K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

hãy viết văn về trang danh đạt

Câu trả lời :

Em chưa bao giờ bị cô giáo phê bình cả nên em ko có biết gì đâu !

T-T

bài văn cuộc chia tay của những con búp bê thật cảm động và đầy ý nghĩa được biểu lộ qua cảm xúc chân thành của hai anh em thành và thủy đã để lại cho em nhiều xúc cảm . em cảm nhận được sự đau đớn khi tình cảm của 2 anh em bị chia cắt bởi bi kịch gia đình xảy đến, làm cho cô bé Thủy trở nên yếu đuối và gục ngã khi phải chia tay người anh mình hằng yêu quý mà đi về quê buôn bán và việc học dường như chấm dứt với cô bé khiến em thật bất bình .Hay người anh Thành thường ngày dũng cảm vậy mà trong giây phút đau khổ ấy , người anh đã phải rơi nước mắt khi xa cô em gái mà mình yêu thương nhất. Cuộc sống bình dị của 2 anh em ngày nào giờ đây đã quá đỗi phức tạp với bao nhiêu rắc rối từ cha mẹ cho em sự bất bình . Hai anh em như hai viên pha lê dễ vỡ lại bị tổn thương với những lý do thật đơn giản .2 em bé trong truyện trân trọng đến những thứ đồ chơi là vật vô tri vô giác như một người bạn vậy cớ sao các bậc cha mẹ không vì con mình mà trân trọng cố gắng sống thật tốt ? ... Câu chuyện ấy vẫn còn tồn tại trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta khi cha mẹ vì lí do cá nhân của mình làm tổn hại đến những tình cảm trong sáng của trẻ thơ .khiến chúng bị rơi vào cảnh thiếu thốn tình thương, tình cảm của gia đình như 2 anh em thành và thủy vậy em cảm nhận sâu sắc và cảm thông cho những trẻ thơ bất hạnh .

Kết quả hình ảnh cho cuoc chia tay cua nh con bup be

hok tốt !

10 tháng 9 2018

Soạn bài từ mượn

I. Từ thuần Việt và từ mượn Học sinh dựa vào từ điển tiếng Việt để giải thích :

1. - Trượng. - Tráng sĩ.

2. Các từ trên có nguồn gốc từ ngôn ngữ Hán.

3. Những từ tiếng Hán : sứ giả, điệu, giang sơn. Những từ mượn các ngôn ngữ khác : tivi, xà phòng, mít ting, ra-đi-ô, ga, Xô-viết, in-tơ-nét.

4. - Với các từ mượn từ đã Việt hóa chúng ta viết như từ thuần Việt. - Với các từ mượn chưa Việt hóa (tiếng châu Âu) chúng ta nên dùng dấu gạch ngang giữa các tiếng.

II. Nguyên tắc mượn từ.

1. Mượn từ để làm giàu tiếng Việt

2. Không nên mượn từ nước ngoài tùy tiện.

III. Luyện tập

Câu 1.    - Những từ mượn từ tiếng Hán. + Vô cùng ; tự hiên ; sính lễ. + Gia nhân. + Quyết định ; lãnh địa. - Những từ mượn tiếng châu Âu : lốp, in-tơ-nét.

Câu 2. Hãy xác định nghĩa của các tiếng tạo thành các từ Hán Việt dưới đây. a. - Giả : tiếng dùng để chỉ người hay vật, ở đây là người, kẻ. - Khán : nhìn trông coi. - Thính : nghe. - Độc : đọc b. - Yếu : quan trọng, cần gấp. - Điểm : vết đen, cái chấm, là điểm. - Lược : tóm tắt những điều cơ bản, chủ yếu. - Nhân : người.

Câu 3. Kể một số từ mượn : a. Mét, ki-lô-mét, xen-ti-mét, ki-lô-gam, lít, đấu (thóc), tá (bút)… b. Ghi đông, phuốc-tăng, đĩa xiđi…

Câu 4.  - Đó là : phôn, fan, nốc ao. - Dùng những từ này trong giao tiếp sinh hoạt với những bạn bè của mình.

Câu 5. Chép chính tả lưu ý các từ mượn.

 

10 tháng 9 2018

bạn cũng có thể tham khảo trong sách để học tốt ngữ văn 6 nha!

