K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 3 2016

* Thế mạnh :

- Tài nguyên lâm nghiệp đứng thứ hai cả nước sau Tây Nguyên

- Độ che phủ rừng lớn, rừng có nhiều gỗ quý, lâm sản, chim, thú có giá trị,

* Tình hình phát triển

- Có nhiều lâm trường khai thác, tu bổ và trồng rừng

- Có nhiều cơ sở chế biến lâm sản : Thanh Hóa, Vinh, Hà Tĩnh

* Những giải pháp để phát triển lâm nghiệp bền vững :

- Đẩy mạnh công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản

- Trồng rừng, tu bổ và bảo vệ rừng được coi là giải pháp cấp bách

- Phát triển rừng phòng hộ (đầu nguồn, ven biển)

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về ý nghĩa của việc phát trỉển cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp đối với phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ?1.     Việc phát triển lâm nghiệp vừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng, vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, điều hoà chế độ nước của các sông miền Trung ngắn và dốc, vốn có thuỷ chế rất thất thường.2.     Việc phát triển...
Đọc tiếp

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về ý nghĩa của việc phát trỉển cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp đối với phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ?

1.     Việc phát triển lâm nghiệp vừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng, vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, điều hoà chế độ nước của các sông miền Trung ngắn và dốc, vốn có thuỷ chế rất thất thường.

2.     Việc phát triển các mô hình nông - lâm kết hợp ở vùng trung du không những giúp sử dụng hợp lí tài nguyên, mà còn tạo ra thu nhập cho nhân dân, phát triển các cơ sở kinh tế.

3.     Việc phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn gió, chắn cát tạo điều kiện bảo vệ bờ biển, ngăn chặn nạn cát bay, cát chảy; vừa tạo môi trường cho các loài thuỷ sinh và nuôi trồng thuỷ sản.

4.     Lãnh thổ dài và hẹp ngang, mỗi tỉnh trong vùng đi từ đông sang tây đều có biển, đồng bằng, gò đồi và núi, cần phát triển để tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

1
16 tháng 12 2017

Đáp án C

3 tháng 5 2019

- Việc phát triển làm nghiệp vừa chọ phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng (khai thác rừng), vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, điều hoà chế độ nước của các sông miền Trung ngắn và dốc, vốn có thuỷ chế rất thất thường (nhờ trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng).

- Việc phát triển các mô hình nông - lâm kết hợp ở vùng trung du không những giúp sử dụng hợp lí tài nguyên, mà còn tạo ra thu nhập cho nhân dân, phát triển các cơ sở kinh tế vùng trung du.

- Việc phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn gió, chắn cát tạo điều kiện bảo vệ bờ biển, ngăn chặn nạn cát bay, cát chảy, vừa tạo môi trường cho các loài thuỷ sinh và nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nước mặn.

1 tháng 9 2023

Tham khảo

Việc phát triển cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ vì:

- Góp phần khai thác hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên,  thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng: nông - lâm - ngư nghiệp tạo nên cơ cấu ngành và thế liên hoàn trong quá trình hình thành cơ cấu theo lãnh thổ giữa các khu vực núi, đồi, đồng bằng và ven biển.

-  Nông - lâm - ngư nghiệp là thế mạnh của vùng, là cơ sở ban đầu cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Việc hình thành mô hình nông - lâm - ngư nghiệp sẽ sử dụng hợp lí tài nguyên, tạo công ăn việc làm cho người dân, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo.

- Mô hình nông - lâm - ngư nghiệp còn góp phần hạn chế các thiên tai, bảo vệ môi trường tự nhiên của vùng:

+ Phát triển lâm nghiệp cùng với mô hình nông - lâm kết hợp góp phần bảo vệ tài nguyên đất, hạn chế xói mòn trượt lở đất, hạn chế lũ lụt.

+ Phát triển rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển vừa tạo điều kiện bảo vệ môi trường, vừa chống nạn cát bay cát chảy, làm thu hẹp diện tích các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.

+ Việc nuôi tôm trên cát cho phép tận dụng các diện tích đất khô cằn để đem lại hiệu quả kinh tế.

10 tháng 12 2023

*Tham khảo:

2. 

- Nông nghiệp: Đồng bằng sông Hồng là vùng đất màu mỡ, phù hợp cho canh tác nông nghiệp. Lúa là cây chủ lực, đóng góp lớn vào sản xuất lương thực của quốc gia. Ngoài ra, đây cũng là khu vực sản xuất nhiều loại cây lương thực khác như ngô, khoai lang, và cây trồng công nghiệp.

