K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2018

Hàng ngày ta vẫn thường xem TV hoặc đọc báo có đưa tin phát hiện, bắt giữ một vụ buôn bán động vật trái phép. Các con vật này thường là các loài động vật hoang dã, quý hiếm có nguồn gốc trong nước hoặc vận chuyển từ nước ngoài về. Đó có thể là hổ, một số loài linh trưởng, tê tê, rùa hoặc là sản phẩm từ động vật như sừng tê giác, nhung hươu hoặc mật gấu...

Có nhiều ý kiến cho rằng chúng ta là con người, là chủ nhân của thế giới hiện tại muốn làm gì thì làm, muốn ăn gì thì ăn, uống gì thì uống. Và cũng có một số người đặt câu hỏi: về mặt nhân đạo, có khác gì giữa việc ăn thịt lợn, thịt gà và ăn một loài động vật hoang dã hay không? Đằng nào đó cũng chỉ là những con vật mà thôi, chúng cũng không có quyền gì hơn những con gia súc, gia cầm. Hơn nữa, chúng ta cũng không thấy mất nhiều lắm nếu một sinh vật nào đó trong số hơn 8 triệu sinh vật đang sống trên trái đất này biến mất vĩnh viễn.

Suy nghĩ này không sai, nhưng đặt trong bối cảnh hiện nay và viễn cảnh trong tương lai, chúng ta có lẽ cần phải xem xét và đặt lại vấn đề. Bài viết này chỉ muốn cung cấp cho bạn một góc nhìn không mới nhưng cần thiết để chúng ta có thể xem xét, thay đổi cách nghĩ và do đó, thay đổi hành động của mình.

Trước hết, bảo tồn động vật quý hiếm để lưu giữ và truyền lại các giá trị vô giá của tự nhiên, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đơn giản thế này, thế hệ cha ông chúng ta được nhìn thấy hổ nhiều, ngay cả trong tự nhiên. Chúng nhiều đến mức phải bắt, thuần phục hoặc thậm chí giết để đảm bảo an toàn tính mạng cho con người và bào chế một số loại thuốc chữa bệnh.

Động vật hoang dã đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh minh họa

Hổ trong tự nhiên không còn nhiều do đã bị bắt và khai thác quá mức. Theo đà đó, nếu không có biện pháp bảo vệ đủ mạnh và kịp thời, thế hệ con chúng ta có thể sẽ chỉ được nhìn hổ trong vườn thú. WWF dự tính cá thể hổ trong nước hiện còn chưa đến 40 con. Chúng luôn tồn tại trong tình trạng bị đe dọa bởi thợ săn, không có sinh cảnh sống, hạn chế về nguồn thức ăn và ít có cơ hội giao phối, sinh sản.

Động vật hoang dã, quý hiếm như loài hổ nêu trên, là các giá trị độc đáo và duy nhất của tự nhiên. Các giá trị này không thể quy ra theo giá trị kinh tế (hoặc nếu có thì sẽ rất cao) vì đến thế hệ sau (như tôi đặt giả thuyết ở trên với loài hổ), chúng ta có thể trả bao nhiêu tiền để được hưởng giá trị tinh thần của việc được nhìn một con hổ bằng xương bằng thịt, thay vì ngắm nó qua các hình ảnh, clip được làm từ quá khứ.

Các loài vật trong tự nhiên không chỉ đơn thuần là các sinh vật vô tri, những khối xương, khối thịt để chúng ta khai thác cạn kiệt. Đó là các sản phẩm tuyệt vời của tự nhiên, sau nhiều triệu năm tiến hóa mới tạo ra được. Chúng góp phần làm cho cuộc sống trở nên phong phú hơn. Hãy thử tưởng tượng, một ngày chúng ta uống một lon beer Tiger in hình con hổ mà không biết con hổ thực như thế nào. Đứa con yêu mến của bạn tô màu trên bức tranh loài tê giác mà thực tế chúng không bao giờ có cơ hội được nhìn thấy ngoài đời thực.

