K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2016
Truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc bao giờ cũng được phát huy cùng sự trường tồn của dân tộc ấy. Qua mỗi giai đoạn lịch sử, dân tộc Việt Nam đã làm rạng rỡ thêm những bài học quý giá của quá khứ, biến chúng thành những nhân tố góp phần chiến thắng cho cuộc đấu tranh hiện tại và mở ra triển vọng tươi sáng cho tương lai. Các anh hùng dân tộc của chúng ta sở dĩ làm nên nghiệp lớn, vì không bao giờ họ tách mình khỏi truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mà ngược lại, họ luôn đại diện cho những nguyện vọng cao cả nhất, bức thiết nhất của nhân dân trong thời đại của mình. Là một anh hùng dân tộc vĩ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế tục xứng đáng nhất sự nghiệp và công đức của những bậc tiền bối kiệt xuất, đã thu góp tinh hoa tư tưởng mà dân tộc ta hun đúc nên từ máu lửa của những cuộc chiến đấu sinh tồn và phát triển. Cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc ai cũng được học hành”. Người chưa bao giờ lấy sự nghiệp văn chương làm cứu cánh, cũng như Người chưa bao giờ chủ định trở thành một nhà sử học. Nhưng qua những bài báo, những lời phát biểu, qua những di sản tinh thần Người để lại, chúng ta thấy được Chủ tịch Hồ Chí Minh là người quan tâm đặc biệt đến lịch sử nước nhà và việc giáo dục lịch sử truyền thống cho thế hệ sau.1. Lịch sử là động lực tích cực cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộcSau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước ở nước ngoài, ngày 28/1/1941 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc. Làng Pắc Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, đã vinh dự thay mặt nhân dân cả nước đón Người. Tại đây, Người đã mở nhiều lớp huấn luyện cán bộ cách mạng, trực tiếp bắt tay thực hiện chương trình thí điểm của Việt Minh, tổ chức các Hội Cứu quốc. Đặc biệt, tại Pắc Bó, Người đã triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5/1941) - Hội nghị đánh dấu sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam.Ngày 6/6/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước đoàn kết, nhất tề đứng lên đánh Pháp, đuổi Nhật. Người còn cho xuất bản tờ báo “Việt Nam độc lập” (số đầu tiên ra ngày 1/8/1941) và viết bài cho cơ quan ngôn luận Việt Minh bí mật đóng ở căn cứ rừng núi Cao Bằng. Mục đích của Người là giúp cán bộ Việt Minh có thêm nguồn tư liệu để truyền bá, vận động quần chúng tích cực tham gia vào đoàn thể cứu quốc, vào đội bán vũ trang chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng khi thời cơ đến. Để phục vụ mục tiêu cao cả này, Người còn viết nhiều bài thơ, ca, hò, vè, gắn mỗi bài với một chủ đề riêng cho từng giới: nông dân, lão thành, thanh niên, phụ nữ, thiếu nhi, chức sắc tôn giáo, binh lính... (ví dụ: các tác phẩm Dân cày, Phụ nữ, Trẻ con, Ca binh lính, Ca đội tự vệ, Lịch sử nước ta, Ca Sợi chỉ, Hòn đá, Con cáo và Tổ ong, Bài ca du kích…). Đây là những tác phẩm tuyên truyền cho nhân dân nên Người viết rất ngắn gọn với câu từ dễ hiểu, đại chúng, nội dung phong phú, gần gũi, súc tích, hàm chứa ý nghĩa tập hợp, đoàn kết sức mạnh toàn dân tộc.Nằm trong số các tác phẩm tuyên truyền, cổ động đó, “Lịch sử nước ta” là một bài diễn ca lịch sử được diễn đạt bằng thể thơ lục bát, gồm 208 câu, xuất bản lần đầu vào tháng 2/1942, do Việt Minh truyên truyền bộ ấn hành. Nội dung tác phẩm được chia ra làm 3 giai đoạn: Giai đoạn từ nguồn gốc đến năm 1858; Giai đoạn từ lúc thực dân Pháp sang xâm lược nước ta đến 1919; Giai đoạn từ năm 1919 đến 1941 (Việt Minh ra đời).Trước năm 1941, những bộ thông sử của nước ta gồm có: Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu đời Trần, Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên đời Lê, Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn đời hậu Lê, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú đời Nguyễn, Khâm định việt sử thông giám cương mục do Quốc sử quán triều Nguyễn viết,... Những vị tiền nhân sử học biên soạn bằng chữ Hán và chữ Việt, theo thể văn chính luận, ghi chép các biến cố về đời sống, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội nước nhà. Tuy phong cách viết khác nhau nhưng họ đều giống nhau ở tình yêu tha thiết với quốc sử. Song, do bị hạn chế cách nhìn của học giả dưới thời phong kiến, Pháp thuộc nên dòng lịch sử theo dòng tư tưởng đương đại, tung hô “Vạn tuế” và ca ngợi “Những công việc của chính phủ bảo hộ”.Được viết bởi Nguyễn Ái Quốc - người cộng sản Việt Nam đầu tiên, “Lịch sử nước ta” là tác phẩm có giá trị đặc biệt đứng về phương diện sử học bởi đây là lần đầu tiên lịch sử Việt Nam được đánh giá theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin. Tác giả Nguyễn Ái Quốc đã nêu lên những quan điểm mới có tính nguyên tắc chỉ đạo làm phong phú thêm kho tàng tư tưởng lý luận của Đảng. Người đã khái quát và coi lịch sử là một nguồn tư liệu vô giá, là động lực góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.Ngay từ những câu đầu tiên của bài diễn ca, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định vị trí quan trọng của lịch sử dân tộc: Chỉ có thông qua lịch sử và chỉ có nhờ vào kiến thức hiểu biết về lịch sử mà mỗi người dân Việt Nam mới hiểu được gốc tích, cội nguồn của dân tộc mình, đất nước mình. Người viết: “Dân ta phải biết sử ta - Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam - Kể năm hơn bốn ngàn năm - Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hoà - Hồng Bàng là tổ nước ta”.Lịch sử không chỉ truyền dạy cho chúng ta nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên mà còn tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta, gợi nhắc lại cho chúng ta quá khứ vẻ vang của dân tộc. Trân trọng lịch sử, tự hào về truyền thống giữ nước của dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã dùng những từ ngữ phổ thông dân dã, dễ hiểu, dễ nhớ, Ca ngợi, Tri Ân, Vinh danh các triều đại vua chúa, các đấng anh hùng có tài trị quốc an dân, phát triển đất nước, diệt giặc ngoài thù trong, mở mang bờ cõi như: Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống quân Nam Hán để lại “tiếng thơm dài tạc đá vàng nước ta”, Bà Triệu khởi nghĩa chống quân Ngô, Lý Bôn đánh Tàu “lập nên triều Lý sáu mươi năm liền”, Mai Thúc Loan chống nhà Đường, Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, “ra tài kiến thiết kinh dinh”, Lê Đại Hành “đánh tan quân Tống, đuổi lui Xiêm Thành”; “đời Trần văn giỏi võ nhiều” đã 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược. Khi quân Minh đô hộ nước ta, Lê Lợi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã “Đánh 20 vạn quân Minh tan tành, Mười năm sự nghiệp hoàn thành…”. Đặc biệt, trong 208 câu diễn ca, Nguyễn Ái Quốc đã tâm huyết viết về thời đại Quang Trung - Nguyễn Huệ 40 câu, đủ biết Người đã dành ý tưởng của mình cho thời kỳ oai hùng này: “Dân gian có kẻ anh hùng - Anh em Nguyễn Nhạc nổi vùng Quy Nhơn,…- Nguyễn Huệ là kẻ phi thường, mấy lần đánh đuổi quân Xiêm, giặc Tàu”.Bằng việc điểm lại những cuộc đấu tranh, khởi nghĩa chống quân xâm lược với những tên tuổi lớn như trên, Nguyễn Ái Quốc khẳng định rằng, trải qua hàng nghìn năm lịch sử, thời nào đất nước ta cũng xuất hiện những nhân tài có công trị nước yên dân, xây dựng cuộc sống thanh bình, hạnh phúc. Đặc biệt là những khi đất nước bị xâm lăng, từ những người nông dân áo vải bình dị đã sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt có lòng yêu nước nồng nàn, có tài cầm quân thao lược giữ yên bờ cõi, trở thành tấm gương sáng, để lại tiếng thơm cho muôn đời. Những tấm gương anh hùng, nghĩa sĩ của dân tộc ta nhiều không tả xiết, thuộc đủ mọi giới, mọi thành phần: “Thiếu niên ta rất vẻ vang”, “Phụ nữ ta chẳng tầm thường”, “Tuổi già