K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hôm kia

 sự tuyệt chủng có thể do các yếu tố ngoại cảnh đột ngột như bệnh truyền nhiễm, hỏa hoạn, lớp tro núi lửa hoặc thời tiết khắc nghiệt

TK:

 bởi sự kết hợp của một vụ va chạm tiểu hành tinh và một vụ phun trào núi lửa lớn, dẫn đến một sự thay đổi khí hậu đột ngột. 

3 tháng 10 2021

vũ trụ bao gồm tất cả vật chất, năng lượng và không gian hiện có được coi là một khối bao quát. vũ trụ hiện tại chưa được xác định kích thước chính xác nó đã được mở rộng  kể từ khi khởi đầu vụ nổ BIG BANG khoảng 13 tỷ năm trước

- nguồn gốc của mặt trăng thường được giải thích bởi một vật thể kích cỡ sao hỏa và trái đất tạo ra bởi một vòng mảnh vụn cuối cùng được tập hợp lại thành một vệ tinh tự nhiên duy nhất là mặt trăng, nhưng cũng có một số biến thể của giả thuyết vụ va chạm lớn này

+ chịu

tk nhé

3 tháng 10 2021

còn 1 ý nữa mà

6 tháng 12 2018

Có đến 365 loài động vật đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Một số loài tiêu biểu đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng như Báo, gấu, vượn đen, tê giác, trâu rừng, voọc đen, sếu cổ trụi,… Còn Bò sữa và gà đen là những giống vật nuôi đã được con người thuần và đang được lai giống với nhiều thế hệ cho năng suất cao.

Đáp án cần chọn là: C

1 tháng 4 2018

Đáp án: A. 365

Giải thích: (trang 134 SGK Địa lí 8).

12 tháng 8 2017

Giới sinh vật phát triển mạnh mẽ, thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần là đặc điểm của giai đoạn Cổ kiến tạo.

Đáp án cần chọn là: B

C1:Đặc điểm của gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông :

+ Gió mùa mùa hạ xuất phát từ nam bán cầu thổi theo hướng Đông Nam.

Tính chất : nóng, ẩm, mưa nhiều.

+ Gió mùa mùa đông xuất phát từ vùng áp cao Xi-bia thổi theo hướng Đông Bắc.

Tính chất : lạnh, khô, mưa ít.

_Chúng có đặc điểm khác nhau là vì :

+ Chúng xuất phát từ 2 nơi khác nhau :

* Gió mùa mùa hạ : thổi vào mùa hạ từ biển vào.

* Gió mùa mùa đông : thổi vào mùa đông từ lục địa.

+ Hướng đi của chúng khác nhau.Đặc điểm của gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông :

+ Gió mùa mùa hạ xuất phát từ nam bán cầu thổi theo hướng Đông Nam.

Tính chất : nóng, ẩm, mưa nhiều.

+ Gió mùa mùa đông xuất phát từ vùng áp cao Xi-bia thổi theo hướng Đông Bắc. Tính chất : lạnh, khô, mưa

C2:

Có những nét tương đồng trong sinh hoạt, sản xuất của người dân các nước Đông Nam Á vì:

 Dân cư Đông Nam Á chủ yếu thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it, cùng sống trong môi trường nhiệt đới gió mùa, cùng có nền văn minh lúa nước, vị trí là cầu nối giữa đất liền và hải đảo…

 

 

27 tháng 1 2021

còn câu hai

 

4 tháng 11 2016

Việt Nam không có hoang mạc hay bán hoang mạc do:
Việt Nam là một nước tận cùng của đại lục Á Âu.
Do địa hình thấp dần ra biển nên gió biển dễ dàng xâm nhập vào đất liền.
Gió xâm nhập vào đất liền mang theo những trận mưa và độ ẩm cho đất liền. Độ ẩm trung bình năm của việt Nam cao >80%.
Dô vậy, Việt Nam không có hoang mạc hay bán hoang mạc. ( Nhưng hiện nay đã có hiện tượng hoang mạc hóa xảy ra ở Ninh Thuận, Bình Thuận rồi bạn ạ)

Ấn Độ là một nước có cùng vĩ độ với Việt Nam nhưng lại có hoang mạc do:
Nước này có 2 dãy núi tạo địa hình chắn gió biển thổi vao đó là:
Dãy núi Gát Tây: chắn gió TN từ biển thổi vào.
Dãy núi Gát Đông chắn gió Đn từ biển thổi vào

6 tháng 11 2016

Việt Nam là 1 nước thuộc Đông Nam Á, giáp với Biển Đông kết hợp với ảnh hưởng mạnh của gió mùa nên tạo ra mưa nhièu vì vậy Việt Nam không hình thành hoang mạc và bán hoang mạc . Còn Ấn độ có cùng vĩ độ của Việt Nam mà có hoang mạc là do ảnh hưởng của biển không ăn vào sâu ấn độ và hầu như tất cả các cơn gió mang hơi nước vào ấn độ đều bị các dãy núi cao chặn nên có ít mưa mà nơi đây còn có ảnh hưởng của xích đạo nữa (VD như ấn độ chỉ có con sông hằng và sông ấn chảy qua bắt nguồn từ đỉnh núi hi ma lay a chảy ra vịnh ben gan và biển a-ráp ) .