Quan trọng không kém, bảo tồn các loài động vật hoang dã, quý hiếm còn để duy trì sự cân bằng của sinh thái. Tự nhiên vốn có các quy luật tồn tại và vận hành, để đảm bảo các hệ sinh thái là những hệ thống hoàn chỉnh. Chu trình này hỗ trợ chu trình kia. Sự có mặt của loài này trợ giúp hoặc kìm hãm loài kia nhằm đảm bảo sự cân bằng tối ưu. Khi một loài bị tiêu diệt, có thể sẽ kéo theo sự mất cân bằng, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ cục bộ cho đến tất cả các hệ sinh thái và cuối cùng là cả trái đất. Khi các hệ sinh thái mất cân bằng, con người đương nhiên sẽ gánh chịu mọi hậu quả.

Đến đây, chúng ta có thể phần nào nhận thấy lý do vì sao phải thực hiện các biện pháp bảo tồn các loài động vật quý hiếm. Mỗi loài vật biến mất sẽ là những giá trị độc nhất bị mất đi vĩnh viễn, không thể phục hồi. Kéo theo đó là những hậu quả về sinh thái, môi trường không thể lường trước. Thay đổi quan niệm và thay đổi hành động của mỗi cá nhân sẽ góp phần duy trì các giá trị vô giá đó cho các thế hệ tương lai của chúng ta.

25 tháng 3 2018

Một lượng lớn các loài động vật hoang dã trên trái đất đột nhiên biến mất là vấn đề lớn, phức tạp mà mỗi quốc gia đang phải đối đầu.

Tuy nhiên, tất cả mọi thứ chúng ta làm đều rất quan trọng. Bạn chỉ có thể làm một chút trong số các vấn đề lớn nhưng cũng đủ giúp cứu vớt động vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Nếu chúng ta cùng nhau hành động thì những việc nhỏ bé sẽ trở nên lớn. Việc xâm phạm rừng, làm biến đổi môi trường sống của các loài đang là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều động vật trong Sách Đỏ Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới bị tuyệt chủng. Một số rất hiếm hoi còn lại thì "đứng trên bờ vực"

Hiện, khoảng 10-15 triệu loài sinh vật sinh sống trên hành tinh chúng ta. Tất cả các cá thể sống đều là một phần của mạng lưới phức tạp, cân bằng gọi là sinh quyển. Ngược lại, sinh quyển của trái đất của tạo nên bởi vô số hệ sinh thái, bao gồm các loài động thực vật, môi trường sống tự nhiên của chúng.

Không ai có thể biết một cách đầy đủ các loài có tác động như thế nào tới nhau trong cùng một hệ sinh thái nhưng sự biến mất của một động vật sẽ gây nên phản ứng dây chuyền, ảnh hưởng tới rất nhiều loài khác. Đặc biệt đối với những loài thú có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái thì sự tuyệt chủng của chúng có thể dẫn đến những hậu họa khó lường.

Từ khi sự sống bắt đầu hình thành trên trái đất, nhiều sinh vật đã xuất hiện và biến mất do những thay đổi về điều kiện vật lý cũng như sinh học của tự nhiên. Nhiều người cho rằng việc biến mất là một phần tất yếu của quy luật tự nhiên. Thế nhưng nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng tốc độ tuyệt chủng của các loài thời gian gần đây nhanh hơn gấp nhiều lần so với trước kia.

Hiện tại, khoảng 1.556 loài được xác định là có nguy cơ tuyệt chủng hoặc gần tuyệt chủng và cần được bảo vệ. Các khu rừng nhiệt đới, nơi trú ẩn của một nửa số sinh vật hiện tồn tại trên trái đất cũng đang bị thu hẹp hàng trăm nghìn ha mỗi năm. Vô số loài đã biến mất khi môi trường sống của chúng bị phá hủy. Nói cách khác, tốc độ tuyệt chủng của sinh vật hiện nay không hoàn toàn là do tự nhiên. Việc bảo tồn sự đa dạng của các loài động thực vật trong tự nhiên là vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết.