- Công nghiệp: Vùng này có nhiều thành phố lớn như Hà Nội và Hải Phòng, đóng vai trò trọng điểm cho công nghiệp. Các ngành công nghiệp đa dạng từ chế biến thực phẩm đến sản xuất máy móc, điện tử. Khu vực đồng bằng sông Hồng góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

3. 

- Tài nguyên thiên nhiên

- Khí hậu ấm áp

- Nhu cầu thị trường

- Chính sách hỗ trợ

31 tháng 3 2017

a/ Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp:

– Diện tích rừng 2,46 triệu ha (20% cả nước). Độ che phủ rừng là 47,8%, chỉ đứng sau Tây Nguyên. DT rừng giàu tập trung vùng biên giới Việt-Lào, nhiều nhất ở Nghệ An, Quảng Bình, Thanh Hóa.

– Rừng sản xuất chỉ chiếm 34% DT, còn lại 50% DT là rừng phòng hộ, 16% DT là rừng đặc dụng.

-Rừng có nhiều loại gỗ quý (lim, sến…), nhiều lâm sản chim, thú có giá trị (voi, bò tót…).

*phát triển công nghiệp khai thác gỗ, chế biến lâm sản.

* Bảo vệ và phát triển vốn rừng giúp bảo vệ môi trường sống, giữ gìn nguồn gen các SV quý hiếm, điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại các cơn lũ đột ngột. Ven biển trồng rừng để chắn gió, chắn cát.

b/ Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng và ven biển:

– Vùng đồi trước núi có nhiều đồng cỏ phát triển chăn nuôi đại gia súc. Đàn bò có 1,1 triệu con chiếm 1/5 đàn bò cả nước. Đàn trâu có 750.000 con, chiếm 1/4 đàn trâu cả nước.

-BTB cũng đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm: café, chè ở Tây Nghệ An, Quảng Trị, cao su ở Quảng Bình, Quảng Trị, …

– Đồng bằng Thanh-Nghệ -Tĩnh là tương đối lớn, còn lại nhỏ hẹp. Phần lớn là đất cát pha thuận lợi trồng cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá…), nhưng không thật thuận lợi trồng lúa

*bình quân lương thực có tăng nhưng vẫn còn thấp 348 kg/người.

c/ Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp:

– Tỉnh nào cũng giáp biển nên có điều kiện phát triển nghề cá biển. Nghệ An là tỉnh trọng điểm nghề cá của BTB. Việc nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nước mặn phát triển khá mạnh.

– Hạn chế: phần lớn tàu có công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính, nên nhiều nơi nguồn lợi thuỷ sản có nguy cơ giảm rõ rệt.

26 tháng 7 2019

- Việc phát triển làm nghiệp vừa chọ phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng (khai thác rừng), vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, điều hoà chế độ nước của các sông miền Trung ngắn và dốc, vốn có thuỷ chế rất thất thường (nhờ trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng).

- Việc phát triển các mô hình nông - lâm kết hợp ở vùng trung du không những giúp sử dụng hợp lí tài nguyên, mà còn tạo ra thu nhập cho nhân dân, phát triển các cơ sở kinh tế vùng trung du.

- Việc phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn gió, chắn cát tạo điều kiện bảo vệ bờ biển, ngăn chặn nạn cát bay, cát chảy, vừa tạo môi trường cho các loài thuỷ sinh và nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nước mặn.

22 tháng 11 2021

Tham khảo

Câu 1:

Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc:

- Tiểu vùng Đông Bắc: tập trung khoáng sản giàu có nhất nước ta, phong phú đa dạng, gồm cả khoáng sản phi kim và kim loại (than đá, sắt, chì, kẽm, thiếc, bô xít, aparit, pirit…).

+ Than đá có trữ lượng và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á (vùng than Quảng Ninh với hơn 3 tỉ tấn). Ngoài ra còn phân bố ở  Thái Nguyên, Na Dương.

+ Đồng, apatit (Lào Cai), sắt (Thái Nguyên, Hà Giang), kẽm – chì (Tuyên Quang), thiếc (Cao Bằng),…

⟹ Thuận lợi phát triển đa dạng các ngành khai thác và chế biến khoáng sản.

- Tiểu vùng Tây Bắc: có nhiều sông lớn, chảy qua địa hình núi dốc hiểm trở nên tiềm năng thủy điện lớn. Trữ lượng thủy điện của vùng tập trung trên hệ thống sông Đà:  nhà máy thủy điện Sơn La (công suất lớn nhất cả nước- 3400 kWh), thủy điện Hòa Bình (1600 kWh).