#khoa#

Những câu đố tiểu học khiến người lớn hay thiên tài cũng phải "điên đầu" giải mã. Ảnh: BrightsideNhiều câu đố tiểu học dường như rất đơn giản nhưng đôi khi người lớn hay thậm chí cả thiên tài cũng chưa chắc trả lời được.Truy tìm thiên tài "ẩn dật": Chỉ những người thông minh mới tìm ra đáp án trong 2 phút  Thách thức 30 giây: Chỉ người "hay soi" mới giải được 2 câu đố này...
Đọc tiếp
Những câu đố logic "thách thức" cả người thiên tàiNhững câu đố tiểu học khiến người lớn hay thiên tài cũng phải "điên đầu" giải mã. Ảnh: BrightsideNhiều câu đố tiểu học dường như rất đơn giản nhưng đôi khi người lớn hay thậm chí cả thiên tài cũng chưa chắc trả lời được. 

Chắc hẳn không ít lần chúng ta mắc kẹt trước những câu đố hay bài tập về nhà "oái oăm" của trẻ nhỏ. Người lớn hay có xu hướng nhìn nhận vấn đề phức tạp lên, chúng có thể không hề khó như bạn nghĩ đâu.

Thường xuyên giải đáp và luyện tập những câu đố logic sẽ giúp bạn phản ứng nhanh hơn trước các thử thách của con trẻ. Dưới đây là 8 câu đố có thể siêu dễ với học sinh tiểu học, nhưng cũng có thể là thử thách mà người lớn chưa thể giải quyết ngay lập tức. Hãy trả lời và so sánh với đáp án bên dưới để kiểm chứng.

Câu đố 1. Điểm đỗ xe

Những câu đố logic thách thức cả người thiên tài - Ảnh 1.

Câu đố đơn giản này nằm trong đề thi tuyển sinh đầu vào dành cho học sinh lớp 1 ở Hồng Kông. Những đứa trẻ chỉ mất vài giây để tìm ra đáp án. Còn bạn thì sao?

Câu đố 2. Mật mã 4 chữ số

Những câu đố logic thách thức cả người thiên tài - Ảnh 2.

Trẻ em có thể chỉ mất 5-10 phút để tìm ra ẩn số nhưng những lập trình viên chuyên nghiệp có thể mất tới một giờ đồng hồ.

Câu đố 3: Ẩn số trong kim tự tháp

Những câu đố logic thách thức cả người thiên tài - Ảnh 3.

Những học sinh lớp 3 ở Singapore thường xuyên làm những bài tập tìm ẩn số tương tự như này và chúng chỉ mất chừng vài phút để tìm ra.

Câu đố 4: Chiếc hộp Sô-cô-la

Đây là một bài tập toán của học sinh 12 tuổi ở Mỹ.

Những câu đố logic thách thức cả người thiên tài - Ảnh 4.

Hãy đọc kỹ đề bài và lựa chọn đáp án thích hợp nhất.

Bài toán: Có 50 cái kẹo socola trong hộp. Trong đó, có 30 cái kẹo caramel, 25 cái kẹo đưa, 10 cái kẹo có vị caramel và dừa, phần còn lại là kẹo socola.

Hỏi: Biểu đồ nào minh họa hộp socola chính xác?

Câu 5: Xe buýt đang chạy theo hướng nào?

Những câu đố logic thách thức cả người thiên tài - Ảnh 5.

Câu 6: Làm thế nào ra được kết quả này?

Những câu đố logic thách thức cả người thiên tài - Ảnh 6.

Câu 7: Người đàn ông ngốc nghếch

 

Những câu đố logic thách thức cả người thiên tài - Ảnh 7.

Du khách đến thăm quan một ngôi làng ở miền núi thường thích thú vì gặp được người đàn ông ngốc nghếch. Khi đưa ra việc lựa chọn 5 cent và 5$, người đàn ông ngốc nghếch luôn vui vẻ chọn 5 cent. Giá trị chênh lệch tới 10 lần, vậy tại sao người đàn ông nọ lại không chọn 5$?

Câu 8: Tìm kiếm điểm khác biệt trong hình

Những câu đố logic thách thức cả người thiên tài - Ảnh 8.Những câu đố logic thách thức cả người thiên tài - Ảnh 9.

Câu 1: Câu trả lời là 87. Chỉ cần xoay ngược lại bức hình là tìm ra đáp số rồi.

Câu 2: Câu đố này chỉ cần bạn tinh ý một chút thì sẽ tìm ra. Cụ thể, nếu để ý kỹ, bạn sẽ nhận thấy con số bên về phải của phương trình chính bằng vòng tròn trong dãy số bên vế trái.

Những câu đố logic thách thức cả người thiên tài - Ảnh 10.

