K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 5 2018

ột bà mẹ đang ngồi bên đứa con thơ. Bà rất buồn vì đang lo đứa con bà chết mất. Đứa bé xanh rớt đã nhắm nghiền đôi mắt và đang thoi thóp. Đôi lúc đứa bé rền rĩ rất thiễu não, thế là người mẹ lại cúi sát xuống gần con, lòng se lại.

Có tiếng gõ cửa, một ông già nghèo khổ trùm kím trong tấm chăn thường khoác cho ngựa bước vào. Trời rét như cắt, kể ra không có áo nào ấm bằng thứ chăn ấy. Bên ngoài toàn là một màu băng tuyết. Gió vun vút như quất vào mặt.

Ông già rét run lập cập. Nhân lúc đứa bé ngủ thiếp đi, bà mẹ nhóm lò hâm một cốc bia. Ông già ngồi xuống ru đứa bé. Bà mẹ ngồi vào chiếc ghế gần ông già, nhìn đứa bé ôm yếu vẫn đang thoi thóp thở, và giơ một bàn tay lên. Bà hỏi :

– Liệu có việc gì không ? Thượng đế hẳn không bắt nó đi chứ ?

Ông già, chẳng phải ai, chính là Thần Chết, lắc đầu một cách khó hiểu. Bà mẹ gục đầu xuống ngực, nước mắt ròng ròng trên gò má. Đã ba ngày ba đêm nay, không hề được chợp mắt, bà thấy đầu nặng trĩu.

Bà ngủ thiếp đi, chỉ loáng một lát thôi, rồi chợt rùng mình vì rét, bà lại choàng dậy.

– Gì thế này ? – Bà kêu lên, mắt nhìn tứ phía. Ông già và cả con bà nữa đã biến mất. Lão đã đem con bà đi rồi. Chiếc đồng hồ quả lắc vẫn cót két trong xó nhà.

Cộc ! Một quả lắc bằng chì rơi xuống đất. Thế là chiếc đồng hồ ngưng bặt.

Bà mẹ tội nghiệp vùng chạy ra ngoài, miệng gọi con.

Bên ngoài, có một bà cụ mặc áo dài đen, đang ngồi giữa đám tuyết, bảo bà mẹ :

– Tôi thấy Thần Chết đã vào nhà chị. Lão ta mang con chị chạy đi rồi. Lão ta chạy nhanh hơn gió và chẳng bao giờ mang trả lại những con người lão đã cướp đi.

Bà mẹ khẩn cầu:

– Xin cụ chỉ bảo cho tôi con đường lão đi. Cứ chỉ đường cho tôi, tôi sẽ đuổi kịp.

Bà cụ đáp:

– Biết rồi! Nhưng trước khi ta chỉ đường, chị phải hát cho ta nghe tất cả các bài mà chị đã hát ru con chị. Từ trước đến nay, ta đã được nghe nhiều và ta rất thích nghe chị hát. Ta là thần Đêm Tối; ta đã từng trông thấy nước mắt chị tràn ra khi chị hát.

Bà mẹ van vỉ:

– Tôi xin hát hết, hát tất cả, sau đó xin cho tôi đuổi kịp thần Chết, đòi lại đứa con tôi.

Nhưng thần Đêm Tối cứ nín bặt. Thế là bà mẹ đành phải vặn vẹo đôi tay, nước mắt đầm đìa, cất tiếng hát. Tiếng nức nở át cả lời trong các bài hát.

Nghe hát xong thần Đêm Tối bảo:

– Rẽ sang phải rồi đi vào rừng tùng tối om kia. Ta đã thấy thần Chết mang con chị biến vào đấy.

Tới giữa rừng, gặp chỗ ngã ba đường, bà mẹ phân vân không biết rẽ đường nào. Nơi đó có một bụi gai không hoa không lá; đang giữa mùa đông nên băng bám và rủ xuống khắp các cành.

– Có thấy thần Chết mang con tôi qua đây không?

