K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
4 tháng 9 2018

a. "Cóc chết bỏ nhái mồ côi

Chỗi ngồi chỗi khóc: Chàng ơi là chàng!

   Ễnh ương đánh lệnh đã vang

Tiền đâu mà trả cho làng ngóe ơi".

Câu ca dao sử dụng biện pháp nhân hóa và ẩn dụ. Nhân hóa ở chỗ dùng từ ngữ xưng hô vốn gọi người để gọi vật "chàng", "ơi" để tạo nên sự sinh động, gần gũi. Hơn nữa, các từ "cóc", "nhái", "chỗi", "ngóe" cũng sử dụng phép ẩn dụ để chỉ một hạng người, một loại người trong xã hội. Câu ca dao vì thế mà kín đáo bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình.

b. "Tre xung phong và xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín".

Câu văn sử dụng phép liệt kê để nói lên sự kiên cường và gắn bó của tre đối với người dân Việt Nam. Tre không chỉ gắn bó với con người từ thuở nằm nôi mà còn đồng hành cùng con người trên mỗi chặng đường, làm vũ khí, làm thành lũy cùng con người đánh giặc giữ nước.

c. "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái trèo mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió".

Khổ thơ sử dụng biện pháp so sánh. Tác giả so sánh "chiếc thuyền nhẹ" với "con tuấn mã": so sánh sự vật vô tri với con vật. "Con tuấn mã" là chỉ con ngựa đẹp, khỏe. Việc so sánh này khiến ta tưởng tượng ra cảnh con thuyền hăm hở ra khơi, lướt nhẹ trên mặt biển như ngựa phi ngàn vạn dặm... 

Bên cạnh đó, tác giả còn so sánh sự vật cụ thể hữu hình với cái vô hình trừu tượng: "cánh buồm" với "mảnh hồn làng" để chỉ sự gắn bó, thân thuộc của cánh buồm. Cánh buồm ra khơi như mang theo trong nó tâm hồn của những người dân chài, mang theo trong đó biết bao ước mơ khát vọng và trông mong vào những mẻ cá bội thu. 

Như vậy, hai hình ảnh so sánh thật độc đáo và giàu giá trị biểu cảm, cho thấy tâm hồn tinh tế và sự gắn bó với quê hương miền sông nước của tác giả Tế Hanh.

d. "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ."

Câu thơ sử dụng biện pháp nhân hóa và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Nhân hóa ở chỗ: chiếc thuyền sau chuyến ra khơi dài, khi trở về cũng như con người, mỏi và cần nghỉ ngơi. Phép nhân hóa đã khiến hình ảnh con thuyền trở nên sinh động và giàu biểu cảm.

Ngoài ra, phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua từ "nghe": chất "muối" vốn được cảm nhận bằng vị giác, nhưng ở đây được tác giả cảm nhận bằng thính giác và cảm giác. Chính phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác này đã cho thấy vẻ đẹp rắn rỏi và hơi vị mặn mòi của biển cả như phả ra, thấm vào từng câu thơ, khổ thơ. 

31 tháng 8 2018

YESSS !!!

- Nhà đỏ ở bên phải , nhà xanh ở bên trái . Vậy nhà trắng ở Mĩ

Hú hú

31 tháng 8 2018

Nhà Trắng ở Mỹ.

