K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2018

Trong sân trường em có trồng rất nhiều loại cây. Trong đó em thích nhất là cây bàng ở gần cửa lớp.
Cây bàng đã lớn lắm rồi, nhìn từ xa giống như một chiếc dù khổng lồ. Gốc cây bàng bằng một vòng tay em ôm không xuể. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất như những con rắn hổ mang và có những rễ cắm sâu vào lòng đất để hút chất bổ nuôi cây và giúp cho cây đứng vững. Thân cây thẳng như cái cột đình, vỏ cây màu nâu xám có nhiều vết sẹo. Cây bàng đặc biệt hơn những cây khác và chia thành nhiều tầng che mát cả một vùng đất rộng lớn, càng lên cao màu xanh của tán lá càng nhạt dần. Lá bàng hình bầu dục có màu xanh và che kín không cho ánh nắng xuyên qua sân trường. Mùa thu lá bàng chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, mỗi khi có gió thổi nhẹ những chiếc lá đỏ lìa cành để lại những cành khẳng khiu trụi lá trông rất tội nghiệp. Đông qua xuân đến cây bàng lại đâm chồi nảy lộc xuất hiện những chiếc lá non màu nõn chuối tràn đầy sức sống. Hoa bàng màu trắng ngà kết thành từng chuỗi. Ẩn mình sau kẽ lá là những quả bàng màu xanh lục hình tròn và dẹp hai đầu. Khi già trái bàng chuyển sang màu vàng lúc ăn có vị chát. Chúng em thường quây quần bên gốc cây bàng để chơi. Trên cây những chú chim hót líu lo như vui đùa với các em. Mỗi khi trực nhật em còn tưới nước cho cây tươi tốt.
Em rất quý cây bàng vì cây cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tô điểm vẻ đẹp cho trường em. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa bàng rơi thật thích thú biết bao.

hok tốt

26 tháng 2 2018

Trong sân trường em có trồng rất nhiều loại cây. Trong đó em thích nhất là cây bàng ở gần cửa lớp.

Cây bàng đã lớn lắm rồi, nhìn từ xa giống như một chiếc dù khổng lồ. Gốc cây bàng bằng một vòng tay em ôm không xuể. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất như những con rắn hổ mang và có những rễ cắm sâu vào lòng đất để hút chất bổ nuôi cây và giúp cho cây đứng vững. Thân cây thẳng như cái cột đình, vỏ cây màu nâu xám có nhiều vết sẹo. Cây bàng đặc biệt hơn những cây khác và chia thành nhiều tầng che mát cả một vùng đất rộng lớn, càng lên cao màu xanh của tán lá càng nhạt dần. Lá bàng hình bầu dục có màu xanh và che kín không cho ánh nắng xuyên qua sân trường. Mùa thu lá bàng chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, mỗi khi có gió thổi nhẹ những chiếc lá đỏ lìa cành để lại những cành khẳng khiu trụi lá trông rất tội nghiệp. Đông qua xuân đến cây bàng lại đâm chồi nảy lộc xuất hiện những chiếc lá non màu nõn chuối tràn đầy sức sống. Hoa bàng màu trắng ngà kết thành từng chuỗi. Ẩn mình sau kẽ lá là những quả bàng màu xanh lục hình tròn và dẹp hai đầu. Khi già trái bàng chuyển sang màu vàng lúc ăn có vị chát. Chúng em thường quây quần bên gốc cây bàng để chơi. Trên cây những chú chim hót líu lo như vui đùa với các em. Mỗi khi trực nhật em còn tưới nước cho cây tươi tốt.

Em rất quý cây bàng vì cây cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tô điểm vẻ đẹp cho trường em. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa bàng rơi thật thích thú biết bao.

k mk nha

26 tháng 6 2018

a) Đoạn tả lá bàng:

- Tả sự thay đổi của lá bàng : tả sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

b) Đoạn tả cây cối

- Tả sự thay đổi của cây sồi già: từ mùa đông sang mùa xuân.

- Hình ảnh so sánh: nó như một con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.