Bụi gai trả lời:

– Có. Nhưng nếu muốn tôi chỉ đường thì bà phải ủ tôi vào lòng để sưởi ấm cho tôi. Tôi buốt cóng và sắp biến thành băng rồi đây.

Bà mẹ ôm ghì bụi gai vào ngực để sưởi ấm cho nó. Gai đâm vào da thịt bà, máu nhỏ từng giọt đậm, nhưng bụi gai thì đâm chồi nẩy lộc, xanh tươi và trổ hoa ngay giữa đêm đông giá rét vì được bà mẹ truyền cho sức nóng của bà. Sau đó, bụi gai chỉ đường cho bà mẹ.

Bà đến một cái hồ lớn, không có lấy một bóng thuyền bè. Mặt băng trên hồ quá mỏng, không thể giẫm lên được, mà nước hồ lại quá sâu không thể lội qua. Nhưng thế nào thì thế, bà cũng phải vượt qua hồ tìm con. Bà bèn sụp xuống để uống cạn nước hồ. Tuy biết rằng đó là một việc mà con người ta không thể làm được, nhưng bà mẹ đau khổ mong mỏi Thượng đế sẽ ban phép lạ.

Hồ bảo bà:

– Không, không làm thế được đâu ! Ta thương lượng với nhau thì hơn. Tôi rất thích ngọc trai, mà đôi mắt bà là những hạt ngọc trai trong suốt, tôi chưa từng thấy bao giờ. Hãy khóc cho đến khi đôi mắt của bà rơi xuống; lúc ấy tôi sẽ đưa bà tới tận cái nhà kính ươm cây, nơi thần Chết ở và vun trồng các cây hoa. Mỗi cây là một kiếp người.

Bà mẹ nức nở:

– Trời ! Tôi còn tiếc gì để tìm thấy con tôi !

Bà khóc, nước mắt tuôn tầm tã đến nỗi đôi mắt bà theo dòng lệ rơi xuống đáy hồ và hóa thành hai hòn ngọc. Thế là bà được hồ nâng bổng lên như ngồi trên đu, và thoắt một cái, bà đã sang đến một ngôi nhà kỳ diệu dài chừng một dặm.

Không hiểu đấy là một quả núi có rừng thẳm và hang sâu hay là một công trình thiết kế nào của con người. Mắt bà mẹ đã rơi theo dòng lệ nên bà chẳng nom thấy gì. Bà hỏi:

– Tìm đâu cho thấy thần Chết đã cướp con tôi đi?

Một bà già canh giữ vườn kính ươm cây của thần Chết bảo bà:

– Thần Chết chưa về. Bà làm thế nào mà đến được tận chốn này? Ai đã giúp bà?

– Thượng đế chứ ai! – Bà mẹ đáp – Người đã thương xót tôi, vậy bà cũng rủ lòng thương bảo cho tôi biết con tôi đi đâu.

Bà già nói:

– Tôi không biết mặt nó, còn bà thì không trông thấy gì. Biết bao nhiêu cây, bao nhiêu hoa đã héo tàn trong đêm qua. Thần Chết lát nữa sẽ đến trồng lại. Chắc bà biết rằng mỗi người có một gốc cây hay một bông hoa tượng trưng cho sinh mệnh của mình. Ở đây, những cây hoa ấy chẳng có gì khác thường nhưng chúng có một trái tim và trái tim ấy đập hẳn hoi. Tim trẻ con cũng đập. Đấy, bà cứ tìm đi ! Có lẽ bà sẽ nhận ra nhịp tim của con bà đấy. Nhưng nếu bà muốn tôi hướng dẫn thêm cho bà thì bà tạ ơn tôi bằng cái gì nào?

Bà mẹ tội nghiệp than thở:

– Tôi chẳng còn cái gì để cho nữa, nhưng nếu cần, tôi có thể theo người đến tận cùng thế giới.