Sự tuyệt chủng của các loài động vật hoang dã không phải đơn thuần do môi trường sống bị mất mà là chính bàn tay của con người gây trực tiếp gây ra. Các hành động săn bắn, bẫy thú đã làm số lượng động vật hoang dã giảm xuống đến tốc độ chóng mặt.

Một số lượng lớn các loài động vật hoang dã như voi, tê giác bị săn bắn đến mức số lượng chẳng còn lại là bao nhiêu trên khắp thế giới. Nếu những hành động săn bắn trái phép này còn tiếp diễn thì một ngày nào đó chẳng có voi, tê giác hoặc rùa.

Nâng cao nhận thức và hiểu biết của con người về môi trường tự nhiên cũng là việc làm thiết thực. Các khóa học đạo đức cho học sinh, chương trình đào tạo về sinh thái học và quản lý đa dạng sinh học sẽ khiến xã hội nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của môi trường, ngăn chặn hành vi trái pháp luật.

Kết nối cộng đồng có lẽ là cách hữu hiệu nhất để bảo vệ các loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng. Tiếng nói của một người sẽ không có tác dụng nhưng khi toàn bộ cộng đồng lên tiếng lại hoàn toàn khác.

Hiện nay, giới trẻ cũng như cộng đồng nhận ra tác hại của việc săn bắn, giết hại động vật hoang dã dã mang chỉ vì mục đích lợi nhuận hay đơn giản từ thú vui nhất thời. Các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter… có một số lượng lớn giới trẻ, danh nhân, nghệ sĩ và chính trị gia… Chúng ta có thể sử dụng cộng đồng năng động này để lên tiếng bảo vệ động vật hoang dã và phản đối hành động săn bắn, sát hại chúng.

Cách này sẽ tạo ra được một luồng lớn dư luận, tác động đến các cấp chính quyền địa phương, cơ quan chức năng. Tiếng nói của động đồng là sức mạnh bảo vệ động vật đã và đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Mỗi loài đều có những giá trị ẩn sâu bên trong. Việc làm biến mất một loài sinh vật được ví như xé những trang giấy ra khỏi cuốn vở nhưng chưa kịp đọc. Có vẻ như chúng ta đã quá quen với việc môi trường tự nhiên đa dạng mà quên mất rằng động vật hoang dã cũng cần được bảo vệ. Vì vậy, chúng ta nên hành động trước khi quá muộn.

18 tháng 4 2018

1. Mở bài

Trong cuộc sống con người tồn tại, làm việc và giải trí hàng ngày trong một môi trường sống trong sạch. Một trong những yếu tố tạo nên sự trong sạch đó chính là "rừng".

- Với diện tích lớn là biển, rừng và tầng ôzôn bao quanh, trái đất với điều kiện lý tưởng ấy là nơi bắt nguồn cho sự sống, một điều mà chưa hành tinh nào có. Đặc biệt là rừng - một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người.

2. Thân bài

- Rừng là gì?

- Ảnh hưởng của rừng: thành phần chính của rừng là cây xanh nên cây xanh điều hòa khí hậu giúp cho không khí trong lành, làm sạch bầu khí quyển.

- Rừng còn là môi trường sống của rất nhiều động vật quý hiếm.

- Trong rừng còn có rất nhiều loài gỗ quý hiếm như đinh, lim, sến, táu, ... rồi các loại thuốc quý. Có những khu rừng được con người trồng lên để phục vụ cho chế biến công nghiệp như rừng cao su, rừng tre, nứa, keo tai tượng, ....

- Rừng còn là môi trường sinh thái trong lành - một địa điểm du lịch lý thú, một danh lam thắng cảnh tuyệt vời đầy bí ẩn, hoang dã và tràn đầy hấp dẫn, lôi cuốn.