phỉ chí công danh – Mà lòng yêu nước trung thành không phai”…Đồng thời Nguyễn Ái Quốc cũng nghiêm khắc phê phán một số triều đại thoái vị cướp ngôi, tạo nên cảnh chia cắt “Lê Nam-Mạc Bắc”; “Trịnh Bắc-Nguyễn Nam”; “Nam Bắc phân tranh”; “Vua Lê chúa Trịnh”; Đông đô-Tây đô, cõng rắn, cắn gà nhà, rước voi giày mả tổ, gây nên thảm cảnh huynh đệ tương tàn, nồi da nấu thịt, kéo dài hàng thế kỷ, làm chậm quá trình phát triển của xã tắc sơn hà khiến một thời gian dài Đại Việt-Việt Nam không có tên trên bản đồ thế giới. Đó là những “sự tình càng nghĩ càng cay đắng lòng”, là những bài học cho hậu thế. Qua đó, Nguyễn Ái Quốc một lần nữa nêu bật vai trò quan trọng của lịch sử: Nhờ có lịch sử mà chúng ta có thể tự hào về truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của cha ông. Chỉ có lịch sử mới hun đúc được tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng tự hào dân tộc và ý chí độc lập tự cường dân tộc. Lịch sử dạy cho chúng ta phân biệt bạn – thù, biết đúng – sai, phải – trái; biết mình biết người để có thể tận dụng được thời cơ chính xác, tránh được những sai lầm đáng tiếc.Từ trong lịch sử dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã tìm được tư tưởng “dựa vào dân để có sức mạnh”. Người khẳng định anh hùng làm nên sự nghiệp cao cả vì biết dựa vào dân. Người đánh giá cao vai trò của cá nhân song song khẳng định vai trò quyết định của nhân dân. Người nhấn mạnh khi nào đoàn kết được lực lượng yêu nước chung quanh tướng lĩnh trung quân ái quốc, lấy quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy thì sẽ đánh đổ giặc ngoại xâm và tay sai của chúng: Đó là sự kiện năm 40-43, Trưng Vương khởi binh đánh quân Mã Viện chiếm đất Giao Chỉ: “Quân Tàu nhiều kẻ tham lam - Dân ta há dễ chịu làm tôi ngươi?- Hai Bà Trưng có đại tài - Phất cờ khởi nghĩa giết người tà gian - Ra tay khôi phục giang san - Tiếng thơm dài tạc đá vàng nước ta”; Sự kiện năm 939, Tiền Ngô Vương đóng đô ở Cổ Loa thành đã giải phóng nước nhà khỏi ách Bắc thuộc với ý chí cùng quân dân dựng nghiệp lâu dài:“Ngô Quyền quê ở Đường Lâm - Cứu dân ra khỏi cát lầmngàn năm”; Sự kiện năm 1427, Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn, “mặc dầu tướng ít binh đơn” nhưng “Vì dân hăng hái kết đoàn - Nên khôi phục chóng giang san Lạc Hồng”.Ngược lại, nếu vương triều nào, cá nhân nào không đoàn kết được sức mạnh của quần chúng thì kết cục chỉ là thất bại: Đó là sự kiện năm 722 Mai Hắc Đế khởi nghĩa chống nhà Đường nhưng “Vì dân đoàn kết chưa sâu – Cho nên thất bại trước sau mấy lần”; sự kiện năm 1802-1888, nhà Nguyễn Thế Tổ lên ngôi vua là Gia Long truyền nghiệp đến đời vua thứ 7 là Đồng Khánh thì Trung kỳ cũng mất Bắc kỳ cũng tan! - Ngàn năm gấm vóc giang san - Bị vua nhà Nguyễn đemhàng cho Tây! - Tội kia càng đắp càng dầy - Sự tình càng nghĩ càng cay đắng lòng”.Dựa vào diễn biến mới nhất cuộc chiến tranh thế giới cuối năm 1941 đầu năm 1942, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đưa ra nhận định: “Bây giờ Pháp mất nước rồi - Không đủ sức, không đủ người trị ta - Giặc Nhật Bản thì mới qua- Cái nền thống trị chưa ra mối mành - Lại cùng Tàu, Mỹ, Hà, Anh - Khắp nơi có cuộc chiến tranh rầy rà - Ấy là nhịp tốt cho ta - Nổi lên khôi phục nước nhà tổ tông”. Như vậy là tương quan lực lượng giữa ta và địch đã có những thay đổi rõ rệt, trong khi thế và lực của ta ngày một mạnh lên còn thế và lực của Pháp – Nhật ngày càng suy yếu, bị động. Nhưng khả năng để cho chúng ta giành thắng lợi tuyệt đối còn chưa chắc chắn vì Mặt trận Việt Minh mới được thành lập, chưa có tầm ảnh hưởng sâu, rộng; sự đoàn kết toàn dân bắt đầu được củng cố, nhưng độ cố kết chưa sâu, chưa bền chắc, dễ bị kẻ thù lợi dụng, chia rẽ, đàn áp. Nhiệm vụ cơ bản của toàn Đảng, toàn dân lúc này là xây dựng tình đoàn kết chặt chẽ, muôn người như một. Đường lối cơ bản đó là sự bảo đảm cho cuộc đấu tranh đánh đuổi ngoại xâm, giành độc lập dân tộc đi đến thắng lợi.Với tầm nhìn xa trông rộng, tư duy khoa học cùng hiểu biết sâu sắc, Nguyễn Ái Quốc ngợi ca tinh thần bất khuất của các vị anh hùng dân tộc trong lịch sử là nhằm thôi thúc toàn dân, không kể già, trẻ, gái, trai đồng tâm đứng lên xả thân cho tự do, độc lập. Từ những bài học quí báu của lịch sử, toàn dân ta phải coi việc xây dựng đoàn kết là trung tâm, là trọng điểm của cuộc vận động cách mạng, là điều kiện cơ bản để Đảng và nhân dân ta khôi phục lại độc lập, tự do. Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ: “Dân ta có Hội Việt minh. Đủ tài lãnh đạo chúng mình đấu tranh”. Thay mặt Hội Việt Minh, Người ra tuyên bố: “Mai sau sự nghiệp hoàn thành - Rõ tên nước Việt rạng danh Lạc Hồng” và nhấn mạnh “Dân ta xin nhớ chữ đồng - Đồng tình đồng sức, đồng lòng, đồng minh”. Đây là một kết luận có tính nguyên tắc, một bài học lớn cho nhân dân ta đấu tranh giải phóng dân tộc.Phần cuối tác phẩm “Lịch sử nước ta” là mục “Những năm quan trọng”, ghi lại những sự kiện lớn trong lịch sử dân tộc diễn ra “trước Tây lịch, sau Tây lịch” kết thúc bằng mốc lịch sử 1945: “năm 1945, Việt Nam sẽ độc lập”. Đây là một dự báo thiên tài của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Người luôn có sự nhạy cảm đặc biệt đối với lịch sử, thấu hiểu cuộc sống con người, có nhận thức sâu về vận mệnh dân tộc, về chiều hướng phát triển của thời đại. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Người đã thể hiện một cách thật tường minh những nhận định, phán đoán và những dự phóng kỳ diệu. Tháng 5/1941, trước những diễn biến mới trên thế giới, Người cũng dự báo: “Nếu cuộc đế quốc chiến tranh lần trước đã đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa, thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó mà cách mạng nhiều nước thành công”(1). Bốn năm sau, quả đúng Liên Xô đã đánh bại phát xít, giúp một loạt nước Đông Âu đứng lên giành độc lập dân tộc, mở đường cho hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời. Tháng 12/1962 đồng chí Phùng Thế Tài - Tư lệnh, kiêm Chính uỷ Quân chủng Phòng không – Không quân được Bác hỏi: Chú biết gì về B52 chưa? và dặn đồng chí phải theo dõi chặt chẽ và thường xuyên quan tâm đến loại máy bay B52. Khoảng đầu năm 1968, lần gặp đồng chí Tài (lúc này là Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đặc trách cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ) Bác nhận định: “Sớm muộn đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra đánh Hà Nội rồi có thua nó mới chịu thua. Phải dự kiến mọi tình huống càng sớm càng tốt để có thời gian mà suy nghĩ, chuẩn bị.”(2). Cuộc sống đã chứng minh tính chính xác đến ngỡ ngàng của dự báo thiên tài ấy. Tháng 12/1972, đế quốc Mỹ đã thực hiện cuộc tập kích chiến lược đường không bằng B52 kéo dài 12 ngày đêm bắn phá Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương miền Bắc. Nhờ sự chuẩn bị tích cực trước đó, Quân chủng Phòng không- Không quân đã cùng quân và dân các địa phương chủ động, đàng hoàng bước vào cuộc chiến đấu, làm nên một chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” gây chấn động dư luận thế giới. Chiến thắng này là chiến thắng của tính chủ động, sáng tạo, tinh thần dám đánh và quyết thắng kết tinh từ tầm nhìn xa trông rộng của nhà chiến lược tài tình – Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.2. Dân ta phải biết sử ta!Ở thời điểm viết tác phẩm Lịch sử nước ta, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đang trong vai một ông Ké cách mạng với dồn dập bao công việc khẩn thiết, trọng đại nhằm chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa. Thế mà một diễn ca lịch sử trên 200 câu vẫn rất trôi chảy, liền mạch trong bộ nhớ của một người rất thuộc lịch sử. Qua phụ lục Những năm quan trọng chúng ta còn thấy tác giả nhớ cụ thể và chính xác đến cả 30 thời điểm đã diễn ra các sự kiện lớn của lịch sử cùng thời gian trị vì của các triều vua - những thời điểm và con số mà không phải sử gia nào cũng thuộc.Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người đã có công truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, một học thuyết đấu tranh khoa học và tiên tiến nhất của thời đại vào nước ta để từ đó thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng, tạo nên sức mạnh như “triều dâng thác đổ” phá tan sự cai trị của đế quốc, phong kiến. Để tập hợp và lãnh đạo quần chúng đấu tranh đưa cách mạng đến thành công, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã không chỉ học tập, tiếp thu những tinh hoa của thời đại, không chỉ suy nghĩ, tìm tòi, vận dụng sáng tạo và phát triển những tinh hoa đó cho phù hợp với tình hình cụ thể của nước ta, mà Người còn tìm thấy và vận dụng một cách tài tình các yếu tố của truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc. Kho tàng kinh nghiệm đồ sộ vô giá của ông cha ta trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm đã trở thành nguồn tài liệu quan trọng để Người viết nên những tác phẩm mang tính cương lĩnh của cách mạng Việt Nam trong tình hình mới.Không chỉ là người biên soạn lịch sử, luôn quan tâm đến việc giáo dục lịch sử cho những thế hệ sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là người rất trân trọng các nhà sử học. Những người có may mắn được phục vụ Bác kể lại: Những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước còn đang gay go, quyết liệt, bên cạnh đầu giường Bác nằm luôn đặt quyển sách “Cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông Nguyên thế kỷ XIII” của soạn giả Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm và trước khi đi xa, Người còn gửi lời hỏi thăm đến các tác giả của cuốn sách.Ngày nay, những nguyên lý tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc trong tác phẩm “Lịch sử nước ta” vẫn còn nguyên giá trị. Chúng ta cần phải học lịch sử nhiều hơn nữa để có thể học tập và vận dụng thành công những kinh nghiệm quí báu của cha ông vào trong hoàn cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế nhằm tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức đưa nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, văn hóa và khoa học tiên tiến, quốc phòng hùng mạnh có thể sánh vai với các nước trong khu vực và trên thế giới.Nhưng chất lượng dạy và học môn Lịch sử trong các trường học phổ thông ở nước ta những năm qua còn rất yếu. Điều này được thể hiện trong kết quả của các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh vào đại học, cao đẳng với tình trạng học sinh đạt điểm dưới trung bình khá phổ biến. Đơn cử như trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2007 ở Hà Nội, có tới gần 40% số bài thi đạt dưới trung bình môn lịch sử. Lỗi thí sinh hay mắc phải là nhầm chiến dịch, nhầm địa danh, nhầm ngày tháng các sự kiện lịch sử. Câu hỏi về diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 75, thí sinh say sưa miêu tả hoàn cảnh ra đời, diễn biến của trận... Điện Biên Phủ. Có thí sinh chuyển Tây Nguyên ra miền Bắc và đặt vào vị trí của tỉnh Thái Nguyên và hồn nhiên miêu tả về chiến dịch... Thái Nguyên. Ngày giải phóng Huế hay Đà Nẵng được các thí sinh vận dụng lịch một cách phóng khoáng nên đã đặt trải dài từ tháng 12 đến tháng 3, thậm chí nhầm cả năm xảy ra sự kiện. Tại Nghệ An, tỉ lệ bài thi đạt điểm trên trung bình cũng không nhiều, số bài thi dưới điểm trung bình, kể cả điểm 0 khá phổ biến. Nhiều thí sinh trả lời sai kiến thức, sự kiện và khái niệm cơ bản, diễn đạt, hành văn lủng củng, sai từ ngữ, ngữ pháp, sự "nhầm lẫn" và nhận thức lệch lạc về lịch sử. Viết về ý nghĩa lịch sử của Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, thí sinh viết "...Mùa xuân 1974-1975, quân và dân ta không chịu được cảnh đàn áp của thực dân Pháp... Sau Lê Lai, Lê Lợi không chịu được cảnh lòng mang dạ sói của thực dân Pháp, đã nổi dậy đấu tranh năm 1975... nổ ra dòng dã 2 ngày 1 đêm và quân ta đã đánh đuổi thực dân Pháp... Mùa xuân năm 1975 máu chảy thành sông, người chết thì nhiều. Sau Lê Lợi lên làm vua được vài năm là chết”(3).Thi tốt nghiệp môn lịch sử ở bậc THPT là vậy, kết quả thi đại học môn lịch sử cũng không khả quan hơn. Năm 2005, điểm thi môn Lịch sử từng gây sốc cho cả xã hội với kết quả: Điểm số từ 0-1 chiếm 1/3 số bài thi. Các bài thi lịch sử năm sau có khá hơn nhưng vẫn có những “áng sử” cười ra nước mắt, thể hiện sự ngây ngô của thí sinh về lịch sử dân tộc. Trong đề thi môn Lịch sử vào trường ĐH KHXH&NV Hà Nội năm 2006, trước câu hỏi yêu cầu trình bày "Những thắng lợi của quân Đồng minh trong việc tiêu diệt phát xít Nhật và tác động của những thắng lợi đó đối với Việt Nam năm 1945?", không ít thí sinh đã nhầm quân Đồng minh với quân Việt Minh. Kết quả là hàng loạt các câu "kinh điển" được tuôn ra như: quân Đồng minh xây dựng căn cứ địa cách mạng, quân Đồng minh phát động phong trào phá kho thóc của Nhật. Một thí sinh khác lại viết: Quân Đồng minh đánh quân Nhật với trận mở màn tại thị xã Lạng Sơn. Thậm chí có những thí sinh làm bài ngô nghê đến mức viết như sau: để củng cố chính quyền cách mạng phải thực hiện 4 chương trình: diệt ruồi, diệt muỗi, diệt nhặng và diệt bọ...; có thí sinh lại cho rằng phải thực hiện 3 sạch: ăn sạch, ở sạch, uống sạch để củng cố chính quyền (4). Gần đây nhất, kết quả điểm thi môn Sử của các thí sinh dự thi vào Đại học Sư phạm Đà Nẵng mùa thi tháng 7/2010, có 2.648 bài thi trong tổng số 2.829 bài thi môn Lịch sử dưới điểm trung bình (5 điểm), tỷ lệ hơn 93%. Không có bài thi nào đạt điểm 9, 10 và chỉ có 18 bài thi được trên điểm 8.Đây thực sự là thực trạng đáng báo động trong việc dạy và học môn học có vị trí đặc biệt quan trọng này. Không thể lường trước được nguy hại đối với thế hệ trẻ nếu sự hiểu biết của các em về lịch sử ngây ngô như vậy. Không biết gì về quá khứ dân tộc thì điều đó sẽ như thế nào? Giáo dục lịch sử không chỉ trang bị kiến thức mà phải giúp các em hiểu lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc. Từ cái hiểu đó tác động tới nhận thức và cả tâm hồn của thế hệ trẻ.Nhưng, có thực sự là giới trẻ quay lưng lại với lịch sử hay không? Sự kiện hai cuốn nhật ký của hai liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thùy Trâm được công bố gần đây đã gây xúc động cho xã hội - đặc biệt là lớp trẻ - là một minh chứng hùng hồn cho việc lịch sử dân tộc vốn là một góc thiêng liêng sâu kín trong tâm hồn của thế hệ trẻ.Mỗi người dân Việt Nam ta đều thuộc lòng câu nói nổi tiếng giản dị mà sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh:“Các vua Hùng đã có công dựng nướcBác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”Lịch sử giúp cho chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào truyền thống anh hùng, bất khuất, mưu trí, sáng tạo của tổ tiên và hy vọng vào tiền đồ, tương lai tươi sáng của dân tộc. Chính vì vậy, chúng ta cần phải hăng hái, tự giác học lịch sử nước nhà để có thể đón nhận được những thông tin, tiếp thu được những kinh nghiệm quí báu từ xa xưa vận dụng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc. Đặc biệt, cần chú ý nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử, góp phần nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn, cốt cách, bản lĩnh con người Việt Nam trong việc giữ gìn truyền thống bản sắc để ổn định, phát triển. Hy vọng, với nỗ lực đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học và nâng cao nhận thức cho học sinh, chất lượng học tập môn Lịch sử sẽ được cải thiện trong thời gian tới tương xứng với vai trò, vị trí đặc biệt của môn học này trong hệ thống các môn học ở nhà trường phổ thông hiện nay nói riêng và trong đời sống xã hội nói chung.