31 tháng 8 2018

Nhờ có thành tích học tập tốt trong năm học vừa qua, nên em đã được cùng bố, mẹ đi Đà Lạt thăm quan một chuyến như lời mẹ đã hứa. Xe cập bến ở vườn hoa tuyệt đẹp. “ Ôi ! Tuyệt quá !”. Em reo lên khi trước mắt em hiện lên bao nhiêu màu sắc sặc sỡ của hàng trăm, hàng ngàn loài hoa khoe sắc rộn ràng: nào là màu đen nhung của những bông hoa lay ơn, màu hồng rực rỡ của hàng triệu đoá hoa hồng và nhiều loại cây khác nữa: cúc, mi – mô – da, cẩm tú cầu… Thật đúng nghĩa với cái tên: “Đà Lạt ngàn hoa”. Không những thế, em còn được ngắm cả dòng sông Hương thơ mộng, Thác Cam Li ngoằn ngoèo với những hòn đá cuội nhẵn bóng. Cùng với bạt ngàn rừng thông xanh mướt dịu dàng. Chùa Linh Sơn đầy vẻ cổ kính, trang nghiêm. Khách sạn Đồi Cù, Lam Sơn, Palace,…y nghi, lỗng lẫy với những tầng lầu cao ngút ngát tận trời xanh. Em tưởng mình như đang lạc vào thế giới của những giấc mơ đẹp. Một thoáng mộng mơ đẹp đẽ và rất đỗi diệu kì.
-------------------------
Đất nước em có rất nhiều cảnh đẹp.nhưng nói đến rừng cây, thác nước,khí hậu mát mẻ thì mọi người sẽ nghĩ ngay đến Tây Nguyên, núi non điệp trùng. Nơi em sống được ví như Pa – ri thứ hai của Pháp và các du khách đến đây có câu nói:”Con người Đà Lạt thanh lịch mến khách.” Vâng, em sống tại Đà Lạt nơi nổi tiếng với vườn hoa xanh tốt quanh năm. Có một nhà văn đã từng nói: "Đà Lạt bốn mùa đều là mùa xuân.” Đà Lạt còn có rất nhiều cảnh đẹp nên thơ làm say lòng các du khách khi đến đây. Trong các cảnh đẹp này, nơi làm cho em có nhiều ấn tượng nhất đó là hồ Xuân Hương thơ mộng, nằm ngay giữa lòng thành phố Đà Lạt xinh đẹp này.
Nhìn từ trên cao, hồ Xuân Hương uốn khúc tạo thành hình bán nguyệt. Khi nhìn gần với một màn sương trắng xóa tạo thành một bức màn tĩnh lặn. Vào các buổi sáng sớm, hai bên ven bờ có vài người câu cá, lác đác vài người chạy bộ quanh hồ. Những hàng cây Liễu Rũ ven bờ ngả những chiếc lá xuống mặt hồ đề chau chuốt cho những cành lá của mình. Dần dần, hòa theo dòng người tấp nập, hồ Xuân Hương đã không còn vẻ tĩnh lặn như lúc sớm nữa. Một màn sương trắng xóa lúc đầu bây giờ đã tan dần, nhưng những giọt sương vẫn còn đọng lại trên những chiếc lá tạo cho nó một màu xanh long lanh theo ánh nắng vàng. Những cơn sóng nhẹ lăn tăn chơi đùa cùng những cơn gió nhẹ thoảng qua. Mặt trời đã lên cao, hồ càng trong xanh hơn cùng những cơn gió vẫn rì rào kể chuyện, tiếng chim hót lảnh lót tô điểm thêm cho những câu chuyện của gió thêm sinh động, tiếng khua lao xao của những chiếc lá mỗi khi có cơn gió nhẹ thổi qua và mặt nước in bóng những hàng cây đã tạo nên một câu chuyện của thiên nhiên. Xế chiều, mặt nước có màu hơi sẫm. Rồi trời bắt đầu tối. Những ánh điện lập lòe chiếu xuống mặt hồ, tạo nên một hành tinh ánh sáng dưới cái màn đêm yên tĩnh của hồ.


Vào mùa xuân, mặt hồ lúc nào cũng xanh cùng bầu trời. Vào đêm ba mươi mọi người nô nức ra chợ để mua những cành hoa về chưng trông dịp tết. Đúng mười hai giờ khuya, trong lòng ai cũng hồi hộp đón chào những pháo hoa bắn lên trời làm rực rỡ một bầu trời đầy sao. Những ánh pháo hoa có trên trời đều in bóng xuống mặt hồ và thêm với các ánh đèn rực sáng chiếu xuống mặt hồ làm cho mặt hồ thêm sinh động và nên thơ. Mặt hồ như một chiếc gương phản chiếu những hình ảnh xung quanh hồ, khi nhìn xuống mặt hồ mọi người đều thấy như cả thành phố đang ở trong chiếc gương này vậy.
Mỗi cảnh đẹp của đất nước đều có vẻ thơ mộng riêng, nhưng em vẫn thích cái vẻ đẹp của cái hồ này, cái hồ mang tên một nhà thơ rất nổi tiếng cái hồ mang một vẻ đẹp huyền bí và cái hồ đã làm say lòng các du khách đến đây. 
Nếu một mai em co đi đâu chăng nữa, em vẫn không bao giờ quên thành phố Đà Lạt nên thơ và Hồ Xuân Hương thơ mộng đâu!