- Hình ảnh nhân hóa: Mùa đông, cây sồi già : cau có, khinh khỉnh, vẻ ngờ vực, buồn rầu. Xuân đến, nó say sưa, ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều

12 tháng 5 2022

tự viết thì lên đây làm j

12 tháng 5 2022

tham khảo bài đc ko

24 tháng 3 2021

tham khảo

Sau 3 tháng lạnh đến run người thì cuối cùng mùa xuân cũng về đến quê hương của em rồi. Nhớ ngày nào trời đông chẳng ai muốn ra khỏi đường. Cây cối dường như cũng ẩn mình tránh rét. Những búp lá bàng cũng vậy, chúng đã ngủ đông suốt 3 tháng qua và giờ là lúc mà chúng vươn mình khoe sắc.

Còn nhớ mùa đông đến, cây bàng xơ xác lá. Những cành cây trở nên cô đơn trong mùa đông lạnh giá. Chúng chẳng còn được những tán lá bao bọc nữa nên dù những cơn gió có đi ngang qua, chúng cũng chẳng buồn reo hò, cổ vũ như những ngày mùa hè.

Thế nhưng khi mùa xuân về thì lại khác. Sức sống mới đã trở lại với cây bàng. Những búp lá đầu tiên đã mọc và phủ xanh cho những cành cây ẩm ướt vì mưa xuân. Có lẽ, chúng cũng chỉ chờ đến ngày được đắm mình dưới làn mưa này để mà bung mình. Những cái lá bàng li ti điểm tô trên những cành cây xám trông thật là nổi bật. Đây là một bức tranh xuân độc đáo nhất mà em từng được chứng kiến. Những chú chim én đi tránh rét ở phương Nam hôm nay cũng đã bay về đậu trên những cành cây bàng. Chúng cùng nhau reo hò và cất lên tiếng hót nghe thật vui tai.

 

 

Nhìn vào những chiếc lá bàng non mới nhú, em như thấy được một sự sống mới. Mùa đông lạnh là vậy mà cây bàng vẫn tiền ẩn sức sống thật mãnh liệt. Em nhìn cây bàng và tự nhủ mình cũng phải nỗ lực nhiều hơn trong cuộc sống.

Chao ôi cây bàng mùa xuân, chúng mới thật tươi đẹp biết bao.



 

28 tháng 3 2022

tham khảo:

Khi mùa hè đến, những tán cây bàng lúc này đã trở nên to lớn. Nó giống như một chiếc ô khổng lồ che mát cho học trò chúng em khi chơi dưới sân trường. Không chỉ vậy, lúc này, những chú chim cũng kéo đến thi nhau làm tổ trên thân cây khiến cho sân trường luôn ríu rít tiếng kêu nghe thật vui tai. Vào hè, cây bàng cũng ra hoa. Những bông hoa nhỏ li ti, có hình ngôi sao và màu trắng ngà. Mùi thơm của hoa bàng dịu nhẹ khiến cho ai ngửi được cũng cảm thấy thật dễ chịu. Đến cuối hè, những bông hoa nhỏ rụng đầy sân khiến sân trường giống như một tấm thảm trắng trông tuyệt đẹp. Còn lá cây cũng dần ngả màu vàng để báo hiệu thu sắp về. Em rất thích cây bàng và những lợi ích mà cây bàng mang lại cho chúng em.

28 tháng 3 2022

Cây bàng là một cây trồng đem đến rất nhiều lợi ích. Cây có vóc dáng cao lớn với tán lá dày rộng, nên tạo ra một khoảng bóng mát lớn, che cho mọi người qua lại, nghỉ ngơi vào những ngày hè nóng bức. Lá bàng to, khá cứng cáp và dẻo dai, nên thường được các bạn học sinh hái làm ô che hay quạt mát vào những giờ ra chơi. Khi lá rụng hay có cành được tỉa xuống thì có thể đem đi làm củi đốt. Đặc biệt, cành lá của cây bàng là nơi cho các chú chim về làm tổ. Đó chính là mái nhà tuyệt vời cho chúng sau những ngày kiếm mồi hăng say. Ngay cả dưới gốc rễ của cây bàng, cũng là chiếc tổ ủ ấm cho các chú ve sầu ngủ say, chờ nắng hạ đến để ngoi lên ca hát. Và tất nhiên, bản thân cây bàng cũng đã đem đến được vẻ đẹp tươi xanh, trong lành cho sân trường của em.

8 tháng 3 2020

Trong sân trường em có trồng rất nhiều loại cây. Trong đó em thích nhất là cây bàng ở gần cửa lớp.

