K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 7 2021

Nhà Thanh hay Trung Hoa Đại Thanh quốcĐại Thanh Đế Quốc,[note 3] còn được gọi là Mãn Thanh (chữ Hán: 满清, tiếng Mông Cổ: Манж Чин Улс)[note 4], là một triều đại Trung Quốc do người Mãn Châu thành lập nên, cũng là triều đại cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc. Người thống trị của nhà Thanh là dòng họ Ái Tân Giác La.

Nguồn gốc của người Mãn Châu là người Nữ Chân, hoàng tộc Ái Tân Giác La là một bộ tộc của Kiến Châu Nữ Chân, thuộc sự quản lý của Kiến Châu vệ của nhà Minh. Kiến Châu vệ là một vệ sở được nhà Minh thiết lập tại Đông Bắc Trung Quốc, thuộc đơn vị hành chính biên phòng triều Minh, từng thuộc sự quản lý của Nô Nhi Càn Đô ty, mà Ái Tân Giác La thị nhiều đời là Đô chỉ huy sứ của Kiến Châu tả vệ. Năm 1616, một người Nữ Chân là Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã dựng quốc xưng Hãn, thành lập nhà nước "Đại Kim" (chữ Hán: 大金; bính âm: Dà Jīn) ở vùng Đông Bắc Trung Quốc - sử sách gọi là Hậu Kim để phân biệt với nhà Kim cũng của người Nữ Chân từng tồn tại vào thế kỷ 12-13; đóng đô ở Hách Đồ A Lạp - còn gọi là "Hưng Kinh". Đến năm 1636, người thừa kế Nỗ Nhĩ Cáp Xích là Hoàng Thái Cực xưng Đế ở Thịnh Kinh, đổi quốc hiệu thành Đại Thanh (chữ Hán: 大清; bính âm: Dà Qīng), lúc ấy, lãnh thổ chỉ dừng lại ở vùng Đông Bắc Trung Quốc và khu vực Mạc Nam, nhưng cũng đã gây đe dọa lớn với nhà Minh, vốn đã rút lui về phía nam Vạn Lý Trường Thành. Năm 1644, Lý Tự Thành xuất quân đánh chiếm Bắc Kinh, nhà Minh diệt vong. Cùng năm đó, Ngô Tam Quế vốn là tướng tàn dư của nhà Minh, vì để đối kháng Lý Tự Thành mà đã đầu hàng nhà Thanh. Quân Thanh dễ dàng tiến qua Sơn Hải quan, đánh bại Lý Tự Thành, chính thức dời đô về Bắc Kinh, cũng mở động một cuộc nam hạ quy mô lớn. Trong vòng thời gian mấy chục năm sau, nhà Thanh lần lượt tiêu diệt thế lực đối địch còn sót lại như tàn dư nhà Minh ở Hoa Bắc, quân Đại Thuận của Lý Tự Thành, Đại Tây của Trương Hiến Trung, Nam Minh và nhà nước Minh Trịnh của Trịnh Thành Công; thống nhất toàn bộ Trung Quốc. Nhà Thanh chinh phục và trở thành triều đình cai trị lãnh thổ của: Trung Quốc bản thổ (1644-1662), đảo Đài Loan (1683), Ngoại Mông (1691), Tây Tạng (1751), Tân Cương (1759); hoàn thành cuộc chinh phục của người Mãn Châu. Vào giai đoạn cực thịnh cuối thế kỷ 18, nhà Thanh kiểm soát lãnh thổ rộng tới 13 triệu km2 (lãnh thổ Trung Quốc ngày nay rộng 9,6 triệu km2), là thời kỳ mà lãnh thổ Trung Quốc đạt mức rộng lớn nhất trong lịch sử. Trải qua ba đời Hoàng đế Khang Hy, Ung Chính, Càn Long, quốc lực của nhà Thanh cùng với kinh tế, văn hóa đều được khôi phục và phát triển mạnh mẽ, thống trị lãnh thổ rộng lớn và các phiên thuộc, sử gọi "Khang - Càn thịnh thế", là thời kỳ phát triển đỉnh cao của nhà Thanh, là một trong những thời kỳ huy hoàng nhất của các vương triều phong kiến trong lịch sử Trung Quốc.[6][7][note 5]

Trong thời gian trị vì, nhà Thanh đã củng cố quyền quản lý hòa bình của họ đối với Trung Quốc, hoà nhập và hòa hợp văn hoá của các dân tộc thiểu số với văn hoá Trung Quốc, và xã hội Trung Quốc đã đạt tới tầm ảnh hưởng cao nhất của Đế quốc Trung Hoa. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự của Thanh đã suy giảm trong thế kỷ 19 và phải đối mặt với sức ép từ bên ngoài, nhiều cuộc nổi loạn bên trong và những thất bại trong chiến tranh, khiến nhà Thanh tàn tạ từ sau nửa cuối thế kỷ 19. Việc lật đổ triều Mãn Thanh sau cuộc Cách mạng Tân Hợi khi hoàng hậu nhiếp chính khi ấy là Hiếu Định Cảnh hoàng hậu, đối mặt với phản kháng của phong trào cách mạng Tân Hợi nên bà buộc phải thoái vị nhân danh vị hoàng đế Mãn Thanh cuối cùng là Phổ Nghi ngày 12 tháng 2 năm 1912. Tàn dư của chế độ Mãn Thanh cũng đã bị tiêu diệt tại vùng Tân Cương và Tây Tạng của Trung Quốc cũng vào năm 1912.