Câu 2:

Ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ:

- Mang lại nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng, tạo việc làm và nâng cao đời sống người dân.

- Góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở, xói mòn đất…

- Bảo vệ nguồn nước ngầm, điều hòa khí hậu, cân bằng môi trường sinh thái.

- Điều tiết nguồn nước ở các hồ thủy điện, thủy lợi.

Câu 3

 * Nhận xét:

 Trong thời kì 1995 – 2002,

 - Giá trị sản xuất công nghiệp của hai tiểu vùng đều tăng, nhưng Đông Bắc tăng nhanh hơn Tây Bắc.

+ Giá trị sản xuất công nghiệp Tây Bắc tăng gấp 2,17 lần; từ 320,5 tỉ đồng lên 696,2 tỉ đồng.

+ Giá trị sản xuất công nghiệp Đông Bắc tăng gấp 2,31 lần; từ 6179,2 tỉ đồng lên 14301,3 tỉ đồng.

- Giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc luôn cao hơn Tây Bắc, khoảng cách chênh lệch lớn và có xu hướng tăng lên.

+ Năm 1995: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20, 48 lần Tây Bắc.

+ Năm 2003: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20, 54 lần Tây Bắc.

⟹ Đông Bắc có trình độ công nghiệp hóa cao hơn và tốc độ phát triển công nghiệp nhanh hơn Tây Bắc.

30 tháng 10 2023

1.Vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là hai khu vực nông nghiệp phát triển mạnh của Việt Nam. Sự phát triển này có những nguyên nhân và đặc điểm sau:

- Đất đai phù sa: Đồng bằng sông Cửu Long có đất đai phù sa màu mỡ, phù hợp cho nhiều loại cây trồng như lúa, cây ăn trái, và rau màu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Mạng lưới tưới tiêu và động lực nước: Khu vực này có mạng lưới tưới tiêu và hệ thống động lực nước tốt, giúp duy trì sản xuất nông nghiệp quanh năm.

- Khí hậu ấm áp và mưa đều đặn: Vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long thường có khí hậu ấm áp, với mùa mưa và mùa khô rõ ràng, tạo điều kiện cho trồng nhiều loại cây trồng.

30 tháng 10 2023

2. Sự phát triển ngành dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ và Điều kiện thuận lợi:

- Ngành du lịch và vận tải: Vùng Đông Nam Bộ có các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu, cùng với các điểm du lịch nổi tiếng như biển Vũng Tàu và Cần Giờ. Điều kiện địa lý và mạng lưới giao thông phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dịch vụ du lịch và vận tải phát triển.

- Thương mại và tài chính: Vùng Đông Nam Bộ là trung tâm thương mại quốc gia và quốc tế với cảng biển lớn như cảng Sài Gòn và cảng Cái Mép - Thị Vải. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành thương mại và tài chính.

- Giáo dục và y tế: Vùng này có nhiều trường đại học và bệnh viện hàng đầu của Việt Nam, thu hút nhiều sinh viên và bệnh nhân từ khắp cả nước. Điều này thúc đẩy phát triển ngành giáo dục và y tế.

29 tháng 10 2023
Sự phát triển nghành nông nghiệp của Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long

- Đông Nam Bộ: Khu vực này chủ yếu tập trung vào việc sản xuất cây công nghiệp như cao su, cà phê, và hồ tiêu.
Đồng bằng Sông Cửu Long: Đây là "cồn nghiệp lúa" của Việt Nam, với việc sản xuất lúa gạo đứng đầu cả nước. Khu vực này cũng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, như tôm và cá tra.

Giải thích sự phát triển:

- Đất đai màu mỡ: Sự giàu có của các loại đất đai đã giúp phát triển nghành nông nghiệp.

- Hệ thống sông ngòi: Các sông lớn như sông Mê Kông cung cấp nguồn nước dồi dào.

- Chính sách ưu đãi: Các chính sách về thuế và đầu tư đã khuyến khích sự phát triển của nghành nông nghiệp.

29 tháng 10 2023
Sự phát triển nghành dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ

Sự Phát Triển:

- Du lịch: Với các địa điểm nổi tiếng như Vũng Tàu, Phan Thiết.

- Dịch vụ tài chính, ngân hàng: Nhiều trụ sở của các ngân hàng và công ty tài chính đặt tại TP.HCM.

- Thương mại: Các trung tâm thương mại lớn, siêu thị, và các khu buôn bán sầm uất.

Điều Kiện Thuận Lợi:

- Cơ sở hạ tầng tốt và giao thông thuận tiện.

- Nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng.

- Thị trường tiêu dùng lớn.