– Tôi đến đấy làm gì kia chứ? Bà còn có thể cho tôi mớ tóc dài đen nháy của bà. Bà thừa biết bộ tóc ấy đẹp lắm. Tôi rất thích bộ tóc ấy và sẽ cho bà bộ tóc bạc của tôi. Thế là đổi hòa đấy.

Bà mẹ nói:

– Nếu bà chỉ đòi hỏi có thế thôi thì tôi rất vui lòng.

Rồi bà trao mớ tóc đen cho bà cụ và nhận lấy mớ tóc bạc.

Hai người bước vào vườn kính rộng lớn của Thần Chết. Nơi đó có rất nhiều cây cỏ mọc lung tung. Có những cây dạ lan hương mảnh dẻ mọc trong lồng hình chuông bằng thủy tinh. Có những bông thược dược to và mập mạp. Có những cây mọc dưới nước, cây thì xanh tươi, cây thì khô cằn, hàng bầy rắn nước quấn mình quanh gốc. Đây là những cây cọ, cây tiêu huyền mộc; kia là đám mùi và xạ hương. Mỗi cây, mỗi hoa đều mang một tên người, mỗi cây, mỗi hoa tượng trưng cho một kiếp người hiện đang sống bên Việt Nam, ở Gơrôenlăng hoặc khắp nơi trên Trái Đất.

Lại có những cây lớn trồng trong chậu nhỏ đang đe dọa phá vỡ chậu. Ngược lại, có những cây con cằn cỗi lại được trồng trong khoảng đấy xới xắn mịn màng, phủ rêu xanh mượt. Người mẹ đau khổ cúi rạp xuống từng gốc cây, tìm đến tận từng gốc nhỏ nhất, lắng nghe nhịp đập từng trái tim của chúng. Và giữa muôn ngàn trái tim ấy bà đã nhận ra tiếng đập của trái tim đứa con mình.

– Con tôi đây rồi ! Bà reo lên, tay chìa trên một gốc kỵ phù nhỏ bé màu lam, dáng ốm yếu, thân nghẹo sang một bên.

Bà già ngăn lại:

– Chớ đụng vào hoa. Cứ đứng ở đây. Chắc chắn lát nữa Thần Chết sẽ về. Đừng cho Thần nhổ cây hoa này. Cứ dọa là bà sẽ nhổ hết cây cỏ ở quanh đây, Thần Chết sẽ sợ, vì Thần chịu trách nhiệm trước Thượng Đế về các cây cỏ ở đây; không có lệnh của Người thì không ai được nhổ một cây nào cả.

Ngay lúc đó, nổi lên một cơn gió lạnh buốt. Bà mẹ cảm thấy rằng thần Chết đã đến.

Thần hỏi:

– Sao ngươi lại có thể tìm được đuờng đến tận đây, mà lại đến trước cả ta ?

– Ta là mẹ!

Thần Chết vươn bàn tay dài ngoằng về phía cây hoa mảnh dẻ, nhưng bà mẹ vòng đôi bàn tay giữ lấy cây, hết sức che chở cho cây không bị nhàu nát một lá nào. Thần Chết hà hơi vào tay bà mẹ; bà cảm thấy lạnh buốt hơn gió bấc làm rụng rời cả đôi tay.

– Ngươi không chống lại được ta đâu – Thần Chết dọa.

Bà mẹ trả lời:

– Nhưng còn có Thượng Đế.

Thần Chết nói:

– Ta cũng chỉ tuân theo lệnh của Thượng Đế mà thôi. Ta trông nom khu vườn của Người. Ta mang cây cỏ hoa lá ở đây đi cũng chỉ để đem trồng lại vào khu vườn trên Thiên Đàng, còn mọi việc xảy ra trên ấy, hoa cỏ mọc thế nào, ta không được nói với ngươi.

Bà mẹ nức nở van xin:

– Giả con cho tôi.

Đồng thời mỗi tay bà túm lấy một bông hoa gần đấy rồi thét lên :

– Nếu tuyệt vọng tôi sẽ nhổ hết hoa ở đây.

