K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Kì nghỉ hè vừa qua, em được bố mẹ cho đi chơi ở sở thú. Thú vật và chim muông ở đây đa dạng, phong phú, rất đẹp. Dễ thương và gây cho em nhiều ấn tượng nhất là chú voi con.

Chú voi còn nhỏ được ở chung một chuồng cùng với mẹ. Chú voi cao độ một mét, da chú màu xám nhạt. Lớp lông tơ mịn và thưa không che được làn da còn non của chú so với làn da dày xám xịt của mẹ voi. Đầu chú voi to gấp đôi đầu con trâu lớn, hai tai giống hai cái quạt dài, thòng hai bên má voi. Đôi mắt chú to, tròn và dài, hình chiếc lá, đen láy. Cái vòi của chú ngộ nghĩnh uốn cong thật xinh xắn. Cặp ngà mới nhú bé xíu trông thật dễ thương. Bốn chân chú voi to, mỗi chân to bằng bắp đùi của em. Khi chú voi quỳ xuống, chân trước cong lại, bụ bẫm rất dễ thương. Đuôi chú voi dài, cuối đuôi có một nhúm lông hết ve vẩy bên phải lại sang bên trái. Trên cái lưng bè bè, bằng phẳng của chú, lớp lông tơ dày lúc chú chào đời còn chưa rụng hết. Lông tơ chổ ấy mọc thành hàng theo sống lưng đến tận đuôi voi. Chú voi con sinh tại sở thú chẳng nhớ biết gì về rừng xanh? Hay người ta đem mẹ con chú từ rừng về sở thú? Em chỉ thấy chú voi con đi lại trông cái chuồng chật hẹp, thỉnh thoảng ăn một vài mẩu mía do khách tham quan đưa ra, dù biển cấm du khách cho thú vật ăn treo ngay tại chuồng. Tại sở thú, voi được nhân viên tắm rửa và cho ăn theo khẩu phần quy định. Sở thú cũng rất cần cho con người, nhất là các cháu thiếu niên nhi đồng để các cháu biết về các chủng loài vật trên thế giới. Nhưng theo em, tự do của thú là được sống ở rừng xanh mới thực sự đem lại cho thú sự sinh sôi nảy nở, tự nhiên và đầy đủ hơn. Qua chương trình "Thế giới động vật”, em được biết ở những nước phát triển, người ta nuôi thú trong khu rừng bảo tồn. Em mơ ước Việt Nam mình sẽ có nhiều khu rừng bảo tồn như thế.

Em rất yêu chú voi con. Đi chơi sở thú về, em chợt mơ ước lớn lên em sẽ học ngành sinh học, nghiên cứu về đời sống của thú vật. Em sẽ cố gắng học giỏi để biến ước mơ của mình thành hiện thực.

3 tháng 5 2018

Mùa hè năm ngoái, ba mẹ cho em ra Hà Nội chơi nhà cậu và được cậu dẫn đi chơi vườn bách thú. Và em đã tận mắt chứng kiến hình ảnh một chú voi khổng lồ. Em mới chỉ biết đến voi qua những bức ảnh, những bài thơ, bài hát. Hôm nay em đã có thể ngắm nhìn nó một cách đầy ngường mộ như vậy.

Chú voi này là voi cỡ vừa, thân hình cao to, được nhốt trong một chiếc chuồng rộng lớn, đủ để nó sinh hoạt và đi lại. Em chỉ dám đứng từ xa mà nhìn vào. Cặp mắt của no to và tròn, cứ chăm chăm nhìn vào những người xung quanh. Cái vòi thun thun to và dài, tưởng chừng như một con đỉa khổng lồ đang ngoe ngẩy trên thân hình to lớn của chú voi này.

Thân hình của chú voi không biết nặng bao nhiêu nhưng em có cảm chừng nó như một cái nhà thu nhỏ, đồ sộ, sừng sững. Da của nó rất dày, chắc và bóng nhẫy. Cái ngà voi màu trắng ngà, uốn cong vút lên, chắc chắn. Nó dùng để húc con mồi hoặc húc những vật xung quanh làm cản đường nó.

Đặc biệt 4 cái chân to như bốn cái cột nhà không lồ, đi đi lại lại ở trong chuồng. Những bước đi nặng nề, khập khiễng bởi trọng lượng của voi quá lớn. Bốn cái chân này sẽ dẫm nát những thứ ở xung quanh như cây cỏ hoặc những thứ mà nó không thích.

