K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 5

Lưu ý: Tài khoản khả dụng của bạn phải trên 50 coin mới có thể sử dụng chức năng này!!!

1. Đọc thầm bài văn: Vương quốc vắng nụ cười​       Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười. Nói chính xác là chỉ có rất ít trẻ con cười được, còn người lớn thì hoàn toàn không. Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn. Ra đường gặp toàn những gương mặt rầu rĩ, héo hon. Ngay kinh đô là nơi nhộn...
Đọc tiếp

1. Đọc thầm bài văn:

Vương quốc vắng nụ cười​

      Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười. Nói chính xác là chỉ có rất ít trẻ con cười được, còn người lớn thì hoàn toàn không. Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn. Ra đường gặp toàn những gương mặt rầu rĩ, héo hon. Ngay kinh đô là nơi nhộn nhịp cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những mái nhà... Nhà vua, may sao, vẫn còn tỉnh táo để nhận ra mối nguy cơ đó. Ngài họp triều đình và cử ngay một viên đại thần đi du học, chuyên về môn cười.

Một năm trôi qua, thời hạn học tập đã hết, nhà vua thân hành dẫn các quan ra tận cửa ải đón vị đại thần du học trở về. Ai cũng hồi hộp mong nhìn thấy nụ cười mầu nhiệm của ông ta. Nhưng họ đã thất vọng. Vị đại thần vừa xuất hiện đã vội rập đầu, tâu lạy:

- Muôn tâu Bệ hạ, thần xin chịu tội. Thần đã cố gắng hết sức nhưng học không vào.

Các quan nghe vậy ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài sườn sượt. Không khí của triều đình thật là ảo não. Đúng lúc đó, một viên thị vệ hớt hải chạy vào:

- Tâu Bệ hạ! Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.

- Dẫn nó vào! - Nhà vua phấn khởi ra lệnh.

(còn nữa)
Theo TRẦN ĐỨC TIẾN

* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc hoàn thành các bài tập sau:

Câu 3. (1 điểm) Vì sao cuộc sống ở vương quốc nọ lại buồn chán như vậy?

A. Vì cư dân ở đó không ai biết cười.
B. Vì cư dân ở đó vừa trải qua cuộc chiến tranh.
C. Vì thiên nhiên ở đó rất khắc nghiệt.

Câu 4. (0,5 điểm) Nói chính xác là trong vương quốc chỉ có ai cười được?

A. Nhà vua
B. Người lớn
C. Rất ít trẻ con.

Câu 5. (0,5 điểm) Ai là người nhận ra những “mối nguy cơ” về vương quốc buồn tẻ?

A. Người dân
B. Nhà vua
C. Các vị đại thần

Câu 6. (0,5 điểm) Từ nào cùng nghĩa với từ “buồn chán”?

A. Vui vẻ
B. Chán ăn
C. Buồn bã

Câu 7. (1 điểm) Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình của vương quốc?

A. Nhà vua cử đại thần đi du học, chuyên về chữa bệnh.
B. Nhà vua cử đại thần đi du học, chuyên về môn cười.
c. Nhà vua cử đại thần mở lớp dạy học, chuyên về môn cười.

Câu 8. (0,5 điểm) Câu: “- Dẫn nó vào!” thuộc kiểu câu gì?

A. Câu cầu khiến
B. Câu hỏi
C. Câu cảm

Câu 9. (1 điểm) Chủ ngữ trong câu “Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.” là:

A. Thần
B. Thần vừa tóm được
C. Một kẻ đang cười

Câu 10. (1 điểm) Trạng ngữ trong câu “Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười.” là:

..........................................................................................................................................................................................................

Đây là trạng ngữ chỉ :...................................................................................................

Câu 11. (1 điểm) Nêu nội dung của bài tập đọc?

2
3 tháng 5 2022

Câu 3:a.   Câu 4:c.    Câu 5: b.    Câu 6:a.   Câu 7: b.   Câu 8:a.   Câu 9:a.   Câu 10: ngày xửa ngày xưa; trạng ngữ chỉ thời gian.    Câu 11: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.

