K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2016

oe zô điên

11 tháng 9 2016

SƠN TINH, THUỶ TINH

(Truyền thuyết)

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Thể loại  

Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên nó thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

2. Tóm tắt:

Hùng Vương thứ mười tám kén rể cho Mị Nương. Một hôm, cả Sơn Tinh (thần Núi) và Thủy Tinh (thần Nước) cùng đến cầu hôn. Trước hai chàng trai tài giỏi khác thường, vua bèn ra điều kiện: hôm sau, ai đem sính lễ đến trước sẽ cho cưới Mị Nương. Sơn Tinh đến trước, và rước được Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh đành rút quân.

Từ đấy, cứ hằng năm, Thủy Tinh vẫn gây ra mưa gió, bão lụt để trả thù Sơn Tinh.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI      

1. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có thể chia thành ba đoạn. Đoạn một (từ đầu đến "mỗi thứ một đôi"): Vua Hùng thứ mười tám ra điều kiện kén rể. Đoạn hai (tiếp theo đến "thần Nước đành rút quân"): Cuộc giao tranh cầu hôn giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, kết quả Sơn Tinh thắng. Đoạn ba (phần còn lại): Cuộc trả thù hằng năm với Sơn Tinh và những thất bại của Thủy Tinh.

Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh được gắn với thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam.

2. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có hai nhân vật chính, đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Mỗi nhân vật chính đó được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo.

- Nhân vật Sơn Tinh: "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi". Sơn Tinh có thể "dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu". Đây là nhân vật tượng trưng cho khát vọng và khả năng khắc phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa.

– Nhân vật Thủy Tinh: "gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"; có thể "hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời". Đây là nhân vật tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người.

3. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện ước mong chế ngự thiên tai của người Việt Nam xưa.

22 tháng 2 2016

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

 Nguyễn Công Hoan sinh ngày 6 tháng 3 năm 1903 tại làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Hưng Yên), trong một gia đình quan lại phong kiến xuất thân khoa bảng bắt đầu sa sút. Ông đặc biệt thành công với loại truyện ngắn trào phúng. Tác phẩm của Nguyễn Công Hoan tập trung phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội cũ. Đối tượng phê phán của ông chủ yếu là bọn nhà giàu, quan lại, tư sản. Nguyễn Công Hoan là người có nhiều đóng góp vào sự phát triển của văn xuôi quốc ngữ.

Tác phẩm chính: Lá ngọc cành vàng (tiểu thuyết 1935), Cô giáo Minh (tiểu thuyết, 1935), Bước đường cùng (tiểu thuyết, 1938)... Kép Tư Bền (truyện ngắn, 1935), Hai thằng khốn nạn (truyện ngắn, 1937), Đào kép mới (truyện ngắn, 1937)... Đời viết văn của tôi (hồi kí, 1971) và một số tập truyện ngắn...

Tinh thần thể dục là một truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan. Tác phẩm phê phán thói giả dối, chính sách lừa bịp mị dân của bọn cầm quyền thực dân phong kiến. Quan trên sức giấy xuống bắt người dân xã Ngũ Vọng phải tập trung để lên sân vận động để xem bóng đá. Nhân dân trong xã không ai muốn đi. Người trốn chạy, người lo lót, người van xin để không phải đi xem bóng đá. Lý trưởng phải đe dọa, bắt bớ, lùng sục những cuối cùng vẫn không đủ số người đi xem theo lệnh quan trên. Cuộc dẫn người đi xem bóng đá diễn ra giống nhưu một cuộc bắt phu phen vậy. Câu chuyện được chia thành 6 đoạn. Mỗi đoạn thể hiện một nội dung. Sáu nội dung ấy tạo thành một cốt truyện chặt chẽ, được phát triển theo trình tự logic trước sau của việc bắt người đi xem đá bóng.

Đây là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan giai đoạn 1936 - 1939 về cả hai phương diện tư tưởng và nghệ thuật.