Chỉ cần tinh ý một chút, bạn sẽ nhận ra mỗi liên hệ giữa vế phải, vế trái của những phương trình đặc biệt này.

Ví dụ: 8809: số 8 có hai vòng tròn, số 0 có một và số 9 cũng có một. Vậy nên 8809 = 6

Do đó, đáp án của 2251 = 2.

Câu 3: Để tìm ra đáp án cho câu hỏi này, bạn tinh ý sẽ nhận thấy số ở hàng trên sẽ bằng tổng hai số ở dưới đáy trừ đi 15.

VD: số ở hàng trên là 446, hai số hàng dưới là 198 và 263.

Ta có: 446 = 198 + 263 -15.

Dó đó, ta có đáp án: D = 679 + 681 -15 = 1345; E = 1345 + 1110 – 15 = 2440.

 

Giá trị cần tìm của D và E là: D = 1345; E = 2440.

Những câu đố logic thách thức cả người thiên tài - Ảnh 11.

Hiểu được quy luật trong kim tự tháp số, bạn sẽ tìm ra đáp án trong câu hỏi "phức tạp" này.

Câu 4: Câu trả lời là biểu đồ B. Bạn chỉ cần làm một số phép tính đơn giản sau:

Số kẹo caramel có trong hộp là: 30 – 10 = 20.

Số kẹo dừa trong hộp là: 25 – 10 = 15.

Bây giờ bạn có thể tìm ra bao nhiêu kẹo sô-cô-la ở trong hộp là: 50 - (20 + 15 +10) = 5.

Những câu đố logic thách thức cả người thiên tài - Ảnh 12.

Đáp án chính xác cho câu đố này là B.

Câu 5: Xe buýt đang di chuyển về bên trái vì cửa ở phía bên kia.

Những câu đố logic thách thức cả người thiên tài - Ảnh 13.

Xe buýt thực ra đang đi về phía bên trái.

Câu 6:

Để giải quyết câu đố này, bạn cần phải tưởng tượng số 29 bằng chữ số La Mã. Bằng cách đó, số 29 sẽ là: XXIX. Bây giờ bạn chỉ cần loại bỏ I và nhận được số XXX. Trong hệ thống tiếng Ả Rập, XXX có nghĩa là 30.

Câu 7: Người đàn ông ngốc nghếch thực ra đủ thông minh để nhận ra rằng nếu ông chọn tờ 50 cent, thì mọi người sẽ tiếp tục cho ông ta lựa chọn. Còn nếu ông ta chọn tờ 5$, thì những câu hỏi về sự lựa chọn tiền "béo bở" này sẽ dừng lại.

Câu 8: Sự khác biệt nằm ở số 9 thuộc hàng thứ 7 trong bức hình.

Những câu đố logic thách thức cả người thiên tài - Ảnh 14.

Điểm khác biệt hóa ra nằm ở hàng thứ 7.

Ảnh/Nguồn: Brightside

"Quá khứ đen tối" của dự án tàu nhanh nhất thế giới mà Trung Quốc vừa ra mắt  

theo Trí Thức Trẻ

11 

Bạn đọc có thể báo tin, gửi bài viết, clip, ảnh về email khampha@ttvn.vn để nhận nhuận bút cao trong vòng 24h.Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha Tagscâu đốthiên tàithách thứcthử tháchhọc sinh tiểu họcbài tập về nhàgiải đốcâu đố logic 

Theo Dòng Sự Kiện:

NHỮNG CÂU ĐỐ KHÓ NHẰN NHẤTNhững câu đố khó nhằn nhất
  • Thử tài: Cùng thám tử lão luyện phá kỳ án (phần 1) (18/03)
  • Đây chỉ là 10 câu đố trẻ con nhưng làm khó người lớn (09/03)
  • Tìm điểm "sai sai": Trò chơi trẻ con nhưng người lớn làm cũng chưa đúng (26/01)
  • Câu đố gây tranh cãi: Cuối cùng, ông chủ tiệm đá quý mất bao nhiêu tiền? (11/01)
  • Bài test IQ ngắn nhất thế giới, chỉ có 3 câu nhưng khối người vẫn trả lời sai (07/01)
      CÙNG CHUYÊN MỤCXem theo ngày          Ngày         12345678910111213141516171819202122232425262728293031               Tháng         Tháng 1Tháng 2Tháng 3Tháng 4Tháng 5Tháng 6Tháng 7Tháng 8Tháng 9Tháng 10Tháng 11Tháng 12               Năm         2018201720162015      XEM
  • 10 phụ nữ đẹp bậc nhất thế giới cổ: Có người bị chồng yêu cầu khỏa thân cưỡi ngựa10 phụ nữ đẹp bậc nhất thế giới cổ: Có người bị chồng yêu cầu khỏa thân cưỡi ngựaNổi bật
  • Trâu "điên" lao vào tấn công tê giác nặng hơn 2 tấn, kẻ thua cuộc chảy cả máu đầuTrâu "điên" lao vào tấn công tê giác nặng hơn 2 tấn, kẻ thua cuộc chảy cả máu đầu Nổi bật
  • Dùng laptop bao nhiêu năm, cuối cùng tôi cũng hiểu cục màu đen trên dây sạc này để làm gìDùng laptop bao nhiêu năm, cuối cùng tôi cũng hiểu cục màu đen trên dây sạc này để làm gì1 ngày trước
  • Những loài vật nhìn 'đáng yêu' nhưng có con đã làm chết người: Số 6 là Quỷ Tasmania!Những loài vật nhìn 'đáng yêu' nhưng có con đã làm chết người: Số 6 là Quỷ Tasmania!8 giờ trước
  • 10 nữ tướng xuất sắc nhất lịch sử: Số 6 chính là nữ quân sư trong loạt phim '300'10 nữ tướng xuất sắc nhất lịch sử: Số 6 chính là nữ quân sư trong loạt phim '300'22 giờ trước
  • Hình ảnh kỳ thú: Chó giúp chủ kiểm soát đàn cừu hàng ngàn con một cách vô cùng trật tự!Hình ảnh kỳ thú: Chó giúp chủ kiểm soát đàn cừu hàng ngàn con một cách vô cùng trật tự!11 giờ trước
       

    TIN NỔI BẬT SOHA

    • GS.TSKH Hồ Ngọc Đại sợ điều gì nhất?GS.TSKH Hồ Ngọc Đại sợ điều gì nhất?

      Sáng nay, một TS du học Nga về, gọi điện cho tôi cùng tiếng thở dài: "Nếu bây giờ, nhà bác học Ga – li – lê còn sống ở Việt Nam, ông ấy cũng sẽ bị ném đá đến chết".

       

    • Chân dung nữ Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu vừa nhận nhiệm vụChân dung nữ Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu vừa nhận nhiệm vụ
       
    0
    10 tháng 9 2018

    Tham khảo:

    Câu hỏi của Giang - Ngữ Văn lớp 6 - Học toán với OnlineMath

    10 tháng 9 2018

    Con cò mà đi ăn đêm 
    Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao 
    Ông ơi ông vớt tôi nao 
    Tối có lòng nào ông hãy xáo măng 
    Có xáo thì xáo nước trong 
    Đừng xáo nước đục đau lòng cò con! 


    Cái cò đi đón cơn mưa 
    Tối tăm mù mịt ai đưa, cò về? 
    Cò về đến gốc cây đề, 
    Giương cung anh bắn cò về làm chỉ 
    Cò về thăm bác thăm dì, 
    Thăm cô xứ Bắc thăm dì xứ Đông. 


    Con cò lấp lé bụi tre 
    Sao cò lại muốn lăm le vợ người 
    Vào đây ta hát đôi lời 
    Để cho cò hiểu sự đời , ở ăn 
    Sự đời cò lấy làm răn 
    Để cho cò khỏi băn khoăn sự đời. 

    Cái cò bay lả bay la 
    Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng. 
     

    10 tháng 9 2018

    Con cò lấp lé bụi tre
    Sao cò lại muốn lăm le vợ người
    Vào đây ta hát đôi lời
    Để cho cò hiểu sự đời , ở ăn
    Sự đời cò lấy làm răn
    Để cho cò khỏi băn khoăn sự đời

    Con cò lặn lội bờ ao
    Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng
    Chú tôi hay tửu hay tăm
    Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa
    Ngày thì những muốn trời mưa
    Đêm thì ước những cho thừa trống canh

    Con cò lặn lội bờ ao 
    Ăn sung sung chát ăn đào chua
    Ngày ngày ra đứng cổng chùa
    Trông ra Hà Nội xem vua đúc tiền
    Ruộng tư điền không ai cày cấy
    Liệu cô mình ở vậy được chăng
    Mười hai cửa bể anh cũng đóng đăng
    Cửa nào lắm cá anh quăng lưới (chài) vào