Thần Chết bảo:

– Chớ có đụng vào. Ngươi nói rằng ngươi đau khổ mà ngươi lại muốn làm cho một người mẹ khác đau khổ hay sao?

Người mẹ khác? Bà mẹ đau thương buông hai bông hoa ra.

Thần Chết nói thêm:

– Đây là đôi mắt của ngươi. Thấy chúng lóng lánh sáng ngời dưới đáy hồ ta đã vớt lên. Ta biết đó là đôi mắt của ngươi. Hãy lấy lại đi. Đôi mắt ấy trong sáng hơn trước rất nhiều. Hãy nhìn vào lòng giếng gần đây, ta sẽ cho ngươi biết tên hai bông hoa ngươi vừa định ngắt. Ngươi sẽ thấy rõ cả cuộc đời quá khứ và tương lai của chúng, thấy rất rõ tất cả những gì mà ngươi sắp hủy hoại.

Bà mẹ nhìn xuống lòng giếng. Bà thấy từ một trong hai bông hoa ánh lên một niềm vui đầy hạnh phúc, còn cuộc đời của bông hoa kia chỉ toàn những cảnh trầm luân, khổ ải, nghèo khó, khốn cùng.

Thần Chết nói:

– Kiếp hoa này cũng như kiếp hoa kia, đều do ý của Thượng Đế cả.

Người mẹ nói:

– Thế hoa nào là hoa bất hạnh, hoa nào là hoa diễm phúc?

Thần Chết đáp:

– Ta không thể tiết lộ được thiên cơ. Nhưng ngươi cần biết rằng một trong hai bông hoa đó chính là bông hoa của con ngươi, là hình ảnh tương lai của nó.

Bà mẹ thét lên:

– Hoa nào trong hai bông là hoa của con tôi ? Hãy bảo cho tôi biết. Nếu đời nó sau này sẽ đau khổ thì xin hãy mang nó đi, mang ngay nó về chốn Thiên Đàng ! Xin hãy quên những dòng nước mắt của tôi, quên những lời tôi đã cầu nguyện, quên cả những lời tôi đã nói và những việc tôi đã làm!

Rồi bà vặn vẹo đôi bàn tay, quỳ xuống và cầu khẩn:

– Cúi xin Thượng Đế đừng nghe lời tôi nếu tôi có cầu khẩn những lời trái với ý Người. Xin người đừng nghe tôi.

Rồi bà gục đầu xuống ngực.

Thế là Thần Chết mang đứa bé tới cái xứ sở xa lạ mà bà mẹ đã nói đến ban nãy.

17 tháng 12 2017

 Ngoài tình thương yêu bao la của bố mẹ dành cho, em còn sống và lên trong lời ru êm ái và tình thương của ngoại nữa. Đêm nào, em cũng đi sâu vào giấc ngủ một cách ngon lành bởi những câu chuvện cổ tích thần kì của bà.

   Ngoại em năm nay tròn bảy mươi tuổi. Bà có khuôn mặt rất hiền từ, da hơi nhăn nheo, đôi mắt mỏi mòn sâu thẳm vì bà đã hi sinh cả đời cho con, cho cháu. Bà thường an ủi, động viên cháu, cho cháu từng cái bánh, quả cam, kể cho cháu nghe những câu chuyện “Ngày xửa, ngày xưa”.

   Mỗi buổi tối ăn cơm xong em thường nằm trong lòng bà trên chiếc võng ngoài hiên nhà nhìn sao trời lấp lánh trong đêm. Em được bà kể chuyện cổ tích. Bà kể rằng: “Ngày xưa có đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống bên nhau thân thiết. Năm ấy trời hạn hán rừng cây trơ trọi, ruộng đồng nứt nẻ, mọi người khốn khổ”. Kế đến đây nét mặt bà đượm buồn, dường như bà đang chia sẻ nỗi khổ đau với người trong truyện. Bà kế tiếp: “Tới buổi mai hôm nọ, khí trời oi ả, nóng nực, Bê Vàng thức dậy quyết định ra đi tìm cỏ nuôi bạn. Bê Vàng đi mãi,, đi mãi chẳng thấy cỏ đâu. Thế là Bê Vàng quên đường về”. Nước mắt bà rưng rưng làm em cũng buồn theo thương Bê Vàng quá. Em hỏi:

   -    Thế rồi sao nữa hả bà?