 

3 tháng 5 2022

 3:a.    4:c.     5: b.     6:a.    7: b.    8:a.    9:a.    10: ngày xửa ngày xưa; trạng ngữ chỉ thời gian.     11: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.

27 tháng 1 2022

tham khảo 

Năm học mới đã đến rồi, lòng em cứ xốn xang chờ đợi ngày tựu trường. Hai tháng hè xa bạn bè, thầy cô em nhớ lắm!

Sáng nay, em dậy thật sớm sửa soạn sách vở, đồ dùng học tập, cẩn thận bỏ các thứ vào chiếc cặp mà mẹ đã mua cho em tại hiệu sách Minh Trí ở cố đô Huế trong dịp mẹ đi học ở ngoài ấy. Chiếc cặp chưa lần nào đến lớp nhưng đã trở thành người bạn thân thiết của em từ lâu rồi. Hôm cầm chiếc cặp trong tay, em thầm cảm ơn mẹ đã lo lắng chu toàn cho đứa con gái út của mẹ trước lúc vào lớp Bốn.

Mẹ đã chọn chiếc cặp thật hợp với sở thích của em, vừa vặn và xinh xắn. Nó được làm bằng chất liệu ni lông tổng hợp, màu xanh rêu, sợi tơ óng ánh như pha kim tuyến. Sờ vào, ai cũng cảm giác mát lạnh và mềm mềm như làn da của một đứa trẻ ba tuổi. Có lẽ chiếc cặp to bằng sổ ghi điểm của cô giáo, không cồng kềnh như cặp của bạn Thúy ngồi cạnh em. Phía trên là một quai xách được bện bằng sợi ni lông bền và rất chắc. Đằng sau có hai quai đeo được mắc vào những cái khóa sắt xi sáng loáng, dùng để điều chỉnh cho vừa quai đeo. Phía trước mặt có một bức tranh màu, vẽ hình một chú ếch đang ngồi trên lá sen du ngoạn ở trong đầm. Xung quanh là những đóa hoa sen hồng đang xòe cánh đón sắc nắng vàng mùa hạ. Bức tranh được lồng vào trong một ngăn bằng giấy mê ca mỏng, có khóa kéo đi, kéo lại. Ngăn này em dùng đựng tấm áo mưa.

Muốn mở cặp, em chỉ cần bấm nhẹ vào hai chiếc khóa ở nắp cặp, nó tự động mở ra nhờ một bộ phận quan trọng làm băng hệ thống lò xo, gắn vào phía trong nắp cặp. Cặp có hai ngăn chủ yếu. Ngăn lớn, em dùng để những quyển sách vở trong buổi học. Còn ngăn kia nhỏ hơn, em để các đồ dùng học tập như: bảng con, tập giấy kiểm tra và hộp đựng bút cùng một số vật dụng khác. Thấy chiếc cặp của em vừa xinh, vừa gọn nhẹ lại tiện lợi nữa nên bạn nào cũng hỏi mua ở cửa hàng nào để về xin bố mẹ mua cho. Em cũng nói thật với các bạn là ở đây không có.

 

Mải nghĩ về chiếc cặp mà suýt nữa trễ giờ đi học, em khoác vội chiếc cặp vào vai rồi chào bố và chị Hai rảo bước đến trường trong lòng rộn lên một niềm vui khó tả.

27 tháng 1 2022

tham khảo ( đã sửa TK như này tại chj châuuu )
Đầu năm học, mẹ mua cho em một chiếc cặp sách mới rất đẹp, Cặp được làm từ vải dù rất nhẹ mà chắc chắn. Lớp bên ngoài là màu tím nhạt, bên trong màu đen. Phía trước còn có trang trí hình một bình hoa cúc họa mi màu trắng xinh xắn. Ngay từ lần đầu nhìn thấy, em đã rất thích rồi. Cặp có hai ngăn chính. Ngăn phía trước khá nhỏ, có nắp che. Em thường dùng để cất khăn quàng đỏ, thẻ tên. Ngăn phía sau thì rất lớn. Có tấm chia ở giữa. Em sẽ cất sách vở, bút thước vào đó. Hai bên hông cặp là hai ống đựng thẳng. Em thường để bình nước vào đó. Phía sau lưng là quai cặp màu đen, có lớp xốp lót giúp đeo không bị đau lưng. Thật tuyệt vời. Em thích chiếc cặp lắm. Em sẽ giữ gìn cặp thật cẩn thận để cặp luôn sạch và mới.

