K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Văn nữa nè Vy : Tả trường em trước buổi hoc                                                                                  Bài làm Sáng sớm , em làm vệ sinh cá nhân , thay đồ rồi ăn sáng . Đúng 6:00 giờ em xách vội chiếc cặp để đến trường . Lúc đầu sân trường vắng vẻ chỉ coa cô lao công là đến sớm rồi để dọn dẹp trường . Săn trường giờ chỉ có tiếng chổi của cô lao công . Còn những hàng...
Đọc tiếp

Văn nữa nè Vy : Tả trường em trước buổi hoc

                                                                                  Bài làm 

Sáng sớm , em làm vệ sinh cá nhân , thay đồ rồi ăn sáng . Đúng 6:00 giờ em xách vội chiếc cặp để đến trường . Lúc đầu sân trường vắng vẻ chỉ coa cô lao công là đến sớm rồi để dọn dẹp trường . Săn trường giờ chỉ có tiếng chổi của cô lao công . Còn những hàng ghế dá lạnh buốt , có vẻ chúng nhớ các em học sinh đấy . Yên tĩnh có vẽ đã dần dần tan biến , từng tốp học sinh cùng đi đến trường vừa trò chuyện rôm rả . Các bạn nữ thì nhảy dây , chuyền banh trông thật đẹp mắt . các bạn nam thì dí bắt trốn tìm .Còn giữa sân là đội tuyển đá bóng của trường đang tập luyện cho cuộc thi Hội Khỏe Phù Đổng sắp tới .

Tùng ... tùng ... tùng , vào lớp rồi . Các bạn học sinh đều sếp hàng hàng đẻ tập thể dục đầu giờ rồi vào lớp  đọc năm điều Bác Hồ dạy .

Sân trường cũng trở lại vẻ yên tĩnh như trước và chúng em đã bắt đầu ôn cho những mùa thi căng thẳng xắp tới.                                                                

10
22 tháng 4 2018

very good!cậu giỏi văn thật

22 tháng 4 2018

câu hỏi là gì zậy tớ thắc mắc quá hà! ^.^

18 tháng 8 2019

Đc thôi nhưng đừng gọi tớ là Vy, gọi là Ami đi.

16 tháng 5 2021

Em tham khảo nhé !

Nghỉ hè, ngoài giờ sinh hoạt ở câu lạc bộ năng khiếu, em thường vào trường chơi với vài bạn cùng lớp lại ở cùng xóm. Ngoại trừ cây cối, ong bướm và chim chóc, tất cả còn lại trong trường đều nghỉ hè. Khung cảnh sân trường thật trang nghiêm và vắng lặng, buồn mênh mang. Cột cờ buồn vì thiếu lá cờ, ghế đá buồn vì thiếu lũ học trò tinh nghịch.

Trên các dãy lầu, văng vẳng tiếng lá khô sột soạt, tiếng chim ríu rít, tiếng rào rào của nhành cây gõ nhẹ trên mái tôn. Thỉnh thoảng, vài cánh phượng rơi lả tả xuống sân trường. Một cơn gió cuốn qua, gom những cánh hoa ấy vào góc tường của hành lang phòng giáo viên. Nắng đã lên cao, từng bóng cây rạp dài trên mặt sân che cho chúng em chơi đùa.

Cây cối trong sân trường đung đưa theo nhịp gió, từng nụ hoa hồng, hoa cúc chúm chím nở. Chúng đua nhau khoe sắc, tỏa hương mời gọi lũ ong bướm. Dưới hồ, những chú cá chép rượt đuổi nhau khuấy động cả mặt hồ, bắn nước tung tóe. Lác đác bên góc hồ, các chị tai tượng trầm tĩnh lượn lờ trong nước, chốc chốc làm động đậy những khóm bèo hoa dâu. Nhìn chiếc trống to đứng trước phòng thầy hiệu trưởng, em nghe văng vẳng bên tai tiếng trống ngày khai trường. Lòng nôn nao và bâng khuâng, em nhở chỗ ngồi, nhớ bảng đen phấn trắng, nhớ bạn bè và nhớ cả thầy cô. Em mong thời gian qua nhanh để em được cắp sách đến trường, chia xa những ngày hè êm ái.