Cây bàng đã lớn lắm rồi, nhìn từ xa giống như một chiếc dù khổng lồ. Gốc cây bàng bằng một vòng tay em ôm không xuể. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất như những con rắn hổ mang và có những rễ cắm sâu vào lòng đất để hút chất bổ nuôi cây và giúp cho cây đứng vững. Thân cây thẳng như cái cột đình, vỏ cây màu nâu xám có nhiều vết sẹo. Cây bàng đặc biệt hơn những cây khác và chia thành nhiều tầng che mát cả một vùng đất rộng lớn, càng lên cao màu xanh của tán lá càng nhạt dần. Lá bàng hình bầu dục có màu xanh và che kín không cho ánh nắng xuyên qua sân trường. Mùa thu lá bàng chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, mỗi khi có gió thổi nhẹ những chiếc lá đỏ lìa cành để lại những cành khẳng khiu trụi lá trông rất tội nghiệp. Đông qua xuân đến cây bàng lại đâm chồi nảy lộc xuất hiện những chiếc lá non màu nõn chuối tràn đầy sức sống. Hoa bàng màu trắng ngà kết thành từng chuỗi. Ẩn mình sau kẽ lá là những quả bàng màu xanh lục hình tròn và dẹp hai đầu. Khi già trái bàng chuyển sang màu vàng lúc ăn có vị chát. Chúng em thường quây quần bên gốc cây bàng để chơi. Trên cây những chú chim hót líu lo như vui đùa với các em. Mỗi khi trực nhật em còn tưới nước cho cây tươi tốt.

Em rất quý cây bàng vì cây cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tô điểm vẻ đẹp cho trường em. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa bàng rơi thật thích thú biết bao.

#Study Well

8 tháng 3 2020

Bài làm :

Người ta gọi thị xã Sơn Tây là “thị xã bàng” vì dọc hai bên những con đường lớn nhỏ đều trồng một loại cây, đó là cây bàng.

Trước cửa nhà em có một cây bàng già, tuổi của nó chắc cũng đến sáu bảy chục năm. Rễ cây nổi gồ trên mặt đất, làm nứt nẻ cả vỉa hè lát gạch. Thân cây lớn, xù xì nhiều mấu. Thời gian đã phủ lên đó một màu nâu bạc, dầu dãi nắng mưa. Tán bàng gồm nhiều tầng, mỗi tầng cách nhau cả mét, cành chĩa ngang mọc vòng quanh thân. Lá bàng to hơn bàn tay, dày và xanh bóng. Cây bàng tỏa bóng rợp cả khoảng sân nhỏ trước nhà.

… Ba tháng hè trôi qua rất nhanh. Hè hết, thu sang, lúc chúng em đến trường cũng là lúc lá bàng ngả từ màu xanh sang màu tía. Mỗi khi cơn gió heo may thổi qua, vài chục chiếc lá lìa cành, chấp chới chao liệng trong không trung rồi êm ái rơi xuống mặt đường, không tiếng động.

Cứ thế cho đến mùa đông, cây bàng rụng hết lá. Dường như nó thu hết sức sống vào trong để chống chọi với mưa phùn gió bấc. Lúc này, cây bàng trông giống như một bộ xương khổng lồ in hình trên nền trời xám đục. Ấy vậy nhưng xin các bạn chớ vội buồn!

Sang xuân, khí trời ấm dần lên. Bầu trời quang đãng hẳn ra và hơi lạnh chỉ còn vương trong ngọn gió xuân hây hẩy. Sau vài trận mưa xuân, cây bàng như hồi sinh. Muôn ngàn lộc biếc nhú ra từ khắp các cành cao, cành thấp. Những chùm lá non hé mở thẹn thùng, e ấp. Đến khoảng cuối tháng hai, đầu tháng ba thì lá bàng nở bung ra. Ở dưới nhìn lên, lá bàng non xanh như màu cốm, khe khẽ đu đưa như mời chào, vẫy gọi.

Cuối tháng ba, cây bàng đã khoác lên một chiếc áo mới xanh mướt, đẹp lạ thường.

Sớm mùa hè, nắng len lỏi qua vòm lá, chiếu xuống mặt đất những đốm vàng tươi. Mỗi khi gió thổi qua, tán lá lao xao. Những chú chim sâu chuyên cần đang chăm chú kiếm mồi, thỉnh thoảng lại cất tiếng kêu lích rích thật dễ thương.