    Con cò lặn lội bờ sông
    Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non
    Nàng về nuôi cái cùng con
    Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng

    Con cò lặn lội bờ sông 
    Ngày xuân mòn mỏi má hồng phôi pha.
    Em về giục mẹ cùng cha
    Chợ trưa, dưa héo nghĩ mà buồn tênh.
    Con gà hắn mổ hột kê
    Con ngựa ăn gò mả, con rồng về Bình Long
    Núi Đồng Dương, dê chạy giáp vòng
    Ngó về long hải, con cá nằm ngất ngư
    Em về em lạy mẫu từ rồi đi theo anh.
    - Con diều nó đậu bông trang
    Con voi ăn núi Tương, con rùa bò Đá Quy.
    Ngó lên cây lồ ô, con quạ ngủ li bì
    Ngó về sông rạch, con tôm đi bạc hà
    Em về thưa mẹ cùng cha
    Qua đà đối đặng, em theo ta cho rồi.

    Con cò là con cò con
    Mẹ đi xúc tép để con coi nhà
    Mẹ đi lặn lội đường xa
    Chân mẹ la đà đạp phải khúc lươn
    Ông kia có chiếc thuyền lườn
    Chớ vào bụi rậm xem lươn bắt cò
    Ông kia chống gậy lò dò
    Đi vào bụi rậm xem cò bắt lươn

    11 tháng 9 2018

    Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù.

    Bài thơ được viết theo thể thơ tám chữ phối hợp cả hai kiểu gieo vần liên tiếp và vần ôm đã phần nào thể hiện được nhịp sống hối hả của một làng chài ven biển:

    Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
    Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
    Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
    Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

    Quê hương trong tâm trí của những người con Việt Nam là mái đình, là giếng nước gốc đa, là canh rau muống chấm cà dầm tương.

    Còn quê hương trong tâm tưởng của Tế Hanh là một làng chài nằm trên cù lao giữa sông và biển, một làng chài sóng nước bao vây. một khung cảnh làng quê như đang mở ra trước mắt chúng ta vô cùng sinh động: “Trời trong – gió nhẹ – sớm mai hồng”, không gian như trải ra xa, bầu trời như cao hơn và ánh sáng tràn ngập.

    Bầu trời trong trẻo, gió nhẹ, rực rỡ nắng hồng của buổi bình minh đang đến là một báo hiệu cho ngày mới bắt đầu, một ngày mới với bao nhiêu hi vọng, một ngày mới với tinh thần hăng hái, phấn chấn của biết bao nhiêu con người trên những chiếc thuyền ra khơi:

    Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
    Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

    Nếu như ở trên là miêu tả vào cảnh vật thì ở đây là đặc tả vào bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống. Con thuyền được so sánh như con tuấn mã làm cho câu thơ có cảm giác như mạnh mẽ hơn, thể hiện niềm vui và phấn khởi của những người dân chài. Bên cạnh đó, những động từ “hăng”, “phăng”, “vượt” diễn tả đầy ấn tượng khí thế băng tới vô cùng dũng mãnh của con thuyền toát lên một sức sống tràn trề, đầy nhiệt huyết. Vượt lên sóng. Vượt lên gió. Con thuyền căng buồm ra khơi với tư thế vô cùng hiên ngang và hùng tráng:

    Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
    Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

    Từ hình ảnh của thiên nhiên, tác giả đã liên tưởng đến “hồn người”, phải là một tâm hồn nhạy cảm trước cảnh vật, một tấm lòng gắn bó với quê hương làng xómTế Hanh mới có thể viết được như vậy.Cánh buồm trắng vốn là hình ảnh quen thuộc nay trở nên lớn lao và thiên nhiên.Cánh buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp.Có lẽ nhà thơ chợt nhận ra rằng linh hồn của quê hương đang nằm trong cánh buồm. Hình ảnh trong thơ trên vừa thơ mộng vừa hoành tráng, nó vừa vẽ nên chính xác hình thể vừa gợi được linh hồn của sự vật.

    Ta có thể nhận ra rằng phép so sánh ở đây không làm cho việc miêu tả cụ thể hơn mà đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa lớn lao. Đó chính là sự tinh tế của nhà thơ. Cũng có thể hiểu thêm qua câu thơ này là bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hy vọng mưu sinh của người dân chài đã được gửi gắm vào cánh buồm đầy gió. Dấu chấm lửng ở cuối đoạn thơ tạo cho ta ấn tượng của một không gian mở ra đến vô cùng, vô tận, giữa sóng nước mênh mông, hình ảnh con người trên chiếc tàu nhỏ bé không nhû nhoi đơn độc mà ngược lại thể hiện sự chủ động, làm chủ thiên nhiên của chính mình.

