K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 1 2016

* Những cơ hội để mở rộng hợp tác giữa nước ta và các nước Đông Nam á điển hình là:
-Nước ta từ lâu đã có những quan hệ tốt đẹp với các nước Đông Nam á mà trước tiên là với Lào và Campuchia. Trong đó đã
ký hiệp ước quan hệ với Lào từ năm 1977; với Campuchia năm 1979. Từ ngày mùng 8 đến 28 tháng 7 năm 1995, nước ta chính thức
gia nhập vào ASEAN, từ đó các nước Đông nam á đã có quan hệ chặt chẽ với nước ta ở những cấp cao nhất (cấp đạI sự). Các mối
quan hệ giữa nước ta với các nước Đông nam á ngày càng mạnh, nên sau khi tiến hành công nghiệp đổi mới quan điểm hợp tác đa
phương hoá mà ngày nay bạn hàng lớn ở nước ta trong Đông Nam á là SINGGAPO (riêng năm 96 ta xuất sang nước này là 1290
triệu USD, đứng sau Nhật bản và nhập từ SINGAPO là 2032,6 triệu USD sau Nhật Bản )

Nước ta là nước lớn về diện tích đứng thứ 3 ở Đông Nam á. Về dân số đứng thứ hai ở Đông Nam á nhưng mức sống đứng
thứ 2 từ dưới lên trên Myanma thấp do điều kiện nước lớn, dân đông.

Chính đó lại là cơ hội để ta hợp tác thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vì nhờ có tài nguyên thiên nhiên kinh tế xã hội
rất phong phú .

-Hiện nay thế giới có xu thế đối đầu đã chuyển xang đối thoại, quốc tế hoá toàn cầu đó là xu thế hợp tác rất có lợi

- Vì Đông Nam á được coi là khu vực sôi động về mặt kinh tế, đồng thời lại nằm rất gần những nước phát triển nhất châu á
như Nhật Bản, Trung Quốc, cho nên sự hợp tác giữa các nước Đông nam á không tách khỏi sự hợp tác giữa Trung Quốc và Nhật
Bản vì những nước này gây ảnh hưởng lớn về kinh tế chính trị với các nước Đông Nam á
Chính đó là những cơ hội để mở rộng hợp tác quan hệ giữa nước ta và các nước Đông nam á.

*Những khả năng (thế mạnh hợp tác giữa nước ta và các nước Đông nam á).
-Trước hết nước ta và các nước Đông nam á đều là những nước giàu tài nguyên, khoáng sản đất rừng lâm sản thuỷ hải sản, vì
vậy sự giàu có về các tài nguyên thiên nhiên chính là thế mạnh để mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Đông nam á trong lĩnh vực
khai thác sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên.

-Hợp tác trong lĩnh vực sử dụng tài nguyên là nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao đi lên cho mỗi nước, cũng là để góp phần bảo vệ
môi trường sinh thái. Trong khu vực không gây ảnh hưởng xấu đến nhau trong lĩnh vực đầu tư quốc tế .

+Nước ta không những có nguồn tài nguyên thiên nhiên trữ lượng lớn, giá trị cao như quặng sắt, trữ lượng hơn 1 tỉ tấn, nổi
tiếng là sắt Thạch Khê hơn 500 tr tấn rất khó khai thác vì nằm sâu ở dưới lòng đất lại gần mép biển, quặng Mănggan Cao Bằngtrữ
lượng lớn rất khó khai thác vì gần biên giới, quặng Bôxit 200 tr tấn nằm sâu dưới lòng đất Lâm đồng rất khó khai thác điều 6 là khai
thác dầu mỏ khí đốt ở thềm lục địa. Với khoa học kỹ thuật trong nước thì chưa thể khai thác được những mỏ trên, do vậy việc khai
thác chế biến các nguồn tài nguyên khoáng sản nêu trên chính là thế mạnh thu hút đầu tư các nguồn đầu tư hợp tác nước ngoài. Nước
ta dân số đông, lao động dồi dào, nguồn lao động lại có bản chất cần cù, tiếp thu khoa học kỹ thuật nhanh, trình độ tay nghề liên tục
nâng cao đặc biệt có tính kỉ luật cao cho nên nguồn lao động dồi dào chất lượng cao như vậy chính là thế mạnh mở rộng quan hệ hợp
tác lao động quốc tế.

