K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 3 2016

Hỏi đáp Sinh học

tick nha ok

23 tháng 3 2021

Cuối thời Đông Hán, Trương Tú cát cứ ở Nam Dương luôn đánh nhau với Tào Tháo. Năm 195 sau Công nguyên, Tào Tháo dẫn đại quân tiến đánh Trương Tú. Trên đường đến Uyển Thành, các binh sĩ liên tục ba ngày không được uống đủ nước. Miệng khát khô bỏng, có người đã tỏ ra oán hận.

Tào Tháo cảm thấy tinh thần của quân sĩ giảm sút rõ rệt, sợ như thế sẽ ảnh hưởng đến kết quả chiến đấu. Vì vậy Tào Tháo nghĩ ra một kế để động viên binh sĩ.

Tào Tháo ngồi trên lưng ngựa đột nhiên chỉ về phía trước mà nói: “Trước đây ta đã đi qua chỗ này, nhớ rằng hồi đó phía trước có một rừng mơ. Ta phải đi nhanh lên, đến đó vừa có thể tìm được nước, mà mơ cũng có thể giúp giải khát”.

Quân sĩ nghe nói thế bỗng nhiên tinh thần hồ hởi hẳn lên, trong miệng không ngừng ứa ra nước bọt làm giảm cơn khát và hăng hái tiến lên phía trước.

Cuối cùng họ đã tìm thấy nguồn nước.

10 tháng 11 2021

tham khảo

 

 

Cuối thời Đông Hán, Trương Tú cát cứ ở Nam Dương luôn đánh nhau với Tào Tháo. Năm 195 sau Công nguyên, Tào Tháo dẫn đại quân tiến đánh Trương Tú. Trên đường đến Uyển Thành, các binh sĩ liên tục ba ngày không được uống đủ nước. Miệng khát khô bỏng, có người đã tỏ ra oán hận. Tào Tháo cảm thấy tinh thần của quân sĩ giảm sút rõ rệt, sợ như thế sẽ ảnh hưởng đến kết quả chiến đấu. Vì vậy Tào Tháo nghĩ ra một kế để động viên binh sĩ. Tào Tháo ngồi trên lưng ngựa đột nhiên chỉ về phía trước mà nói: “Trước đây ta đã đi qua chỗ này, nhớ rằng hồi đó phía trước có một rừng mơ. Ta phải đi nhanh lên, đến đó vừa có thể tìm được nước, mà mơ cũng có thể giúp giải khát”. Quân sĩ nghe nói thế bỗng nhiên tinh thần hồ hởi hẳn lên, trong miệng không ngừng ứa ra nước bọt làm giảm cơn khát và hăng hái tiến lên phía trước. Cuối cùng họ đã tìm thấy nguồn nước

.

10 tháng 11 2021

Nhớ ghi tham khảo nữa nhé!

3 tháng 8 2017

Chọn đáp án: C

22 tháng 9 2017

Chọn đáp án: D

26 tháng 3 2021

tham khảo

Lúc bấy giờ, ba anh em, Lưu, Quan, Trương đang nương náu trên đất Tào. Lưu Bị sợ Tào Tháo nghi mình mưu đồ nên đã bày ra chuyện làm vườn cho Tào Tháo khỏi ngờ. Một hôm Quan Trường, Trương Phi đi chơi vắng, Lưu Bị đang lom khom tưới rau, bỗng thấy Hứa Chử và Trương Liêu dẫn vài chục người đến mời sứ quân đến ngay phủ. Lưu Bị giật mình hỏi là chuyện gì khẩn cấp thế rồi đi ngay.

Tào Tháo cười, hỏi chuyện làm vườn. Lưu Bị sợ tái mặt. Tào Tháo cầm tay dắt Lưu Bị vào vườn sau nhà, rồi nói chuyện "rừng mơ" ngày đi đánh Lưu Tú, dẫn đến chuyện mời Huyền Đức đến thưởng mơ xanh mới hái và uống rượu nấu vừa chín.

  

Hai người ngồi đối diện ăn uống vui vẻ. Lúc rượu ngà ngà say, chợt mây đen mù mịt, cơn mưa to sắp kéo đến. Tào Tháo và Huyền Đức dựa vào bao lơn ngắm xem vòi rồng lấy nước. Chợt Tào Tháo hỏi quân sư về chuyện rồng, rồi nói về sự biến hóa của rồng bay, rồng nấp, ví rồng như anh hùng. Tào Tháo hỏi Lưu Bị có bao anh hùng đời nay, xin thử nói cho nghe. Lưu Bị nói mình là người trần mắt thịt biết đâu được anh hùng, nhưng Tào Tháo nói: "Đã đành không biết mặt nhưng cũng có nghe tiếng chứ?".

Lưu Bị lần lượt nêu ra 5 tên: Viên Thuật, Viên Thiệu, Lưu Biểu, Tôn Sách, Lưu Chương và hỏi Tháo: "Có thể cho là anh hùng được chăng?". Tào Tháo vừa nghe, vừa cười nói: "Không thể gọi là anh hùng được!". Khi nghe Lưu Bị nói ngoài những người ấy ra, không biết ai nữa, thì Tháo nói: "Anh hùng là người trong bụng có chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm vào vụ trụ, có chí nuốt cả trời đất kia".

Nghe Lưu Bị hỏi: "Ai có thể xứng đáng được như thế?" thì Tào Thái lấy tay ra trỏ vào Huyền Đức rồi lại trỏ vào mình nói rằng:

- Anh hùng trong thiên hạ bây giờ chỉ sứ quân và Tháo này mà thôi.