    Cả đoạn thơ là khung cảnh quê hương và dân chài bơi thuyền ra đánh cá, thể hiện được một nhịp sống hối hả của những con người năng động, là sự phấn khởi, là niềm hi vọng, lạc quan trong ánh mắt từng ngư dân mong đợi một ngày mai làm việc với bao kết quả tốt đẹp:

    Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
    Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
    Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe
    Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

    Những tính từ “ồn ào”, “tấp nập” toát lên không khí đông vui, hối hả đầy sôi động của cánh buồm đón ghe cá trở về. Người đọc như thực sự được sống trong không khí ấy, được nghe lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an toàn và cá đầy ghe, được nhìn thấy “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”. Tế Hanh không miêu tả công việc đánh bắt cá như thế nào nhưng ta có thể tưởng tượng được đó là những giờ phút lao động không mệt mỏi để đạt được thành quả như mong đợi.

    Sau chuyến ra khơi là hình ảnh con thuyền và con người trở về trong ngơi nghỉ:
    Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
    Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
    Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm
    Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

    Có thể nói rằng đây chính là những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của bài thơ. Với lối tả thực, hình ảnh “làn da ngắm rám nắng” hiện lên để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc thì ngay câu thơ sau lại tả bằng một cảm nhận rất lãng mạn “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” – Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối của đại dương bao la. Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Hai câu thơ miêu tả về con thuyền nằm im trên bến đỗ cũng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo.

    Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, và cũng chỉ viết được những câu thơ như vậy khi tâm hồn Tế Hanh hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Ở đó là âm thanh của gió rít nhẹ trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, là tiếng ồn ào của chợ cá và là những âm thanh lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền.

    Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông “nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”… Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến…”
    Nói lên tiếng nói từ tận đáy lòng mình là lúc nhà thơ bày tỏ tình cảm của một người con xa quê hướng về quê hương, về đất nước :

    Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
    Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
    Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
    Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

    Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi.

    Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.
    Bài thơ đem lại ấn tượng khó phai về một làng chài cách biển nửa ngày sông, lung linh sóng nước , óng ả nắng vàng. Dòng sông, hồn biển ấy đã là nguồn cảm hứng theo mãi Tế Hanh từ thuở “hoa niên” đến những ngày tập kết trên đất Bắc. Vẫn còn đó tấm lòng yêu quê hương sâu sắc, nồng ấm của một người con xa quê:

    Tôi dang tay ôm nước vào lòng
    Sông mở nước ôm tôi vào dạ
    Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả
    Kẻ sớm hôm chài lưới ven sông
    Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
    Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến
    Nhưng lòng tôi như mưa nguồn gió biển
    Vẫn trở về lưu luyến bến sông
    (Nhớ con sông quê hương – 1956)

    Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đấùt Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”

    10 tháng 9 2018

    Năm 179 TCN, Triệu Đà xâm lược Âu Lạc, cách năm 40 là :

       a) 40 năm                                b) 179 năm                      c) 219 năm             d) 2002 năm

    Năm 40, Hai Bà Trưng khởi nghĩa, cách năm 938 là :

      a) 898 năm                              b) 938 năm                      c) 978 năm             d ) 2002 năm

    Năm 179 TCN, cách năm 2010 là :

      a) 179 năm                              b) 182 năm                    c) 2179 năm            d) 2189 năm

    10 tháng 9 2018

    Ghi kq thôi ha~

    1. c) 219 năm.

    2. a) 898 năm.

    3.d) 2189 năm.

    -Chúc học tốt == Thấy tội nên giúp =w=

    11 tháng 9 2018

    Lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam từ khi ra đời tới nay là lịch sử dựng nước và giữ nước gắn bó với nhau. Dựng nước luôn luôn gắn chặt với giữ nước, trong đó dựng nước là yếu tố cơ bản. Phải xây dựng được đất nước hùng mạnh về mọi mặt mới có điều kiện, khả năng chiến thắng các thế lực thù địch và phải giữ được nước mới có điều kiện để xây dựng đất nước. Trong quá trình hình thành và phát triển, truyền thống đó có ảnh hưởng sâu sắc đến hệ tư tưởng và các thành quả tinh thần và vật chất của nhân dân ta.

    11 tháng 9 2018

    thành ngữ là câu cuối

    18 tháng 11 2018

    thành ngữ ở câu cuối