TK :

Khi hàng phượng cuối sân trường bắt đầu thắp lên những bông lửa đỏ và khi tiếng ve bắt đầu náo nức âm ran thì đó cũng là lúc một năm học sắp hoàn thành. Mùa hè đến! Đó là mùa của những cuộc chia ly và cũng là mùa của những kỳ thi quan trọng đối với những cô cậu học trò.

Sáng nay, sân trường đã rụng đầy những cánh phượng màu đỏ thắm. Hương thơm dịu nhẹ thoang thoảng lan toả trong một không gian rộng lớn.

Trường tôi trồng nhiều hoa phượng. Hàng phượng chạy vòng quanh khắp cả sân trường. Thú thực mới đầu chúng tôi không thích lắm. Ai lại trồng nhiều phượng như thế bao giờ. Nhưng giờ đây mới thấy người đi trước có một cái nhìn đầy nghệ thuật. Phượng nở đỏ như một dải lụa thắm chạy vòng quanh. Nếu nhìn từ xa vào nhà hoa nở, ai cũng ngỡ rằng ngôi trường đang tưng bừng trong ngày hội với hàng chục băng rôn hồng kỳ đỏ thắm.

Nhưng không chỉ có phượng. Gọi hè về còn có những tiếng ve. Từ cuối tháng tư ve đã bắt đầu dạo khúc nhạc mùa hè. Sang tháng năm ve kêu ồn ã liên hồi hầu như không bao giờ ngớt. Nghĩ cũng cứ lạ, loài ve chẳng biết tụi học trò buồn hay vui nhưng cứ suốt ngày dạo nên những bản đàn rộn rã của tuổi thơ khiến tụi tôi xôn xao lắm. Loài ve lạ lắm! Có con dốc hết sức mình ca hát đến chết mới thôi. Lúc chết cân vẫn còn bám chặt lấy thân cây tỏ vẻ lưu luyến lắm.

Nhưng cũng phải nói thật lòng, mỗi lần phượng nở mỗi lần ve kêu tôi lại thấy buồn buồn. Dù biết nó đánh dấu một bước trưởng thành trên con đường học vấn nhưng nghĩ đến cảnh xa trường, xa thầy, xa bạn tôi lại thấy nao nao. Các anh chị cuối cấp lại còn lo lắng hơn vì đó là lúc bước vào những kỳ thi quan trọng.

Đổi lại nỗi buồn hoa phượng, tôi bước vào những ngày hè bổ ích bên họ hàng và người thân. Thời gian cứ thế trôi đi, mùa hè sẽ lại qua, rồi lại đến năm học mới. Và sau đó dù biết sẽ rất buồn nhưng tôi lại mong gặp màu hoa phượng, lại mong đón những tiếng ve và để lại bước vào những ngày hè.

cô búp bê có gương mặt bầu bĩnh , tròn xoe

chủ ngữ : cô búp bê

vị ngữ : có gương mặt bầu bĩnh , tròn xoe

em thường dậy tù rất sớm để làm vệ sinh cá nhân vào mỗi buổi sáng

trạng ngữ : vào mỗi buổi sáng

chủ ngữ : em

vị ngữ : thường dậy từ rất sớm để làm vệ sinh cá nhân

20 tháng 9 2017

- Những việc em có thể tự làm lấy: a, b, c, d, i, k.

13 tháng 12 2023

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Năm 1945, ông tập kết ra Bắc và bắt đầu viết văn. Ông viết nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim; đề tài chính; cuộc chiến đấu của nhân dân Nam Bộ. Chiếc lược ngà viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là truyện ngắn xuất sắc viết về tình cha con và nỗi đau chiến tranh do quân giặc gieo rắc thời chống Mỹ thông qua nhân vật ông Sáu và bé Thu.

Truyện đã thể hiện tình cha con sâu sắc của hai cha con ông Sáu trong hai tình huống. Tình huống thứ nhất, hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu phải ra đi. Đây là tình huống cơ bản thể hiện sâu sắc tình cảm của bé Thu dành cho người cha thân yêu. Tình huống thứ hai, ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hy sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái. Tình huống này bộc lộ sâu sắc tình cảm của người cha đối với con.