II. RÈN KĨ NĂNG

1. Truyện ngắn được chia làm sáu đoạn, mỗi đoạn kể một nội dung.

2. Đoạn 1 có thể gọi tên là lệnh quan trên. Đây là một cái lệnh khá đặc biệt, độc đáo, không giống những cái lệnh thông thường khác. Thường quan trên sức giấy bắt phu phen, thu thuế, bắt tội phạm... Còn ở đây quan trên sức giấy bắt người đi xem đá bóng.  Tác giả không dùng ngôn ngữ kể chuyện mà dùng cách để nguyên văn bản lệnh quan trên. Lệnh quan rất đầy đủ, đúng nghi thức một văn bản hành chính quan trọng. Lệnh quy định rõ số lượng người phải có mặt, những việc người đi xem phải làm... Điều đó cho thấy quan trên rất coi trọng việc thể dục này.

Đoạn 2 : van xin. Anh Mịch van xin ông Lí cho miễn cho việc đi xem bóng đá vì anh còn phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị. Nhưng lời van xin thống thiết của anh không làm ông Lí động lòng.

Đoạn 3: nài nỉ. Bác Phô gái xin ông Lí cho chồng mình không phải đi xem bóng đá với lí do ốm đau. Bác Phô còn mang theo cả cành cau biếu ông Lí. Lời van xin cũng không kém phần thống thiết những ông Lí cũng rất kiên quyết “Ốm gần chết cũng phải đi. Lệnh quan như thế. Ai cũng lấy cớ ốm yếu mà không đi, thì người ta đá bóng cho chó xem à?”.

Đoạn 4: đút lót. Bà cụ Phó Bính thức thời hơn, cũng bởi bà có tiền hơn. Bà có ba hào để đút lót ông Lí. Bà có tiền để thuê người đi thay. Vì vậy phản ứng của ông Lí nhã nhặn hơn. Ông không doạ nạt mà chỉ trách nhẹ “Làm việc mà cứ gặp phải những người như con bà, thì tôi đến chết mất”, sau khi đã bỏ ba hào vào túi.

Đoạn 5: Lùng sục. Người van xin, người nài nỉ, người chạy chọt, người trốn tránh khiến các ông lí dịch trong làng vô cùng vất vả với việc bắt người đi xem thể thao. Các nhà chức trách phải tróc nã, bắt bớ vất vả hơn cả bắt lính. Không khí trong làng như có trận càn. Đánh đập, quát tháo, chửi rủa. Cảnh tượng thương tâm nhất là ở nhà thằng Cò. Ôm con trốn ra đống rơm mà cũng không thoát. Kết thúc đoạn kể về chuyện lùng sục người ấy là hình ảnh “Thằng bé con nhắm nghiềm mắt, ôm chặt lấy bố. Nó sợ quá, không khóc được nữa. Thằng Cò chưa kịp trả lời, đã bị lôi xềnh xệch đi”.

Đoạn 6: Lên đường. Không khí của buổi lên đường cũng không vui vẻ gì. Những người không may mắn, không thể trốn thoát được phải tập trung xếp hàng năm để lên đường đi xem bóng đá. Họ bị giải đi như đoàn tù binh.

3. Các đoạn nối tiếp nhau thể hiện sự tăng tiến tính chất gay gắt của việc bắt người đi xem bóng đá. Tác giả đã tạo nên một mâu thuẫn trào phúng rất đặc sắc. Đi xem bóng đá là một hoạt để thao nhưng trong câu chuyện này, xem bóng đá lại trở thành một tai hoạ với người dân.

Mỗi đoạn là một mâu thuẫn hỗ trợ làm nổi bật mâu thuẫn chúng của toàn bộ tác phẩm.

Đoạn 1: Yêu cầu người dân đi xem bóng đá, một hoạt động thể thao bằng một cái lệnh.

Đoạn 2: Vận động người đi xem bóng đá bằng vũ lực, nhu ưđi bắt phu, Anh Mịch van xin để không phải đi xem.

Đoạn 3: Bác Phô gái đến tận nhà lí trưởng để xin cho chồng không phải đi xem đá bóng. ..

4. Để làm nổi bật tính chất trào phúng của tác phẩm nhà văn đã dùng các thủ pháp nói giễu, cường điệu, giọng điệu kể chuyện tự nhiên hài hước. Nhà văn đã cường điệu hóa khi kể về phản ứng của người dân xã Ngũ Vọng trước việc phải đi xem đá bóng. Chắc chắn họ không cần phải trốn tránh đến mức đó chỉ vì một buổi đi xem đá bóng.