Câu 4:

*Đặc điểm chung.

a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.

 - Nước ta có 2360 sông dài > 10km.

 - 93% các sông nhỏ và ngắn.

 - Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công…

b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.

 - Các con sông chảy hướng Tây Bắc – Đông Nam : sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà..

 - Các con sông chảy hướng vòng cung (chủ yếu ở vùng núi Đông Bắc): sông Thương, sông Lục Nam…

c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.

- Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm.

- Mùa lũ có sự khác nhau giữa các hệ thống sông.

d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn.

 - Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.

 - Hàm lượng phù sa lớn, 200 triệu tấn/năm.

sông ngòi nước ta lại có những đặc điểm như vậy 

 

*Sông ngòi nước ta lại có những đặc điểm như vậy vì:

- Sông ngòi dày đặc:

+ Do nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa lớn, lại có địa hình chủ yếu đồi núi, bề mặt địa hình dốc, bị cắt xẻ đã hình thành mạng lưới sông ngòi dày đặc.

+ Tuy nhiên địa hình lãnh thổ hẹp ngang nên phần lớn sông ngắn và dốc.

+ Địa hình có hai hướng chính là Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung nên phần lớn sông có hướng Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung.

- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa:

+ Lượng mưa trung bình năm lớn (khoảng 1500mm -2000mm/ năm) nên sông ngòi nước ta luôn nhiều nước, cùng với lượng nước lớn từ lưu vực ngoài lãnh thổ.

+ Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở vùng đồi núi đã mang lại nguồn phù sa lớn cho sông ngòi nước ta.

- Chế độ nước theo mùa:         

Do nguồn cung cấp nước sông chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa, nước ta có chế độ mưa theo mùa nên chế độ nước sông ngòi cũng có hai mùa: mùa mưa trùng với mùa lũ và mùa khô cũng là mùa cạn của các con sông.

 

Mình nhầm câu 3  thành câu 4 .Sorry

Trong bất kỳ tấm bản đồ thế giới hiện hành nào, châu Phi, Trung Quốc và Alaska đều bị bóp méo, bất chấp sự sẵn có của các dữ liệu vệ tinh chính xác. Hiện tượng này bắt nguồn từ thách thức lớn nhất đối với các chuyên gia vẽ bản đồ: không thể khắc họa chân thực, chuẩn xác thế giới hình cầu trên một tấm bản đồ phẳng.

KHOA HỌC

Face Book

Twitter

Zalo 

Bình luận

Tin nóng

Tại sao mọi bản đồ thế giới hiện hành đều sai?

08/04/2014    12:04 GMT+7

Trong bất kỳ tấm bản đồ thế giới hiện hành nào, châu Phi, Trung Quốc và Alaska đều bị bóp méo, bất chấp sự sẵn có của các dữ liệu vệ tinh chính xác. Hiện tượng này bắt nguồn từ thách thức lớn nhất đối với các chuyên gia vẽ bản đồ: không thể khắc họa chân thực, chuẩn xác thế giới hình cầu trên một tấm bản đồ phẳng.

 
Bản đồ sử dụng phép chiếu Mercator phổ biến nhất hiện nay trong các sách giáo khoa và trường học đã bóp méo kích thước của Trung Quốc, châu Phi và Alaska. 

Quan sát các tấm bản đồ thế giới ngày nay, bạn nhiều khả năng sẽ nhìn thấy Bắc Mỹ lớn hơn châu Phi, Alaska "khủng" hơn Mexico và Trung Quốc nhỏ bé hơn Greenland. Tuy nhiên, trong thực tế, Trung Quốc lớn gấp 4 lần Greenland, châu Phi to gấp 3 lần Bắc Mỹ và Mexico "khủng" hơn Alaska.

Sự bóp méo trên là kết quả của phép chiếu Mercator, loại bản đồ phổ biến nhất dùng để treo trên tường lớp học hoặc in trong sách giáo khoa. Bản đồ dùng phép chiếu Mercator ra đời năm 1956 nhằm giúp các thủy thủ lái tàu đi khắp thế giới.