Tình yêu của bé Thu đối với cha được thể hiện thật đặc biệt. Gặp lại con sau nhiều năm xa cách với bao nỗi nhớ thương nên ông Sáu không kìm được nỗi vui mừng trong phút đầu nhìn thấy con. Nhưng thật trớ trêu, đáp lại sự vồ vập của người cha, bé Thu lại tỏ ra ngờ vực, lảng tránh và ông Sáu càng muốn gần con thì đứa con lại càng tỏ ra lạnh nhạt, xa cách. Tâm lí và thái độ ấy của Thu đã được biểu hiện qua hàng loạt các chi tiết mà người kể chuyện quan sát và thuật lại rất sinh động. Khi mới gặp ông Sáu, cô bé hốt hoảng, mặt tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên. Những ngày ông Sáu ở nhà, bé Thu chỉ gọi trống không với ông mà không chịu gọi cha, nhất định không chịu nhờ ông chắt nước nồi cơm to đang sôi. Bữa cơm, Thu liền hất cái trứng cá mà cha nó gắp cho. Cuối cùng, khi bị ông Sáu tức giận đánh cho một cái thì bỏ về nhà bà ngoại, khi xuống xuồng còn cố ý khua cái dây cột xuồng kêu rổn rảng thật to.

Sự ương ngạnh ấy của cô bé hoàn toàn không đáng trách. Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé nhỏ để có thể hiểu được những tình thế khắc nghiệt, éo le của đời sống và người lớn cũng không ai kịp chuẩn bị cho nó những khả năng bất thường, nên nó không tin ông Sáu là ba nó chỉ vì trên mặt ông có thêm vết sẹo, khác với hình ba mà nó được biết. Phản ứng tâm lý của em là hoàn toàn tự nhiên, nó còn chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, tình cảm của em sâu sắc, chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba. Trong cái cứng đầu của em có chứa cả sự kiêu hãnh trẻ thơ về một tình yêu dành cho người cha khác – người trong tấm hình chụp với má em.

Nhưng trong buổi sáng cuối cùng, trước phút ông Sáu phải lên đường, thái độ và hành động của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn. Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi ba mà tiếng kêu như tiếng xé, rồi nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhan như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó, nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run.

Sở dĩ có sự biến đổi đột ngột như vậy trong thái độ và hành động của bé Thu là vì trong đêm bỏ về nhà bà ngoại, Thu đã được bà giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ba nó. Sự nghi ngờ bấy lâu được giải toả và ở cô bé nảy sinh một trạng thái như là sự ân hận, hối tiếc: Khi nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn. Vì thế, trong giờ phút chia tay với cha, tình yêu và nỗi nhớ mong với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận. Chứng kiến những biểu hiện tình cảm ấy trong cảnh ngộ cha con ông Sáu phải chia tay, có người không cầm được nước mắt và người kể chuyện thì cảm thấy như có bàn tay ai nắm lấy trái tim mình.

Đó là tình cảm thật sâu sắc, mạnh mẽ nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi. Ở Thu còn có nét cá tính là sự cứng cỏi đến mức tưởng như ương ngạnh, nhưng Thu vẫn là một đứa trẻ với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ.

Qua những diễn biến tâm lí của bé Thu được miêu tả trong truyện, ta thấy tác giả tỏ ra rất am hiểu tâm lý trẻ em và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ.

Nhân vật chính thứ hai trong tác phẩm là nhân vật ông Sáu. Tình cảm của ông đối với con gái nhỏ được biểu hiện phần nào ở tình huống thứ nhất, trong chuyến về thăm nhà. Cũng như bao người khác ông Sáu đi theo tiếng gọi của quê hương đã lên đường chiến đấu, để lại người vợ và đứa con thân yêu. Sự xa cách càng làm dâng lên trong ông nỗi nhớ nhung tha thiết đứa con gái mà khi ông đi nó chưa đầy một tuổi. Nỗi nhớ ấy đã trở thành niềm khao khát, mơ ước cháy bỏng trong lòng ông. Chính vì vậy mỗi lần vợ lên thăm là một lần ông hỏi “Sao không cho con bé lên cùng?’’. Không gặp được con ông đành ngắm con qua ảnh vậy... Mặc dầu tấm ảnh đó đã rách nát, cũ kỹ lắm rồi, nhưng ông luôn giữ gìn nó vô cùng cẩn thận, coi nó như một báu vật. Và tám năm trời là những năm tháng dài đằng đẵng ấy cũng làm tăng lên trong lòng người cha nỗi nhớ nhung, mong chờ, ông Sáu ao ước gặp con.

