K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 1 2018

1

18 tháng 12 2019

- Vị trí địa lý của Châu Phi: Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

- Địa hình Châu Phi: Địa hình Châu Phi khá đơn giản, toàn bộ lục địa là khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình là 750m. Trên đó phủ chủ yếu là các sơn nguyên và các bồn địa, nhiều thung lũng. Châu Phi có rất ít núi cao và đồng bằng thấp.

- Khoáng sản Châu Phi: Có nhiều khoáng sản phong phú ( vàng, kim cương, uranium, sắt, đồng,...) Ngoài ra còn có dầu mỏ và khí đốt.

- Môi trường của Châu Phi: Nam đối xứng qua xich đạo. Gồm môi trường xích đạo ẩm, 2 môi trường nhiệt đới, 2 môi trường hoang mạc và 2 môi trường địa trung hải ( bn tìm đặc điểm nha ❤️)

8 tháng 1 2018

c,ha noi la thu do cua iet nam la noi cac co quan nha nuoc toi cao la viec.                                                                                                         a,nha tran cho hop hoi diem hong,cho quan thich va tay hai chu sat that                                                                                                            b,sau tham,sng ngi day dac                                    

21 tháng 3 2017

giới hạn của đới nóng: từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến NAm

giới hạn của đới lạnh: từ vòng cực BẮc về cực BẮc và từ vòng cực NAm về cực Nam

giới hanj của ôn đới từ chí tuyến Bắc đến vòng cực BẮc và từ chí tuyến NAm về vòng cực Nam

đặc điểm của nhiệt đới: quanh năm có góc chiếu ánh nắng mặt trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít, lượng nhiệt hấp thu đc tương đối nhiều nên quanh năm nóng

c2: cách tính nhiệt độ trung bình ngày, lấy số đo nhiệt độ lúc 5 giờ, 13 giờ và 21 giờ cộng lại rồi chia cho 3

c3: cách tính lượng mưa trung bình năm, lấy lượng mưa nhiều năm của một địa phương cộng lại, rồi chia cho số năm( tớ 0 có số liệu nên 0 tính đc, thông cảm )

c4: khoáng sản là những khoáng vật và đá có ích, đc con người khai thác và sử dụng

chúng ta cần sử dụng và khai thác khoáng sản hợp lí để bảo vệ khoáng sản,

nếu cậu tk cho tớ thì tớ sẽ khắc cốt ghi tâmkhocroi

22 tháng 3 2017

1.

Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới:

- Là khu vực có góc chiếu của ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn và số giờ chiếu sáng trong ngày ít chênh lệch giữa các ngày trong năm.

- Lượng nhiệt nhận được nhiều, nên quanh năm nóng. Mùa đông nhiệt độ chỉ giảm chút ít so với các mùa khác.

Gió thổi thường xuyên là gió Mậu dịch (Tín phong). Mưa trung bình từ

1000 đến trên 2000mm/năm.

3 tháng 4 2018

 Ở lục địa Ô-xtrây-li-a có: gió Tín phong thổi theo hướng đông nam; gió mùa hướng tây bắc và đông bắc ; gió Tây ôn đới thổi theo hướng tây bắc.
- Sự phân bố lượng mưa trên lãnh thổ Ô-xtrây-li-a và nguyên nhân :
+ Mưa trên 1501 mm là Pa-pua Niu Ghi-nê, do đây là nơi có khí hậu xích đạo mưa lớn quanh năm.
+ Rìa bắc và đông bắc lục địa Ô-xtrây-li-a có lượng mưa từ 1001 đến 1500 mm, khu vực có gió mùa hoạt động và một phần gió Tín phong đi qua biển.
+ Một phần diện tích bắc, nam và đông của lục địa có lượng mưa từ 501 đến 1000 mm, do ảnh hưởng địa hình, gió mang theo hơi nước nên gây mưa hết ở các sườn đón gió.
+ Sâu lục địa lượng mưa ít vì chịu ảnh hướng của hiệu ứng phơn, đồng thời khu vực lục địa nằm trong vùng áp cao chí tuyến khó gây mưa.