Hai cái tai cứ ve vẩy xua đuổi ruồi muỗi, thi thoảng lại nằm im lìm. Cái tai đó y hệt như chiếc mo cau của bà nội ở nhà, ra và tròn, có vẻ chắc chắn nữa. Người ta bảo tai voi rất thính, có thể nghe được những âm thanh ở rất xa. Cái đuôi cứ quật bên này quật bên khác, dài như một cái chổi khồng lồ mà không ai dám động vào.

Voi là động vật to lớn nhưng nó không hung dữ, em vẫn thấy có nhiều người vào sờ ngà voi và vòi voi. Bởi họ thân thiết và tiếp xúc hằng ngày với nó nên không sợ.

Voi ăn thức ăn rất nhiều, vì như thế mới đủ nuôi cơ thể khổng lồ như nó. Thức ăn chủ yếu mà nó ăn là các loại cỏ, rau, củ quả. Hình như nó không chừa bất cứ loại thức ăn nào.

Nhìn chú voi đi lại thong dong ở trong chuồng em thấy mình được mở mang tầm mắt vì lần đầu tiên chứng kiến một con voi ở ngoài đời thực chứ không phải qua những tấm ảnh.

28 tháng 9 2016

12 000 - ( 1 500 . 2 + 1 800 . 3 + 1 800 . 2 . 3)

= 12 000 - ( 8400 + 108000

= 12 000 - 19200

= -7200

28 tháng 9 2016

=12000- (3000+  (1800.3+2)

=  12000-   3000+ 9000

=   12000-  12000

=0

4 tháng 3 2018

Hình như bn viết sai đề,là 1/x.(x+1) chứ

4 tháng 3 2018

ukm mik xin lỗi mik viết sai đề đó

13 tháng 11 2021

Tháp Nhạn là một di tích duy nhất còn tương đối nguyên vẹn của người Chăm trên đất Phú Yên và hiện vẫn bảo tồn những giá trị của nó. Mặc dù, đã qua nhiều đợt trùng tu, tu sửa.

Tháp Nhạn được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 11, đầu thế kỷ 12 trên một khu đất tương đối bằng phẳng gần đỉnh núi Nhạn. Chung quanh việc xây dựng ngọn tháp trên núi Nhạn, có truyền thuyết kể rằng, thuở ấy quân của ông Lương Phù Già (tức Lương Văn Chánh) giao tranh với quân Chăm (Chiêm Thành). Chiến trường diễn ra ở phần đất thành phố Tuy Hoà ngày nay. Quân của ông Phù Già đóng ở núi Nựu, quân Chiêm đóng ở núi Nhạn để cố thủ. Cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt không phân thắng bại. Để tránh thiệt hại về người và của cho lương dân, hai bên giao ước với nhau sẽ cùng xây tháp, bên nào hoàn thành trước thì thắng cuộc, còn bên thua cuộc sẽ phải tự động rút quân khỏi Phú Yên. Hai địa điểm được hai bên lựa chọn là: quân Chăm trên núi Nhạn, quân ông Phù Già trên núi Cổ Rùa, một phần nhô ra của núi Nựu.

Quân Chăm dốc toàn sức lực ngày đêm xây đắp cho đến khi sắp hoàn thành thì ngọn tháp của ông Phù Già đã xây xong, đứng sừng sững một góc trời. Quân Chăm đành phải chấp nhận thua cuộc. Sau đó, quân ông Phù Già thách Chiêm Thành đốt tháp, tháp bên nào cháy trước thì bên đó thắng cuộc và bên kia phải rút binh. Tháp của ông Phù Già chỉ sau một đêm đã cháy sạch trong khi ngọn tháp bên núi Nhạn vẫn đứng vững. Lương Văn Chánh mang đại quân đến chân núi Nhạn buộc quân Chăm phải rút quân qua khỏi bên kia đèo Cả.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng nã pháo làm cho đỉnh tháp và 3 góc tháp bị đổ. Do bị hư hại nhiều trong chiến tranh, vào cuối năm 1960, dưới chính quyền Ngụy, tỉnh Phú Yên cho tu bổ tháp, hàn gắn những chỗ bị nứt bên trong và ngoài tháp.