-Dân số đông, sức mua lớn, chính là thế mạnh để mở rộng hợp tác quan hệ thương mại với xuất nhập khẩu giá trị cao.

-Ba di sản văn hoá thế giới đó là Cố Đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn và nhiều di sản thiên nhiên văn hoá cũng
sẽ được công nhận, chính đó là thế mạnh để nước ta mở rộng hợp tác đầu tư, phát triển du lịch trong nước và quốc tế.

- Thế mạnh trong mở rộng hợp tác trong lĩnh vực phát triển N2. Vì các nước Đông nam á đều có các điều kiện tự nhiên với
phát triển nông nghiệp gần tương đồng nhau, đó là điều kiện đất đai khí hậu nguồn nước. Cho nên, các nước này có thể hợp tác với
nước ta trong trao đổi nhập ngoại nhiều các giống cây mơí có năng suất cao, điển hình như ta đã nhập giống cao su từ Malasia cao
gấp rưỡi, gấp hai lần cao su Việt Nam.

-Khả năng mở rộng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực GT-TTLL, vì nước ta có đường biên giới đất liền, biển tiếp giáp với
nhiều nước trong khu vực trong khi đó ngành giao thông TTLL nước ta còn đang rất nghèo nàn, lạc hậu cần được đầu tư để hiện đại
hoá, vì vậy việc hiện đại hoá giao thông nước ta cũng là cơ hội để ta mở rộng hợp tác, tiếp thu công nghệ hiện đại của nước ngoài.

-Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển mạnh. Kinh tế đối ngoại ngày càng phát triển theo chiều hướng đa phương hoá.
Nước ta đã và đang đẩy lùi dần lạm phát và khủng hoảng kinh tế đồng tiền VN ngày càng ổn định giá trị, quan hệ tiền tệ trên
thế giới trong khu vực chính nó làcơ hội và thế mạnh để ta mở rộng trao đổi quan hệ tàI chính đối với TG và các nước trong khu vực
ĐNA.
 

8 tháng 10 2017

ĐÁP ÁN D

22 tháng 11 2017

Đáp án D

2 tháng 3 2017

Đáp án B

4 tháng 10 2018

Đáp án B

28 tháng 1 2016

*Các nguồn lực tự nhiên để phát triển lương thực, thực phẩm nước ta
- Thuận lợi:
Nước ta nằm gọn trong vành đai khí hậu nhiệt đới bắc bán cầu (từ 80 30/ đên 3022/ vĩ độ Bắc, cho nên thiên nhiên nước ta là
thiên nhiên nhiệt đới nóng nắng quanh năm, với nền nhiệt ẩm cao... Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển 1 hệ thống cây trồng vật
nuôi, lương thực, thực phẩm nhiệt đới đa dạng điển hình là cây Lúa, Mía, Lạc, Đậu Tương...
           + Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa có nhiệt độ trung bình năm 22-270 C, lượng mưa trung bình năm là
1500- 2000 mm/năm. Tổng nhiệt độ hoạt động từ 80000- 100000 ... Nhưng khí hậu phân hoá sâu sắc theo mùa (có mùa nóng và lạnh
ở miền Bắc, mùa khô và mưa ở miền Nam) phân hoá theo Bắc- Nam, theo độ cao trong đó ở các vùng núi cao trên 1000 m luôn có
khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới mát lạnh quanh năm... là điều kiện thuận lợi đẻ phát triển một cơ cấu cây lương thực, thực phẩm rất đa
dạng gồm có cây nhiệt đới ưa nóng như: Lúa, Mía,Lạc, Đậu Tương và nhiều cây ôn đới như Su hào, Cải bắp, Súp lơ. đồng thời có
khả năng đẩy mạnh xen canh tăng vụ, gối vụ quay vòng đất liên tục với 3 vụ lúa trong năm.
            + Tài nguyên đất nước ta đa dạng về loại hình, trong đó có 2 loại đất chính là Feralit và phù sa với nhiều loại đất rất tốt như
đất đỏ Ba Zan , đất đỏ đá vôi, đất phù sa ngọt ở ven các sông lớn mà tập trung ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.
Những vùng đất này rất thích hợp với hình thành các vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm qui mô lớn mà lớn nhất là đồng
bằng sông Cửu Long.
            + Miền Núi, trung du nước ta có S đất tự nhiên rộng 3/4 cả nước, trên đó có nhiều cao nguyên, bình nguyên và đồng bằng
giữa núi nổi tiếng như: cao nguyên Mộc Châu- Sơn la, Đức Trọng-Lâm Đồng và đặc biệt là vùng gò đồi trước núi miền Trung với
những đồng có tự nhiên rộng lớn là địa bàn rất tốt để chăn nuôi Trâu, Bò, đặc biệt là Bò thịt, Bò sữa.
            + Dọc bờ biển nước ta có tới 350 ngàn ha đầm, phá, cửa sông, vũng vịnh, bãi triều... nổi tiếng như phá Tam Giang, đầm
Cầu Hai, Lăng cô, Đầm Dơi... là một địa bàn rất tốt với nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ tạo ra nguồn thực phẩm tôm, cá rất
có giá trị.
            +Vùng biển nước ta rộng trên 1 triệu km2 lại là vùng biển nông, có trữ lượng hải sản lớn từ 3 đến 3,5 triệu tán / năm với khả
năng có thể đánh bắt được từ 1,2 đến 1,3 triệu tấn /năm với 5 Ngư trường lớn như: Hải Phòng- Quảng Ninh; NThuận - Bình Thuận;
Kiên Giang- Minh Hải; Bà Rịa- Vũng Tàu; Hoàng sa- Trường Sa... đây là những cơ sở cung cấp thực phẩm từ biển rất lớn và có giá
trị.