29 tháng 3 2022

Chị có thể cho em mượn cái bút được không ạ.
Bác cho cháu ngồi nhờ bên nhà bác một lúc ạ!
Ôi, cậu cũng nhớ ngày sinh của mình à, thật tuyệt!

    
29 tháng 3 2022

thank you!

 

10. Viết một câu theo mẫu Ai-thế nào để nói về đôi chân bạn Phú, trong câu có sử dụng biện pháp so sánh.   Những trang vở đỏ chói điểm 9, 10 với những dòng chữ tròn, đều, thẳng tắp – ít ai có thể ngờ rằng những dòng chữ đó được viết không phải bởi tay mà là bằng chân : một đôi chân kì diệu của bạn Nguyễn Minh Phú, lớp 5B, trường Tiểu Học Hồ Tông Thốc, xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An...
Đọc tiếp

10. Viết một câu theo mẫu Ai-thế nào để nói về đôi chân bạn Phú, trong câu có sử dụng biện pháp so sánh.

 

 

 

Những trang vở đỏ chói điểm 9, 10 với những dòng chữ tròn, đều, thẳng tắp – ít ai có thể ngờ rằng những dòng chữ đó được viết không phải bởi tay mà là bằng chân : một đôi chân kì diệu của bạn Nguyễn Minh Phú, lớp 5B, trường Tiểu Học Hồ Tông Thốc, xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An .

Cô Nguyễn Thị Bình – mẹ của Phú – không thể nào quên được cái ngày 17 – 7 – 1990 ấy. Cô đã ngất xỉu khi nhìn thấy đứa con vừa chào đời của mình: một hài nhi yếu ớt, nhỏ bé và thiếu hẳn đôi cánh tay. Nhưng Phú đã lớn lên và có ý thức tự lập từ rất sớm, tập làm mọi việc bằng đôi chân của mình. Mỗi sáng ngủ dậy, Phù dùng chân kẹp bàn chải đánh răng và lấy khăn rửa mặt. Với đôi chân của mình, Phú không chỉ tự ăn cơm, mặc quần áo, mắc màn, xếp chăn, tắt mở công tắc điện, … mà còn giúp bố mẹ làm nhiều việc vặt trong nhà, từ bóc ngô, nhặt rau, đun bếp, quét nhà cho đến việc xâu kim chỉ cho mẹ vá quần áo. Một lần, Phú mon men đến lớp học, say sưa nhìn cô giáo giảng bài, nhìn lũ bạn ê a đánh vần , tập viết,… Về nhà, Phú lấy viên phấn kẹp vào chân , viết những chữ nguệch ngoạc trên nền gạch. Khi biết đọc thông, viết thạo, Phú nằng nặc đòi cha mẹ cho đi học. Cô giáo chủ nhiệm dành cho Phú một chiếc ghế để Phú đặt vở lên đấy, xoay ngang người, kê chân lên và cặp bút viết. Cứ như thế, Phú cần cù chịu đau, chịu khó, dù cho vào những ngày nóng nức, mồ hôi nhỏ xuống nhòe hết cả trang vở, còn về mùa đông thì bàn chân tê cóng vì lạnh, điều khiển cây bút cực kì khó khăn. Có những hôm, do viết quá nhiều, Phú bị chuột rút khiến các ngón chân co quắp, cứng đờ.

​Vất vả, khổ sở là thế nhưng Phú không hề nản lòng, chưa hề nghỉ một buổi học nào. Điều đáng nói là Phù viết rất đẹp và đặc biệt là tiếp thu bài vở rất nhanh. Suốt bốn năm học qua, Phú luôn là người dẫn đầu lớp về thành tích học tập. Phú rất có khả năng về môn toán, trong vở chỉ toàn điểm 9, 10. Năm 2002, Phú đoạt giải “vở sạch chữ đẹp” của huyện. Mơ ước của Phú là trở thành một người phiên dịch, vì theo bạn, đó là công việc thích hợp nhất  đốivới một người không có tay như Phú. Nhìn gương mặt thông minh với đôi mắt sáng, kiên quyết của Phú, tôi tin rằng Phú sẽ học thành tài, sẽ thực hiện được ước mơ của mình.