   Thế rồi “Giữa cánh rừng hoang vắng, sợ không gặp lại Dê Trắng, từng giọt nước mắt lăn dài trên má Bò Vàng. Ngày lại qua ngày dê Trắng không thấy bạn trở về nên bèn đi tìm bạn, đi mãi mà không thấy Bò Vàng đâu cả”. Kể đến đây giọng bà như nghẹn lại. Nhìn nét mặt và cử chỉcủa bà trong lúc đang kể chuyện em tưởng như bà là một diễn viên đã nhập vai. Ngoài câu chuyện trên, bà còn kể cho em nghe nhiều câu chuyện cổ tích thật thú vị mà em vẫn còn nhớ mãi.

   Xa bà, em sẽ nhớ lắm. Em mong bà sống thật lâu đế dạy bảo em những điều hay lẽ phải và kể cho em nghe những câu chuyện ngày xưa.



 

14 tháng 11 2021

Câu 2: Sự tiến hóa nha bạn

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:Từ ngày còn bé, qua giọng kể ấm áp của bà, em đã rất thích câu chuyện "Tích Chu".Chuyện kể về cậu bé Tích Chu. Bố mẹ mất sớm nên Tích Chu ở với bà. Bà rất thương Tích Chu. Hằng ngày, bà làm lụng vất vả để kiếm tiền nuôi cậu bé. Có món gì ngon, bà cũng dành cho Tích Chu. Thế nhưng Tích Chu lại chẳng thương bà. Suốt ngày, cậu bé chỉ mải rong chơi.Lần đó, bà sốt cao, khát...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:

Từ ngày còn bé, qua giọng kể ấm áp của bà, em đã rất thích câu chuyện "Tích Chu".

Chuyện kể về cậu bé Tích Chu. Bố mẹ mất sớm nên Tích Chu ở với bà. Bà rất thương Tích Chu. Hằng ngày, bà làm lụng vất vả để kiếm tiền nuôi cậu bé. Có món gì ngon, bà cũng dành cho Tích Chu. Thế nhưng Tích Chu lại chẳng thương bà. Suốt ngày, cậu bé chỉ mải rong chơi.

Lần đó, bà sốt cao, khát nước quá, liền gọi:

– Tích Chu ơi, cho bà ngụm nước. Bà khát khô cổ rồi!

Bà gọi mãi mà không thấy Tích Chu đáp lại nên biến thành chim.

Còn Tích Chu mải chơi, đến khi thấy đói mới về. Về đến nhà, cậu bé hốt hoảng khi biết bà đã biến thành chim. Cậu bé theo hướng chim bay để tìm bà.

Đi được một đoạn. Tích Chu gặp chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Cậu bé tha thiết gọi nhưng chim vẫn vỗ cánh bay đi.

Buồn quá, Tích Chu oà khóc. Một bà tiên hiện ra, bảo

– Nếu muốn bà trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước ở suối tiên cho bà uống.

Nghe bà tiên nói, Tích Chu mừng rỡ vô cùng. Cậu bé hỏi đường đến suối tiên, rồi vội vàng đi ngay.

Trải qua nhiều ngày đêm băng rừng, lội suối, cuối cùng, Tích Chu đã lấy được nước suối tiên mang về.

Được uống nước suối tiên, bà trở lại thành người. Tích Chu vui sướng ôm lấy bà. Từ đấy, Tích Chu luôn ở bên bà và hết lòng yêu thương, chăm sóc bà.

Câu chuyện bà kể đã lâu nhưng hình ảnh cậu bé Tích Chu băng rừng, lội suối tìm nước suối tiên đem về cho bà uống vẫn còn đọng lại trong tâm trí em như một lời nhắc nhở về lòng hiếu thảo.

