K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2015

Cảm ứng là khả năng của cơ thể tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích của môi trường bên ngoài (cũng như bên trong cơ thể) đảm bảo cho cơ thể sinh vật tồn tại và phát triển.

Càng lên cao trên thang tiến hóa, cấu tạo cơ thể càng phân hóa, tổ chức thần kinh càng hoàn thiện, phản ứng của cơ thể ngày càng chính xác, bảo đảm cho cơ thể thích nghi cao với điều kiện môi trường. Vì vậy, mức độ tiến hóa của cảm ứng ở động vật phụ thuộc chặt chẽ vào mức độ tiến hóa của tổ chức thần kinh.

Ví dụ:

-        Ở nhóm động vật chưa có tổ chức thần kinh (Động vật nguyên sinh): cơ thể phản ứng lại các kích thích bằng sự  chuyển trạng thái co rút của chất nguyên sinh (nhờ các vi sợi), gọi là hướng động. Chúng chuyển động tới các kích thích có lợi (hướng động dương) và tránh xa các kích thích có hại (hướng động âm).

-        Ở nhóm động vật có hệ thần kinh dạng lưới (Ruột khoang): Khi các tế bào cảm giác bị kích thích sẽ chuyển thành xung thần kinh truyền qua mạng lưới thần kinh đến các tế bào biểu mô cơ hoặc đến các tế bào gai làm cơ thể co lại để tránh kích thích hoặc phóng gai vào con mồi. Tuy phản ứng nhanh nhưng chưa thật chính xác và tốn nhiều năng lượng vì khi kích thích ở bất kì điểm nào cảu cơ thể cũng gây phản ứng toàn thân.

-        Ở nhóm động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch (các ngành Giun): Cơ thể đã có phản ứng định khu nhưng vẫn chưa hoàn toàn chính xác, mỗi hạch thần kinh là một trung tâm điều khiển ở một vùng xác định của cơ thể nên tiết kiệm được năng lượng.

-        Ở nhóm động vật có hệ thần kinh dạng ống (các động vật có xương sống): gồm có não, tủy sống, dây thần kinh và các hạch thần kinh, được hoạt động theo nguyên tắc phản xạ, gồm phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Cấu tạo của hệ thần kinh càng phức tạp thì số lượng phản xạ càng nhiều, phản xạ càng chính xác, bảo đảm cho sự thích nghi của cá thể và loài.

10 tháng 9 2018

- Động vật bậc thấp có hệ thần kinh có cấu trúc đơn giản (dạng lưới hoặc dạng chuỗi hạch), số lượng các tế bào thần kinh ít nên khả năng học tập và rút kinh nghiệm rất thấp. Mặt khác, vòng đời của động vật bậc thấp diễn ra trong thời gian ngắn nên chúng không có nhiều thời gian cho việc học tập để hình thành các tập tính học được.

→ Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, các tập tính của chúng hầu hết là tập tính bẩm sinh.

- Ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển có rất nhiều tập tính học được vì: hệ thần kinh của người và động vật phát triển với số lượng tế bào thần kinh lớn rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm. Tập tính ngày càng hoàn thiện do việc học tập được bổ sung ngày càng nhiều và càng chiếm ưu thế so với các tập tính bẩm sinh. Mặt khác, động vật có hệ thần kinh phát triển thường có tuổi thọ cao do đó cho phép con người cũng như động vật thành lập nhiều phản xạ có điều kiện hoàn thiện cá tập tính học được phức tạp, giúp con người và động vật thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi.

22 tháng 10 2018

Hướng tiến hóa của hệ thần kinh từ thấp đến cao là:

Hệ thần kinh dạng lưới → Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch → Hệ thần kinh dạng ống

Đáp án cần chọn là: C

23 tháng 11 2019

Đáp án: C

16 tháng 8 2017

Chọn A.

29 tháng 5 2019

Hướng tiến hóa của hệ thần kinh từ thấp đến cao là:

Hệ thần kinh dạng lưới → Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch → Hệ thần kinh dạng ống

Đáp án cần chọn là: A

9 tháng 9 2018

Đáp án B

Mức độ chính xác của cảm ứng ở động vật đa bào phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của tổ chức thần kinh

17 tháng 5 2017
Sán lá gan - Cơ thể hình lá, dẹp, màu đỏ - Các giác bám phát triển Có hai nhánh ruột,không có hậu môn Sinh sản: lưỡng tính,có tuyến noãn hoàng Giun đũa - Cơ thể thon dài, hai đầu thon lại (tiết diện ngang tròn) - Có lớp vỏ cuticun bọc ngoài -Ống tiêu hóa bắt đầu từ miệng kết thúc ở hậu môn - Sinh sản phân tính, tuyến sinh dục dạng ống
28 tháng 3 2022

tham khảo

 

Chứng minh sự tiến hóa về tổ chức cơ thể , về sinh sản từ động vật nguyên sinh đến động vật có xương sống :

-Hệ tuần hoàn : chưa phân hoá → tim chưa có ngăn → tim có 2 ngăn → tim có 3 ngăn → tim 4 ngăn -Hệ thần kinh: chưa phân hoá → thần kinh mạng lưới → chuỗi hạch đơn giản → chuỗi hạch phân hoá (não, hầu bụng)→ hình ống phân hoá ( não bộ và tuỷ sống) -Hệ sinh dục :chưa phân hoá → tuyến sinh dục không có ống dẫn → tuyến sinh dục có ống dẫn -Từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong -Đẻ nhiều trứng đến đẻ ít trứng và đẻ con -Phôi phát triển có biến thái đến phát triển trực tiếp (không có nhau thai) và phát triển trực tiếp có nhau thai Con non không được nuôi dưỡng đến được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ và được học tập thích nghi với cuộc sống.