K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Toàn bộ kinh đô được xây dựng sát chân núi Quyết, ngọn núi có dáng dấp tên tuổi của một bậc võ công hiển hách. Toàn bộ thân núi như hình con rồng uốn khúc quanh co đang vượt đàn để bay sang núi Hồng Lĩnh, thân rồng có 4 chi: đầu rồng, cánh phượng, con mèo, cồn rùa. Người xưa gọi địa thế này có đủ tứ linh (long, ly, quy, phượng). Bởi vậy tên kinh đô cũng được gọi “Phượng hoàng Trung Đô”.

Dù đã trải qua nhiều biến động của thiên tai, binh lửa hơn 200 năm, nhưng di tích của thành nội, thành ngoại đến nay vẫn còn khá rõ. Thành ngoại được dựa vào địa thế tự nhiên và xây đắp bằng đất. Điểm xuất phát từ đầu núi Quyết chạy theo hướng Tây Nam, vòng qua núi Kỳ Lân đến sát mỏm đá dựng dưới chân núi, chu vi khoảng 2800 mét. Thành nội được xây dựng bằng đá o­ng và gạch gồ, chu vi khoảng 1000 mét. Tuy bị sạt lở nhưng bờ thành còn khá rõ, có chỗ cao trên 1 mét. Trong thành nội được xây dựng toà lầu rồng ba tầng dùng đến trong lúc có lễ triều hạ. Xung quanh thành được xây các đồn bốt, núi con Mèo ở phía Nam có xây vọng gác chính, dưới chân núi có xây các kho cất giấu lương thực, súng đạn.

Vì sao vua Quang Trung chọn vùng đất này để xây dựng đế đô? Như ta đã biết, Thành phố Vinh ngày nay, xưa gọi là vùng đất Yên Trường. Từ thời Lê - Trịnh chống nhà Mạc và Trịnh chống Nguyễn (1627-1672), tướng Trịnh đã lập doanh ở Yên Trường và chính cái doanh trại tướng Trịnh đóng tại đây để chống Mạc đã hình thành tên gọi Vĩnh Doanh. Từ đó, nhiều lúc Vĩnh Doanh thay thế cho tên gọi là Yên Trường. Vĩnh Doanh là một vị trí quân sự nổi bật lúc bấy giờ. Để đủ sức kháng cự quân Nguyễn, Trịnh Toàn đã cho xây đắp bức lũy gọi là phòng tuyến bắc sông Lam. Vì tước của Trịnh Toàn là Ninh quận công nên luỹ cũng được gọi là luỹ Ông Ninh. Địa đầu của lũy xuất phát từ núi Quyết. Để chiến đấu lâu dài, Ninh quận công đã cho xây dựng trên núi một kho lương gọi là kho lương Dũng Quyết, đồng thời với  kho Cồn Mộc, kho Vĩnh Yên. 

Tại đây, dưới sự chỉ huy của các tướng nhà Trịnh, họ đã đánh lui các cuộc tấn công đánh chiếm bắc sông Lam của quân Nguyễn. Nhờ biết cố thủ ở Vĩnh Doanh mà quân Trịnh buộc quân Nguyễn phải giảng hoà nhiều lần. Vùng Yên Trường với địa thế có đồn Thủy, núi Quyết, sông Vịnh Giang nổi tiếng “chín khúc hội nai, mười hai khúc vịnh’’ là nơi quy tụ của nhiều đầu mối giao thông. Nơi án ngữ hai chiều đường thuỷ, một chiều theo dòng Lam ra cửa biển Hội Thống (Cửa Hội) rồi theo đường biển ra Bắc vào Nam; một đường ngược lên bến Phù Thạch (Lam Thành) rồi lên Sa Nam (Nam Đàn) theo dòng Lam lên miền Tây Nghệ An sang nước Lào; phía Tây thông với con sông Vịnh Giang và phía Đông Nam vượt qua sông Lam là dãy Hồng Lĩnh như bức tường thành che chắn cho vùng đất này. Điều quan trọng nữa là vùng Yên Trường án ngữ con đường bộ từ Nam ra, Bắc vào. Vì thế Yên Trường có một vị trí quân sự hiểm yếu quan trọng.