Sau cơn mưa rào, cây bàng như trẻ hẳn ra. Màu lá xanh mỡ màng trông thật thích mắt. Lá bàng tươi dùng để gói xôi. Xôi lạc, xôi đậu, xồi ngô… nóng hổi, đậm đà hương vị khó quên.

Dọc theo con đường Lê Lợi chạy thẳng ra tới bờ sông Hồng, dãy bàng kéo dài tít tắp hàng cây số. Mùa bàng nở hoa, cả dãy phố thoang thoảng mùi thơm dịu ngọt. Hoa bàng li ti màu trắng ngà rụng đầy mặt đất, vương trên tóc, trên áo người đi đường. Trái bàng kết thành chùm, thấp thoáng trong kẽ lá.

Cây bàng trước cửa nhà em là bàng quế, quả chín có màu vàng sậm, cùi dày và ngọt, hột đỏ như son, thơm lạ lùng! Mùi vị của trái bàng chín thật hấp dẫn đối với lũ trẻ con trai chúng em.

Dưới gốc những cây bàng già, hằng ngày chúng em vui chơi, nô đùa thỏa thích. Cây bàng chứng kiến bao kỉ niệm của tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng. Chúng em coi cây bàng là người bạn lớn gần gũi và vô cùng thân thiết.

9 tháng 11 2018

tham khảo nha

Bài làm:

Ở trường em trồng rất nhiều cây bóng mát; cây phượng vĩ vào mùa hè nở đỏ rực, cây xà cừ đúng im lìm như cái dù khổng lồ, Những cây phi lao thẳng tắp như một hàng lính canh… nhưng có lẽcây bàng đứng bên cổng trường để lại cho em nhiều ấn tượng nhất.

Từ xa, cây bàng trường em trông giống như một cái ô lớn. Với dáng đứng thẳng và những tán lá xanh mát. Đến gần, nổi bật trước ta là thân cây cao to và những tán lá dày đặc, xanh ngắt che rợp cả một khoảng đất rộng. Mỗi trưa tan học, chúng em thường ngồi hóng mát một lúc. Gốc cây to màu nâu xỉn, nhô lên những cái mắt to như cái gáo dừa. Mấy rễ lớn chôi lên như mời gọi chúng em ngồi lên đó để nghỉ tránh nắng.

Tán lá từng tầng từng tầng xếp đều, cao vượt hơn cả mái trường em. Thân bàng to gần một vòng tay ôm, vỏ màu xám, nham pháp, nhiều vết trầy xước, dấu tích của sự từng trải năm tháng. Trên cao, nhiều cành lớn chìa ngang hoặc chênh chếch tạo thành nhiều tầng tán lá.

Mùa thu lá từ màu xanh xẫm chuyển sang màu pha đỏ hay pha nâu. Gặp gió những chiếc lá vàng lìa cành trao qua trao lại rồi rơi xuống đất. Mùa đông, lá bàng cong cong như những chiêc bánh đa nướng đỏ quạch như màu đồng hun. Mỗi lần có cơn gió bấc thổi qua, những chiếc lá lả tả rơi theo chiều gió, rụng xuống để lại thân cành khẳng khiu, gầy guộc, lỏng chỏng in trên nền trời xanh xẫm. Xuân sang , chồi non lộc mới nhú lên, những lá xanh non xòe khắp các cành trông như một bầy chim.

Mùa này lá bàng xanh tươi một màu xanh nõn nà , óng ả. Những bông hoa trăng trắng, nhỏ như những trứng cua, bé xíu, thập thò giữa màu xanh của lá. Lá ken kín dày theo từng tầng, dày đặc khiến ánh nắng chói chang không thể xuyên qua. Cái nóng hầm hập như bủa vây khắp nơi nhưng dướ tán bàng, khí trời dìu dịu. Mấy chú chim ẩn mình trong lá hót líu lo. Thỉnh thoảng, một làn gió nhẹ thổi qua khiến cho những chiếc lá bàng to, xanh rì rào trò chuyện.