Vật liệu xây dựng tháp đều bằng gạch nung với nhiều kích cỡ khác nhau tuỳ theo vị trí của từng mảng tường, từng tầng tháp và được xếp liền khít, không thấy mạch hồ song kết dính rất vững chắc. Những hàng gạch bên trên hơi lùi vào so với hàng gạch bên dưới cho đến khi khép kín vòm. Tháp Nhạn có phong cách kiến trúc như tháp Chăm Pô Nagar ở Nha Trang, đó là xây dựng theo hình thức tầng cao. Tháp có hình tứ giác với 4 tầng, càng lên cao càng thu nhỏ lại so với tầng dưới, nhưng vẫn theo phong cách tầng dưới. Tháp cao gần 23,5m, mỗi cạnh chân tháp dài 10m.

Nóc của tháp gồm nhiều lớp xếp, phần chóp được cấu tạo bằng phiến đá nguyên tảng có hình búp sen cân đều. Đó là biểu tượng Linga của người Chăm. Trên đỉnh tháp, bốn mặt đều có bốn cửa sổ giả, tách biệt giữa phần trên và tầng dưới. Cửa chính ở hướng đông, phần trên cửa hình vòm, xây cuốn theo kiểu giật cấp, trụ và xà ngang của cửa là khối đá vôi mềm, dễ đẽo gọt, đục chạm.

Bên trong tháp, tường xây thẳng đứng cao vút từ phần đế tháp cho đến hết phần thân. Càng lên cao, tường càng thu nhỏ dần cho đến đỉnh, tạo thành hình chóp nón. Trên mặt tường tháp không có hoa văn trang trí, chỉ có một vài họa tiết hoa văn hình rồng được chạm khắc cách điệu bằng đá hoa cương đặt bên ngoài góc tháp. Trong lòng tháp không có bệ thờ, không có tượng, chỉ có một am nhỏ phía trước để thờ bà Thượng Đỉnh Chúa Thiết A Na Diễn Ngọc Phi được xây dựng từ thời Hậu Lê.

Đặc biệt, dưới chân núi Nhạn về phía tây nam, ven bờ sông Chùa có một tảng đá cao 1,3m, mỗi cạnh rộng 0,9m, dưới chân có chạm hình cánh sen, trên khắc 3 chữ cổ (dạng chữ Phạn) thường gặp ở các tấm bia trụ cột trong các tháp Chăm. Chữ khắc ở 1/3 tảng đá. Có lẽ đây là thư tịch duy nhất ở khu vực tháp còn lưu lại đến nay.

Tháp Nhạn là công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị lịch sử cao của người Chăm và đây cũng là một thắng cảnh tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. Tháp Nhạn đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia vào ngày 16/11/1988.

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Phú Yên - Bài tham khảo 2

Thuyết minh về núi Nhạn

Mở bài:

Phú Yên không có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh như những miền đất khác. Trong quá khứ, đây là vùng đất tranh chấp của các tập đoàn phong kiến, chiến tranh sảy ra liên miên, thật khó định hình một nền văn hóa địa phương đậm nét. Nổi bậc trong các di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh Núi Nhạn sừng sững bên sông Đà Rằng được xem là biểu tượng của Phú Yên. Nét cổ kính, uy nghiêm của dáng núi như ngọn bút dựng giữa sông dài biển rộng, tạo nên sự quyến rũ, điệu đà của mảnh đất nhiều nắng gió này.

Thân bài:

Vị trí:

Núi Nhạn nằm bên bờ Bắc sông Đà Rằng, thuộc địa phận phường 1, Tp.Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Núi Nhạn còn có tên gọi khác là núi Bảo Tháp, Nhạn Tháp, Tháp Dinh, núi Khỉ. Người Pháp gọi núi Nhạn là núi Khỉ (Montagne des Singes) vì không chỉ trên núi có nhiều khỉ mà chúng còn rất khôn, sống thành bầy đàn đông đảo.