- Lên án những người chặt phá cây bừa bãi nhất là những người dân thiếu hiểu biết "đốt nương làm rẫy" khai phá rừng một cách vô ý thức.

- Hậu quả để lại: hạn hán, lũ lụt, sụt lở đất, ... làm thiệt hại bao tiền của và tính mạng của những người dân vô tội.

- Hiểu rõ tầm quan trọng, thấy rõ những hậu quả của việc tàn phá rừng, chúng ta thêm phần yêu quý và biết bảo vệ rừng hơn.

3. Kết bài

- Đảng và nhà nước ta cần phải có những biện pháp thích hợp và quản lý chặt chẽ trong việc khai thác rừng.

- Là học sinh, sinh viên chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ rừng góp phần làm trong sạch không khí, môi trường sống.

   Như mọi người chúng ta đã biết động vật hoang dã đang trên đà tuyệt trủng rất cao.Những năm gần đây con người thường đánh bắt trái phép động vật hoang dã làm các động vật cần được bảo vệ này hao hụt nhanh về số lượng.Ví dụ điểm hình như rùa hồ Hoàn Kiếm hay còn được gọi là "Cụ rùa" đã tuyệt trủng do ô nhiễm nguồn nước mà nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của mỗi con người,các "Hậu duệ" cuối cùng của rùa hồ Hoàn Kiếm đã và đang được các chuyên gia chăm sóc vô cùng kĩ lưỡng.Các hậu quả gây hao mòn giống loài động vật là do con người vì họ đánh bắt,mua bán vi phạm pháp luật.Các động vật đang trên đà tuyệt chủng rất nhiều nên chúng tôi viết tờ thông báo này muố.n huy động mọi người cùng chung tay,góp sức với chúng tôi để bảo tồn các động vật sắp có nguy cơ tuyệt chủng.Mọi đóng của các bạn xin liên hệ:.......................

Xin chân thành cảm ơn các bạn!

8 tháng 4 2017

Đối với động vật hoang dã, luật bảo vệ môi trường qui định nghiêm cấm đánh bắt.

Đáp án cần chọn là: B

31 tháng 3 2018

Đáp án B

18 tháng 4 2019

Một cách ngắn gọn nhất trong từng câu hỏi :

Ưu điểm và hạn chế

+ Về khoa học: đã xuất hiện một loạt các nhà khoa học, tuy nhiên khoa học tự nhiên không phát triển.

+ Về kĩ thuật: đã tiếp cận với một số thành tựu kĩ thuật hiện đại của phương Tây nhưng không được tiếp nhận và phát triển. Do hạn chế của chính quyền thống trị và sự hạn chế của trình độ nhân dân đương thời.

18 tháng 4 2019

Xin lỗi cho mình trả lời lại ( đừng k j câu kia nha ) :

- Những môi trường sống của động vật hoang dã là : rừng nguyên sinh , rừng nhiệt đới , sa mạc , núi cao , vùng băng tuyết.

- Mặt có ich : làm vật nuôi , cung cấp thức ăn cho con người , tiêu diệt các loại côn trùng có hại .

  Mặt có hại : tấn công , chích độc con người .

Xây dựng các khu bảo tồn, rừng bảo tồn động vật

_Tuyên truyền để nhân dân cùng bảo vệ động vật

_Không săn bắn các loài động vật quý hiếm cũng như các loài động vật khác.

-Không phá nơi ở của chúng.               

-cần đẩy mạnh việc chăn nuôi

-Trồng cây xanh.

-Ko ăn thịt và ko sử dụng những sản phẩm từ động vật quý hiếm.

16 tháng 8 2023

Bài tham khảo:

Thiên nhiên châu Phi rất phong phú và đa dạng, nhất là các loài động vật. Cách đây hơn 100 năm, châu lục này được xem như một vườn thú khổng lồ. Tuy nhiên hiện nay, nhiều loài động vật châu Phi đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng như: linh dương xanh, gấu núi, sư tử, tê giác, báo đốm,... Việc săn bắn trộm, giết hại hàng loạt và buôn bán động vật hoang dã là một trong những vấn đề cần lên án châu Phi.