Bàng đã cho ta bóng mát, lá dùng để gói xôi và quả chín ăn được, nhân bùi bùi thơm thơm…Cây bàng đã sừng sững nơi đây qua nhiều năm tháng, luôn theo bước em mỗi buổi đi về… Nó là hình ảnh gắn liền với tuổi nhỏ của em, gắn liền với hình ảnh mái trường thân yêu của em.

9 tháng 11 2018

Trong sân trường em có trồng rất nhiều loại cây. Trong đó em thích nhất là cây bàng ở gần cửa lớp.

Cây bàng đã lớn lắm rồi, nhìn từ xa giống như một chiếc dù khổng lồ. Gốc cây bàng bằng một vòng tay em ôm không xuể. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất như những con rắn hổ mang và có những rễ cắm sâu vào lòng đất để hút chất bổ nuôi cây và giúp cho cây đứng vững. Thân cây thẳng như cái cột đình, vỏ cây màu nâu xám có nhiều vết sẹo. Cây bàng đặc biệt hơn những cây khác và chia thành nhiều tầng che mát cả một vùng đất rộng lớn, càng lên cao màu xanh của tán lá càng nhạt dần. Lá bàng hình bầu dục có màu xanh và che kín không cho ánh nắng xuyên qua sân trường. Mùa thu lá bàng chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, mỗi khi có gió thổi nhẹ những chiếc lá đỏ lìa cành để lại những cành khẳng khiu trụi lá trông rất tội nghiệp. Đông qua xuân đến cây bàng lại đâm chồi nảy lộc xuất hiện những chiếc lá non màu nõn chuối tràn đầy sức sống. Hoa bàng màu trắng ngà kết thành từng chuỗi. Ẩn mình sau kẽ lá là những quả bàng màu xanh lục hình tròn và dẹp hai đầu. Khi già trái bàng chuyển sang màu vàng lúc ăn có vị chát. Chúng em thường quây quần bên gốc cây bàng để chơi. Trên cây những chú chim hót líu lo như vui đùa với các em. Mỗi khi trực nhật em còn tưới nước cho cây tươi tốt.

Em rất quý cây bàng vì cây cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tô điểm vẻ đẹp cho trường em. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa bàng rơi thật thích thú biết bao.

1.ĐỌC ĐOẠN VĂN TẢ LÁ CÂY BÀNG , TẢ THÂN GỐC CÂY SỒI ( TIẾNG VIỆT 4 , TẬP HAI , TRANG 41 - 42 ) .GHI LẠI CÁCH TẢ CỦA TÁC GIẢ TRONG MỖI ĐOẠN .A) ĐOẠN TẢ LÁ BÀNG : ...........................................................................................................................................................................B) ĐOẠN TẢ CÂY SỒI :...
Đọc tiếp

1.ĐỌC ĐOẠN VĂN TẢ LÁ CÂY BÀNG TẢ THÂN GỐC CÂY SỒI ( TIẾNG VIỆT 4 , TẬP HAI , TRANG 41 - 42 ) .GHI LẠI CÁCH TẢ CỦA TÁC GIẢ TRONG MỖI ĐOẠN .

A) ĐOẠN TẢ LÁ BÀNG : ..........................................................................................................................................................................

.B) ĐOẠN TẢ CÂY SỒI : ..............................................................................................................................................................................

TẢ SỰ THAY ĐỔI CỦA CÂY SỒI GIÀ : ......................................................................................................................................................

HÌNH ẢNH SO SÁNH : ............................................................................................................................................................................

HÌNH ẢNG NHÂN HOÁ : ...............................................................................................................................................................................

 

1
17 tháng 4 2020

Cần gấp lắm đó mấy bẹn ơi

Gần nhà em trồng rất nhiều loại cây nhưng em thích nhất là cây bàng đầu ngõ.