-

24 tháng 3 2016

1. Tổng quan về di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
Di tích lịch sử cách mạng là một bộ phận cấu thành hệ thống các di tích lịch sử - văn hoá, tuy nhiên, nó có những điểm khác với các di tích tín ngưỡng truyền thống (đình, đền, chùa, miếu…) ở chỗ đó là những địa điểm cụ thể, công trình kiến trúc có sẵn (nhà ở, đường phố,…), là những công trình được con người tạo nên phù hợp với mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bí mật,…) đã gắn liền với những sự kiện cụ thể, nhân vật lịch sử cụ thể mà trở thành di tích lưu niệm. Chính vì vậy loại hình di tích này rất đa dạng, phong phú, có mặt ở khắp mọi nơi, khó nhận biết, đồng thời cũng rất dễ bị lãng quên và dễ biến dạng theo mục đích sử dụng, theo thời tiết và theo thời gian. Bởi vậy nó vừa khó bảo tồn vừa khó phát huy tác dụng nếu không được quan tâm một cách đặc biệt.
Cùng với các di tích lịch sử văn hoá, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử cách mạng - kháng chiến trên địa bàn thủ đô Hà Nội chiếm một số lượng khá lớn đã góp phần tô điểm, làm sáng lên truyền thống yêu chuộng hoà bình, tự do, ham học hỏi, trọng đạo lý của “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”.
Từ ngày 1 - 8 - 2008, theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, tỉnh Hà Tây chính thức sáp nhập với thành phố Hà Nội. Như vậy, địa bàn của Thủ đô Hà Nội đã mở rộng, số lượng các di tích lịch sử văn hóa nói chung, di tích lịch sử cách mạng kháng chiến nói riêng cũng được tăng lên. Hầu như ở  khắp các quận, huyện của thành phố đều có những di tích và địa danh gắn với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu trong kháng chiến chống Pháp, chống đế quốc Mỹ và bảo vệ hoà bình thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội… Sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội hiện là địa phương có số lượng di tích lớn nhất cả nước, với 5.175 di tích (khu vực Hà Nội cũ 1952 di tích, Hà Tây cũ 3.053 di tích, huyện Mê Linh và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn Hoà Bình 170 di tích). Trong đó: thống kê của Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội, tính đến tháng 7 năm 2005, tổng số di tích và địa danh cách mạng - kháng chiến là 265, trong đó có 38 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và cấp thành phố.[1] Cũng theo số lượng thống kê năm 2005 của Ban quản lý di tích tỉnh Hà Tây: trên địa bàn tỉnh có 38 di tích lịch sử cách mạng - lưu niệm danh nhân, phân bố ở 13/14 huyện thị của tỉnh[2].
Từ thực tế hiện nay, các di tích lịch sử cách mạng - kháng chiến trên địa bàn Hà Nội có thể chia thành các nhóm như sau:
Các di tích liên quan đến các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp. Tiêu biểu như: Mộ các chiến sĩ hy sinh trong vụ Hà Thành đầu độc năm 1911 ở Bưởi (phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy), Ngôi nhà số 10 Hàng Đào (Đông Kinh nghĩa thục), Khách sạn Hà Nội (Việt Nam quang phục hội)…
- Các di tích liên quan đến việc thành lập các tổ chức cộng sản từ năm 1926 đến trước cách mạng tháng 8 năm 1945. Tiêu biểu như: Ngôi nhà 5D Hàm Long (nơi thành lập Chi bộ CS đầu tiên ở HN 3/1929), Ngôi nhà 90 Thợ Nhuộm (nơi đồng chí Trần Phú khởi thảo Luận cương cách mạng tư sản dân quyền, 10/1930), Ngân hàng quốc gia (nơi đồng chí Nguyễn Văn Cừ - Tổng bí thư của Đảng viết cuốn “Tự chỉ trích”)…
Các di tích liên quan đến thời kỳ cách mạng tháng 8 năm 1945: Chùa Hà, Nhà bà Hai Nhã (Cầu Giấy), Nhà cụ An (Tây Hồ), Quảng trường Nhà hát lớn, Quảng trường 1- 5, Bắc Bộ phủ, Trại bảo an binh, Nhà số 101 Trần Hưng Đạo, Nhà số 48 Hàng Ngang (Hoàn Kiếm), Khu di tích Phủ Chủ tịch (Ba Đình)…
Các di tích thuộc thời kỳ toàn quốc kháng chiến và cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954):  Di tích lưu niệm Vạn Phúc - Hà Đông (nơi Chủ tịch Hồ Chí minh viết bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến), Nhà máy điện Yên Phụ, trại giam Nhà Tiền (Ba Đình), Viện Pasteur, Pháo đài Xuân Canh, địa đạo Nam Hồng (Đông Anh)…
Các di tích thuộc thời kỳ chống Mỹ cứu nước: Hồ Hữu Tiệp - Ngọc Hà nơi máy bay B52 Mỹ bị bắn rơi, Cầu Long Biên, Tượng đài tưởng niệm những người dân Khâm Thiên bị bom Mỹ giết hại, Hầm chỉ huy của Thành uỷ ở Võng Thị - Tây Hồ…
Qua khảo sát thực trạng của các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn thủ đô Hà Nội chúng ta thấy:
- Hà Nội là nơi có số lượng di tích và địa danh cách mạng có số lượng nhiều, phong phú đa dạng về loại hình, nằm ở nhiều địa điểm khác nhau.
- Có nhiều di tích quan trọng gắn với quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các di tích này có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt như: Ngôi nhà số 5D Hàm Long - nơi chi bộ cộng sản đầu tiên của Việt Nam ra đời, ngôi nhà 90 Thợ Nhuộm nơi đồng chí Trần Phú - Tổng bí thư đầu tiên của Đảng viết bản Luận cương cách mạng tư sản dân quyền, Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang nơi Bác Hồ viết bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam DCCH… Đây là những di tích mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
- Có nhiều di tích tố cáo tội ác dã man của đế quốc xâm lược: nhà tù Hoả Lò, nhà tù Thanh Liệt, mộ những người bị oanh tạc và chết đói năm 1945, tượng đài tưởng niệm Khâm Thiên… Và cũng có nhiều di tích phản ánh ý chí quật cường của người dân Thủ đô quyết tâm chống lại kẻ thù xâm lược, quyết giành lại độc lập dân tộc, thể hiện khát vọng tự do và hoà bình như: Khu chợ Đồng Xuân, hồ Hữu Tiệp, trận địa tên lửa Chèm…
2. Giá trị của các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội
Các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn thủ đô là những di tích đã gắn liền với quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân thủ đô Hà Nội nói riêng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Mỗi di tích ấy đều mang trong nó những giá trị khác nhau như giá trị lịch sử, văn hóa, lưu niệm, giáo dục truyền thống… mà ngày nay chúng ta cần phải hiểu và phát huy nhằm giáo dục, định hướng cho thế hệ trẻ, những chủ nhân của đất nước trong tương lai.