Theo các chuyên gia, thách thức lớn nhất là không thể miêu tả chuẩn xác thế giới hình cầu trên một tấm bản đồ phẳng - vấn đề ám ảnh các chuyên gia vẽ bản đồ suốt nhiều thế kỷ. Do đó, hình dạng các tấm bản đồ thế giới từng rất phong phú, từ hình trái tim tới hình nón. Tuy nhiên, sự khác biệt dần biến mất với mẫu bản đồ vượt trội do Gerardus Mercator phát minh.

Phép chiếu Mercator quen thuộc cung cấp đúng hình dạng của các vùng đất, nhưng với cái giá phải trả là làm sai lệch kích thước của chúng, thiên về có lợi cho những vùng đất giàu có ở phía bắc.

Bạn có thể nghĩ, sự xuất hiện của ảnh vệ tinh cùng những công cụ như Google Maps đã cải thiện tầm nhìn của chúng ta về thế giới. Tuy nhiên, sự thực không phải vậy, theo cây bút James Wan của tạp chí Guardian. Theo ông Wan, phần lớn điều này là do các nguyên nhân kỹ thuật, trong khi những sự xuyên tạc khác do ý thức hệ gây ra, làm thay đổi cách chúng ta nhìn nhận về thế giới.

Năm 2005, chương trình tiện ích Google Earth đã thể hiện thế giới với những khu vực được người sử dụng quan tâm nhất giữ vị trí trung tâm và đưa vào bất kỳ nội dụng nào mà chúng ta cho là quan trọng. Gần như lần đầu tiên, khả năng tạo ra một bản đồ chính xác đã được đặt vào tay của tất cả mọi người, và nó đã làm thay đổi cách chúng ta nhìn nhận thế giới. Tuy nhiên, nó cũng tồn tại nhược điểm là chẳng có mấy tiêu chuẩn thống nhất về nội dung cần được thêm vào bản đồ, đồng thời những khu vực ít có dân cư hoặc "kém quan trọng hơn" bị bỏ qua.

Hiện nay, mỗi ngày có hàng triệu lượt truy cập vào Google Maps, giúp chúng ta định hướng đường đi, quan sát các con phố, thị trấn và quốc gia. Google Maps tuyên bố đang trong "cuộc chinh phục không bao giờ ngừng nghỉ để có tấm bản đồ hoàn hảo". 

Jerry Brotton, nhà sử gia về khoa nghiên cứu bản đồ và là tác giả cuốn "A History of the World in Twelve Maps", tỏ ra hoài nghi điều này. Ông lập luận rằng, mọi bản đồ đều mang tính thời đại và phục vụ những mục đích nhất định.

17 tháng 1 2022

Sai, bởi vì bản đồ không thể biểu diễn những nơi lồi lõm, hay sâu cạn và tuy nhiên sai số cỡ nào cũng tùy bản đồ được sử dụng

11 tháng 10 2018

Các mỏ than đá lớn ở nước ta có tuổi Trung sinh (MZ). Chúng cho biết khí hậu lúc đó rất nóng ẩm, rừng cây phát triển mạnh mẽ. Các loài thực vật hóa than cho biết các loài thực vật thống trị lúc đó ỉà các họ dương xỉ và cây hạt trần.

15 tháng 10 2016

1. Vị trí địa lí: + Nằm ở nửa cầu Bắc, trải dài từ vùng cực Bắc đến gần Xích đạo

                      + Là bộ phận của lục địa Á-Âu

Anhr hưởng : Có nhiều kiểu khí hậu, nhiều đới khí hậu.

2. Đặc đm địa hinh châu Á:  Bị chia cắt mạnh mẽ;

_ Nhiều dãy núi, cao nguyên đồ sộ, chạy theo 2 hướng chính Bắc - Nam và Đông -Tây, tập trug ở trung tâm lục địa.

_Nhiều đồng bằng rộng lớn.

Anhr hưởng: 

_Ngăn ảnh hưởng của biển vào sâu trong lục địa => Khí hậu ẩm ở gần biển, khô hạn ở sâu trog lục địa.

_Nhiệt độ thay đổi theo độ cao.

3. Đặc điểm của khí hậu châu Á: 

_ Phân hoá thành nhiều đới khí hậu khác nhau

_Phân hoá thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau.

Nguyên nhân:

_Do lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ 

_Do lãnh thổ rộng lớn, núi cao ngăn cản sự xâm nhập của biển vào đất liền.

4. Đặc điểm của SN châu Á:

_Phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn.

_Phân bố ko đều

_Chế độ nước phức tạp.

Do sự thay đổi của các đới cảnh quan thiên nhiên và do sự phân bố dân cư ko đều.