Cây bàng cao lớn như một vệ sĩ lặng lẽ âm thầm. Thân cây hơi sần sùi, khoác tấm áo màu nâu trầm tĩnh. Thân nó to, một vòng tay em ôm không xuể, từ đây mọc ra nhiều cành đâm ngang, thành nhiều tầng nhìn rất rõ. Gốc cây vững chắc bám sâu vào lòng đất. Nó có nhiều rễ ăn ngang trồi lên khỏi mặt đất như những con trăn khổng lồ. Tán cây xoè rộng, nhìn từ xa như một cây dù xanh khổng lồ. Cành lá sum suê, mùa hè xòa bóng mát căn phòng em ở trên tầng hai. Mỗi sáng sớm, ẩn mình trong cái dù ấy, những cô chim họa mi cất giọng hót véo von. Các cành cây vươn ra xa với những chiếc lá bàng to, xanh ngắt. Lá bàng hay bị một loài sâu nào đó gặm nhấm nên có những lỗ nhỏ nhìn dày đặc. Vào mùa thu, một cơn gió nhẹ thổi qua làm những chiếc lá bàng nhè nhẹ rơi xuống đất. Đến mùa hè, hoa bàng nở rộ rồi những quả bàng cũng ra đời. Chúng lớn dần thành những trái xanh xanh. Trái bàng chín có vị chua ngọt, chan chát, lũ trẻ con chúng em rất thích ăn, lại còn có cả nhân bàng bên trong ăn rất ngon và bùi. Em yêu cây bàng lắm. Cây che bóng mát cho căn phòng của em và cây thay đổi trong bốn mùa: mùa hè tốt tươi, mùa thu thay lá, trụi cành khi đông tới và đâm chồi nảy lộc khi xuân về. Cây bàng còn chứng kiến biết bao kỉ niệm tuổi thơ của em, những trưa hè trốn ngủ cùng chúng bạn trèo lên cây và bị bố cho ăn đòn..

Mỗi lần nhìn cây bàng em lại càng thấy thêm yêu và quí mến nó. Nó như người bạn gần gũi của em vậy.

 

Sân trường em học trồng rất nhiều loại cây để che bóng mát, nào là cây keo, cây xanh, cây phượng và cả cây bàng. Nhưng em thích nhất là cây bàng giữa sân vì cây bàng vừa to lại rộng có thể che bóng mát cho chúng em vui đùa.
Cây bàng ấy đã có từ rất lâu, do các anh chị khóa đầu tiên trồng và chăm sóc. Bây giờ có lẽ nó cũng đã gần mười tuổi. Thân cây bàng rất to, khoảng bốn đến năm bạn học sinh mới ôm hết một vòng. Thân có màu nâu sậm, vỏ xù xì, có nhiều mắt nhô ra. Cả thân hình lộ rõ vẻ chắc nịch, vững chãi. Sở dĩ thân cây bàng có thể oai hùng đón lấy gió sương là bởi vì chúng có một bộ rễ ăn sâu mặt đất. Cây bàng là loại cây có rễ cọc, những cái rễ dài loằng ngoằng nối đuôi nhau cắm xuống đất. Có những chiếc rễ lâu năm, trồi lên như những con rắn khổng lồ bao quanh gốc cây. Nhờ bộ rễ vững chắc ấy mà cây luôn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để sinh trưởng. Cây bàng có rất nhiều cành, chúng sum sê ôm trọn thân cây vào lòng. Cành của cây bàng càng lên cao càng nhỏ và mỏng. Những chiếc cành mọc từ thân sẽ to, khỏe, chắc. Còn cành đâm ra từ cành lại nhỏ, yếu ớt hơn. Tuy nhiên chúng lại vươn cao hơn, chúng mọc đan xen nhau, lồng vào nhau như nhện giăng tơ.
Cây bàng có rất nhiều lá, mỗi cành đều nặng trĩu lá. Những chiếc lá hình bầu dục, có gân lá màu xanh. Màu của lá bàng thay đổi theo mùa. Hạ đến, ta sẽ thấy cây bàng mang một màu xanh đậm, những chiếc lá như nhuộm xanh cả một khoảng trời. Nhưng khi thu sang, lá vội chuyển ngay sang màu đỏ cam, rực cháy trên nền trời. Và chỉ cần một cơn gió nhẹ thoáng qua cũng đủ làm những chiếc lá rung rinh, rùng mình rơi xuống đất, tạo thành một tấm thảm đỏ êm ái. Khi đông tới, ta sẽ chẳng tìm thấy bất kì một lá bàng nào, có chăng chỉ là những cành cây khô khốc chọc thẳng lên trời. Hết đông, xuân về, những chồi non biếc xanh lú nhú nhô lên một màu xanh mơn mởn, tràn đầy nhựa sống. Đó là thời khắc lá bàng đẹp nhất, xanh tươi nhất!
Cây bàng vốn nhiều lá nên ta vẫn hay lầm tưởng rằng cây không có hoa. Nhưng thực chất hoa bàng rất đẹp. Hoa thường nở vào mùa hè, núp dưới những tán lá hay nách cành. Hoa bàng có màu trắng tinh khôi, hoa mọc thành từng chùm nhỏ li ti. Hoa bàng chẳng kiêu sa lộng lẫy như hoa hồng nhưng mang một nét đẹp dung dị, thân thuộc. Mỗi độ hoa nở, em thường hay dừng bước trước cây bàng mà lặng ngắm những bông hoa lặng lẽ tô thắm cho cây. Hoa không lung linh nhưng lại níu chân bao người tìm kiếm. Khi mùa hoa qua đi, cây bàng sẽ kết trái. Trái bàng cũng có hình bầu dục, trái nhỏ như trái táo, ở giữa to lên còn xung quanh có viền cứng màu xanh. Trái bàng khi còn non hay vừa già có màu xanh đậm như màu lá. Nhưng khi trái chín và chuẩn bị rụng thì có màu vàng rực. Cuối cùng, lâu ngày khô héo trái bàng mang màu của đất. Bên ngoài nhìn trái rất cứng, ăn vào lại có vị chan chát. Nhưng khi đập vỏ ra nhân bên trong ăn vừa bùi, vừa béo lại thơm. Nhân trái bàng ăn ngon như hạt dẻ, có thể nói đây là món ăn khoái khẩu của lũ học trò chúng em.
Cây bàng đó đã theo chúng em từ ngày đầu em bước vào trường. Đối với em, cây bàng gắn liền với bao kỉ niệm tuổi học trò, bao buồn vui. Em tự hứa sẽ cùng các bạn chăm sóc cây bàng tốt hơn nữa để cây bàng còn đồng hành mãi với bao thế hệ học trò sau này.