0
21 tháng 2 2022

mk k bt 

nhưng bạn không nên đăng câu hỏi linh tinh nên diễn đàn nx nhé

nếu b đăng linh tinh thì b ấy báo cáo là đúng vd như câu này 

                                CỔ TÍCH VIẾT BẰNG CHÂN        Những trang vở đỏ chói điểm 9, 10 với những dòng chữ tròn, đều, thẳng tắp – ít ai có thể ngờ rằng những dòng chữ đó được viết không phải bởi tay mà là bằng chân : một đôi chân kì diệu của bạn Nguyễn Minh Phú, lớp 4B, Trường Tiểu học Hồ Tông Thốc, xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Cô Nguyễn Thị Bình – mẹ của Phú – không thể nào...
Đọc tiếp

                                CỔ TÍCH VIẾT BẰNG CHÂN

       Những trang vở đỏ chói điểm 9, 10 với những dòng chữ tròn, đều, thẳng tắp – ít ai có thể ngờ rằng những dòng chữ đó được viết không phải bởi tay mà là bằng chân : một đôi chân kì diệu của bạn Nguyễn Minh Phú, lớp 4B, Trường Tiểu học Hồ Tông Thốc, xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

Cô Nguyễn Thị Bình – mẹ của Phú – không thể nào quên được cái ngày 17-7-1990 ấy. Cô đã ngất xỉu khi nhìn thấy đứa con vừa chào đời của mình : một hài nhi yếu ớt, nhỏ bé và thiếu hẳn đôi cánh tay. Nhưng Phú đã lớn lên và có ý thức tự lập từ rất sớm, tập làm mọi việc bằng đôi chân của mình. Mỗi sáng ngủ dậy, Phú dùng chân kẹp bàn chải đánh răng và lấy khăn rửa mặt. Với đôi chân của mình, Phú không chỉ tự ăn cơm, mặc quần áo, mắc màn, xếp chăn, tắt mở công tắc điện,… mà còn giúp bố mẹ làm nhiều việc vặt trong nhà, từ bóc ngô, nhặt rau, đun bếp, quét nhà cho đến xâu kim chỉ cho mẹ vá quần áo. Một lần, Phú mon men đến lớp học, say sưa nhìn cô giáo giảng bài, nhìn lũ bạn ê a đánh vần, tập viết,… về nhà, Phú lấy viên phấn kẹp vào chân, viết những chữ nguệch ngoạc trên nền gạch. Khi biết đọc thông, viết thạo, Phú nằng nặc đòi cha mẹ cho đi học. Cô giáo chủ nhiệm dành cho Phú một chiếc ghế để Phú đặt vở lên đấy, xoay ngang người, kê chân lên và cặp bút viết. Cứ như thế, Phú cần cù chịu đau, chịu khó, dù cho vào những ngày nóng nực, mồ hôi rỏ xuống nhoè hết cả trang vở, còn về mùa đông thì bàn chân tê cóng vì lạnh, điều khiển cây bút cực kì khó khăn. Có những hôm, do viết quá nhiều, Phú bị chuột rút khiến các ngón chân co quắp, cứng đờ.

       Vất vả, khổ sở là thế nhưng Phú không hề nản lòng, chưa hề nghỉ một buổi học nào. Điều đáng nói là Phú viết rất đẹp và đặc biệt là tiếp thu bài vở rất nhanh. Suốt bốn năm học qua, Phú luôn là người dẫn đầu lớp về thành tích học tập. Phú rất có khả năng về môn Toán, trong vở chỉ toàn điểm 9, 10. Năm 2002, Phú đoạt giải “Vở sạch – Chữ đẹp” của huyện. Mơ ước của Phú là trở thành một người phiên dịch, vì theo bạn, đó là công việc thích hợp nhất đối với một người không có tay như Phú. Nhìn gương mặt thông minh với đôi mắt sáng, kiên quyết của Phú, tôi tin rằng Phú sẽ học thành tài, sẽ thực hiện được ước mơ của mình.