Giọng kể tự nhiên, pha tính chất hài hước để làm nên giá trị châm biếm của tác phẩm.

5. Tinh thần thể dục phê phán thói giả dối, chính sách lừa bịp mị dân của bọn cầm quyền thực dân phong kiến. Trong khi cuộc sống của dân chúng vô cùng khốn khổ thì chính quyền tay sai thực dân lại bày đặt những trò thể thao xa xỉ.

Câu 1 (trang 33 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh chia làm 3 đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu… mỗi thứ một đôi): Vua Hùng yêu cầu sính lễ

- Đoạn 2 (tiếp… thần Nước đành rút quân): Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh

- Đoạn 3 (còn lại): Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh

b, Truyện gắn với thời đại Hùng Vương, thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam

Câu 2 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có hai nhân vật chính: Sơn Tinh và Thủy Tinh

- Nhân vật Sơn Tinh: có phép lạ, vẫy tay về phía tây nổi núi đồi, rời từng dãy núi dựng thành lũy chặn dòng nước

→ Nhân vật tượng trưng cho khát vọng khắc phục thiên tai của nhân dân ta

- Nhân vật Thủy Tinh: hô mưa gọi gió, làm rung chuyển trời đất

→ Nhân vật tượng trưng cho thảm họa, thiên tai, bão lũ.

Câu 3 (Trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Ý nghĩa của truyện:

- Giải thích các hiện tượng tự nhiên lũ lụt hằng năm

- Thể hiện sức mạnh đoàn kết và ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt.

Luyện tập

Bài 1 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Đọc diễn cảm truyện Sơn Tinh Thủy Tinh

Bài 2 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Ngày nay chúng ta khắc phục thiên tai, những hiện tượng lũ lụt kinh hoàng bằng việc trồng cây, đắp đê điều, cấm phá rừng…

Bài 3 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Những truyện kể dân gian liên quan tới thời đại các vua Hùng như: Chử Đồng Tử- Tiên Dung; Phù Đổng Thiên Vương, Mị Châu- Trọng Thủy…

6 tháng 9 2018

Câu 1 (trang 33 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh chia làm 3 đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu… mỗi thứ một đôi): Vua Hùng yêu cầu sính lễ

- Đoạn 2 (tiếp… thần Nước đành rút quân): Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh

- Đoạn 3 (còn lại): Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh

b, Truyện gắn với thời đại Hùng Vương, thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam

Câu 2 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có hai nhân vật chính: Sơn Tinh và Thủy Tinh

- Nhân vật Sơn Tinh: có phép lạ, vẫy tay về phía tây nổi núi đồi, rời từng dãy núi dựng thành lũy chặn dòng nước

→ Nhân vật tượng trưng cho khát vọng khắc phục thiên tai của nhân dân ta

- Nhân vật Thủy Tinh: hô mưa gọi gió, làm rung chuyển trời đất

→ Nhân vật tượng trưng cho thảm họa, thiên tai, bão lũ.

Câu 3 (Trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Ý nghĩa của truyện:

- Giải thích các hiện tượng tự nhiên lũ lụt hằng năm

- Thể hiện sức mạnh đoàn kết và ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt.

Câu 1 (trang 33 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh chia làm 3 đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu… mỗi thứ một đôi): Vua Hùng yêu cầu sính lễ

- Đoạn 2 (tiếp… thần Nước đành rút quân): Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh

- Đoạn 3 (còn lại): Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh

b, Truyện gắn với thời đại Hùng Vương, thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam

Câu 2 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có hai nhân vật chính: Sơn Tinh và Thủy Tinh

- Nhân vật Sơn Tinh: có phép lạ, vẫy tay về phía tây nổi núi đồi, rời từng dãy núi dựng thành lũy chặn dòng nước

→ Nhân vật tượng trưng cho khát vọng khắc phục thiên tai của nhân dân ta

- Nhân vật Thủy Tinh: hô mưa gọi gió, làm rung chuyển trời đất

→ Nhân vật tượng trưng cho thảm họa, thiên tai, bão lũ.

