K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 7 2015

bóng lùn => bún lòng

16 tháng 2 2018

Mùi " BÚN LÒNG "

đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc, chân chất. Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cúc thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngây cứ nồng nàn những viên trừng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ...
Đọc tiếp

đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc, chân chất.
 Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cúc thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngây cứ nồng nàn những viên trừng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy.

Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi quanh mâm.

Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà… hai tay mình như cũng đã biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi. Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió…

 Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!

1 / Từ mùi thơm thuộc loại từ nào? 

a ) Động từ.                       b ) danh từ

c ) Số từ                             d ) Tính từ 

Trong bài có bao nhiêu từ láy ?

A ) tám từ . đó là những từ.... 

B ) Chín từ. Đó là những từ....

C ) Mười từ . Đó là những từ... 

D ) Mười một từ. Đó là những từ...

3 / Trong câu << Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất >> Chủ ngữ trong câu là gì ?

A ) Những mùi hương mộc mạc 

B )Những mùi hương mộc mạc chân chất 

C ) Những mùi hương 

D ) Đó

4/ Câu bài trên thuộc kiểu câu gì ?

A ) Câu kể Ai là gì? 

B ) Câu kể Ai thế nào?

C ) Câu kể Ai làm gì? 

D ) Câu khiến 

Mình sẽ tik cho

1
19 tháng 10 2017

1.D

2.C đó là những từ :chân chất ,chiều chiều , lạ lùng, tháng tám , rập rạp, no nê, lá chanh, lá lốt , bạc hà hai tay

3.C

4.B

          mk nha mk tốn nhiều thời gian lắm đấy

HƯƠNG LÀNGLàng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm.Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ...
Đọc tiếp

HƯƠNG LÀNG

Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm.

Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.

Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được những làn hương ấy.

Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm.

Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà hai tay mình như cũng biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi.

Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió

Hương làng ơi cứ thơm mãi nhé !

1,qua bài đọc hương làng bài văn co em biết điều gì?

 

0
13 tháng 2 2017

Đáp án:

Bạn Vân nên báo sự việc với chính quyền địa phương để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất, ngăn chặn hành động đáng ngờ của nhóm người và xử lí.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất. Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ...
Đọc tiếp

Câu 3. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất. Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được những làn hương ấy. Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm. Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà… hai tay mình như cũng biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi. Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió… Hương làng ơi cứ thơm mãi nhé! (Theo Băng Sơn)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính và nêu ý nghĩa của văn bản trên.

b. Đặt nhan đề cho văn bản trên.

c. Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập 2 (kèm tên tác giả) có liên quan đến chủ đề của văn bản trên.

d. Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói của các câu in đậm trong văn bản.

0
Trả lời câu bài tập sau, giá trị bài tập 10-12GPĐỌC HIỂU (6 điểm)Đọc văn bản:     “ Có những mùi hương trong cuộc đời chúng ta được định hình rất rõ.Thứ mùi hương đến từ một loại nước hoa, một loài cây cỏ, một thứ rau củ hoặc có khi là từ cơ thể một con người...Nhưng mùi hương từ Tết thì không như vậy, không thể định tính mà cũng không thể định lượng. Cho đến khi thật sự đứng trong...
Đọc tiếp

Trả lời câu bài tập sau, giá trị bài tập 10-12GP

ĐỌC HIỂU (6 điểm)

Đọc văn bản:

     “ Có những mùi hương trong cuộc đời chúng ta được định hình rất rõ.Thứ mùi hương đến từ một loại nước hoa, một loài cây cỏ, một thứ rau củ hoặc có khi là từ cơ thể một con người...Nhưng mùi hương từ Tết thì không như vậy, không thể định tính mà cũng không thể định lượng. Cho đến khi thật sự đứng trong không gian ấy, thời gian ấy với tất cả mọi xôn xao của đất trời và lòng người, chúng ta mới ngỡ ngàng nhận ra...

      Thứ mùi hương đầu tiên khi nhớ về Tết đó chắc chắn là mùi nắng gió. Cái nắng vàng như màu mật ong sóng sánh quyện với cái gió nhè nhẹ, se se thêm chút lành lạnh... báo hiệu tháng Chạp vừa đến. Và rồi, gần như ngay lập tức, một loạt mùi hương của Tết năm cũ đột ngột trỗi dậy...