Di tích lịch sử cách mạng chứa đựng trong mình giá trị lịch sử to lớn. Lịch sử dân tộc Việt Nam trải mấy nghìn năm hào hùng, anh dũng, đã bao phen đánh thắng nhiều kẻ thù lớn xâm lược, giành độc lập tự do cho dân tộc. Lịch sử cách mạng nước ta cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một chặng trong bản anh hùng ca đó. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh chúng ta đã làm nên những chiến công rạng rỡ lịch sử. Suốt chặng đường lịch sử ấy, biết bao địa điểm, căn nhà, góc phố, hầm hào, thậm chí cả cây đa, bến nước, sân đình - những hình ảnh truyền thống của quê hương đã chứng kiến và là những địa điểm của cuộc đấu tranh giành lại độc lập. Các địa điểm ấy còn là những bằng chứng vật chất phản ánh những sự kiện lịch sử quan trọng. Đến ngày nay, những địa điểm, căn nhà, góc phố ấy đã trở thành những địa danh - di tích lịch sử cách mạng. Thế hệ ngày nay khi tìm hiểu về những trang sử hào hùng của cha ông thì ngoài qua những bài học trên lớp, đọc sách, tra cứu thông tin… còn đến với những di tích, những hiện vật lịch sử cách mạng để hiểu lịch sử và các phong trào cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hơn thế nữa đến với các di tích lịch sử cách mạng, mỗi người đều có thể tự tìm hiểu, đánh giá những sự kiện lịch sử bằng cảm nhận trực quan của mình, mỗi người sẽ có những suy nghĩ, tâm tư tình cảm riêng về một giai đoạn lịch sử hào hùng, về những sự kiện hoặc về một con người, một danh nhân cách mạng cụ thể. Những di tích, những hiện vật ấy là những bằng chứng trung thực nhất, sống động nhất để các nhà sử học và khách tham quan có thể nghiên cứu, tìm hiểu, học tập và làm cơ sở để chứng minh cho nhiều vấn đề của lịch sử. Thông qua hệ thống di tích lịch sử cách mạng của thủ đô Hà Nội chúng ta có thể tìm hiểu được các vấn đề của lịch sử Việt Nam, cũng như lịch sử thủ đô giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cho đến những năm 1975 - khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã toàn thắng, thống nhất đất nước.
Giá trị giáo dục truyền thống:thông qua các di tích lịch sử là một cách thức để chúng ta có thể giáo dục truyền thống cho nhiều đối tượng nhất là cho thế hệ trẻ ngày hôm nay nhận được, tiếp thu được truyền thống đấu tranh cách mạng, tinh thần yêu nước của các thế hệ đi trước, từ đó nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước hôm nay.
Gắn với những chiến công của các thế hệ đi trước, mỗi di tích lịch sử cách mạng đều góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ nhận thức được một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc. Những di tích lịch sử cách mạng không chỉ giúp thế hệ trẻ ngày nay có nhận thức đúng đắn về lịch sử mà còn góp phần làm tăng thêm lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, từ đó tiếp tục phát huy truyền thống, đạo lý tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đến với những di tích lịch sử cách mạng mỗi người đều mang lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ đi trước - những người đã anh dũng, kiên cường chiến đấu hi sinh để giữ gìn độc lập của đất nước. Chính điều đó tạo nên tính chất lâu bền cho mỗi di tích và lan truyền rộng rãi cho nhiều thế hệ sau.
Trong mỗi di tích lịch sử cách mạng đều chứa đựng giá trị lưu niệm. Những di tích này phản ánh rất cụ thể về từng sự kiện lịch sử quan trọng đã diễn ra hay cuộc đời và hoạt động của các danh nhân mà đặc biệt ở đây các danh nhân đó là những danh nhân cách mạng lỗi lạc như Chủ tịch Hồ Minh, đồng chí Trần Phú, đồng chí Hoàng Văn Thụ, đồng chí Nguyễn Văn Cừ... Ví dụ như di tích nhà số 90 Thợ Nhuộm là nơi đồng chí Trần Phú viết dự thảo Luận cương Chính trị năm 1930. Đó là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử quan trọng trong cuộc đấu tranh cách mạng chống thực dân Pháp, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp bị áp bức bóc lột, xây dựng một xã hội dân chủ. Hay, di tích nhà số 5D Hàm Long là nơi thành lập chi bộ Cộng sản đầu tiên (3-1929). Chi bộ ra đời có ý nghĩa rất quan trọng: kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng và trở thành nòng cốt của tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng…
Thông qua những di vật, hiện vật như các đồ dùng sinh hoạt, những kỉ vật riêng gắn bó với cuộc sống, sự nghiệp của các danh nhân trong từng di tích, các nhà nghiên cứu, khách tham quan có thể hiểu được đặc điểm, tính cách, thói quen, lối sống của các danh nhân, hiểu được tầm trí tuệ, kiến thức, tinh thần cách mạng của các danh nhân trong tiến trình lịch sử, đồng thời nắm được giá trị và ý nghĩa của từng sự kiện lịch sử đã diễn ra ở di tích.
Trong ngôi nhà sàn bằng gỗ trong khu di tích Phủ Chủ tịch là nơi Bác Hồ đã ở từ ngày 18-5-1958 đến ngày 17-8-1969, có những hiện vật đã gắn bó mật thiết với cuộc đời hoạt động của Người: chiếc máy điện thoại màu xanh để Bác làm việc với Cục Tác chiến và Binh chủng Phòng không - Không quân, chiếc máy chữ nhỏ là phương tiện để Bác tự tay đánh máy, một chiếc mũ Bác thường đội đi thăm đồng bào và chiến sĩ. Đồ dùng cá nhân thì quá giản dị: một chiếc radio, một chiếc đồng hồ, chiếc quạt lá cọ... Tất cả những hiện vật ấy đã toát lên một lối sống rất đỗi giản dị, giản dị như bao nhiêu người dân thường nhưng qua đó lại thể hiện là một con người vĩ đại, thanh cao, chí công vô tư. Tiếp xúc với những hiện vật ấy, ai ai trong chúng ta mà không thấy bồi hồi, xúc động, sự kính phục trước phong cách, lối sống của vị Cha già dân tộc.
Bên cạnh giá trị về lịch sử, giáo dục truyền thống, lưu niệm thì các di tích lịch sử cách mạng còn chứa đựng giá trị văn hóa. Như đã nói ở phần trước: đặc điểm của các di tích lịch sử cách mạng ở Hà Nội là những công trình có sẵn như nhà ở, trụ sở, căn phòng, những công trình kiến trúc, những công trình tôn giáo, tín ngưỡng như đình, đền, chùa… Do vậy bản thân các công trình kiến trúc ấy đã là các di sản văn hóa chứa đựng trong mình những giá trị văn hóa nhất định. Ví dụ: Tòa nhà Phủ Chủ tịch là ngôi nhà mang giá trị kiến trúc nghệ thuật đặc sắc. Công trình này được những công nhân Việt Nam xây dựng theo kiến trúc kiểu Pháp vào đầu thế kỷ 20 (1900-1906), ngôi nhà có 4 tầng gồm 36 căn phòng. Các phòng được trang trí theo kiểu nội thất cung điện của các vua Pháp rất sang trọng. Ngoài ra những kiến trúc nghệ thuật theo phong cách Châu Âu đầu thế kỷ XX còn hiện diện ở một số di tích như Nhà hát lớn thành phố, Bắc Bộ phủ, Nam Đồng thư xã - trụ sở của Việt Nam quốc dân đảng…Nhiều địa điểm di tích lịch sử cách mạng đồng thời là các công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng có giá trị như: chùa Nành (Pháp Vân tự), chùa Vua, chùa Hương Tuyết, đình Bái Ân, đền Hoàng, chùa Hà…
Cùng với các địa điểm các di tích mang ý nghĩa, giá trị văn hóa thì các tài liệu, hiện vật gắn với các nhân vật cách mạng, danh nhân cách mạng có trong mỗi một di tích cũng là những hiện vật chứa đựng giá trị văn hóa. Những cuốn sách, những bản thảo, tài liệu, công trình nghiên cứu.v.v.. là những sản phẩm tinh thần, tư tưởng của chính danh nhân đó. Những hiện vật này mang giá trị văn hóa cũng cần được bảo vệ và phát huy giá trị.