Thế rồi niềm ao ước ấy đã trở thành hiện thực. Ông Sáu được nghỉ phép. Ngày về thăm con, trên xuồng mà ông Sáu cứ nôn nao cả người. Ông đang nghĩ tới đứa con, nghĩ tới giây phút hai cha con gặp nhau như thế nào. Những điều ấy choán hết tâm trí ông. Khi xuồng vừa cập bến, ông Sáu đã nhón chân nhảy thót lên bờ. Hẳn vì quá xúc động nên lúc ấy ông Sáu đã có những cử chỉ mà ngay cả người bạn của ông cũng không ngờ tới “giọng anh tập bập run run”, ông dang hai tay chờ đó con và sải những bước dài đến gần con. Tưởng rằng con bé sẽ chạy tới nhào vào lòng ông nhưng không ngờ bỗng nó hét lên “má...má” và bỏ chạy. Hành động của con bé khiến ông sững sờ. Bao yêu thương, mong chờ mà ông dồn nén bấy lâu dường như tan biến hết chỉ còn lại trong ông là nỗi đau khổ vô bờ.

Nỗi đau ấy còn dày vò ông trong suốt ba ngày ở nhà. Ba ngày ở nhà ông Sáu không đi đâu xa mà chỉ quanh quẩn ở nhà chơi với con. Ông muốn dùng lời nói, hành động của mình để bù đắp những mất mát về tình cảm cho con bé. Dường như ông muốn bằng những cử chỉ và lời nói yêu thương tràn đầy âu yếm, ông sẽ xoa dịu đi những nghi ngờ, xóa tan những lạnh lùng của con bé đối với ông. Người cha muốn ôm con và có lẽ chắc ông cũng mong đứa con gái của mình có thể chạy sà vào lòng. Thế nhưng không... những gì ông từng mơ ước, từng suy nghĩ, giờ chỉ như giấc mơ không thật bởi chính thái độ của Thu đối với ba nó. Khi mẹ bảo nó gọi bố vào ăn cơm thì con bé đã nói trổng: “Vô ăn cơm!”. Câu nói của con bé như đánh vào tâm can ông, nhưng ông vẫn ngồi im giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm.” Thế nhưng Thu vẫn bướng bỉnh không chịu gọi ba, đã vậy còn bực dọc nói mấy câu “Cơm chín rồi!” và “Con kêu rồi mà người ta không nghe”. Đến lúc này ông chỉ biết “nhìn con bé vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.”

Dường như sự lạnh lùng và bướng bỉnh của bé Thu đã làm tổn thương những tình cảm đang trào dâng tha thiết nhất trong lòng ông. Vì quá yêu thương con nên ông Sáu không cầm nổi cảm xúc của mình. Trong bữa cơm, cưng con, ông gắp cho nó cái trứng cá nhưng bất ngờ nó hất tung cái trứng ra khỏi chén cơm. Giận quá, ông đã vung tay đánh và quát nó. Có lẽ việc đánh con bé là nằm ngoài những mong muốn của ông. Tất cả cũng chỉ là do ông quá yêu thương con. Có thể coi việc bé Thu hất cái trứng ra khỏi chén như một ngòi nổ làm bùng lên những tình cảm mà lâu nay ông dồn nén và chất chứa trong lòng.