       Nó là mùi củ kiệu ngâm tro qua đêm được Má gọt vỏ sạch sẽ phơi dưới nắng trước hiên nhà. Mùi kiệu thơm nhưng có chút hăng hăng dễ chịu chứ không gắt như củ hành. Một khi cho vào hũ dưa món hay làm riêng hũ kiệu ngâm dấm thì chỉ có kích thích vị giác lên đến tột đỉnh. Rồi nó là mùi của mứt gừng sên trên chiếc chảo lớn trong góc bếp, cứ liu riu với đám củi nhỏ bên dưới, mùi của đường nâu và vị cay nồng nhẹ của gừng theo ngọn gió bay khắp đầu làng cuối xóm. Sau đó nữa là mùi của miếng thịt thưng để dành ăn trong mấy ngày Tết. Thứ thịt ba rọi ngày xưa nhiều mỡ ít nạc là nguyên liệu chính làm món thịt thưng, cộng thêm chút gia vị từ gói Ngũ vị hương...có thể làm bất kỳ ai vô tình ngửi thấy cũng dễ cồn cào ruột gan vì cơn thèm ăn bất ngờ xuất hiện...

       Và, như một thứ bình yên len lén thức dậy từ tận đáy lòng, đâu đó mùi hương trầm ai vừa thắp khiến cho mọi chộn rộn có thể im bặt trong khoảnh khắc. Người thấy lòng chùng xuống khi ngóng đợi tin người thân xa quê trên đường về quê nhà ăn Tết. Người thì thầm mong cầu mình sẽ vững chãi và thấu suốt hơn trong một năm mới sắp đến. Người lại bùi ngùi nhớ thương một hay nhiều điều đã đến và đi trong những ngày năm cũ vẫn chưa xa...

[...]

     Nhưng mùi hương của Tết không chỉ là sự ấm áp mà còn là những dằn vặt, tiếc nuối...vì biết mình đã sai, đã không thể sửa, đã để vuột mất...những gì có thể nắm giữ hoặc mong muốn được trọn vẹn hơn. Khi chúng ta lớn lên thì Ba Má sẽ già đi. Khi chúng ta mong được sống cuộc đời của mình thì nghiễm nhiên mọi thứ sẽ dần xa khỏi những dấu yêu bền chặt. Khi chúng ta cầm một thứ mới mẻ trên tay thì sẽ có vài thứ khác cũ xưa đành phải bỏ xuống...Nên, chắc chắn sẽ có những mùi hương mà Tết năm cũ đầy thi vị nhưng Tết năm nay lại khiến chúng ta cứ chực trào nước mắt...

     Tết, theo thời gian, lại vắng dần đi từng tiếng cười nói, từng gương mặt, từng cái ôm siết và từng yêu thương mà chúng ta ngỡ là vĩnh viễn.

     Nơi này là niềm vui hạnh ngộ thì nơi khác có thể là buốt giá quạnh hiu, dù cùng một không gian và thời gian. Vậy nên, chỉ mong ngay lúc này đây, khi chúng ta ở trong những mùi hương của Tết, hãy nắm lấy nó thật chặt. Ôm nó không phải bằng tay mà bằng sự mở rộng hết mức của tâm hồn. Gắn bó với nó không chỉ bằng lời nói sẻ chia mà bằng cả việc thu nạp vào trong ánh mắt từng biến động...

     Hãy ở lại với Tết nhiều nhất và lâu nhất. Bất kể mùi hương chúng ta cảm nhận của Tết xưa với Tết nay có thể đã thêm nhiều khác biệt...”

           ( Trích Mùi hương của Tết -  Nguyễn Phong Việt , Chúng ta sống là vì...

                                                                              NXB Thế giới, 2023)

 

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Tình cảm, cảm xúc chủ đạo, bao trùm đoạn trích là

           A. Hân hoan, phấn khởi.                        B. Hoài niệm, suy tư.

 C.  Đau buồn, lo âu.                        D. Nhung nhớ, tự hào.

Câu 2. Phần in đậm trong văn bản có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt:

           A. Tự sự, nghị luận.                         B. Miêu tả, biểu cảm.

 C. Biểu cảm, nghị luận.                      D. Biểu cảm, thuyết minh.

Câu 3.  Cấu trúc của văn bản nghị luận gồm các thành tố:

           A. Cấu tứ, hình ảnh, luận đề, luận điểm.                        

           B. Tình huống truyện, luận điểm, bằng chứng, lí lẽ.

C. Luận đề, luận điểm, lí lẽ, ngôi kể.

D. Luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng.

Câu 4.  Câu “ Nó là mùi củ kiệu ngâm tro qua đêm được Má gọt vỏ sạch sẽ phơi dưới nắng trước hiên nhà.”  là

           A. Bằng chứng.                                    B. Luận đề                       

           C. Lí lẽ.                                                 D. Luận điểm.

Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu:

Câu 5. Khi nhớ về  “một loạt mùi hương của năm cũ”, tác giả đã nhắc đến những mùi hương nào?

Câu 6. Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 7. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu Cái nắng vàng như màu mật ong sóng sánh quyện với cái gió nhè nhẹ, se se thêm chút lành lạnh... báo hiệu tháng Chạp vừa đến.”.

