :>

3 tháng 4 2021

Đánh giá vai trò của Quang Trung

+ Có công to lớn trong việc đánh bại các thế lực phong kiến Đàng Trong, Đàng Ngoài để thống nhất đất nước, vừa có công trong việc đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Quang Trung được coi là anh hùng áo vải của dân tộc.

27 tháng 4 2022

Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn:

- Lập đổ các tập đpàn phong kiến Nguyễn - Trịnh - Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất đất nước.

- Đập tan quân xâm lược Xiêm và Thanh, giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập dân tộc.

- Đập tan tham vọng xâm lược nước ta của phong kiến phương Bắc.

Vai trò của Quang Trung trong cuộc khởi nghĩa Tây Sơn:

- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, đập tan chế độ phong kiến Nguyễn - Lê - Trịnh, thống nhất đất nước.

- Lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn đánh bại 5 vạn quan Xiêm và 29 vạn quân Thanh, giành đọc lập chủ quyền dân tộc.

- Đưa ra mưu lược sáng tạo độc đáo trong việc xây dựng lực lượng tấn công.

14 tháng 12 2020

Tham khảo nhé !

- Khởi nghĩa Tây Sơn:

+ Người lãnh đạo: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ 1771

+ Căn cứ chính ở Tây Sơn, xây thành lũy, lập kho tàng, luyện nghĩa quân.

+ Nghĩa quân "lấy của người giàu chia cho người nghèo", xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế nên nghĩa quân nhận được sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình của nhân dân và các dân tộc thiểu số.

   

lich su 7 nh bn

5 tháng 4 2018

Ok, có chút lỗi ....

29 tháng 2 2016

a. Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước

            * Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1771 – 1783)

            - Năm 1771 cuộc khởi nghĩa do ba anh em Nguyễn Nhac, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo bùng nổ ở ấp Tây Sơn (Bình Định). Năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn.

            - Từ năm 1776 – 1783: Quân Tây Sơn dốc toàn lực lượng đánh vào Đàng Trong. Chính quyền chúa Nguyễn bị tiêu diệt.

            * Lật đổ chính quyền Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài (1786 – 1788)

            Từ năm 1786 – 1788, Nguyễn Huệ dẫn quân ra Đàng Ngoài, phá bỏ ranh giới sông Gianh, lũy Thầy; lần lượt lật đỏ tập đoàn phong kiến Trịnh – Lê và cơ bản lập lại nền thống nhất đất nước.

            b. Nghĩa quân Tây Sơn hoàn thành việc bảo vệ Tổ quốc:

            * Đánh bại quân Xiêm (1785)

            - Do Nguyễn Ánh cầu cứu, năm 1784, vua Xiêm cử tướng chỉ huy 5 vạn quân sang xâm lược nước ta

            Tháng 1 – 1785 Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định. Được sự ủng hộ của nhân dân, Nguyễn Huệ tổ chức trận phục kích trên sông Tiền đoạn Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan quân Xiêm. Miền Nam trở lại yên bình.

            * Đánh tan quân Thanh (1789)

            - Do vua Lê Chiêu Thống cầu cứu, năm 1788, nhà Thanh huy động 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.

            - Sau khi nhận được tin quân Thanh xâm lược, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, thống nhất đại quân, khẩn trương lên đường ra Bắc diệt giặc, trên đường đi có dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hóa để tuyển thêm quân.

            - Vào đêm 30 tết, 5 mũi tiến công của quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy được lệnh xuất hiện. Sau 5 ngày (bắt đầu từ đêm 30 đến trưa mồng 5 Tết Kỉ Dậu), tiến công thần tốc, chiến đấu quyết liệt và với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh bại quân Thanh, tiến vào Thăng Long.

            c. Vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn

            - Là người giữ vai trò quan trọng trong việc đánh đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong và vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, thống nhất đất nước.

            - Là người chỉ huy tài tình trong các cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh ở cuối thế kỉ VXIII.

            - Đã đưa ra các chính sách hợp lí nhằm phát triển đất nước.