                                                      Theo Báo Thiếu Nhiên Tiền Phong

   Câu hỏi:    

 Em học tập được ở bạn Nguyễn Minh Phú những phẩm chất tốt đẹp nào?

0
                              CỔ TÍCH VIẾT BẰNG CHÂN        Những trang vở đỏ chói điểm 9, 10 với những dòng chữ tròn, đều, thẳng tắp – ít ai có thể ngờ rằng những dòng chữ đó được viết không phải bởi tay mà là bằng chân : một đôi chân kì diệu của bạn Nguyễn Minh Phú, lớp 4B, Trường Tiểu học Hồ Tông Thốc, xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Cô Nguyễn Thị Bình – mẹ của Phú – không thể nào...
Đọc tiếp

                              CỔ TÍCH VIẾT BẰNG CHÂN

       Những trang vở đỏ chói điểm 9, 10 với những dòng chữ tròn, đều, thẳng tắp – ít ai có thể ngờ rằng những dòng chữ đó được viết không phải bởi tay mà là bằng chân : một đôi chân kì diệu của bạn Nguyễn Minh Phú, lớp 4B, Trường Tiểu học Hồ Tông Thốc, xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

Cô Nguyễn Thị Bình – mẹ của Phú – không thể nào quên được cái ngày 17-7-1990 ấy. Cô đã ngất xỉu khi nhìn thấy đứa con vừa chào đời của mình : một hài nhi yếu ớt, nhỏ bé và thiếu hẳn đôi cánh tay. Nhưng Phú đã lớn lên và có ý thức tự lập từ rất sớm, tập làm mọi việc bằng đôi chân của mình. Mỗi sáng ngủ dậy, Phú dùng chân kẹp bàn chải đánh răng và lấy khăn rửa mặt. Với đôi chân của mình, Phú không chỉ tự ăn cơm, mặc quần áo, mắc màn, xếp chăn, tắt mở công tắc điện,… mà còn giúp bố mẹ làm nhiều việc vặt trong nhà, từ bóc ngô, nhặt rau, đun bếp, quét nhà cho đến xâu kim chỉ cho mẹ vá quần áo. Một lần, Phú mon men đến lớp học, say sưa nhìn cô giáo giảng bài, nhìn lũ bạn ê a đánh vần, tập viết,… về nhà, Phú lấy viên phấn kẹp vào chân, viết những chữ nguệch ngoạc trên nền gạch. Khi biết đọc thông, viết thạo, Phú nằng nặc đòi cha mẹ cho đi học. Cô giáo chủ nhiệm dành cho Phú một chiếc ghế để Phú đặt vở lên đấy, xoay ngang người, kê chân lên và cặp bút viết. Cứ như thế, Phú cần cù chịu đau, chịu khó, dù cho vào những ngày nóng nực, mồ hôi rỏ xuống nhoè hết cả trang vở, còn về mùa đông thì bàn chân tê cóng vì lạnh, điều khiển cây bút cực kì khó khăn. Có những hôm, do viết quá nhiều, Phú bị chuột rút khiến các ngón chân co quắp, cứng đờ.

       Vất vả, khổ sở là thế nhưng Phú không hề nản lòng, chưa hề nghỉ một buổi học nào. Điều đáng nói là Phú viết rất đẹp và đặc biệt là tiếp thu bài vở rất nhanh. Suốt bốn năm học qua, Phú luôn là người dẫn đầu lớp về thành tích học tập. Phú rất có khả năng về môn Toán, trong vở chỉ toàn điểm 9, 10. Năm 2002, Phú đoạt giải “Vở sạch – Chữ đẹp” của huyện. Mơ ước của Phú là trở thành một người phiên dịch, vì theo bạn, đó là công việc thích hợp nhất đối với một người không có tay như Phú. Nhìn gương mặt thông minh với đôi mắt sáng, kiên quyết của Phú, tôi tin rằng Phú sẽ học thành tài, sẽ thực hiện được ước mơ của mình.

