K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 2 2016

Đêm nằm thì ngáy o o,

 

Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà.

 

Đi chợ thì hay ăn quà,

 

Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm.

 

Trên đầu những rạ cùng rơm,

 

Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu

 

          nghiệm ứng xử trong cuộc sống hàng ngày mà ông cha ta để lại. Thế nhưng cũng có rất nhiều câu ca dao là tiếng cười vui vẻ, cười châm biếm sau những giờ phút nông nhàn căng thẳng. Tuy nhiên, đằng sau đó cũng là rất nhiều những lời khuyên thấm thía. Bài ca dao “Lỗ mũi mười tám gánh lông…… Hoa thơm rắc đầu” là một trong những bài ca dao về chủ đề này. Bài ca dao là tiếng cười về sự vô duyên quá đáng của một người con gái và sự khoan dung đến mức không thể tưởng tượng được của anh chồng, cũng là lời khuyên mọi người nên biết hành động một cách có chừng mực, phải biết đúng sai chứ đừng như vợ chồng nhân vật chính trong bài ca dao.

 

          Mở đầu bài ca dao là phần tả về vẻ bề ngoài của cô gái:

 

“Lỗ mũi mười tám gánh lông

 

Chông yêu chống bảo râu rồng trời cho”

 

          Đây là một cách miêu tả một cách phóng đại, lông mũi mà lại tính bằng “gánh”, mà ở đây còn là tận “mười tám gánh”. Bình thường, người con gái phải rất chăm chút cho ngoại hình của mình, nhất là trong thời xưa, người con gái càng bị soi xét nhiều về vẻ bề ngoài. Vậy mà cô gái này lại để lông mũi mình bị người nhìn vào tả lại rằng mũi mình có cả gánh lông. Bình thường, gánh là để chỉ một khối khá lớn rơm, rạ, rau, cỏ, chứ ai lại lấy lông mũi đo bằng gánh bao giờ? Con số mười tám cũng chỉ là con số tượng trưng, để nói rằng lông mũi của cô gái này quá nhiều. Một người con gái như thế, có lẽ sẽ nhận được sự phê phán của ngay cả người thân nhất của mình. Tuy nhiên, người chồng của cô lại yêu cô đến mức ví lông mũi của cô như “râu rồng trời cho”. Rồng là một con vật tượng trưng cho một thế lực bí ẩn,khiến cho tất cả mọi người đều kính trọng. Râu rồng, đương nhiên cũng là một thứ rất đẹp, rất quý. Còn là thứ “trời cho”. Nghĩa là, anh chồng coi việc cô vợ mình có lông mũi là việc rất bình thường, thậm chí còn đẹp, còn đáng quý như những thứ được trời cho.

 

 

          Vẻ bề ngoài đã thế, hành động của cô còn có vẻ vô duyên hơn:

 

“Đêm nằm thì ngáy o o

 

Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà”

 

          Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ là một người lúc nào cũng phải nhẹ nhàng, kín đáo. Vậy mà cô gái nằm ngủ lại ngáy thành tiếng, ngáy to và kéo dài, ngáy o o. Tuy rằng việc một người đêm ngủ ngáy sẽ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như do làm việc vất vả, do gen, do bệnh…., nhưng ở đây, câu ca dao này hẳn là muốn nhắc đến tư thế ngủ rất xấu, làm phiền đến người ngủ cùng. Thế nhưng, ông chồng, lại vẫn tiếp tục yêu chiều vợ: “Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà”. Anh chồng dường như coi tiếng ngáy o o của vợ mình như tiếng đàn, tiếng sáo, nghe rất hay, rất vui tai, khiến cho căn nhà không bị tĩnh lặng. Thật là một người chồng bao dung! Anh không những không thấy khó chịu, mà còn cho qua, bao biện cho vợ.

 

          Không chỉ luộm thuộm ở vẻ bề ngoài, không chỉ vô ý về cách thức ăn ở, người vợ còn vô duyên cả ở ngoài xã hội:

 

“Ra chợ thì hay ăn quà

 

Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm”

 

          Thời xưa, người phụ nữ phải tuân theo tam tòng tứ đức, phải chăm lo cho gia đình, chồng con. Nếu đi ra chợ, chỉ là ra chợ để bán hàng ,hoặc để mua những thứ cần thiết cho gia đình mà thôi. Vậy mà cô vợ ra chợ thì chỉ chú ý đến việc ăn quà. Trong xã hội phong kiến, việc ăn quà là một việc rất đáng lên án của người phụ nữ. Bởi đó là một việc làm chỉ biết chăm lo, thỏa mãn cho bản thân, chỉ biết một mình mình hưởng thụ mà không biết nghĩ đến chồng con ở nhà. Cô vợ này lại còn “hay ăn quà”, nghĩa là việc ăn quà diễn ra thường xuyên, liên tục. Chỉ bằng một hành động, nhưng tác giả dân gian đã vẽ nên một loạt những tính cách xấu của người phụ nữ này. Vậy mà, anh chồng vẫn không tức giận, mà chỉ cho rằng, “về nhà đỡ cơm”. Một lí do thật chính đáng làm sao! Ăn ở đâu cũng là ăn, ăn ở chợ thì về nhà khỏi phải ăn nữa, cũng tốt chứ có sao đâu.