-Khó khăn:
          + Nước ta nằm trong khu vực được coi là nhiều thiên tai nhất thế giới, đặc biệt là nhiều mưa, bão, lũ lụt, hạn hán gió Lào...
làm cho năng suất, sản lượng lương thực, thực phẩm rất bấp bênh và nhiều năm mất trắng.
          + Tài nguyên môt trường nhiều năm qua đã bị con người sử dụng khai thác bừa bãi rất lãng phí cho nên nhiều nguồn tài
nguyên đang có xu thế cạn kiệt suy thoái . Điển hình là thực vật, động vật; còn môi trường nước, đất đang có nguy cơ bị ô nhiễm
nặng làm cho các loài sinh vật đang cạn kiệt nhanh, làm giảm nguồn thực phẩm của con người .
 

-Thuận lợi:
           + Dân số nước ta đông, nguồn lao động dồi dào, hiện nay có hơn 76 triệu dân, hơn 37 lao động chính đó là thị trường tiêu thụ
lớn các nguồn lương thực, thực phẩm , vì vậy dân số đông, lao động dồi dào chính là nguồn nhân tố kích thích sản xuất lương thực,
thực phẩm cần phải được phát triển mạnh để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng.

           + Nguồn lao động nước ta đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lương thực, thực phẩm, đặc biệt người lao
động ở đồng bằng sông Hồng ngày nay đã đạt trình độ thâm canh lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước, cho nên nguồn lao động
nước ta hiệnnay đang là động lực chính để sản xuất ra khối lượng lương thực, thực phẩm klớn phục vụ cho nhu cầu trongnước và
xuất khẩu.
            +CSVCKTHT phục vụ cho phát triển lương thực, thực phẩm càng tiến bộ và hiện đại, điển hình ta đã xây dựng được 5300
công trình thuỷ lợi, trong đó có nhiều trạm bơm lớn, hệ thống đê điều kiên cố ở đồng bằng sông Hồng, hệ thống kênh, rạch chằng
chịt ở đồng bằng sông Cửu Long. Xây dựng được nhiều cơ sở nghiên cứ về giống cây, con, bảo vệ thực vật, đặc biệt đã đạt được
thành tựu lớn trong việc lai tạo các giống lúa ngắn ngày năng suất cao.