Nguồn gốc lịch sử:

Về tên gọi chính thức (núi Nhạn), có ba giả thuyết. Một là, do núi có hình thế như con chim nhạn xòe đôi cánh, với phần đầu là chỗ giao nhau giữa Quốc lộ 1A và sông Chùa, cổ thon nhỏ lại rồi phình to ra như đôi cánh chim ở phần đường Tản Đà. Hai là, vì ngày xưa núi này có loài nhạn đến ở. Cũng có người cho rằng, ngày xưa núi này như một cù lao nhỏ nằm trong vịnh Tuy Hòa, là nơi để loài chim nhạn làm tổ, trú ẩn. Sau này, vịnh dần dần được bồi lấp tạo nên đồng bằng rộng lớn nối liền cù lao Nhạn với đất liền.

Truyền thuyết kể rằng, thuở xa xưa vùng đất Tuy Hòa là một vùng đầm lầy trũng thấp, là nơi cư trú của các loài thủy quái hung dữ. Chúng thường quấy nhiễu dân lành. Để bảo vệ con người, một ngày kia, Trời sai một thiên thần khổng lồ xuống trần, gánh đất lấp đầy vùng trũng. Thần còn đuổi các loài thủy quái ra tận biển khơi, tạo thành một cánh đồng rộng lớn, bằng phẳng và trù phú.

Tuy nhiên, đến khi gánh đá lấp biển, do vội muốn trở về trời, người khổng lồ đã gánh nhiều gấp 3,4 lần. Trong một lần gánh, chiếc đòn oằn nặng gãy đôi, làm rơi hai gánh đá xuống đất. Một gánh hình thành núi Chóp Chài, một gánh tọa nên núi Nhạn. Quá mệt mỏi, vị thần bỏ về trời. Từ đó, miền đất bằng phẳng này có hai ngọn núi cao sừng sững như bây giờ.

Đặc điểm cảnh quan và kiến trúc:

Núi Nhạn có chiều cao 60m so với mực nước biển. Đường chu vi quanh núi khoảng trên 1km. Trên đỉnh núi có Tháp Nhạn vươn cao sừng sững. Ở mạn Đông Nam, chân núi có một ngôi chùa Hàm Long nằm khuất sau chòm cây cổ thụ. Lưng chùa tựa vào vách núi dựng đứng cao ngất, mặt hướng ra sông xanh. Chùa Hàm Long sau đổi tên thành Kim Long Tự và được vua Bảo Đại ban sắc tứ vào năm thứ 5.

Dưới chân vách đá cạnh chùa Hàm Long có một cái hang ăn xuyên vào núi thông ra phía bờ sông. Người xưa cho rằng đó là hàm của con rồng lửa nên mới đặt tên chùa là Hàm Long. Trải qua thời gian, đất đá bồi lấp dần cửa hang.

Năm 2007, một đài tưởng niệm ác anh hùng liệt sĩ được xây dựng phía Đông Nam ngọn núi. Nổi bậc nhất trên đỉnh núi là ngôi tháp Chăm cổ kính có tên là Tháp Nhạn. Đó là một công trình tôn giáo của người Champa. Tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ 11, đầu thế kỉ 12, theo kiểu kiến trúc chùa Champa. Đây là nơi thờ phụng thần linh của người Chăm, đến bây giờ người Việt vẫn còn tiếp tục duy trì.

Vươn lên những tầng cây, ngôi tháp hiện ra đồ sộ, cổ kính trong khuôn viên khoảng 1000 mét vuông, xung quanh có tường bao, sân được lát gạch rất sạch sẽ. Tháp Nhạn cao khoảng 25 mét, bao gồm 3 phần: đế tháp, thân tháp và mái tháp.

Đế tháp hình vuông, được xây dựng phân tầng vững chắc, chịu sức nặng của toàn bộ thân tháp và đỉnh tháp. Thân tháp cũng có hình khối vuông, to ở phần chân và nhỏ dần ở phần đỉnh. Thân tháp Nhạn uy nguy, tráng lệ. Tuy đã bị phai mòn bởi thời gian và sự tàn phá của mưa gió nhưng vân còn giữ được vẻ đẹp bề thế của nó.

Nóc tháp, hay còn gọi là mái tháp là một tảng đá hình búp sen nhọn được đẽo khắc tỉ mỉ, cấn đối. Đó là biểu tượng của sinh thực khí, sức mạnh sinh thành trong văn hóa Chăm. Đỉnh tháp chính là điểm nhấn mạnh mẽ nhất của ngọn tháp này, biểu dương của niềm tin và tính thẩm mỹ của con người. Nhưng đáng tiếc, trong thời kì chiến tranh, tảng đá đã bị rơi xuống, khiến cho đỉnh tháp có hình dáng bằng phẳng.