                                                                                                   Nam Khánh

a. Tìm trong bài văn:

– Phần giới thiệu câu chuyện.

– Phần kể lại nội dung của câu chuyện.

• Mở đầu câu chuyện.

• Diễn biến câu chuyện.

• Kết thúc câu chuyện.

– Phần nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện.

b. Xác định các sự việc ở phần diễn biến của câu chuyện và kết quả của các sự việc ấy.

c. Các sự việc ở phần diễn biến của câu chuyện được kể theo trình tự nào?

1
NG
13 tháng 10 2023

a. 

- Phần giới thiệu câu chuyện: Từ ngày còn bé, qua giọng kể ấm áp của bà, em đã rất thích câu chuyện "Tích Chu".

- Phần kể lại nội dung câu chuyện:

+ Mở đầu câu chuyện: "Chuyện kể rằng" ... "cậu bé chỉ mải rong chơi".

+ Diễn biến câu chuyện: "Lần đó, bà sốt cao".... "rồi vội vàng đi ngay".

+ Kết thúc câu chuyện: "Trải qua nhiều ngày đêm" .... "yêu thương, chăm sóc bà"

- Phần nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện: Câu chuyện bà kể đã lâu nhưng hình ảnh cậu bé Tích Chu băng rừng, lội suối tìm nước suối tiên đem về cho bà uống vẫn còn đọng lại trong tâm trí em như một lời nhắc nhở về lòng hiếu thảo.

b. 

- Sự việc 1: Bà bị ốm nhưng không có ai chăm sóc.

Kết quả: Bà biến thành chim.

- Sự việc 2: Tích Chu đi tìm và tha thiết gọi chim.

Kết quả: Chim vẫn vỗ cánh bay đi.

- Sự việc 3: Tích Chu gặp bà tiên.

Kết quả: Tích Chu được dạy cách để bà trở lại thành người.

- Sự việc 4: Tích Chu Tìm lên đường tìm nước suối tiên cứu bà.

Kết quả: Bà trở lại thành người.

c. Các sự việc ở phần diễn biến được kể theo trình tự thời gian, không gian

12 tháng 7 2021

Bạn tham khảo nha !!

Ngoài tình thương yêu bao la của bố mẹ dành cho, em còn sống và lên trong lời ru êm ái và tình thương của ngoại nữa. Đêm nào, em cũng đi sâu vào giấc ngủ một cách ngon lành bởi những câu chuvện cổ tích thần kì của bà.

          Ngoại em năm nay tròn bảy mươi tuổi. Bà có khuôn mặt rất hiền từ, da hơi nhăn nheo, đôi mắt mỏi mòn sâu thẳm trong đó ẩn chứa biết bao nỗi niềm, cả cuộc đời này bà đã sống để hi sinh tất cả cho con, cho cháu. Bà thường an ủi, động viên cháu, cho cháu từng cái bánh, quả cam, kể cho cháu nghe những câu chuyện “Ngày xửa, ngày xưa”.

          Mỗi buổi tối ăn cơm xong em thường nằm trong lòng bà trên chiếc võng ngoài hiên nhà nhìn sao trời lấp lánh trong đêm. Em được bà kể chuyện cổ tích. Bà kể rằng: “Ngày xưa có đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống bên nhau thân thiết. Năm ấy trời hạn hán rừng cây trơ trọi, ruộng đồng nứt nẻ, mọi người khốn khổ”. Kế đến đây nét mặt bà đượm buồn, dường như bà đang chia sẻ nỗi khổ đau với người trong truyện. Bà kế tiếp: “Tới buổi mai hôm nọ, khí trời oi ả, nóng nực, Bê Vàng thức dậy quyết định ra đi tìm cỏ nuôi bạn. Bê Vàng đi mãi, đi mãi chẳng thấy cỏ đâu. Thế là Bê Vàng quên đường về”. Nước mắt bà rưng rưng làm em cũng buồn theo thương Bê Vàng quá. Em hỏi:

   - Thế rồi sao nữa hả bà?