3. Phát huy giá trị của các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn thủ đô Hà Nội.
a. Thực trạng.
Cùng với việc phát huy giá trị của hệ thống di tích lịch sử văn hoá, trong những năm qua các di tích lịch sử cách mạng - kháng chiến đã được sự quan tâm của Đảng, chính quyền và của nhân dân thủ đô trong việc phát huy giá trị của các di tích này, đưa những giá trị ấy đến với đông đảo quần chúng nhân dân, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của xã hội về hưởng thụ những giá trị văn hoá - lịch sử.
Một trong những hoạt động phát huy giá trị phổ biến nhất hiện nay tại các di tích lịch sử cách mạng đó là đón nhận các đoàn khách đến tham quan nhân dịp các ngày lễ kỷ niệm lớn của đất nước như các ngày thành lập Đảng 3 - 2, ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19 - 5, ngày quốc khánh 2 - 9, ngày giải phóng Thủ đô 10 - 10, ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22 - 12… Các đoàn thể, tổ chức và đặc biệt là các nhà trường tại địa phương phường, xã nơi có di tích đã tổ chức cho các hội viên, học sinh đến tham quan, nghiên cứu, học tập, tưởng niệm, tổ chức sinh hoạt truyền thống về các sự kiện cách mạng đã diễn ra tại các di tích. Trong các buổi lễ này, các thế hệ thanh niên, thiếu niên đã được các thế hệ cha anh ôn lại những truyền thống đấu tranh cách mạng của các chiến sĩ cách mạng của địa phương, những tấm gương cách mạng đã làm nên chiến thắng oanh liệt. Tiêu biểu cho hoạt động này là ở một số di tích như di tích 48 Hàng Ngang, di tích nhà tù Hoả Lò, di tích nhà bà Hai Vẽ, di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Vạn Phúc, di tích Đài tưởng niệm Khâm Thiên…
Việc giáo dục truyền thống cho các thế hệ trẻ thông qua các di tích lịch sử cách mạng có nội dung gắn với môn học lịch sử trong sách giáo khoa của nhà trường phổ thông. Vì vậy việc đưa học sinh đến tham quan, học tập tại di tích là một điều rất bổ ích. Trong những năm qua Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội đã chỉ đạo cho các trường phổ thông đưa học sinh đến tham quan, học tập ngay tại các di tích. Từ đó các em hiểu được truyền thống đấu tranh cách mạng của cha anh và bài học lịch sử ở trường đã được nâng lên và củng cố kiến thức lịch sử.
Thời gian qua, cùng với các ngành, các cấp gấp rút chuẩn bị cho kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội đã tập hợp nhiều chuyên gia biên soạn những tài liệu tham khảo dành cho giáo viên các trường phổ thông và chuyên nghiệp có tựa đề “Trên hành trình 990 năm hướng tới 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”. Tài liệu này dành nội dung viết về một số mô hình tổ chức hoạt động giáo dục về Thăng Long - Hà Nội, trong đó có truyền thống cách mạng, kháng chiến từ khi có đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Các mô hình này tập trung vào các vấn đề như: mô hình Thăng Long - Hà Nội; mô hình tổ chức cho học sinh nghiên cứu, khảo sát về Thăng Long - Hà Nội; diễn đàn “Chủ nhân trẻ tuổi của Thăng Long - Hà Nội”; hát về Hà Nội; ngân hàng câu hỏi thi tìm hiểu về tự nhiên, lịch sử, xã hội, văn hoá, danh nhân của Thăng Long - Hà Nội… Đây là các mô hình rất thực tế, vừa với khả năng, tầm hiểu biết của học sinh phổ thông, các em được thể hiện những hiểu biết của mình về Thăng Long - Hà Nội nơi mình đang sinh sống, gắn bó. Các em cũng được thể hiện quan điểm, được ước mơ, thể hiện tâm tư tình cảm, mong muốn làm cho thủ đô ngày giàu đẹp hơn, văn minh hơn nhưng vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống của dân tộc.
Có thể nói, những năm qua các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn Hà Nội đã phần nào được quan tâm hơn trước, đồng thời nhiều di tích đã phát huy được giá trị trong việc giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi công dân đối với tổ quốc, với xã hội …Tuy nhiên việc phát huy giá trị này mới chỉ được thực hiện tốt ở một số di tích trọng điểm, những di tích được tu bổ đầy đủ còn lại hầu như các di tích lịch sử cách mạng khác chưa thực hiện tốt việc phát huy giá trị, nhiều di tích bị xuống cấp nghiêm trọng, có di tích có thể nói đã bị “biến dạng”. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng chủ yếu tập trung ở một số vấn đề sau:
- Di tích lịch sử cách mạng chưa được nhận thức sâu sắc, đầy đủ, thiết thực. Hiện nay thành phố Hà Nội chưa có một qui hoạch tổng thể, một kế hoạch cụ thể nào cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị trong hiện tại, tương lai, vẫn còn tình trạng thụ động và bị động cả về phương thức hoạt động lẫn kinh phí tu bổ, tôn tạo cho các di tích. Trên thực tế hiện nay các di tích lịch sử cách mạng còn khá “lép vế” trước các di tích lịch sử vă hoá như đình, đền chùa, các di tích tôn giáo, tín ngưỡng…trong việc đầu tư kinh phí để tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị.
- Công tác tuyên truyền, phát huy tác dụng di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng còn hạn chế. Việc tham quan, học tập tại các di tích còn hạn chế, mang tính bắt buộc, chỉ đạo.
- Chưa có sự kết hợp chặt chẽ bằng những văn bản pháp qui cụ thể giữa ngành Văn hoá (Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội, Ban quản lý di tích - danh thắng Hà Nội) với ngành Giáo dục (Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội) trong việc đưa học sinh đến tham quan, học tập tại các di tích lịch sử cách mạng - kháng chiến, gắn bài học trên lớp với phần thực tế lịch sử cách mạng tại di tích.
- Bản thân các di tích lịch sử cách mạng/kháng chiến còn chưa hấp dẫn khách tham quan do tình trạng xuống cấp, các hiện vật trong trưng bày bổ sung không được bảo quản, thiếu giải pháp kỹ thuật trưng bày hiện đại; đội ngũ thuyết minh cho di tích cũng chưa được quan tâm đầu tư, thiếu chuyên môn…
b. Một số giải pháp
- Tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với các di tích lịch sử cách mạng. Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội cần có sự đánh giá nghiêm túc về vị thế và tình hình quản lý các di tích này từ trước tới nay. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý di tích - danh thắng Hà Nội cần có những đề xuất cụ thể về biện pháp quản lý phù hợp đối với các di tích lịch sử cách mạng đáp ứng được yêu cầu đặt ra của xã hội.