Tại đất tổ là vùng Mãn Châu, tàn dư nhà Thanh của cựu hoàng đế Phổ Nghi thiết lập Mãn Châu Quốc nhưng thực chất chỉ là chính phủ bù nhìn của Nhật Bản, tồn tại đến năm 1945 thì người Nga (Liên Xô) tiêu diệt quân Nhật ở vùng Mãn Châu tại Thế chiến 2, Mãn Châu Quốc cũng bị diệt vong và Mãn Châu quay trở về Trung Quốc.

Năm 1636 Hoàng Thái Cực đổi quốc hiệu thành Đại Thanh nghĩa là thanh ... và không  bất kỳ một đóng góp quân sự  cho tới khi chiến tranh kết thúc.

6 tháng 6 2017

Chọn đáp án: C

7 tháng 4 2018

Đáp án: B

Giải thích: Mục…1 (phần III)….Trang…152...SGK Lịch sử 11 cơ bản

15 tháng 10 2018

- Tình hình Nhật Bản trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có những điểm đáng chú ý:

* Về kinh tế

- Công nghiệp

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế công nghiệp.

     + Nhật không bị chiến tranh tàn phá

     + Lợi dụng châu Âu có chiến tranh Nhật tranh thủ sản xuất hàng hóa và xuất khẩu.

     + Sản xuất công nghiệp của Nhật tăng nhanh.

- Biểu hiện:

     + Năm 1914 - 1919 sản lượng công nghiệp Nhật tăng 5 lần tổng giá trị xuất khẩu gấp 4 lần, dự trữ vàng và ngoại tệ tăng gấp 6 lần.

     + Năm 1920 - 1921 Nhật Bản lâm vào khủng hoảng.

- Nông nghiệp

     + Tàn dư phong kiến còn tồn tại đã kiềm hãm sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.

     + Giá lương thực,thực phẩm vô cùng đắt đỏ

Nguyên nhân đưa đến khủng hoảng là do dân số tăng quá nhanh, thiếu nguyên liệu sản xuất và thị trường tiêu thụ mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp đặc biệt là do trận động đất năm 1923 ở Tô-ki-ô

* Về xã hội

- Đời sống của người lao động không được cải thiện lắm. Bùng nổ phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân.

- Tiêu biểu có cuộc bạo động lúa gạo

- Phong trào bãi công của công nhân lan rộng, trên cơ sở đó tháng 7/1922 Đảng Cộng sản Nhật thành lập.

21 tháng 6 2017

Đáp án: D

 

18 tháng 5 2016

- Những biện pháp : 

+Thời Đinh -Tiền Lê ruộng đất thuộc quyền sở hữu của làng xã được chia cho nông dân sản xuất, người dân nhận ruộng có nghĩa vụ nộp tô thuế đi lĩnh, đi lao dịch cho nhà nước.

+Việc khai khẩn đất hoang được mở rộng, chú ý nạo vét kênh ngòi ở nhiều nơi 

+Để khuyến khích sản xuất nông nghiệp hàng năm cứ vào mùa xuân các vua thường về các địa phương tổ chức lễ cày tịch điền.

-Kết quả : Nông nghiệp ổn định và phát triển, nhiều năm mùa màng bội thu....

18 tháng 2 2021

1) Những việc làm của Lý Bí sau khi thắng lợi có ý nghĩa là: - Việc Lý Bí lên ngôi hoàng đế chứ không phải xưng vương. - Xây dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch thể hiện đất nước ta là nước độc lập, tự chủ, có giang sơn, bờ cõi riêng.

2)- Tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta Lòng yêu nước, Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước, Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc.

3) Trình bày diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938?

Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

 Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì: ... - Với chiến thắng này, nhân dân ta đã đạp tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc. Khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.
18 tháng 2 2021

#TK

Câu 7: Lí Bí đã làm gì sau khi khởi nghĩa thắng lợi?Những việc làm đó có ý nghĩa gì?

Sau khi giành thắng lợi, Lý Bí đã:

- Việc Lý Bí lên ngôi hoàng đế chứ không phải xưng vương.- Xây dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch thể hiện đất nước ta là nước độc lập, tự chủ, có giang sơn, bờ cõi riêng.- Việc đặt tên nước là Vạn Xuân với mong muốn đất nước ta mãi trường tồn, nhân dân ấm no, hạnh phúc, đất nước mãi thanh bình như vạn mùa xuân.

Câu 8: Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta những gì?

Dải đất hình chữ S của chúng ta đã có hàng ngàn nằm lịch sử, hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập. Nhờ có công lao to lớn cùa cha ông ta mà đất nước được độc lập, tự do. Được hưởng một xã hội mới, công bằng- dân chủ- văn minh hơn. Tổ tiên ta đã mang đến cho chúng ta một nền văn hóa đa dạng phong phú. Có những phong tục, tập quán đặc sắc. Không chỉ vậy mà tổ tiên còn đem đến cho chúng ta một lòng yêu nước, một ý chí quyết tâm, kiên cường. Rèn luyện những con người qua thử thách, chông gai để có được ngày hôm nay. Để xứng đáng với những gì tổ tiên đâ để lại chúng ta cần học tập thật tốt để đưa đất nước " sánh vai với các cường quốc năm châu". Và có nghĩa vụ , trách nhiệm bảo vệ đất nước được hòa bình, độc lập.

Câu 9: Trình bày diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938 ? Vì sao nói trận chiến trên sông Bạch Đằng là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc.

Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng:

- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

- Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.

- Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

- Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

- Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:

- Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

- Đánh bại ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. Đây là lần thứ hai nhà Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta, mặc dù sau chiến thắng này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba.

- Với chiến thắng này, nhân dân ta đã đạp tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc. Khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.

16 tháng 10 2017

Đáp án A