Trên đỉnh tháp, bốn mặt đều có bốn cửa sổ, tách biệt giữa phần trên và phần dưới. Cửa chính ở hướng đông đón ánh nắng bình minh. Phần trên cửa hình vòm, xây cuốn theo kiểu giật cấp, càng lên cao càng lùi vào cho đến khi khép kín.

Bên trong tháp tường gạch xây thẳng đứng cao vút từ phần đế tháp cho đến hết phần thân tháp. Phần chóp mái thu nhỏ dần cho đến đỉnh, tạo thành hình chóp nón, tạo nên một khoảng không kì bí, linh thiêng. Trong lòng tháp không có bệ thờ, không có tượng, duy chỉ có những họa tiết hoa văn hình rồng được chạm khắc biến thể cách điệu bằng đá hoa cương đặt bên ngoài ở 4 góc tháp.

Vật liệu xây dựng tháp đều làm bằng gạch nung đặc trưng của kiểu tháp Chăm với nhiều kích cỡ khác nhau. Từng viên gạch được xếp chồng khép kín, vững chắc tuyệt đối không tìm thấy một vết mạch hồ nào. Bốn mặt thân tháp có những cọt xây áp vào thân có vai trò gia cố cho thân tháp được vững chắc. Nhìn đâu cũng thấy sự tỉ mỉ, công phu của con người trong từng vết chạm khắc, không một khe hở, đường mòn nào, đến nỗi rêu móc cũng rất khó bám vào. Những họa tiết đơn sơ nhưng hết sức điêu luyện, đạt đến trình độ bậc thầy kiến trúc của thời bấy giờ và mãi mãi về sau.

Trên núi Nhạn có rất nhiều cây cối rậm rạp, đặc biệt là mai rừng nở vàng vào mùa xuân và mùa hạ, ở phía Đông-Nam gần sông Chùa có một trảng sim nhỏ, đến mùa hoa sim nở tím cả một vùng. Trước đây, trên núi có nhiều loài chim như nhạn, cò và đặc biệt là rất nhiều khỉ. Trải qua thời gian chiến tranh ác liệt, đàn khỉ và các loài chim cư trú đã rời bỏ chỗ ở này.

Giá trị văn hóa, lịch sử:

Ngày nay, cụm thắng cảnh “Núi Nhạn – Sông Đà” đã trở thành biểu tượng của Phú Yên và Tháp Nhạn đã được công nhận là Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp Quốc gia. Hàng năm vào dịp lễ, Tết, trên núi Nhạn có tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, vui chơi giải trí… Đặc biệt vào rằm tháng Giêng Âm lịch hàng năm, nơi đây diễn ra đêm thơ Nguyên tiêu thu hút đông đảo văn nghệ sĩ và du khách gần xa. Sông Đà – Núi nhạn từ lâu đã trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn thu hút biết bao du khách gần xa ghé về chiêm ngưỡng.

Trải nghiệm không chỉ là thú vui làm tăng cường hiểu biết mà còn kiểm chứng bản lĩnh của con người. Phải một lần đến với miền đất phú trời yên, phải đắm mình trong biển xanh thơ mộng, dịu dàng và leo lên những đại sơn kì vĩ, bạn mới cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp hùng tráng và thiêng liêng của mảnh đất lạ lẫm này.

Kết bài:

Trải qua nghìn năm, Núi Nhạn Phú Yên vẫn sừng sững với thời gian. Tuy có nhiều hư tổn nhưng dáng tháp vẫn uy nghi, cổ kính giữa đất trời. Đến Phú Yên mà không ghé thăm Núi Nhạn-sông Đà quả thực đã đánh mất cơ hội hiểu hơn và yêu mến vùng đất này.

“Trông lên hòn núi Nhạn
Đến bên hữu ngạn sông Đà,
Chuông chiều đổi tiếng ngân nga,
Chợt thấy ông Hạng Vũ vịn nhánh đa mà chuyền.
Cô gái đò nhìn xuống nước cười duyên,
Tưởng nàng Ngu Cơ đứng đợi ở miền Ô Giang”.