#

31 tháng 8 2018

Bạn quen thầy ấy thì sao không bảo thầy ấy cho bn điểm đi,bn ms 0 điểm mà.

31 tháng 8 2018

Chúng ta cần phải học lịch sử, vì:

- Mỗi con người cần phải biết tổ tiên, ông bà mình là ai, mình thuộc dân tộc nào, con người phải làm gì để có được như ngày hôm nay,...

- Hiểu vì sao phải quý trọng, biết ơn những người đã làm nên cuộc sống hôm nay và chúng ta phải học tập, lao động để góp phần làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn nữa.

31 tháng 8 2018

Chúng ta đều biết rằng văn hóa quan trọng như thế nào đến sự phát triển của một đất nước, một dân tộc. Văn hóa định hình cách người ta hành xử, phương cách làm ăn, lãnh đạo và điều hành. Vậy cái gì chủ đạo tạo nên dòng chảy văn hóa? Chính là lịch sử. Lịch sử như là xương sống của văn hóa vậy, nó là dòng chảy chính để từ đó văn hóa đâm chồi nảy lộc và phát triển thành nhiều hình thức đa dạng. Lịch sử đất nước thời phong kiến sẽ có những nét văn hóa riêng của thời phong kiến. Đến thời kỳ đổi mới thì lại có những nét văn hóa riêng phù hợp với thời đại. Hiểu về lịch sử giúp chúng ta có được góc nhìn chung nhất về một nền văn hóa của đất nước, giúp lý giải các biểu hiện văn hóa, từ đó có thể đặt ra phương pháp phù hợp để phát triển văn hóa theo hướng tích cực.

Ví dụ như việc hiểu rõ lịch sử của một lễ hội nào đó ở Việt Nam sẽ giúp chúng ta đánh giá được nguồn gốc của những thực hành văn hóa hiện tại trong lễ hội đó. Từ đó có thể cẩn trọng chọn ra những giá trị có tính vững bền, có bề dày lịch sử để tiếp tục duy trì và phát huy, đồng thời có thể loại bỏ những hiểu nhầm hay hoạt động không lành mạnh.

Nhận thức được vận động xã hội để định đoạt tương lai

Nhìn một cách hình tượng thì chúng ta có thể coi vận động lịch sử như là dòng chảy không ngừng của một dòng sông dài vô cùng. Việc tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử một cách khoa học và có hệ thống cũng như việc chúng ta tìm hiểu dòng chảy từ thượng lưu đến chỗ chúng ta đang đứng. Hiểu rõ về dòng sông cho chúng ta kiến thức, kinh nghiệm và sự tự tin để tiếp tục theo dòng sông tiến về phía trước. Tương tự như vậy, hiểu về lịch sử đất nước mình, lịch sử thế giới, biết được những sự kiện lịch sử thực tế diễn ra như thế nào, cho chúng ta khả năng lựa chọn và quyết định trong các sự việc ở hiện tại và tương lai.

Ví dụ như chúng ta hiểu rõ về cuộc chiến tranh ở nước ta từ đầu thế kỷ trước, biết được các nước khác đã duy trì hòa bình đất nước như thế nào. Thì nếu giả sử ở thời điểm hiện tại có xung đột với một nước nào đó, thì chúng ta cũng tỉnh táo để chọn cách ngoại giao phù hợp và tránh chiến tranh vô nghĩa. Lịch sử chỉ ra rằng chiến tranh thì sẽ chẳng có bên nào thắng lợi cả, và thiệt hại là vô cùng lớn. Thời đại này đã khác rồi và bài học từ nhiều nước trên thế giới cho chúng ta thấy có nhiều cách khác có thể giải quyết xung đột một cách hòa bình và tránh thiệt hại cho cả hai phía.