P/s : tham khảo

2 tháng 5 2017

1. Địa y là một tổ chức cộng sinh giữa một số loại tảo và nấm.

Về hình dạng, địa y có thể hình vảy, đó là những bản mỏng, dính chặt vào vỏ cây, hoặc hình cành, trông giống như một cành cây nhỏ phân nhánh, cũng có khi có dạng giống như một búi sợi mắc vào cành cây.

- Cấu tạo trong của địa y gồm những tế bào tảo màu xanh xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu.

2 tháng 5 2017

b. Địa y là một dạng đặc biệt được hình thành do chung sống giữa một số loại tảo và nấm. Cấu tạo của địa y gồm các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo. Tảo có chất diệp lục sử dụng nước và muối khoáng chế tạo ra chất hữu cơ dùng chung cho cả 2 bên (nấm và tảo).

Vai trò

- Địa y phân hủy đá thành đất và khi chết tạo thành lớp mùn làm thức ăn cho các thực vật đến sau và đóng vai trò “tiên phong mở đường”.

- Một số địa y là thức ăn chủ yếu của loài hươu Bắc cực.

- Địa y còn được sử dụng chế tạo rượu, nước hoa, phẩm nhuộm, làm thuốc.


23 tháng 9 2016

Bài em yêu lịch sử Việt Nam à?

23 tháng 9 2016

sách nào vậy?

7 tháng 12 2019

* Đặc điểm gió mùa:

- Mùa hạ: gió mùa mùa hạ tính chất nóng ẩm, mưa nhiều.

- Mùa đông: gió mùa mùa đông xuất phát từ áp cao Xi-bia thổi về áp thấp Xích đạo theo hướng Đông Bắc, tính chất lạnh và khô.

* Tính chất trái ngược nhau như vậy là do hai loại gió có nguồn gốc hình thành và bề mặt đệm nơi chúng đi qua khác nhau.

- Gió mùa mùa hạ: xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam, vượt qua xích đạo đổi hướng Tây Nam, gió này đi qua vùng biển thuộc khu vực xích đạo nên mang theo nguồn nhiệt ẩm dồi dào.

- Gió mùa mùa đông xuất phát từ khu khí áp cao Xi-bia thổi về áp thấp Xích đạo theo hướng Đông Bắc, gió này di chuyển qua vùng nội địa rộng lớn của Liên Bang Nga và Trung Quốc nên có tính chất khô, lạnh giá.


16 tháng 12 2016

I. Ngoại lực
- Khái niệm: Ngoại lực là lực có nguồn gốc từ bên trên bề mặt Trái Đất.
- Nguyên nhân: Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.
- Ngoại lực gồm tác động của các yếu tố khí hậu, các dạng nước, sinh vật và con người.

II. Tác động của ngoại lực
Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các quá trình ngoại lực đó là phá huỷ ở chỗ này bồi tụ ở chỗ kia do sự thay đổi nhiệt độ, nước chảy, sóng biển ……

1. Quá trình phong hóa
- Là quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nước, ôxi, khí CO, các loại axit có trong thiên nhiên và sinh vật.
- Xẩy ra mạnh nhất trên bề mặt Trái Đất.

a. Phong hóa lí học:
- Khái niệm: Là sự phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước khác nhau, không làm biến đổi màu sắc, thành phần hóa học của chúng.
- Nguyên nhân chủ yếu:
+ Sự thay đổi nhiệt độ.
+ Sự đóng băng của nước.
+ Tác động của con người.
- Kết quả: đá nứt vỡ (Địa cực và hoang mạc)

b. Phong hóa hóa học:
- Khái niệm: Là quá trình phá hủy, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.
- Nguyên nhân: Tác động của chất khí, nước, các chất khoáng chất hòa tan trong nước...
- Kết quả: Đá và khoáng vật bị phá huỷ, biến đổi thành phần, tính chất hoá học.Diễn ra mạnh nhất ở miền khí hậu xích đạo, gió mùa ẩm (dạng địa hình catxtơ ở miền đá vôi).

c. Phong hóa sinh học:
- Khái niệm: Là sự phá hủy đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật: Vi khuẩn, nấm, rễ cây.
- Nguyên nhân: sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết các chất.
- Kết quả:
+ Đá bị phá hủy về mặt cơ giới.
+ Bị phá hủy về mặt hóa học.