 

          Ở hai câu cuối, lại là hai câu nói về ngoại hình của cô vợ:

 

“Trên đầu những rác cùng rơm

 

Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu”

 

          Nếu như ở câu đầu, chúng ta có thể châm chước cho người phụ nữ này, bởi nhiều khi, ngoại hình là thứ mà chúng ta không được quyền lựa chọn. Thế nhưng, đến câu này, thì người phụ nữ này hiện lên rõ ràng với hình ảnh một người vợ thật là vụng về, không biết chăm lo cho người khác, cũng không biết chăm lo cho chính mình. Nếu như chỉ đọc câu này, người đọc có thể thông cảm, vì nhỡ đâu là do cô ấy chăm chút cho chồng, cho con quá mà quên mất bản thân mình. Nhưng đã biết ở trên, nên đến đây, chúng ta chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm. Vậy mà ông chồng, vẫn một mực bao che cho vợ của mình, coi rơm rạ mà cô vợ không biết bỏ ra như “hoa thơm rắc đầu”, coi như là một món đồ trang điểm chứ không coi đó là rác, là những thứ bẩn thỉu. Không chỉ lắc đầu với cô vợ, người đọc đang rơi vào tâm trạng không thể hiểu nổi, tại sao sức chịu đựng của người chồng lại tốt đến vậy. Vẫn biết, “yêu nhau củ ấu cũng tròn”, thế nhưng, đó không phải là bao che, ngụy biện, biết sai mà không chịu góp ý để vợ sửa thì thật là không tốt.

         

          Bài ca dao là tiếng cười vui vẻ, sảng khoái của ông cha ta sau những giờ làm việc vất vả, là tiếng cười phê phán, nhưng không hề có ác ý, hay ghét bỏ. Qua đó, ông cha ta cũng muốn khuyên răn con cháu rằng, hãy biết nhận thức cái đúng, cái sai, cái đẹp, cái xấu, cái tốt và cái không tốt, đừng để tình yêu làm cho mù quáng như anh chồng trong bài ca dao, cũng đừng vụng về như cô vợ để khiến người xung quanh chê cười.

9 tháng 12 2021

a,b đều nói quá hết hả bạn

9 tháng 12 2021

a So sánh

b Nhân hóa

c Nói quá

27 tháng 9 2021

Bài ca dao đã tái hiện bức chân dung “cậu cai” (người làm chức cai) một cách hết sức sinh dộng và đáng cười:

Cách gọi “cậu” vừa ra vẻ tôn kính vừa chăm chọc, mát mẻ.

Trang phục đáng chú ý của cậu cai là cái nón dấu lông gà, ngón tay đeo nhẫn và kiểu câu định nghĩa “gọi là cậu cai” đã vẽ ra một cậu cai đầy vẻ oai phong rởm đời. Cái nón dấu lông gà là dấu hiệu nhận biết về “quyền lực” ít ỏi của cậu ta. Hình ảnh “ngón tay deo nhẫn” đã hé mở cho chúng ta thấy cái vẻ hợm của và trai lơ của tên cai lệ này.

Nhưng chưa hết, hình ảnh của cai lệ còn vô cùng thảm hại qua hai câu ca dao cuối: “Ba năm được một chuyến sai. Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê”. Thì ra cậu cai chẳng có mọt cái gì đán quý là của mình cả. Tất cả những gì của hắn mà người ta được biết đều là đồ mượn, là giả dối.

Với lối nói thậm xưng, câu ca dao đã lột trần chân tướng của tên cai lệ. Hắn thực chất chỉ là một tên tay sai hạng bét, dáng cười. Bài ca dao cũng kín đáo thể hiện lời tố cáo của dân gian đối với giai cấp thống trị đương thời. Sự giàu có và sang trọng của chúng không phải do chúng làm ra mà là đi cướp của người khác. Nạn nhân không ai khác chính là tầng lớp nông dân nghèo khó, cơ cực.

27 tháng 9 2021

Cảm ơn bạn

3 tháng 9 2018

18954 dam2

18 tháng 10 2017

18954 da m 2

22 tháng 3 2019

Chọn đáp án: C

9 tháng 8 2019

Chọn đáp án: C