Câu 8. Trong quá trình chép lại văn bản, có bạn đã chép sai một câu như sau: “Mùi hương của Tết, một mùi hương đặc biệt bởi tùy thuộc cảm nhận của mỗi người”. Hãy xác định lỗi sai và sửa lại cho đúng.

Câu 9. Từ nội dung văn bản, em tìm thấy thông điệp gì có ý nghĩa cho bản thân ?

Câu 10. Em có đồng ý với lời nhắn nhủ Hãy ở lại với Tết nhiều nhất và lâu nhất” không? Vì sao?

1
31 tháng 1

Câu 1. Tình cảm, cảm xúc chủ đạo, bao trùm đoạn trích là

-B. Hoài niệm.

Câu 2. Phần in đậm trong văn bản có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt:

-C. Biểu cảm, nghị luận.

Câu 3. Cấu trúc của văn bản nghị luận gồm các thành tố:

-D. Luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng.

Câu 4. Câu “Nó là mùi củ kiệu ngâm tro qua đêm được Má gọt vỏ sạch sẽ phơi dưới nắng trước hiên nhà.” là

-A. Bằng chứng.

Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu:

Câu 5. Khi nhớ về “một loạt mùi hương của năm cũ”, tác giả đã nhắc đến những mùi hương nào?

 

-Tác giả nhắc đến mùi hương của nắng gió, củ kiệu ngâm, mứt gừng, thịt thưng và một số mùi khác liên quan đến không khí Tết.

Câu 6. Nêu nội dung chính của văn bản.

-Văn bản mô tả những mùi hương đặc trưng của Tết và nhấn mạnh sự thay đổi của thời gian đối với những trải nghiệm và cảm xúc trong những dịp Tết.

Câu 7. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu “Cái nắng vàng như màu mật ong sóng sánh quyện với cái gió nhè nhẹ, se se thêm chút lành lạnh... báo hiệu tháng Chạp vừa đến.”

-Biện pháp tu từ trong câu này tạo ra hình ảnh sống động, mô tả chân thực về mùa xuân bắt đầu, và làm tăng sự hấp dẫn của mô tả.

Câu 8. Trong quá trình chép lại văn bản, có bạn đã chép sai một câu như sau: “Mùi hương của Tết, một mùi hương đặc biệt bởi tùy thuộc cảm nhận của mỗi người”. Hãy xác định lỗi sai và sửa lại cho đúng.

-Câu chép lại không có lỗi sai.(Hoặc do em không tìm thấy :>> )

Câu 9: Từ nội dung văn bản, tôi cảm nhận thông điệp chính là sự quan trọng của việc giữ gìn và trân trọng những giá trị, những kỷ niệm của quá khứ. Mỗi mùi hương của Tết đều là một kí ức đặc biệt, và qua thời gian, chúng trở thành những dấu vết của cuộc sống và tình cảm. Việc ôm lấy những mùi hương này không chỉ là để nhớ về quá khứ mà còn là để tận hưởng sự ấm áp và ý nghĩa của những khoảnh khắc trải qua.

Câu 10: Đối với tôi, lời nhắn nhủ "Hãy ở lại với Tết nhiều nhất và lâu nhất" chắc chắn có ý nghĩa lớn. Tết không chỉ là thời điểm để sum họp, kết nối với gia đình và người thân, mà còn là cơ hội để ta dừng lại, nhìn lại quãng đường đã đi và đặt ra những nguyện vọng cho tương lai. Việc ở lại lâu nhất có thể giúp tăng cường gắn kết gia đình, làm mới tinh thần, và tận hưởng đầy đủ hương vị tình thân trong không khí Tết.

... Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề quen biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy xa lạ chút nào. Sự quyến luyến tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin có...
Đọc tiếp

... Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề quen biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy xa lạ chút nào. Sự quyến luyến tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin có thật.

                                                                             (SGK Ngữ văn 8, tập 1, NXBGD, trang 8)

  Câu 1 .Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào?Tác giả là ai? Xác định thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản chứa đoạn trích đó?

  Câu 2. Tìm một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó.

  Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

  Câu 4: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày cảm nhận của em về vai trò của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

0
... Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề quen biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy xa lạ chút nào. Sự quyến luyến tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin có...
Đọc tiếp

... Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề quen biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy xa lạ chút nào. Sự quyến luyến tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin có thật.

                                                                             (SGK Ngữ văn 8, tập 1, NXBGD, trang 8)

  Câu .Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào?Tác giả là ai? Xác định thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản chứa đoạn trích đó?

  Câu 2. Tìm một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó.

  Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

  Câu 4: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày cảm nhận của em về vai trò của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

 

0