Câu 3 (Trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Ý nghĩa của truyện:

- Giải thích các hiện tượng tự nhiên lũ lụt hằng năm

- Thể hiện sức mạnh đoàn kết và ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt.

Luyện tập

Bài 1 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Đọc diễn cảm truyện Sơn Tinh Thủy Tinh

Bài 2 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Ngày nay chúng ta khắc phục thiên tai, những hiện tượng lũ lụt kinh hoàng bằng việc trồng cây, đắp đê điều, cấm phá rừng…

Bài 3 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Những truyện kể dân gian liên quan tới thời đại các vua Hùng như: Chử Đồng Tử- Tiên Dung; Phù Đổng Thiên Vương, Mị Châu- Trọng Thủy…

6 tháng 9 2018

Câu 1 (trang 33 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh chia làm 3 đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu… mỗi thứ một đôi): Vua Hùng yêu cầu sính lễ

- Đoạn 2 (tiếp… thần Nước đành rút quân): Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh

- Đoạn 3 (còn lại): Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh

b, Truyện gắn với thời đại Hùng Vương, thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam

Câu 2 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có hai nhân vật chính: Sơn Tinh và Thủy Tinh

- Nhân vật Sơn Tinh: có phép lạ, vẫy tay về phía tây nổi núi đồi, rời từng dãy núi dựng thành lũy chặn dòng nước

→ Nhân vật tượng trưng cho khát vọng khắc phục thiên tai của nhân dân ta

- Nhân vật Thủy Tinh: hô mưa gọi gió, làm rung chuyển trời đất

→ Nhân vật tượng trưng cho thảm họa, thiên tai, bão lũ.

Câu 3 (Trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Ý nghĩa của truyện:

- Giải thích các hiện tượng tự nhiên lũ lụt hằng năm

- Thể hiện sức mạnh đoàn kết và ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt.

19 tháng 2 2016

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả :

Nguyễn Huy Tưởng ( 1912-1960) quê ở xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội, có sáng tác trước 1945. Sau cách mạng tháng Tám, ông là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học Cách mạng. Ông còn viết nhiều tác phẩm cho thiếu nhi. Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

2. Tác phẩm

Bắc Sơn được sáng tác và đưa lên sân khấu đầu năm 1946, trong không khí sục sôi của những năm đầu của cuộc kháng chiến. Kịch lấy bối cảnh cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn ( 1940-1941), nội dung tập trung vào gia đình cụ Phương, một nông dân người Tày ở Bắc Sơn. Cụ Phương và Sáng - con trai cụ - hăng hái tham gia chiến đấu, còn bà cụ Phương và Thơm - con gái cùng với chồng là Ngọc thì sợ hãi, lẩn  tránh. Cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi bước đầu. Đảng ử ông giáo Thái là cán bộ Đảng đến ủng hộ phong trào. Quân  Pháp do Ngọc dẫn đường chiếm lại được Vũ Lăng, đàn áp dã man quần chúng cách mạng và truy lùng những cán bộ lãnh đạo. Cụ Phương và Sáng hy sinh. Trước cái chết của cha và em, lại dần nhận ra bộ mặt phản động của Ngọc, Thơm đau xót, ân hận. Khi Thái và Cửu chạy nhầm vào nhà Thơm, cô đã che giấu va cứu thoát hai người. Biết tin Ngọc dẫn đường cho Pháp lên đánh du kích, Thơm đã luồn rừng báo cho quân ta kịp thời đối phó. Lúc quay về cô gặp Ngọc, bị y bắn nhưng chính y lại bị trúng đạn của quân Pháp và chết.

Bắc Sơn là vở kịch năm hồi. Đoạn trích là hai lớp hồi 4, thể hiện cuộc đấu tranh nội tâm của Thơm và hành động cứu hai cán bộ cách mạng.