Song đến giây phút cuối cùng, trước khi ông Sáu đi xa thì tình cảm thiêng liêng ấy bỗng cháy bùng lên. Lúc ra đi, chân ông ngập ngừng không muốn bước. Hẳn rằng ông Sáu muốn ôm con, hôn con nhưng sợ nó lại quẫy đạp và bỏ chạy nên ông chỉ đứng đấy nhìn nó với cặp mắt trìu mến xen lẫn buồn rầu. Trong ánh mắt của ông, chất chứa bao yêu thương mà ông muốn trao gửi tới con. “Thôi ba đi nghe con”. Cũng chính giây phút ấy, ông nghe thấy từ con tiếng gọi “Ba... a.... a... ba”. Tiếng gọi bật lên sau bao năm kìm nén, chờ đợi khắc khoải. Đó cũng là cái tiếng ba mà ông Sáu đã chờ đợi suốt tám năm trời xa con, đã chờ đợi suốt mấy ngày về bên con, ông đã tưởng chẳng thể còn được nghe thì bất ngờ nó thét lên. Nó vỡ ra còn lòng người đọc thì nghẹn lại. Người cha không cầm nổi nước mắt vì bất ngờ, vì sung sướng, vì thương yêu và vì cả sự éo le của tình cảm nữa. Hạnh phúc đến với ông quá đột ngột khiến cổ ông nghẹn lại. Không kìm được xúc động, ông Sáu đã khóc. Giọt nước mắt của ông là giọt nước mắt của vui sướng, hạnh phúc. Và không muốn cho con thấy mình khóc, ông Sáu một tay ôm con một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con... Thế là con bé đã gọi ông bằng ba. Ai có thể ngờ được một người lính đã dày dạn nơi chiến trường và quen với cái chết cận kề lại là người vô cùng mềm yếu trong tình cảm cha con. Sau bao năm tháng mong chờ, đau khổ, ông Sáu đã được đón nhận một niềm vui vô bờ. Bây giờ ông có thể ra đi với một yên tâm lớn rằng ở quê nhà có một đứa con gái thân yêu luôn chờ đợi, từng giây từng phút mong ông quay về.

Tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu trở nên mãnh liệt hơn, cao cả, thiêng liêng và cảm động hơn bao giờ hết ở tình huống thứ hai của câu chuyện, lúc ông Sáu ở rừng. Ông tự tay làm chiếc lược ngà cho con gái. “Ba về! Ba mua cho con một cái lược nghe ba!”, đó là mong ước đơn sơ của đứa con gái bé bỏng trong giây phút cha con từ biệt. Nhưng đối với người cha ấy, đó là mong ước đầu tiên và cũng là duy nhất cho nên nó cứ thôi thúc trong lòng. Kiếm cho con cây lược trở thành bổn phận của người cha, thành tiếng gọi cầu khẩn của tình phụ tử trong lòng. Ông bỗng lóe lên một sáng kiến lớn: làm lược cho con bằng ngà voi. Có lẽ không đơn thuần vì ở rừng rú chiến khu, ông không thể mua được cây lược nên làm lược từ ngà voi là một cách khắc phục khó khăn. Mà cao hơn thế, sâu hơn thế, ngà voi là thứ quý hiếm - chiếc lược cho con của ông phải được làm bằng thứ quý giá ấy. Và ông không muốn mua, mà muốn tự tay mình làm ra. Ông sẽ đặt vào trong đấy tất cả tình cha con của mình.

Kiếm được ngà voi, mặt ông “hớn hở như một đứa trẻ được quà”. Vậy đấy, khi người ta hoá thành con trẻ lại chính là lúc người ta đang hiện lên cái tư cách người cha cao quý của mình. Rồi ông “ngồi cưa từng chiếc răng lược, thận trọng tỉ mỉ và khổ công như người thợ bạc”, “gò lưng tẩn mẩn khắc từng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Ông thường xuyên “lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng thêm mượt”. Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ trở thành một nghệ nhân - nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất trong đời cho nên chiếc lược ngà đã kết tinh trong nó tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm sâu xa, đơn sơ mà kỳ diệu làm sao!

Nhưng ngày ấy đó vĩnh viễn không bao giờ đến nữa. Ông không kịp đưa chiếc lược ngà đến tận tay cho con thì người cha ấy đó hi sinh trong một trận đánh lớn của giặc. Nhưng “hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”. Không còn đủ sức trăn trối điều gì, tất cả tàn lực cuối cùng chỉ còn cho ông làm được một việc “đưa tay vào túi, móc cây lược” đưa cho người bạn chiến đấu thân thiết và cứ nhìn bạn hồi lâu. Nhưng đó là điều trăn trối không lời, nó rõ ràng là thiêng liêng hơn cả một lời di chúc, bởi đó là sự uỷ thác, là ước nguyện cuối cùng của người bạn thân, ước nguyện của tình phụ tử! Bắt đầu từ giây phút ấy, chiếc lược ngà của tình phụ tử đó biến người đồng đội thành một người cha - người cha thứ hai của cô bé Thu.