- Tiếp tục hoàn thiện việc lập hồ sơ khoa học cho các di tích lịch sử cách mạng. Cần rà soát, bổ sung, chỉnh lý hồ sơ khoa học - pháp lý cho các di tích đã được lập từ trước tới nay. Tiếp tục khảo sát, nghiên cứu, sưu tầm và bổ sung thông tin cho các hồ sơ này đồng thời trong quá trình này cũng cần thiết sưu tầm các hiện vật có liên quan trực tiếp đến di tích để làm cho di tích tăng thêm sự hấp dẫn đối với du khách trên cơ sở trưng bày các hiện vật ấy.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân về ý nghĩa giá trị của các di tích lịch sử cách mạng.
Công tác tuyên truyền giáo dục đến mọi tầng lớp nhân dân về giá trị của các di tích lịch sử cách mạng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng mang ý nghĩa xã hội, chính trị rộng lớn. Hiện nay báo Hà Nội mới có chuyên mục danh cho các bài viết “Cả nước cùng Thủ đô hướng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”, Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội có chuyên mục giới thiệu về các di sản văn hoá của Hà Nội… Đây là những hoạt động tuyên truyền giúp cho người dân hiểu được tầm quan trọng, ý nghĩa và giá trị của các di sản văn hoá trong đó có di tích lịch sử cách mạng là một điều cần được khuyến khích, nhân rộng hơn nữa.  Bên cạnh đó cần tăng cường những bài viết, giới thiệu về các di tích lịch sử cách mạng trên các trang Internet hiện có như: WWW.ANTUONGHANOI.VN, WWW.HANOIVANHIEN.COM,WWW.HANOI.GOV.VN... 
Xuất bản các cuốn sách giới thiệu về di tích lịch sử cách mạng phục vụ cho công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống nhất là đối với thế hệ trẻ hiện nay.
- Sử dụng các biện pháp và hình thức phù hợp nhằm tạo sự hấp dẫn cho các di tích:
+ Hoàn thiện việc đặt bia, thay các biển di tích cũ bằng các tấm biển mới với chất liệu bền vững ở các di tích lịch sử cách mạng để cho nhân dân biết và quan tâm hơn nữa đến di tích.
+ Cần chú ý hơn nữa tới cảnh quan môi trường của di tích. Sự thu hút của di tích một phần quan trọng là do cảnh quan, không gian và sau đó là giá trị đích thực của nó. Do vậy cần thiết phải nghiên cứu và xây dựng một không gian, cảnh quan phù hợp vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật để tăng giá trị của di tích.
+ Quan tâm đến nội dung trưng bày của một số di tích. Việc trưng bày các tài liệu hiện vật trong di tích sẽ làm cho nội dung của di tích phong phú hơn. Có xây dựng được nội dung trưng bày sinh động thì một số di tích lịch sử cách mạng mới không bị rơi vào quên lãng từ đó có thể tái hiện được không khí hào hùng của cuộc  cách mạng kháng chiến của nhân dân Thủ đô dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ kính yêu.
+ Nâng  cao chất lượng, tinh thần thái độ phục vụ khách tham quan của các cán bộ quản lý di tích, đặc biệt cần chú ý nâng cao hơn nữa công tác thuyết minh, hướng dẫn tham quan tại các điểm di tích. Đây chính là yếu tố, là cầu nối quan trọng giữa di tích với khách tham quan, làm cho di tích sống động, hấp dẫn hơn bằng những thông tin quan trọng, bổ ích.
- Phục vụ giáo dục truyền thống, trước hết là nhằm vào tuổi trẻ học đường. Theo thống kê, hiện nay Hà Nội có khoảng 271 trường tiểu học, 222 trường trung học cơ sở, 43 trường trung học phổ thông công lập, 55 trường phổ thông trung học dân lập, chưa kể đến các trung tâm giáo dục thường xuyên, trường trung học chuyên nghiệp[3]. Ngoài ra số lượng các trường đại học, cao đẳng đóng trên địa bàn Hà Nội là 39 trường với số lượng học viên, sinh viên là khoảng 31 vạn[4]. Như vậy có thể thấy các trường với số lượng học sinh của Hà Nội là rất lớn, đây là nguồn khách tiềm năng để chúng ta có thể khai thác phát huy giá trị của các di tích lịch sử cách mạng trong việc giảng dạy, giáo dục truyền thống. Bộ Giáo dục – Đào tạo mới ban hành Chỉ thị “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 trong đó có nêu rõ: “Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương: Mỗi trường đều nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hóa hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn, giới thiệu các công trình, di tích của địa phương với bạn bè” và “…có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống dân tộc, văn hóa và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh; phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương và khách du lịch[5]. Đây điều kiện thuận lợi để chúng ta có thể phối hợp trong bảo tồn và phát huy giá trị cũng như giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh các trường phổ thông trên địa bàn Hà Nội thông qua hệ thống các di tích lịch sử cách mạng.
 Để làm được việc này ngành Văn hoá cần tiếp tục kết hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội trong chương trình giáo dục về lịch sử, văn hoá Thăng Long - Hà Nội. Ở các trường học phải phối hợp với Đoàn Thanh niên CS Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong xây dựng kế hoạch trong từng năm học tổ chức cho học sinh tham quan di tích lịch sử cách mạng mang tính “về nguồn”, tham gia bảo vệ các di tích, tổ chức kết nạp Đoàn, Đội ngay tại một số điểm di tích…
- Đẩy mạnh việc kết hợp với ngành du lịch xây dựng các chương trình, các tour du lịch văn hoá và sinh thái ở Hà Nội và phụ cận. Gắn các di tích lịch sử cách mạng vào các tour du lịch này để cho du khách không chỉ biết tới một Hà Nội ngàn năm văn hiến mà còn là một Hà Nội hào hùng, kiên cường, bất khuất. Cũng có thể xây dựng thành một tour du lịch đến các di tích lịch sử cách mạng kết hợp với những điểm văn hóa khác để phục vụ nhu cầu của khách tham quan trong và ngoài nước.
Tóm lại, Hà Nội là một địa bàn đậm đặc di tích lịch sử - văn hoá, mà trong đó di tích lịch sử cách mạng là một bộ phận vô cùng quan trọng đan xen cùng với các loại hình di tích khác. Nơi đây có những tên gọi rất gần gũi làm nên những đặc sắc của vùng đất văn hiến này: có khu phố cổ với 36 phố phường, có Hoàng thành, có hàng loạt các địa chỉ đỏ: 90 Thợ Nhuộm, 48 Hàng Ngang, 5D Hàm Long, Nhà tù Hoả Lò, di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Vạn Phúc… từng ghi dấu đánh bại chiến tranh leo thang của nhiều thế lực ngoại xâm đế quốc, những di tích ghi dấu sự kiên cường, bất khuất của người dân Thủ đô - những người yêu chuộng hoà bình, mong muốn được làm bạn với tất cả mọi người nhưng cũng rất mạnh mẽ, dũng cảm đấu tranh với những kẻ thù có âm mưu cướp nước. Các di tích lịch sử cách mạng cùng với hệ thống các di tích lịch sử văn hoá khác là di sản văn hoá vô giá, góp phần tạo nên diện mạo của thủ đô Hà Nội. Bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử cách mạng không chỉ là nhiệm vụ, trách nhiệm mà còn là một thái độ tri ân của người Hà Nội hôm nay được sống trong “thành phố vì hoà bình” đối với cha ông và các thế hệ đi trước./.