Động vật hoang dã là một bộ phận không thể thiếu trong lớp sinh quyển mà con người chúng ta đang có mặt. Chúng được ví như một tài nguyên quý giá thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội, là một mắc xích quan trọng cho chuỗi chuyển hóa sinh học đang diễn ra. Sự tồn tại của thế giới động vật hoang dã ở châu Phi tác động không nhỏ đến sự cân bằng hệ sinh thái, duy trì môi trường sống trong lành cho con người.

Chính vì vậy, chúng ta cần phải cùng nhau chung tay bảo vệ động vật hoang dã ở châu Phi, cần có các biện pháp phù hợp nhằm ngăn chặn vấn nạn săn bắn trộm, giết hại hàng loạt và buôn bán động vật hoang dã, đồng thời tăng cường các biện pháp bảo tồn các loài động vật này.

22 tháng 7 2023

Tham khảo!

Hiệu quả của các biện pháp trong việc bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã:

1. Bảo vệ môi trường sống của các loài trong quần xã: Môi trường sống có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật trong quần xã. Bảo vệ môi trường sống giúp đảm bảo các nhân tố môi trường không bị biến đổi theo hướng tác động xấu tới quá trình sinh trưởng và phát triển của các sinh vật, từ đó, giúp bảo vệ đa dạng sinh học.

2. Cấm săn bắn động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng: Việc cấm săn bắn động vật hoang dã đảm bảo số lượng cá thể vốn đã ít ỏi của các loài này không bị đe dọa bởi hoạt động của con người, giúp các loài động vật này có điều kiện duy trì và hướng tới sự phục hồi số lượng. Mặt khác, trong quần xã, các loài sinh vật có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất, do đó, bảo vệ động vật hoang dã cũng giúp hạn chế sự ảnh hưởng tới việc tồn tại, phát triển của các loài khác, tạo nên sự cân bằng sinh thái (bảo vệ đa dạng sinh học).

3. Trồng rừng ngập mặn ven biển: Việc trồng rừng ven biển có vai trò to lớn trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường sống vùng ven biển như giúp chống sa mạc hóa, suy thoái đất, giảm phát thải khí nhà kính,… từ đó, đảm bảo điều kiện môi trường ổn định cho các loài sinh vật sinh trưởng và phát triển (bảo vệ đa dạng sinh học).

4. Phòng chống cháy rừng: Cháy rừng sẽ giết chết nhiều loài động thực vật, đồng thời, để lại những hậu quả nặng nề cho môi trường sống như ô nhiễm không khí,… Do đó, phòng chống cháy rừng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đa dạng sinh học.

13 tháng 9 2017

Dàn ý:

1. Mở bài : Giới thiệu vai trò quan trọng của cây cối với môi trường.

2. Thân bài :

- Tác dụng to lớn của cây cối :

   + Lấy đi khí các-bô-níc và cung cấp ô-xi cho sự sống, bảo vệ tầng ôzôn.

   + Góp phần giữ cân bằng sinh thái.

   + Góp phần chống sạt lở đất vùng đồi núi, giữ đất, giữ nước khi bão lũ.

   + Giữ độ ẩm cần thiết khi trời hạn,...

- Thực trạng vấn đề cây xanh trên thế giới và đời sống quanh ta : Có bảo vệ nhưng cũng có tàn phá.

- Tác hại khi tàn phá cây cối :

   + Môi trường sống bị ô nhiễm.

   + Thủng tầng ôzôn bảo vệ của Trái Đất, gây lũ lụt, hạn hán, biến đổi khí hậu.

- Đưa ra một số biện pháp, kêu gọi nhận thức mỗi người : trồng cây, phủ xanh đất trống đồi trọc, tuyên truyền...

3. Kết bài : Đánh giá tổng quát vai trò của cây cối với môi trường và hành động thiết thực của con người.