Câu chuyện về chiếc lược ngà không chỉ nói lên tình cha con thắm thiết, sâu nặng, mà còn gợi cho người đọc nghĩ đến và thấm thía những mất mát đau thương, éo le mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình.

Truyện Chiếc lược ngà diễn tả một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Qua đó, tác giả khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc, nó càng cao đẹp trong những cảnh ngộ khó khăn. Truyện thành công nổi bật ở nghệ thuật xây dựng tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý, ở ngòi bút miêu tả tâm lí và tính cách nhân vật, nhất là nhân vật trẻ em.

4 tháng 10 2021

Tham khảo:

Vào những ngày mùa hè, em rất thích đến trường từ sáng sớm, để có thể tận hưởng bầu không khí trong lành và ngắm nhìn vẻ đẹp bình yên của ngôi trường yêu dấu.

Khi còn sớm, trường còn vắng vẻ, nhìn một vòng quanh trường, cảm giác cứ như là ngôi trường vẫn còn ngái ngủ, chưa chịu thức dậy hẳn. Khắp nơi vẫn còn giăng một màn sương mỏng mờ đục - đặc trưng của những sớm mùa hè. Hàng mái ngói trên cao như chuyển màu đỏ thẫm vì tắm đẫm sương đêm. Sân trường cũng đầy hơi ẩm, dẫm lên cảm giác trơn hơn mọi ngày. Qua một đêm gió lớn, những chiếc lá khô rơi rụng khắp đầy mặt sân. Thỉnh thoảng những cơn gió thổi qua, chúng lại lướt trên sân rồi va vào nhau, tạo nên tiếng xào xạc. Những hàng ghế đá cũng vẫn còn hơi ướt, chưa thể ngồi lên được, phải chờ chốc nữa, bác mặt trời hong khô giúp chúng em.

Từ trên cao, những tia nắng đầu tiên của một ngày bắt đầu kéo nhau nhảy xuống mặt đất. Chúng sà xuống những lá cỡ đỏ sao vang đang tung bay phần phật trên mái nhà. Chúng nhảy xuống những vòm lá xanh biêng biếc, tìm kẽ hở để xuyên qua, đáp xuống sân trường. Chúng còn cố chui vào những chiếc tổ, chiếc hang nhỏ để đánh thức mấy chú chim, chú dế. Thế là, chẳng mất chốc, trên cành cây lại ríu rít tiếng chim kêu. Không chỉ vui hót râm ran, mấy chú chim nhỏ còn thích thú nhảy nhót liên hồi, hét nhảy lên cành bàng lại chuyền sang cành phượng, rối rít chạy theo tia nắng mới. Những cơn gió mát thì cứ khe khẽ mà thổi miết. Trong hơi gió ấy, em ngửi thấy được mùi se lạnh của sương đêm, mùi thơm của lá cây, và cả mùi ấm áp của ánh nắng. Những cơn gió luồn qua vách lá, luồn qua mái tóc của em đem đến cảm giác thật là dễ chịu.

 

Thoáng chốc, sân trường đã đông vui và rộn ràng. Càng gần đến giờ vào học, các bạn nhỏ càng đến đông hơn. Trên khuôn mặt ai cũng là nụ cười tươi rạng rỡ. Nhiều bạn phấn khởi kéo nhau đến xem những bồn hoa xinh xắn của trường. Được yêu thích nhất vẫn là vườn hoa hồng ở cạnh cổng trường. Trong nắng mới, những đóa hồng nhung đỏ rực kiêu sa hé mở từng cánh hoa mỏng manh, trước ánh nhìn trầm trồ của những bạn nhỏ. Trong đám đông, có những bạn nhỏ xách theo bình nước, chăm chú tưới nước cho từng khóm hoa. Bạn nào cũng cẩn thận từng chút một vì sợ làm tổn thương những bông hoa xinh xắn. Phía sau, trên sân trường là rộn ràng các bạn học sinh vui chơi, cười nói. Bạn thì vội ăn sáng cho kịp giờ vào học. Bạn thì đủng đỉnh vừa đi vừa ngắm sân trường buổi sáng. Bạn thì hớn hở chạy vào lớp để kể cho bạn bè nghe về những điều mình vừa thấy. Thật là vui tươi.