ói ói ói có chó tả bài văn về chó 10 câu chở lên undefined

.......................................................................................hiuhiu

10 tháng 1 2023

lười học thế

 

10 tháng 1 2023

suốt ngày chép mạng

 

17 tháng 9 2021

 Nếu các bạn đã đi đến thủ đô Hà Nội thì không thể nào không biết đến Hồ Tây một địa điểm vui chơi ,giải trí nỏi tiếng ở Hà Thành

 Nhìn từ xa ta có thể thấy vòng quay khổng lồ,sừng sững.khi gần đến cổng công viên ta có thể thấy cánh cổng sặc sỡ có dàng chữ:"CHÀO MỪNG QUÝ KHÁCH ĐÃ ĐẾN VỚI CÔNG VIÊN NƯỚC HỒ TÂY".Trong đó có nhiều trò chơi cho cả trẻ em và người lớn:nào trò Rồng thép Thăng Long;trò Vòng quay khổng lồ;trò Bạch tuộc...nhưng em thích là trò trượt nước ở hồ bơi.Đế hồ bơi em  nhìn thấy rất nhiều chiếc phao xanh, đỏ, tím, vàng chất thành từng đống. Trong công viên, các hồ nước đều xanh ngắt một màu. Các bạn nhỏ nô đùa với nhau tạo ra những là sóng như một bãi biển thu nhỏ,rông nó mới đẹp làm sao.

Đất nước ta ngày càng đổi mới, văn minh, hiện đại. Không chỉ ở Hà Nội mà nhiều thành phố, trẻ em bat đầu được hưởng những dịch vụ giải trí hoàn hảo. Em ao ước, mọi nơi trên đất nước ta đều có khu vui chơi giải trí thú vị và tuyệt vời dành cho trẻ em.

19 tháng 9 2021

Tham khảo:

Nếu ai đã từng đến Hà Nội du lịch, ngoài những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội, chắc nhiều người đã tới Công viên nước Hồ Tây - một địa điểm vui chơi, giải trí đầy hấp dẫn.

Nhìn từ xa, công viên nước nổi bật với chiếc đu quay khổng lồ, sừng sững. Từ cách cổng công viên vài chục mét, ta có thể bất ngờ khi thấy cái cổng cao, to nổi bật dòng chữ sặc sỡ “Chào mừng quý khách đến với Công viên nước Hồ Tây”. Vào trong công viên, ta sẽ nhìn thấy rất nhiều chiếc phao xanh, đỏ, tím, vàng chất thành từng đống. Ở công viên có rất nhiều trò chơi dành cho cả người lớn và trẻ em. Nhưng vui vẻ và hào hứng nhất là khu vui chơi dành cho trẻ em. Vào đây, bạn nhỏ nào cũng mê ngay bởi có bao nhiêu là trò chơi. Nào là trò rồng thép Thăng Long, ai chơi cũng phải hãi hùng; trò bạch tuộc khiến người ta chóng mặt, quay cuồng; trò đu quay khổng lồ mà chỉ cần ngồi trên đó là có thể nhìn thấy toàn cảnh công viên và xa hơn nữa... Trong công viên, các hồ nước đều xanh ngắt một màu. Ô kìa! Tại các hồ đầm dành cho trẻ em, các cô bé, cậu bé đang nô đùa ầm ĩ, chạy đuổi nhau dưới nước. Đằng kia hồ tạo sóng như một bãi biển thu nhỏ, thích thú làm sao. Những con sóng nhấp nhô, xô vào bờ khiến ai cũng có cảm giác như mình đang ở biển. Lại còn dòng sông lười nữa chứ! Chỉ cần mượn một cái phao, ôm lấy nó rồi nhảy tõm xuống nước là tự dòng nước uốn lượn như con rắn ấy sẽ đưa mình đi... Trưa, ông mặt tròn, to, lơ lửng trên không, tuôn những tia nắng nóng như đổ lửa làm nền gạch nóng ran. Nhưng cái nắng ấy không làm cho bọn trẻ ngần ngại. Đến khi phải có người lớn ra nhắc nhở, các bạn nhỏ mới chịu nghỉ để ăn uống. Em thấy các trò chơi trong công viên nước đều được bày biện hợp lí, đẹp mắt. Chính các trò chơi ấy đã tạo cho công viên nước khung cảnh rực rỡ sắc màu khiến ai đến đây cũng đều cảm thấy thích thú và vui vẻ.