Dàn ý tả cây bàng số

a) Mở bài

- Giới thiệu về cây bàng em sẽ tả (cây bàng trồng ở gần cổng trường).

+ Ai trồng? (các bác phụ huynh trồng).

+ Trồng vào khi nào? (trồng cách đây mấy năm).

+ Trồng ở đâu? (trồng ở gần cổng trường).

b) Thân bài

- Rễ cây: sần sùi, ngoằn ngèo như những con rắn khổng lồ.

- Gốc cây: to màu nâu đậm

- Thân cây: màu nâu nhạt chỗ gần gốc, màu xanh chỗ gần ngọn.

- Cành cây: Cây có nhiều tán lá, như những cái ô khổng lồ.

- Tả lá: Lá to như bàn tay.

- Tả quả: Quả bàng nhỏ, giữa phình to, hai đầu nhỏ.

c) Kết bài

- Nêu tác dụng của của cây bàng: che mát cho chúng em trong giờ ra chơi.

- Cảm nghĩ của em đối với cây em tả: rất thích chơi dưới gốc bàng, ăn những quả bàng chín thơm thơm, chua chua..

Dàn ý tả cây bàng số 

I. Mở bài: Giới thiệu cây bàng loài cây gắn bó với nhiều thế hệ học sinh.

II. Thân bài

1. Tả bao quát:

– Nhìn từ xa cây bàng dáng to cao, bao trùm xung quanh.

– Tán cây rộng che chở chúng em.

2. Tả chi tiết

– Cây bàng nhiều năm, rễ ăn nổi trên mặt đất.

– Thân cây xù xì, thô ráp.

– Cành cây nhiều cành, tán lá gồm nhiều tầng nắng mưa đều không lọt vào.

– Lá bàng mọc thành từng chùm. Tán cây toả rộng có nhiều bóng mát.

– Hoa bàng hình ngôi sao, nhỏ, màu trắng.

– Trái bàng hình thoi, màu xanh, khi chín màu vàng, vị ngọt béo.

– Gốc bàng nơi che chở và là nơi vui chơi của học sinh.

3. Lợi ích của cây bàng

– Cây bàng cung cấp bóng mát cho các em học sinh vui chơi.

– Che nắng, che mưa.

– Lá, vỏ và hạt đều có những công dụng khác nhau.

III. Kết bài

– Cảm nghĩ của em về cây bàng

– Cây bàng gắn bó với nhiều thế hệ học sinh, kỷ niệm tuổi thơ.