Tất cả được coi như là nguồn lực quan trọng về cơ sở hạ tầng thúc đẩy sản xuất lương thực, thực phẩm phát triển.
           + Về đường lối, chính sách chính nhờ vào công cuộc đổi mới kinh tế- xã hội toàn diện ở cả nước, đảng và Nhà nước ta đã vận
dụng rất nhiều chính sách hợp với lòng dân như chính sách khoán 10, thu mua nông sản với giá hợp lý và đặc biệt là thực hiện cơ
chế thị trường với nền kinh tế nhiều thành phần... đã làm cho ngành nôngnghiệp nói chung và sản xuất lương thực, thực phẩm nói
riêng ở nước ta tăng trưởng với tốc độ nhanh

-Khó khăn:
          +  Về lao động thì nhìn chung trình độchuyênmôn kỹ thuật tay nghề thâm canh lương thực, thực phẩm của người lao động
nước ta vẫn còn thấp trong khu vực và so với thế giới nên năng suất lương thực, thực phẩm ở nước ta vẫn chưa cao . Trong khi
năng suất lúa trungbình của ta là 37 tạ/ha thì ở Trung Quốc 60 tạ/ha, Nhật Bản 80tạ/ha.
          + Về CSVTKTHT của cả nước nhìn chung vẫn nằm trong tình trạng lạc hậu, kém phát triển cho nên đã làm giảm chất lượng
sản phẩm lương thực, thực phẩm chế bién, giảm giá trị tiêu dùng xuất khẩu và vẫn còn thiếu nhiều về phân bón, thuốc trừ sâu... dẫn
đến hiệu quả chung là tốc độ sản xuất lương thực, thực phẩm ở nước ta vẫn còn chậm.
         + Về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước vẫn còn đỏi mới chậm, duy trì cơ chế bao cấp quá lâu, thực hiện chính
sách mở cửa chậm... đã làm cho nền Nông nghiệp nước ta trì trệ nhiều năm.

10 tháng 3 2017

ĐNA có dân số đông,lao động dồi dào, dân số trẻ, tăng khá nhanh, sự phân bố dân cư gắn liền với đặc điểm kinh tế nông nghiệp với ngành chính là trồng trọt, trong đó trồng lúa nước chiếm vị trí hàng đầu.Dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng châu thổ và ven biển.Nét chung: cùng trồng lúa nước, sử dụng trâu bò làm sức kéo, gạo là lương thực chính, ít dùng thịt, sữa, làm nương, trò chơi, điệu múa..., người nông dân sống thành làng, bản...
Nét riêng: tính cách, tập quán, văn hóa từng dân tộc không trộn lẫn.
ĐNA có các biển vịnh ăn sâu vào đất liền cho các luồng di dân giữa đất liền và hải đảo, sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, các quốc gia. Đặc điểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước ĐNA tạo thuận lợi và khó khăn Thuận lợi:
+ Dân đông -> kết cấu dân số trẻ -> nguồn lao động và thị trường tiêu thụ lớn.
+ Phát triển sản xuất lương thực (trồng lúa gạo).
+ Đa dạng về văn hóa -> có sự đa dạng trong văn hóa dân tộc nên thu hút khách du lịch.
- Khó khăn:
+ Ngôn ngữ khác nhau -> giao tiếp khó khăn, có sự khác biệt giữa miền núi, cao nguyên với đồng bằng nên sự chênh lệch về phát triển kinh tế.
Các nước trong khu vực có những nét tương đồng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc. Trong sản xuất và sinh hoạt, có nét chung là: trồng lúa, dùng trâu bò, sống thành làng bản; có nét riêng là vừa có sự đa dạng trong văn hóa dân tộc nên thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện giữa các nước ĐNA có sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng chưa vững chắc. Ngành nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chính, tuy nhiên ở một số nước công nghiệp trở thành ngành kinh tế quan trọng,sự thay đổi trong định hướng và chính sách phát triển kinh tế cho nền kinh tế bị tác động từ bên ngoài, phát triển kinh tế nhưng chưa chú ý đến bảo vệ môi trường. Nông nghiệp vẫn đóng góp tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu GDP.
Từ 1990 đến 1996: Kinh tế phát triển nhanh do:
+ Tận dụng nguồn nhân công rẻ do dân số đông.
+ Tài nguyên phong phú đặc biệt là khoáng sản.
+ Có nhiều nông phẩm nhiệt đới (lúa gạo, cao su...)
+ Tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài có hiệu quả.
- Năm 1998: tăng trưởng âm do khủng hoảng tài chính Để hòa nhập với nền kinh tế thế giới, đẩy nhanh tốc độ phát triển, đảm bảo sự ổn định, bền vững về kinh tế, đòi hỏi các quốc gia ĐNA phải có định hướng, chiến lược phát triển phù hợp với tiềm năng, nhạy bén thời cuộc.