          Thế rồi “Giữa cánh rừng hoang vắng, sợ không gặp lại Dê Trắng, từng giọt nước mắt lăn dài trên má Bê Vàng. Ngày lại qua ngày Dê Trắng không thấy bạn trở về nên bèn đi tìm bạn, đi mãi mà không thấy Bê Vàng đâu cả”. Kể đến đây giọng bà như nghẹn lại. Nhìn nét mặt và cử chỉ của bà trong lúc đang kể chuyện em tưởng như bà là một diễn viên đã nhập vai. Ngoài câu chuyện trên, bà còn kể cho em nghe nhiều câu chuyện cổ tích thật thú vị mà em vẫn còn nhớ mãi.

         Xa bà, em sẽ nhớ lắm. Em mong bà sống thật lâu đế dạy bảo em những điều hay lẽ phải và kể cho em nghe những câu chuyện ngày xưa.

20 tháng 5 2017

Câu chuyện có sự đan xen giữa chuyện đời thường và truyện cổ tích

- Chi tiết về “dì ghẻ” người mẹ kế, A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến nhân vật mụ dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích

- Khi nói về “mẹ thật” A-li-ô-sa cũng lạc vào không khí truyện cổ tích

- Chi tiết người bà nhân hậu được kể bằng giọng của truyện cổ tích: “ngày trước, trước kia, đã có thời”

→ Nghệ thuật kể chuyện đan xen giữa chuyện đời thường, truyện cổ tích giúp đoạn trích và tiểu thuyết Thời thơ ấu nói chung trở nên sinh động, hấp dẫn.

1. em hãy nêu căn cứ xác định chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ 2.trong tưởng tượng của nhà thơ , thế giới đã biến đổi ra sao sau khi trẻ con ra đời ? 3. món quà tình cảm nào theo theo nhà thơ , chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ ?4. bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện gì ? hãy nêu những điều bà muốn gửi gắm trong những câu chuyện đó ?5. theeo cách nhìn của nhà thơ ,...
Đọc tiếp

1. em hãy nêu căn cứ xác định chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ 

2.trong tưởng tượng của nhà thơ , thế giới đã biến đổi ra sao sau khi trẻ con ra đời ? 

3. món quà tình cảm nào theo theo nhà thơ , chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ ?

4. bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện gì ? hãy nêu những điều bà muốn gửi gắm trong những câu chuyện đó ?

5. theeo cách nhìn của nhà thơ , tình cảm mà bố dành cho trẻ có gì khác so với tình cảm của bà và mẹ ?

6. trong khổ thơ cuối , em thấy hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như thế nào ?

7. câu chuyện về nguồn gốc loài người qua lời của nhà nhơ Xuân Quỳnh có gì khác so với những câu chuyện về nguồn gốc loài người mà em đã biết ? sự khác biệt ấy có ý nghĩa như thế nào ?

Ai trả lời nhanh thì mình sẽ tick cho 

trong quyển sách kết nối tri thức 6 

ngữ văn tập 1 

 

2
3 tháng 10 2021

1. Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ, vì những lý do sau:

Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn (năm chữ)

Bài thơ có sử dụng những biện pháp tu từ để làm nổi bật, ngôn ngữ cô động, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Bài thơ nói về cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người và sự thay đổi của trái đất từ khi có loài người ngày một tiến bộ, ngày một văn minh hơn. 

2. Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi khi trẻ con ra đời. Qua bài thơ ta cảm nhận được cuộc sống ở trên trái đất khi loài người lúc bấy giờ chỉ toàn là trẻ con. Khi đó mọi thứ đều đang ở trong giai đoạn phôi thai, trẻ và sự sống chỉ mới bắt đầu. Khi đó mọi thứ còn rất hoang sơ và trần trụi. Và tất nhiên cũng không có màu xanh, không có dáng cây ngọn cỏ. Rồi loài người dần dần tiến bộ văn minh hơn. Đó cũng chính là khi ánh mặt trời soi rọi khắp nơi trên trái đất và mang lại cuộc sống cho muôn loài. Khi này loài người đã đông hơn. Và trẻ em được nuôi dưỡng để lớn lên bằng tình yêu thương của mẹ, từ lời ru tuổi ấu ơ. Cnon có mẹ, có bố, có gia đình và ngày càng phát triển. Chính sự chăm sóc ấy đã làm cho trẻ em biết ngoan, biết nghĩ, biết mở rộng hiểu biết và khám phá thể giới xung quanh.

24 tháng 10 2023

1. Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ, vì những lý do sau:

 - Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn (năm chữ)

 - Bài thơ có sử dụng những biện pháp tu từ để làm nổi bật, ngôn ngữ cô động, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Bài thơ nói về cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người và sự thay đổi của trái đất từ khi có loài người ngày một tiến bộ, ngày một văn minh hơn. 

2. Trả lời :

 - Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi khi trẻ con ra đời. Qua bài thơ ta cảm nhận được cuộc sống ở trên trái đất khi loài người lúc bấy giờ chỉ toàn là trẻ con. Khi đó mọi thứ đều đang ở trong giai đoạn phôi thai, trẻ và sự sống chỉ mới bắt đầu. Khi đó mọi thứ còn rất hoang sơ và trần trụi. Và tất nhiên cũng không có màu xanh, không có dáng cây ngọn cỏ. Rồi loài người dần dần tiến bộ văn minh hơn. Đó cũng chính là khi ánh mặt trời soi rọi khắp nơi trên trái đất và mang lại cuộc sống cho muôn loài. Khi này loài người đã đông hơn. Và trẻ em được nuôi dưỡng để lớn lên bằng tình yêu thương của mẹ, từ lời ru tuổi ấu ơ. Con có mẹ, có bố, có gia đình và ngày càng phát triển. Chính sự chăm sóc ấy đã làm cho trẻ em biết ngoan, biết nghĩ, biết mở rộng hiểu biết và khám phá thể giới xung quanh.

Trong đời sống hàng ngày người ta thường nghe những yêu cầu và những câu hỏi như sau:-  Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!-  Cậu kể cho mình nghe Lan là người như thế nào.-  Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?-  Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muôn biết điều gì và người kể phải làm gì?b) Trong...
Đọc tiếp

Trong đời sống hàng ngày người ta thường nghe những yêu cầu và những câu hỏi như sau:

-  Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!

-  Cậu kể cho mình nghe Lan là người như thế nào.

-  Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?

-  Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.

a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muôn biết điều gì và người kể phải làm gì?

b) Trong những trường hợp trên, câu chuyện phải có một ý nghĩa nào đó. Ví dụ, nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể những việc như thế nào về Lan? Vì sao? Nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không liên quan đến việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa không? Vì sao?

1
16 tháng 2 2019

a, Gặp những trường hợp trên người nghe muốn được người kể:

- Kể nội dung truyện cổ tích

- Lý do An thôi học,

- Thông tin về hình dáng, sở thích, thành tích học tập…

- Một câu chuyện hay

b, Nếu muốn cho bạn biết Lan là người bạn tốt, bạn phải kể về Lan:

     + Học tập chăm chỉ, đạt thành tích tốt

     + Thường xuyên giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày

- Vì: những điều này chứng tỏ Lan là người bạn tốt

- Nếu kể câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học thì câu chuyện đó không có ý nghĩa, vì không đáp ứng được mục đích của người hỏi.

7 tháng 12 2017

mẹ mình thì tự tả đi)ngu ngu ngu ngu ngu mẹ mình thì tự tả

7 tháng 12 2017

muốn thì mới hỏi nha giờ mk hỏi thì người khác bảo mk ngu mk có chịu ko nói gì mà chả có suy nghĩ người khác đáp lại như thế nào ko trả lời thì thôi sao còn nói lắm tự nghĩ lại mk đi mk = ai chưa