29 tháng 2 2016

Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước:

            * Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1771 – 1783)

            - Năm 1771 cuộc khởi nghĩa do ba anh em Nguyễn Nhac, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo bùng nổ ở ấp Tây Sơn (Bình Định). Năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn.

            - Từ năm 1776 – 1783: Quân Tây Sơn dốc toàn lực lượng đánh vào Đàng Trong. Chính quyền chúa Nguyễn bị tiêu diệt.

            * Lật đổ chính quyền Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài (1786 – 1788)

            Từ năm 1786 – 1788, Nguyễn Huệ dẫn quân ra Đàng Ngoài, phá bỏ ranh giới sông Gianh, lũy Thầy; lần lượt lật đỏ tập đoàn phong kiến Trịnh – Lê và cơ bản lập lại nền thống nhất đất nước.

 Nghĩa quân Tây Sơn hoàn thành việc bảo vệ Tổ quốc:

            * Đánh bại quân Xiêm (1785)

            - Do Nguyễn Ánh cầu cứu, năm 1784, vua Xiêm cử tướng chỉ huy 5 vạn quân sang xâm lược nước ta

            Tháng 1 – 1785 Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định. Được sự ủng hộ của nhân dân, Nguyễn Huệ tổ chức trận phục kích trên sông Tiền đoạn Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan quân Xiêm. Miền Nam trở lại yên bình.

            * Đánh tan quân Thanh (1789)

            - Do vua Lê Chiêu Thống cầu cứu, năm 1788, nhà Thanh huy động 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.

            - Sau khi nhận được tin quân Thanh xâm lược, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, thống nhất đại quân, khẩn trương lên đường ra Bắc diệt giặc, trên đường đi có dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hóa để tuyển thêm quân.

            - Vào đêm 30 tết, 5 mũi tiến công của quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy được lệnh xuất hiện. Sau 5 ngày (bắt đầu từ đêm 30 đến trưa mồng 5 Tết Kỉ Dậu), tiến công thần tốc, chiến đấu quyết liệt và với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh bại quân Thanh, tiến vào Thăng Long.

Vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn:

            - Là người giữ vai trò quan trọng trong việc đánh đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong và vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, thống nhất đất nước.

            - Là người chỉ huy tài tình trong các cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh ở cuối thế kỉ VXIII.

            - Đã đưa ra các chính sách hợp lí nhằm phát triển đất nước.

banh

5 tháng 5 2016

+ Diệt các tập đoàn phong kiến phản động,cát cứ lãnh thổ Nguyễn,Trịnh,Lê,tạo tiền đề cơ bản cho việc thống nhất sơn hà 
+ Thành công rực rỡ trong việc bảo vệ độc lập chủ quyền,đánh tan quân xâm lược Xiêm,Thanh 
+ Đổi mới về giáo dục,dùng chữ Nôm trong hành chính để đề cao văn hóa dân tộc,đúc tiền mới,mở cửa khẩu để phát triển thương mại,tạo mầm mống cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển (tiếc rằng ông mất sớm nên công lao thứ ba không được thực hiện đầy đủ và ít người biết tới)

Vai trò của vua Quang Trung là:

- Nhờ vua Quang Trung mà đất nước đã được giải phóng hoàn toàn sau nhiều năm sống trong cảnh đất nước bị chia cắt.

- Hơn nữa, vua Quang Trung còn có công bảo vệ độc lập tự do của dân tộc ta qua hai cuộc chiến:

+ Cuộc chiến Rạch Gầm-Xoài Mút(1785)

+ Cuộc chiến chống nhà Thanh(1789)

5 tháng 1

Vai trò của Quang Trung-Nguyễn Huệ trong phong trào Tây Sơn.

- Mặc dù xuất phát từ nông dân nhưng Quang Trung-Nguyễn Huệ có vai trò vô cùng quan trọng trong phong trào Tây Sơn và có nhiều đóng góp to lớn đối với lịch sử dân tộc.
+ Cùng với Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh-Lê, xóa bỏ tình trạng chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài, đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhấn quốc gia.
+ Với sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình Quang Trung- Nguyễn Huệ đã đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, quân Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. 

animepham-hoc24.vn