II. Trả lời câu hỏi

1. Diễn biến của sự việc trong đoạn trích : Thái, Cửu bị truy lùng chạy nhầm vào nhà Thơm. Thơm bối rối và sợ hãi. Nhưng cô quyết tâm che chở cho hai người. Ngọc cùng đồng bọn truy lùng hai cán bộ nhưng không tìm được. Chính thời điểm này, Ngọc dần lộ mặt là tay sai cho giặc. Thơm đã che chở và cứu thoát được hai cán bộ cách mạng là Thái và Cửu

2. Trong đoạn trích, tình huống căng thẳng là Thái, Cửu khi bị giặc đuổi đã chạy nhầm vào nhà Thơm. Thái tin tưởng vào Thơm , trong khi Cửu băn khoăn lo lắng. Trước tình hình đó, Thơm đã dứt khoát che chở cho hai cán bộ cách mạng, đứng hẳn về phía cách mạng. Tình huống đó cũng làm cho Ngọc bị lộ mặt là kẻ tham gia truy lùng cán bộ, chính Ngọc là Việt gian đang cùng với bọn giắc bắt Thái và Cửu để lĩnh thưởng

3. Hoàn cảnh của Thơm lúc này là cha và em trai hi sinh, mẹ bỏ đi. Cô chỉ còn người thân duy nhất là Ngọc, chồng cô, những Thơm đã nghi ngờ chồng. Đột ngột ông giáo Thái và Cửu chạy nhầm vào nhà Thơ. Cô sợ hãi và bối rối. Nhưng bản chất lương thiện của Thơm đã  khiến cô không tố cáo hai người và chủ động giấu hai người vào buồng và chỉ lối cho hai người thoát ra. Đói với Ngọc - chồng cô, Thơm đã hiểu rõ bản chất của chồng. Cô nói to báo cho hai người cán bộ biết bọn địch đang ở phía sau nhà, ở chỗ buồng đi ra. Cô khôn khéo để Ngọc không nghị ngờ và Ngọc ra đi cùng đồng bọn.

Hành động của Thơm chứng tỏ cô đã đứng hẳn về phía Cách mạng. Từ chỗ bị động, cô đã chủ động che chở và cứu thoát Thái, Cửu. Hành  động của Thơm chứng tở tuy cách mạng bị đàn áp nhưng sức sống của nó không thể bị tiêu diệt, nó vẫn tiếp tục ảnh hưởng và lôi cuốn cả những người vốn đứng ngoài như Thơm.

4. Tác giả để cho Ngọc bộc lộ bản chất của y qua hành động đi truy lùng các cán bộ cách mạng, trong việc y tính toán tiền thưởng khi bắt được cán bộ, qua việc y định tậu ruộng, chạy hàm cửu phẩm, định trị cho thằng Tốn nào đó đã mua tranh ruộng của y. Ngọc quyết tâm làm tay sai để có tiền, đồng thời anh ta cũng cố tỏ ra chiều vợ. Chính vì thế mà Thơm đã khéo léo đẩy Ngọc đi cùng với đồng bọn, kín đáo báo cho hai cán bộ biết bọn tay sai đứng ở sau nhà, lối đi từ buồng ra. Ngọc là người ham tiền, quyết tâm bắt hai cán bộ, y còn ngụy biện rằng y không bắt, người khác cũng bắt và bắt sớm cho dân đỡ khổ.

Hai nhân vật Thái và Cửu đều lâm vào hoàn cảnh nguy ngốn. Trong khi Cửu nóng nảy, xốc nổi, muốn hành động liều lĩnh ngay, hối hận vì đã đưa Thái vào chỗ nguy hiểm thì Thái lại hết sức bình tĩnh. Thái tin vào dòng máu nhà cụ Phương. Thái nghe giọng nói biết là Thơm không bao giờ bán rẻ hai người. Chính nhờ sự tin tưởng tuyệt đối của Thái mà Thơm mới đủ bình tĩnh để cứu hai người, đề nghị hai người nói nhỏ, không ra xem xét tình hình và lánh vào buồng.

Nét nổi bật của Thái và Cửu là bình tĩnh, không sợ chết, với Thái còn là sự nhạy cảm, tin rằng người như Thơm không thể làm điều ác, điều xấu

5. - Xung đột kịch trong hồi bốn tập trung thể hiện mâu thuẫn đối đầu giữa phía địch mà tiêu biểu là Ngọc và đồng bọn truy bắt các cán bộ cách mạng. Trong cuộc đối đầu giữa Ngọc với Thái và Cửu, Thơm đã đứng hẳn về phía cách mạng để chống lại chồng. Xung đột lại thể hiện trong tâm trạng của thơm, thúc đẩy tâm trạng nhân vật đi đến bước ngoặt quan trọng.