                                                          Theo Báo Thiếu Nhiên Tiền Phong

 Câu hỏi:

    Viết một câu theo mẫu ''Ai thế nào'' để nói về đôi chân bạn Phú,trong câu có sử dụng biện pháp so sánh.

0
29 tháng 1 2023

b, Dùng để khen về 1 thứ nào đó

c, Dùng để khen về món ăn nào đó

a, Dùng để muốn ai đó thực hiện được mong muốn của mình

25 tháng 12 2021

Tham khảo!

"Có công mài sắt, có ngày nên kim", từng tiếng được phát ra rõ ràng, rành mạch khi em đang dạy em trai đọc chữ, và khi đọc đến câu tục ngữ này, em lại nhớ về một khoảng thời gian em đã vô cùng cố gắng nỗ lực chăm chỉ để viết chữ đẹp hơn.

Hồi đó em học lớp 1, những ngày đầu tiên đến lớp em vẫn còn bỡ ngỡ bạn mới, thầy cô mới, một môi trường mới, nhưng được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo, em đã thích nghi rất nhanh và cảm thấy vui vẻ. Tuy nhiên, việc học của em không được tốt lắm, bởi chữ viết của em rất xấu, thường bị cô phê bình. Em rất buồn nhưng may mắn được sự giúp đỡ của chị gái cùng với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân, chữ viết của em đã dần một tốt hơn và còn được dự thi cuộc thi viết chữ đẹp.

Những bài học đầu tiên của lớp 1 chỉ là làm quen, đọc số và các nét, em đã học rất tốt cho đến khi cô yêu cầu viết vào vở, rồi rèn từng nét một. Các nét chữ của em hồi đó rất xấu, từng nét không được thẳng mà cứ cong cong, run run. Nhìn chữ viết của mình rất xấu, em trở nên chán nản, không rèn luyện thêm, chỉ viết cho hết bài trên lớp và về nhà không chịu rèn. Những nét chữ của em ngày một xấu hơn và không đúng nét. Cô giáo thấy em không có sự tiến bộ nên đã nhắn với bố mẹ, yêu cầu gia đình để ý đến việc học của em hơn. Từ hôm đó trở đi, ngày ngày chị gái em đều bắt em học bài, rèn thật chậm từng nét chữ, chị gái luôn nhắc nhở em "Có công mài sắt, có ngày nên kim". Những ngày đầu em cảm thấy rất khó khăn, nhưng dần dần em thấy mình tiến bộ hơn một chút. Chị gái luôn tận tâm chỉ từng nét, và việc rèn chữ đã trở thành một thói quen của em, nhìn thấy chữ của mình đẹp hơn, em đã rất vui mừng. Khoảng thời gian đó, ngoài thời gian rèn chữ trên lớp, về đến nhà, em ngồi ngày vào bàn học và rèn từng chút từng chút một, em đã tự hứa với mình phải đạt được thành tích tốt để cho gia đình tự hào về em. Sự nỗ lực của em đã được đền đáp, chữ của em tiến bộ hơn rất nhiều, đến đầu học kỳ 2, em đã được chọn là thí sinh đi thi đi thi viết chữ đẹp. Em đã chăm chỉ hơn để chuẩn bị cho cuộc thi, tuy nhiên kết quả không được như mong muốn. Em đã tự hứa với mình phải nỗ lực hơn nhiều để đạt được giải, và hai năm sau đó bằng sự quyết tâm vượt bậc, em đã nhận được giải Ba và giải Nhì trong cuộc thi viết chữ đẹp cấp tỉnh.

"Có công mài sắt, có ngày nên kim" quả thật là một câu tục ngữ hay về sự chăm chỉ và thành công. Quả đúng vậy, em rất cảm ơn chị gái đã giúp đỡ em và em cũng rất tự hào về bản thân đã nỗ lực rèn luyện, em sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để đạt được nhiều kết quả tốt hơn.

25 tháng 12 2021

Cảm ơn bạn nha!