Những buổi sáng sớm mùa hè của ngôi trường luôn đem đến cho em những cảm xúc tuyệt vời. Thật mong rằng, trường em sẽ mãi vẫn luôn tươi đẹp và bình yên như thế.

4 tháng 10 2021

tham khảo:

Sáng nào em cũng đến trường sớm. Trường của của em là trường "Tiểu học Cát Linh" nằm sát trường Trung học cơ sở Cát Linh. Trường em rợp bóng cây xanh. Biển treo ngay giữa cổng màu xanh lơ nổi bật hàng chữ đỏ "Trường tiểu học Cát Linh". Cánh cổng sắt chắc chắn sơn màu xanh lá cây sẫm. Một bên của đường vào trường là nhà chờ kê hàng ghế thẳng tắp, lợp mái tôn đỏ, một bên là bức tường màu vàng ngăn cách giữa hai trường. Sân trường rộng rãi, được đổ nền bê tông có kẻ ô to cho chúng em xếp hàng tập thể dục.

Những cây cối như cây bàng, cây hoa sữa, cây đa, cau. Được trồng trong bồn hình tròn hoặc hình chiếc lá. Trước mặt là sân khấu hình chữ nhật và cột cờ cao vòi vọi. Sau sân khấu có phòng đoàn đội, phòng hiệu phó. Tầng trên có phòng hiệu trưởng, phòng vi tính. Các dãy lớp học ở hai bên sân. Bên phải là dãy nhà hai bên tầng dành cho học sinh lớp một, hai, ba. Bên trái là dãy nhà ba tầng của học sinh bốn, năm. Các lớp học vuông vức trang trí giống nhau. Dưới ảnh bác là khẩu hiệu: "Kính thầy - Mến bạn", "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại", "Chăm học - Kỉ luật", năm điều bác Hồ dạy, "Trích thư Bác Hồ gửi học sinh", cùng tám bóng đèn bốn cánh quạt. Hành lang thoáng đãng, sạch sẽ. Khu đất nhỏ ở mảnh đất nhỏ ở mảnh sân chính là vườn trường trồng rất nhiều cây cối xanh tốt.

Tuổi thơ của em đã gắn bó với ngôi trường này cùng với biết bao kỷ niệm thân thương về thầy cô, bạn bè.

13 tháng 9 2018

Bài 1: Tất tả,uốn éo,lạng quạng,xiêu vẹo,lom khom,lịch bịch,lếch thếch.

Bài 2:

Sáng này là phiên trực nhật lớp em nên em phải đến sớm hơn mọi ngày. Đây là một dịp để em chứng kiến khung cảnh tĩnh lặng của khu trường. Đúng là nó khác hẳn với quang cảnh của một trường học giữa buổi mà chỉ cần đến trưởc nửa giờ thôi là có thể cảm nhận được sự khác nhau ấy. Em có cảm giác như lạc vào một chốn nào đó lạ lẫm, mặc dù nơi đây đã quá đỗi thân quen.

Khi em đến, tất cả như còn đang chìm trong giấc ngủ. Bác bảo vệ vẫn chưa mở cổng trường. Đứng bên ngoài, em ngắm nhìn và lắng nghe. Tất cả đều im lìm, cảnh vật như còn đang mơ màng, thấp thoáng ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Hàng cây im phăng phắc. Nhưng em có biết đâu rằng tất cả đều đang cựa mình chuyển động. Và lúc này chính là khoảnh khắc giao thời của ngày và đêm.