- Tình huống truyện : éo le, bất ngờ

- Những đối thoại giữa Thái, Cửu, Thơm ngắn, căng thẳng, thể hiện sự gấp gáp, lo lắng, hồi hộp, bộc lộ nội tâm và tính cách của nhân vật

 

5 tháng 9 2017

Bạn tham khảo ở đây nhé

1. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có thể chia thành ba đoạn. Đoạn một (từ đầu đến "mỗi thứ một đôi"): Vua Hùng thứ mười tám ra điều kiện kén rể. Đoạn hai (tiếp theo đến "thần Nước đành rút quân"): Cuộc giao tranh cầu hôn giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, kết quả Sơn Tinh thắng. Đoạn ba (phần còn lại): Cuộc trả thù hằng năm với Sơn Tinh và những thất bại của Thủy Tinh. Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh được gắn với thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam. 2. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có hai nhân vật chính, đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Mỗi nhân vật chính đó được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo. - Nhân vật Sơn Tinh: "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi". Sơn Tinh có thể "dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu". Đây là nhân vật tượng trưng cho khát vọng và khả năng khắc phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa. – Nhân vật Thủy Tinh: "gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"; có thể "hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời". Đây là nhân vật tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người. 3. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện ước mong chế ngự thiên tai của người Việt Nam xưa.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt: Hùng Vương thứ mười tám kén rể cho Mị Nương. Một hôm, cả Sơn Tinh (thần Núi) và Thủy Tinh (thần Nước) cùng đến cầu hôn. Trước hai chàng trai tài giỏi khác thường, vua bèn ra điều kiện: hôm sau, ai đem sính lễ đến trước sẽ cho cưới Mị Nương. Sơn Tinh đến trước, và rước được Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh đành rút quân. Từ đấy, cứ hằng năm, Thủy Tinh vẫn gây ra mưa gió, bão lụt để trả thù Sơn Tinh. 2. Lời kể: - Đoạn 1 và đoạn 3: Giọng kể chậm; - Đoạn 2: Giọng sôi nổi, mạnh mẽ miêu tả cuộc giao tranh cầu hôn giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. 3. Từ truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh có thể thấy chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm hàng triệu héc-ta rừng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay là hoàn toàn đúng đắn. Nó là một giải pháp phòng chống lũ lụt hữu hiệu rút ra từ kinh nghiệm ngàn đời của dân tộc chúng ta. Vì thế, mỗi chúng ta rất nên hưởng ứng và tán thành chủ trương đúng đắn này. 4. Hãy viết tên một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng? Gợi ý: Có thể kể các truyện sau: Hùng Vương chọn đất đóng đô, Thành Phong Châu, Con voi bất nghĩa, Vua Hùng dạy dân cấy lúa, Vua Hùng trồng kê tra lúa, Vua Hùng đi săn, Chử Đồng Tử, Người anh hùng làng Dóng,…
5 tháng 9 2017

came ơn bn

20 tháng 1 2022

là sao

20 tháng 1 2022

câu hỏi đâu

22 tháng 2 2016

I. Tác giả và tác phẩm

1. Tác giả Chu Mạnh Trinh (1862 – 1905) tự Cán Thần, hiệu Trúc Vân, người làng Phú Thị, tổng Lễ Sở, huyện Đông Yên, đỗ tiến sĩ năm 1892. Ông là người tài hoa, không chỉ có tài làm thơ Nôm mà còn có tài về kiến trúc, đã từng tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn. Chu Mạnh Trinh để lại một số tác phẩm như Thanh Tâm tài nhân thi tập, Tổng vịnh và vịnh 20 hồi Truyện Kiều, Bài tựa Truyện Kiều và một số bài thơ tả cảnh Hương Sơn.