5. Do châu thổ trải dài từ vùng Xích đạo đến vòng cực Bắc

 

15 tháng 10 2016

2.Trên lãnh thổ châu Á có đầy đủ các dạng địa hình khác nhau: các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên và đồng bằng rộng lớn với nhiều nguồn gốc, kiểu loại khác nhau, các thung lũng rộng và bồn địa kín. Tất cả các dạng địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt địa hình châu lục bị chia cắt rất mạnh. 

Các hệ thống núi trung bình và cao phân bố rải khắp châu lục như các dãy Đại Hưng An, Altai, Tần Lĩnh, Thiên Sơn, Côn Lôn, Himalaya cao trung bình 5.000-6.000 m, trong đó dãy núi Pamir cao hơn 7.000 m được xem là nóc nhà thế giới và đỉnh Everest cao 8.848 m là đỉnh núi cao nhất thế giới. 
Bên cạnh các hệ thống núi cao có các đồng bằng thấp, rộng lớn và bằng phẳng như Lưỡng Hà, Turan, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Ấn-Hằng... 

* Hướng của hệ thống núi 

Các dãy núi của châu Á chạy theo nhiều hướng khác nhau trong đó hai hướng chính là Đông-Tây và Bắc-Nam. 

Hướng Đông-Tây (hoặc gần Đông-Tây) bao gồm các dãy núi chạy dài từ bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Iran đến Himalaya, các hệ thống núi của vùng Trung Á và Nội Á. 
Hướng Bắc-Nam (hoặc gần Bắc-Nam) gồm các dãy núi dọc theo miền Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á như Đông Gaths, Tây Gaths của Ấn Độ, Ural và Kamchatka của Nga, Trường Sơn của Việt Nam... 

*Sự phân bố địa hình 

Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt châu lục không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm châu lục, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Từ khối núi Pamir tỏa ra 3 cánh núi chính: 
Cánh Đông Bắc gồm các hệ thống núi nối tiếp nhau: Thiên Sơn, Altai, Sayan cho đến đông bắc Siberi; 
Cánh phía Tây gồm dãy Hindu Kush và hệ thống các núi thuộc sơn nguyên Iran cho đến Tiểu Á và Nam Âu; 
Cánh Đông Nam bao gồm các núi thuộc khối Tây Tạng, Himalaya và Đông Nam Á. 

Ba cánh núi này chia bề mặt châu Á thành ba phần khác nhau: 

Phần Bắc và Tây Bắc với địa hình chủ yếu là đồng bằng, sơn nguyên thấp, rộng và tương đối bằng phẳng như Turan (Trung Á), Tây Siberi và cao nguyên Trung Siberi. Đây là bộ phận được hình thành trên các nền Tiền Cambri và Cổ Sinh, có địa hình thấp dần và mở rộng về phía Bắc. 
Phần Đông gồm các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên, núi trung bình, núi thấp xen với các đồng bằng nhỏ ven bờ. Đây là bộ phận được hình thành trên vùng nền Trung Hoa, các đới uốn nếp Cổ Sinh, Trung Sinh. Tất cả được nâng lên mạnh mẽ vào cuối đại Tân Sinh. Đặc biệt, địa hình của phần phía Đông này có cấu tạo dạng bậc, thấp dần từ nội địa ra phía biển. 
Phần Nam và Tây Nam gồm các hệ thống núi uốn nếp trẻ, các sơn nguyên và các đồng bằng xen kẽ với nhau. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh nhất so với hai bộ phận trên. 
Cấu tạo sơn văn của châu Á như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: phần Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần Đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương, phần Nam và Tây Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Tác động của các đại dương có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên và các hoạt động kinh tế-xã hội của con người.

3.* Khí hậu châu á phân hóa thành 5đới khí hậu khác nhau theo chiều từ Bắc xuống Nam(Cụ thể là từ cực Bắc đến xích đạo) 
-Đới khí hậu cực và cận cực 
-Đới khí hậu ôn đới 
-Đới khí hậu cận nhiệt 
-Đới khí hậu nhiệt đới 
-Đới khí hậu xích đạo 
*Khí hậu châu á phân bố thành 11 kiểu khí. Những chủ yếu là khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa. 
-Khí hậu gió mùa: 
+Gió mùa nhiệt đới(Nam Á,ĐNÁ) 
+Gió mùa cận nhiệt đới và ôn đới(Đông á) 
-Khí hậu lục địa phân bố ở vùng nội địa và khu vực Tây á. 
*** Giải thích: 
-Do vị trí địa lí, địa hình lãnh thổ rộng lớn,các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn cản sự xâm nhập của biển vào sâu trong nội địa