Bắt đầu là mặt trời, là ánh sáng. Tuy chưa le lói rõ, nhưng hừng đông đã nhanh chóng chiếm lĩnh mặt đất, tỏa sáng cảnh vật. Rồi là gió. Chỉ trong phút chốc, những làn gió nhẹ như có vẻ uể oải nhưng đã xua tan dần những đám sương cuối cùng còn chập chờn trong các lùm cây và khẽ làm xao động lá cành. Chẳng biết từ lúc nào, những chú chim non tỉnh giấc sôi nổi cất tiếng hót líu lo, chào đón một ngày mới bắt đầu. Toàn bộ khu trường hiện ra rõ mồn một với tất cả dáng vẻ thường ngày của nó. Và cũng chỉ một lát nữa thôi, không khí náo nhiệt của buổi học như mọi ngày lại sắp diễn ra.

Đã có thêm mấy bạn lớp khác cũng làm trực nhật như em. Bác bảo vệ cũng đã mở cổng và tắt điện bảo vệ. Chúng em chào bác rồi đi vào sân trường. Khu trường hình chữ U này, em đã đến đây từ hơn ba năm trước nhưng vào cái buổi sớm tinh sương như thế này, em mới lại thấy được một cảnh quang khác và cái cảm giác lâng lâng, ngỡ ngàng thật khó tả. Có lẽ, do ngày nào cũng đến trường vào cái lúc ồn ã nhất, náo nhiệt nhất, cứ lặp đi lặp lại cái cảnh nườm nượp những xe đạp, xe máy, những bước chân, những câu chuyện... nên không có được những cảm giác mới lạ ấy. Ngay cả cái biển đề ngoài cổng “Trường tiểu học Ái Mộ", đến cái khẩu hiệu chữ lớn "Tiên học lễ, hậu học văn" ngày nào đi học em cũng nhìn thấy. Vậy mà hôm nay cũng gợi lên cảm giác lung linh, sâu lắng lạ thường. Thẳng cổng vào đi qua sân là phòng Ban giám hiệu, nằm giữa hai dãy lớp học, cửa vẫn khép. Cái trống bên hè chưa được đánh thức nên còn chưa biết đến trời đã sáng, vẫn nằm vo tròn trên giá gỗ. Em lướt nhìn dãy lớp Một, Hai, Ba ở tầng một. Tất cả mọi cửa sổ, cửa ra vào đều sơn xanh giống nhau và đều còn đóng kín. Có vài chú dơi đang chấp chới những vòng lượn cuối cùng trước khi chui vào tổ để tránh ánh sáng mặt trời. Em lần theo thang gác lên tầng có dãy lớp Bốn, Năm. Vài cánh cửa đã mở và đã có tiếng người. Trên lan can của phòng cuối dãy có chú chim chích đang hót líu ríu. Chợt thấy bóng người, nó vụt bay ra lùm cây ngoài sân trường mà vẫn không ngừng hót. Thế rồi, bỗng toàn bộ khu trường như rực sáng khi ánh nắng ban mai phản chiếu vào những bức tường vôi trắng toát. Thêm vào đó, một hồi trống gióng giả vang lên báo hiệu một ngày học mới bắt đầu. Cái không khí tấp nập ồn ào náo nhiệt cứ dần dần rộ lên bao trùm khu trường. Gió như cũng thổi mạnh lên trên những đám lá bàng, những cây xà cừ, phượng vĩ. Những khóm hoa tươi tốt dường như cũng phấn khởi chào đón các bạn nhỏ mà đung đưa khe khẽ, làm những giọt sương mai còn đọng lại dưới ánh nắng mặt trời trở nên lung linh huyền ảo. Lá quốc kì cũng đã cảm thấy đủ gió bắt đầu phấp phới. Rồi mọi người đến cũng đã đông đủ. Lớp nào đã vào lớp nấy.

Cũng nhờ buổi trực nhật này em mới có dịp quan sát kĩ được quang cảnh trường em.

Em rất yêu trường em vì “tới lớp tới trường nơi ấy có tình thương, bạn bè, thầy cô giáo, nơi ấy sao mà vui thế... ” và chắc hẳn không ai là không cảm thấy yêu thương mái trường của mình.

k cho tớ đi

13 tháng 9 2018

Bài 1 :Chưa viết văn

Bài 2 : bằng TA