22 tháng 3 2019

- Tên danh lam thắng cảnh: Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

- Nằm ở huyện Bố Trạch và Minh Hòa, tỉnh Quảng Bình.

- Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới. Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng.

- Được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003, và được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái vào ngày 3 tháng 7 năm 2015.

- Được nhà nước xếp hạng vào vườn quốc gia, cần được bảo tồn.

 

25 tháng 5 2021

Di sản văn hóa vật thể: Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn.

Di sản văn hóa phi vật thể: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, dân ca quan họ, ca Huế, ca trù

Di tích lịch sử: Cố đô Hoa Lư, Đền Hùng, Đền Ngọc Sơn, Chiến khu Tân Trào.

Danh lam thắng cảnh: Vịnh Hạ Long, Hồ Hoàn Kiếm, Sapa, Đảo Phú Quốc.

Di sản văn hóa vật thể: Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn.

Di sản văn hóa phi vật thể: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, dân ca quan họ, ca Huế, ca trù

Di tích lịch sử: Cố đô Hoa Lư, Đền Hùng, Đền Ngọc Sơn, Chiến khu Tân Trào.

Danh lam thắng cảnh: Vịnh Hạ Long, Hồ Hoàn Kiếm, Sapa, Đảo Phú Quốc.

9 tháng 3 2018

* Ở Việt Nam :

+ Di sản văn hóa

     - Cố đô Huế

     - Phố cổ Hội An

     - Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam )

     - Văn miếu Quôc Tử Giám (Hà Nội)

     - Nhã nhạc cung đình Huế

     - Chữ Nôm...

+ Di sản lịch sử

     - Hang Pắc Bó (Cao Bằng)

     - Gò Đống Đa (Hà Nội)

     - Côn Đảo

     - Bến Nhà Rồng (TP. HCM) Trường Quốc Học (Huế)

     - Đền Hùng (Phú Thọ)

     - Dốc Miếu (Quảng Trị)

QUẢNG CÁO

     - Địa đạo Củ Chi

     - Địa Đạo Vĩnh Mốc (Quảng Trị)

*Danh lam thắng cảnh

     - Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)

     - Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng)

     - Động Phong Nha (Quảng Bình)

     - Mũi Né (Phú Yên)

     - Rừng Quốc Gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế)

     - Rừng Cúc Phương

     - Chùa Thiên Mụ (Huế)

* Trên thế giới:

Di sản văn hóa trên thế giới

     - Lễ hội Dano (Gangreug, tỉnh Ganguon Hàn Quổc)

     - Nhà hát Opera Sydney (Australia)

     - Khu pháo đài Đỏ tại Ấn Độ

     - Thành phố cổ Coriu (Hi Lạp)

     - Đảo núi lửa JeJu (Hàn Quốc)

     - Mỏ bạc Iwami Ginzan, Nhật Bản

     - Các pháo đài tại Nisa, Turkmenistan

     - Thành phố khảo cổ Samarra, Iraq

     - Kênh Rideau, Canada

     - Công viên quôc gia Teide, Tây Ban Nha

     - Các khu rừng sồi Primeval, Ukraine

     - Khu bảo tồn Lope-Okanda, Gabin

     - Phong cảnh văn hoá và thực vật Richteisveld (Nam Phi)

     - Vùng đất nghệ thuật đá Twyfelfontein (Namibia)

     - Các ngôi làng Diaolou ở Kaiping (Trung Quốc)

     - Thành phố Xtalingrat (Nga)

     - Cung điện mùa Đông (Nga)

     - Thành phố pháo đài Carcassone (Pháp) - xây dựng thế kỉ XIII

     - Động Vân Cương (TP Đại Đông tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc)

     - Vạn lý trường Thành (Trung Quốc)

     - Pháo đài Ba - Xti (Pháp)

     - Trân Châu Cảng (Hawai)

     - Thành phô" Damascus (Ả Rập)

     - HangJenolan, Australia.

     - Công viên Bakken cổ nhất (Klampenborg, ĐanMạch)

     - Nhà thờ StBasil (Matxcơva, Nga)

     - Thác nước Thiên thần cao nhất thế giới Kerepakupaimerús (vùng Sabana, bang Bolivar, Venezuela)

     - Núi Fuji (Nhật Bản)

     - Ngôi chùa cổ nhất Nhật Bản-horiju

     - Thung lũng sông Loire-vương qucíc của những lâu đài (Pháp)

     - Thác nước Niagara (nằm giữa ranh giới tự nhiên giữa Canada và Mĩ)

     - Cung điện xưa nhất của nước Pháp-Versailles

     - Khách sạn cổ nhất thế giới-Hoshi Ryokan (ở làng Awazu, Nhật Bản)

     - Thành phố Agra (Ấn Độ)....

13 tháng 2 2019

Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và gần thành cổ Trà Kiệu, bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm Pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm Pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.

Thông thường người ta hay so sánh Thánh địa này với các tổ hợp đền đài chính khác ở Đông Nam Á như Borobudur (Java, Indonesia), Pagan(Myanma), Angkor Wat (Campuchia) và Ayutthaya (Thái Lan). Từ năm1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.

13 tháng 2 2019

Bao gồm. Tên chỗ đó. Ở đâu. Đẹp hoặc cổ kính thế nào. Được công nhận là di sản thế giới không. Lịch sử đó có được nhà nước xếp hạng không ? 

6 tháng 5 2017

Đáp án: A

28 tháng 5 2017

Đáp án A