Nghe nói thế, Huyền Đức giật nảy mình, cái thìa, đôi đũa cầm ở tay rơi cả xuống đất. Một tiếng sét cơn mưa đổ xuống Lưu Bị cúi xuống nhặt thìa và đũa nói tảng rằng: "Gớm thế! Tiếng sét dữ quá!" Tào Tháo cười hỏi sứ quan cũng sợ sấm à thì Lưu Bị nói các bậc đức thánh ngày xưa lúc gặp sấm dữ gió to cũng đổi sắc mặt, huống chi tôi đây lại không sợ!

Tào Tháo thấy thế không nghi nghờ gì Huyền Đức nữa.

26 tháng 3 2021
Bố cục: Phần 1 (từ đầu đến tiểu đình uống rượu): Việc Lưu Bị lấy việc làm vườn để che mắt Tào Tháo và giới thiệu hoàn cảnh của tiệc rượu. Phần 2 (phần còn lại): Cuộc luận bàn về anh hùng của Tào Tháo và Lưu Bị trong tiệc rượu Câu 1 (trang 83 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Tâm trạng và tính cách Lưu Bị khi phải ở nhờ Tào Tháo :     - Hành xử cẩn trọng, sợ Tào Tháo sẽ tìm cách cản trở hoặc hãm hại.    - Trầm tĩnh, khôn ngoan, khéo che đậy tâm trạng, tình cảm thật của mình trước kẻ thù. Câu 2 (trang 83 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Tính cách nhân vật Tào Tháo :    - Tham vọng, có tư tưởng làm bá chủ thiên hạ : có chí lớn, mưu cao, có tài.    - Bản tính gian hùng : có tài thao lược nhưng nhiều mưu mô xảo quyệt, bằng mọi thủ đoạn để đạt mục đích, đa nghi, kiêu ngạo nên chủ quan bị Lưu Bị qua mặt.Câu 3 (trang 83 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Điểm khác giữa tính cách Lưu Bị và Tào Tháo : Tào Tháo (gian hùng) Lưu Bị (anh hùng)- Đang có quyền thế, có quân, lợi dụng vua Hán để khống chế chư hầu. - Tự tin, bản lĩnh, thông minh, hiểu biết - Chủ quan, đắc chí, coi thường người nên bị Lưu Bị qua mặt nhẹ nhàng. - Đang thua, mất đất, mất quân, phải sống nhờ nơi kẻ thù nguy hiểm. - Lo lắng, sợ hãi, cố che giấu ý nghĩ, tình cảm. - Khôn ngoan, linh hoạt che giấu được hành động của mình. Câu 4 (trang 83 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):    Cách kể chuyện hấp dẫn vì tình huống gay cấn, tự nhiên, kết thúc đơn giản, ngắn gọn và ý nghĩa. Thái độ tác giả trong việc khen chê khá rành rọt, hai phía điển hình và mẫu mực.
7 tháng 2 2019

Chọn đáp án: D

29 tháng 8 2019

Trong truyện cũng như quan niệm của đánh giá của dân gian, Lưu Bị vẫn được giàu đức độ.

- Lưu Bị như tấm gương phản chiếu được sự nham hiểm, tàn bạo của Tào Tháo

- Lưu Bị lấy lòng thành, dùng nhân nghĩa đối đãi với người

- Lưu Bị được lòng dân chúng khắp nơi

Tào Tháo nham hiểm, tàn bạo, xảo trá của Tào Tháo, ứng xử với đời bằng nhiều thủ đoạn

- Tào Tháo làm mọi việc, kể cả tàn nhẫn để đạt được ý định của mình, mà vứt bỏ chữ nhẫn

5 tháng 10 2019

Tâm trạng, tính cách

- Cách hành xử: cẩn trọng, hoang mang

- Khi bị Tào Tháo triệu đến bất ngờ, Huyền Đức “sợ tái mặt”. Lúc ngồi uống rượu: càng dè dặt

- Khi đánh rơi thìa, đũa: Lưu Bị có cách ứng phó thông minh, tránh được sự nghi ngờ của Tào Tháo

Câu 2 (trang 83 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Trong cuộc đối ứng với Lưu Bị, Tào Tháo chứng tỏ sự kiêu căng, ngạo mạn của mình.

    + Một tay gạt đi tất cả các anh hùng trong thiên hạ

    + Tào Tháo còn tự cao tự đại đắc ý đắc ý tự cho mình là anh hùng và ngầm ý xếp trên Lưu Bị

    + Tào Tháo cũng là người thông minh, mưu trí, ngoan cường.

    + Càng cơ trí càng nham hiểm, càng ngoan cường càng tàn bạo

→ Tào Tháo bộc lộ bản chất gian hùng

4 tháng 5 2017

Tào Tháo (gian hùng)

Lưu Bị (anh hùng)

- Đang có quyền thế, có đất, có quân, đang thắng, lợi dụng vua Hán để khống chế chư hầu.

- Đang thua, mất đất, mất quân, phải sống nhờ kẻ thù nơi hang hùm, nọc rắn vô cùng nguy hiểm.

- Tự tin, đầy bản lĩnh, thông minh sắc sảo, hiểu mình, hiểu người

- Lo lắng, sợ hãi, cố che giấu ý nghĩ, tình cảm thật của mình trước Tào Tháo.

- Chủ quan, đắc chí, coi thường người khác.

- Khôn ngoan, linh hoạt che giấu 1 được hành động sơ suất của mình.

- Bị Lưu Bị lừa, qua mặt một cách khôn ngoan, nhẹ nhàng.

- Là người anh hùng lí tưởng của nhân dân Trung Hoa cổ đại.