2. Quá trình bóc mòn
- Là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, băng hà, gió...) làm các sản phẩm phong hóa rời khỏi vị trí ban đầu của nó.
- Quá trình bóc mòn có nhiều hình thức khác nhau

a. Xâm thực: Làm chuyển dời các sản phẩm phong hoá
- Là quá trình bóc mòn do nước chảy, sóng biển, gió, băng hà...
-
Do nước chảy tạm thời: Khe, rãnh...
- Do dòng chảy thường xuyên: Sông, suối...
- Xâm thực của sóng biển tạo ra các vịnh, các mũi đất nhô ra biển.
Địa hình bị biến dạng: giảm độ cao, sạt lở...

b. Thổi mòn:
- Quá trình bóc mòn do gió, thường xảy ra mạnh ở những vùng khí hậu khô hạn.
- Tạo thành những dạng địa hình độc đáo như: nấm đá, cột đá …

c. Mài mòn: Diễn ra chậm chủ yếu trên bề mặt đất đá.
Do tác động của nước chảy trên sườn dốc, sóng biển, chuyển động của băng hà tạo dạng địa hình: Vách biển, hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ.

3. Quá trình vận chuyển
- Là sự tiếp tục của quá trình bóc mòn. Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.
- Khoảng cách dịch chuyển phụ thuộc vào động năng của quá trình:
+ Vật liệu nhẹ, nhỏ được động năng của ngoại lực cuốn theo.
+ Vật liệu lớn, nặng chịu thêm tác động của trọng lực, vật liệu lăn trên bề mặt đất đá.


4. Quá trình bồi tụ
Quá trình tích tụ các vật liệu (trầm tích)
+ Nếu động năng giảm dần, vật liệu sẽ tích tụ dần trên đường đi.
+ Nếu động năng giảm đột ngột thì vật liệu sẽ tích tụ, phân lớp theo trọng lượng.
* Kết quả: tạo nên địa hình mới.
+ Do gió: Cồn cát, đụn cát (sa mạc)
+ Do nước chảy: Bãi bồi, đồng bằng châu thổ (ở hạ lưu sông).
+ Do sóng biển: Các bãi biển.

=> Nội lực làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề, ngoại lực có xu hướng san bằng gồ ghề. Chúng luôn tác động đồng thời, và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.

16 tháng 12 2016

- Là quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nước, ôxi, khí CO, các loại axit có trong thiên nhiên và sinh vật.
- Xẩy ra mạnh nhất trên bề mặt Trái Đất.

a. Phong hóa lí học:
- Khái niệm: Là sự phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước khác nhau, không làm biến đổi màu sắc, thành phần hóa học của chúng.
- Nguyên nhân chủ yếu:
+ Sự thay đổi nhiệt độ.
+ Sự đóng băng của nước.
+ Tác động của con người.
- Kết quả: đá nứt vỡ (Địa cực và hoang mạc)

b. Phong hóa hóa học:
- Khái niệm: Là quá trình phá hủy, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.
- Nguyên nhân: Tác động của chất khí, nước, các chất khoáng chất hòa tan trong nước...
- Kết quả: Đá và khoáng vật bị phá huỷ, biến đổi thành phần, tính chất hoá học.Diễn ra mạnh nhất ở miền khí hậu xích đạo, gió mùa ẩm (dạng địa hình catxtơ ở miền đá vôi).

c. Phong hóa sinh học:
- Khái niệm: Là sự phá hủy đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật: Vi khuẩn, nấm, rễ cây.
- Nguyên nhân: sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết các chất.
- Kết quả:
+ Đá bị phá hủy về mặt cơ giới.
+ Bị phá hủy về mặt hóa học.