2. Tác phẩm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn được viết theo thể hát nói, gồm 19 câu, có thể chia làm ba phần: - 4 câu đầu: cái hăm hở như là tiếng reo vui gặp gỡ khi đến với Hương Sơn. - 10 câu tiếp theo: miêu tả cảnh đẹp mĩ lệ của quần thể nhiều tầng ở Hương Sơn. - Năm câu cuối: cảm nghĩ của tác giả trước cảnh đẹp của Hương Sơn. Đây là một trong ba bài thơ Chu Mạnh Trinh viết về Hương Sơn vào dịp ông trông coi trùng tu, tôn tạo quần thể danh thắng này. Bài thơ ca gợi phong cảnh đẹp của quần thể danh thắng Hương Sơn gồm gần 20 di tích, trong đó động Hương Tích được xem là Nam thiên đệ nhất động. Lần theo bài thơ, ta như lạc vào một cảnh Bụt, nơi chim cúng trái, cá nghe kinh, đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt và nhất là đường lên động Hương Tích: thẳm một hang lồng bóng nguyệt, gập ghềnh mấy lối uốn theo mây. Cái đẹp của Hương Sơn là cái đẹp của một quần thể nhiều tầng thiên tạo lẫn với nhau tạo và đặc biệt là cái đẹp trong bầu không khí thoát tục đượm vị thiền – đã khiến nhà thơ phải thốt lên tận đáy lòng mình: càng trông phong cảnh càng yêu.

II. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Không khí thoát tục ở Hương Sơn

Cảnh Hương Sơn được miêu tả từ xa đến gần: trong rừng mai chim chóc thỏ thẻ như đang dâng hoa quả cúng Phật; ở khe Yến cá lững lờ như say lời tụng niệm. Tiếng chuông ngân lên làm cho khách viễn du như say mộng huyền ảo mùi thiền. Cái đẹp của Hương Sơn trước hết là vẻ đẹp của thiên nhiên hòa trong khung cảnh thiêng liêng chốn cửa Phật. Giật mình nhưng vẫn trong giấc mộng cho thấy khách sợ say vì đạo, say vì cảnh. Cảnh thiêng liêng làm cho kẻ phàm tục có cảm tưởng như trút bỏ được mọi ưu phiền, lo toan trần thế để lắng đọng tâm linh cho thanh khiết, thánh thiện hơn

Câu 2. Vẻ đẹp thiên nhiên

Với nét bút tài hoa, nhà thơ đã chọn nhiều tinh từ và trạng từ để gợi tả hình ảnh: lững lờ, long lanh, thăm thẳm, gập ghềnh. Cảnh vật ở đây càng sống động hơn với các hình ảnh chim cúng trái, cá nghe kinh, làm cho khách viễn du phải hỏi, giật mình, trông lên… Điệp từ này tạo ấn tượng trùng điệp, hùng vĩ của suối, chùa, hang, động: Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng Này hang Phật tích, này động Tuyết Quynh. Hình ảnh một quần thể thắng cảnh độc đáo hiện lên với nhiều màu sắc của đá trông như gấm dệt. Đường nét và hình ảnh cũng tạo cho con người cảm giác siêu thoát: Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệtm Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây. Hang lồng bóng nguyệt là hang sâu, ban đêm thường có ánh trăng rọi vào. Lối uốn thang mây là lối đi quanh co lên đỉnh núi như bậc thang. Cả hai đều là hình ảnh thực, nhưng đều mang lại vẻ huyền bí, huyền ảo làm cho con người dễ say sưa với vẻ huyền bí đó.

Câu 3. Suy niệm của tác giả

Từ sự rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, tác giả nghĩ về một khung cảnh rộng lớn hơn, đó là giang sơn, đất nước: Chừng giang sơn còn đợi ai đây. Có thể mày sắc của Phật pháp tô điểm thêm nét đẹp đặc biệt của Hương Sơn nhưng cũng chính là làm đẹp thêm vẻ đẹp của đất nước. Đó là lời thơ ca ngợi đất nước của Chu Mạnh Trinh. Với nghĩa tường minh trong câu cuối cùng, nhà thơ cho thấy tâm trạng đối với đất nước của mình. Qua cảnh Hương Sơn, nhà thơ càng yêu mến quê hương, đất nước hơn.