Nền tảng để phát triển bền vững

Như đã phân tích ở trên, nghiên cứu, tìm hiểu và học lịch sử một cách khoa học cho chúng ta nền tảng vững chắc để quyết định những vấn đề quan trọng cho tương lai. Không chỉ có tầm vực vĩ mô cấp quốc gia, hiểu lịch sử cũng có ý nghĩa đối với từng cá nhân. Hiểu về lịch sử giáo dục cho chúng ta quyền lựa chọn mô hình giáo dục tốt nhất cho con em mình. Hiểu về các biến chuyển kinh tế trên thế giới cho chúng ta quyết sách kinh doanh đúng đắn.

Nếu chúng ta có được một nền nghiên cứu và học tập lịch sử bài bản và đúng đắn, hẳn sẽ giúp cho người dân và chính quyền có những quyết sách đúng đắn đối với vận mệnh đất nước. Từ đó lại tiếp tục viết nên những trang sử mới, có thể không luôn luôn tươi đẹp, nhưng thực chất và giúp chúng ta học thêm được những bài học đáng giá. Và đó lại chính là nền tảng cho các thế hệ tiếp sau nữa học học từ chúng ta hôm nay và ứng dụng vào tương lai của họ. Đó chính là sự bền vững của nền tảng nghiên cứu và học lịch sử một cách khoa học.

Và thực tế cũng cho thấy rằng, ở những nước văn minh, nơi lịch sử được coi trọng và nghiên cứu một cách bài bản, thì xã hội họ phát triển tốt hơn và bền vững hơn so với các đất nước xem nhẹ và giấu giếm lịch sử.

Tôi đã sẵn sàng cho hành trình “yêu lại từ đầu” môn lịch sử rồi, còn bạn thì sao? Cùng tham gia hành trình này nhé.

31 tháng 8 2018

ptbđ là t

k nha

31 tháng 8 2018

tự sự 

theo kiến thức đã học thì mình chắc chắn là thế

31 tháng 8 2018

mình sẽ bay về trời

31 tháng 8 2018

mìh sẽ bay về trời vì Thánh Gióng ra đời cũng phi thường thì ra đi cũng phải phi thường

31 tháng 8 2018

Đây là một kết thúc mang ý nghĩa sâu sắc.Kết thúc theo mong muốn của nhân dân đồng thời cũng nói lên phẩm chất tốt đẹp của Gióng: Đánh giặc ko màng danh lợi. Đánh giặc vì nghĩa lớn, giúp cho nước nhà. Gióng ko đòi công lao,tiền bạc hay chức vọng. Qua đây thể hiện được mong muốn của nhân dân về một người anh hùng vĩ đại,cao cả,ống gần gũi với dân và có một cuộc sống hết sức thanh bình,giản dị,gần gũi với dân cho dù là một người anh hùng vĩ đại

Theo như mình nghĩ, kết thúc này nói cũng nói về Gióng k ham công danh, một dũng sĩ còn có Đức tính khiêm tốn, k cần mọi người ngưỡng mộ. Giả sử bạn viết kết thúc là Gióng đi vào rừng ẩn tích;....

Có gì sai sót mong bạn thông cảm ạ, vì đây là mik tự nghĩ ạ* cúi đầu*

1.Đọc và xác định từ mượn trong đoạn văn sau đây:Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp,...
Đọc tiếp

1.Đọc và xác định từ mượn trong đoạn văn sau đây:

Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gẫy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Ðám tàn quân giẫm đạp nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Ðến đấy, một người một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

2.Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Thánh Gióng .Trong đó sử dụng ít nhất 3 từ mượn.(từ 5 đến 7 câu)

 

Giúp em với m.n,em đang cần gấp ạ

1
1 tháng 9 2018

Từ mượn: Núi Trâu, hoảng hốt, áo giáp, sứ giả, tráng sĩ, trượng, lẫm liệt, phi