Trong những năm vua Quang Trung thân chinh đánh Nam, dẹp Bắc để tiêu điệt thù trong giặc ngoài, nhà vua đã qua lại nhiều lần nơi quê cha đất tổ Nghệ An và vùng Yên Trường. Trong thư gửi Nguyễn Thiếp (ngày 3/9 năm Thái Đức 1788), Quang Trung nói: “Nhớ buổi hồi loạn ly ngày trước, lúc qua Hoành Sơn, quả cung đã mở bản đồ xem thấy ở huyện Chân Lộc, xã Yên Trường hình thế rộng rãi, khí tượng tươi sáng, có thể chọn xây dựng đế đô mới. Thực là chỗ đất đẹp để đóng đô vậy”.

Không những thế còn là do hoàn cảnh của đất nước ta hồi đó thù trong giặc ngoài chưa dẹp xong, nên Quang Trung cho rằng chỉ đóng đô ở Yên Trường là có “độ đường vừa cận”. Phải lấy Yên Trường (Nghệ An) thay cho Phú Xuân (Huế) để “có thể khống chế được trong Nam ngoài Bắc”. Vua Quang Trung làm được điều đó vì với tài năng, dũng lược và tấm lòng nghĩa khí cao cả của mình, nhà vua thuyết phục được mọi tầng lớp nhân dân ở tất cả mọi miền đất nước.

Ngoài vị trí chiến lược thế đất, việc Yên Trường được Quang Trung chọn làm nơi đóng đô còn xuất phát từ cơ sở thứ hai là lòng người Nghệ An mà trong thời gian qua đã ủng hộ nhà vua: “Lúc đầu mới lấy được nước lòng người mới theo. Nếu không lấy được Nghệ An thì lấy đâu để khống chế trong ngoài’’. Nhà vua đã nhận thức được điều mà lịch sử suốt thời gian dài công nhận: Nghệ An là đất phên dậu, đất đứng chân, đất thang mộc của nhiều triều đại. Nhân dân Nghệ An, trong đó có nhân dân Thành phố Vinh anh dũng yêu nước, sẵn sàng chiến đấu hy sinh cho sự trường tồn của đất nước - đó là trả lời cho câu hỏi lớn vì sao vua Quang Trung chọn Vinh xây dựng đế đô.

1 tháng 9 2018

Điều 1: Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.
- Yêu tổ quốc nghĩa là: Có hiểu biết về truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc, của địa phương, hăng hái tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp. Việc học Lịch Sử và Địa Lí chính là HS đã thể hiện được ý nói trên.
- Yêu đồng bào: Là lòng yêu đồng bào được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày là cách giao tiếp, cách cư xử với mọi người xung quanh, với gia đình với bạn bè, thầy cô, sự tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống cũng như trong học tập.
* Điều 2: Học tập tốt, lao động tốt.
- Học tập tốt nghĩa là: Việc xác định đúng động cơ và thái độ học tập, chăm chỉ học tập đều các môn học. HS không chỉ học trong sách, vở mà còn phải học tập thêm ngoài cuộc sống hằng ngày. Cụ thể như: ở nhà, chuẩn bị bài học đầy đủ, chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập chu đáo. Đến lớp, chú ý lắng nghe thấy cô giảng, tích cực phát biểu, ghi chép bài đầy đủ, v.v…
- Lao động tốt: Là phải biết yêu lao động, phải biết quý trọng các thành quả và giá trị của lao động mà bản thân hoặc người khác mang lại. Biết thực hiện lao động vừa sức, tích cực tham gia lao động cùng tập thể. Cụ thể như: Việc trực nhật trường lớp; chăm sóc tốt bồn hoa, cây cảnh trong nhà trường. Ở nhà, biết giúp đỡ cha mẹ những công việc nhỏ tuỳ theo sức của mình. 
Tóm lại, lao động giúp ta nâng cao sức khỏe, sự kiên trì, nhẫn nại và hình thành thói quen tốt.
* Điều 3: Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
- Đoàn kết tốt: Tình đoàn kết dược thể hiện trong mối quan hệ giữa bạn bè, anh, chị, em trong gia đình, trong tập thể và xa hơn nữa là trong cộng đồng. Tình bạn bè là phải biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, cùng bạn cố gắng khắc phục khó khăn, cùng nhau tiến bộ trong học tập.
- Kỷ luật tốt: Thể hiện ở việc chấp hành tốt nội quy, quy định của trường lớp, cũng như những quy định chung ở nơi cộng cộng.
* Điều 4 : Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
Giữ vệ sinh ở trường, ở nhà, nơi công cộng cũng như giữ gìn vệ sinh cá nhân của mỗi HS. Cụ thể như: ở trường, vứt rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi. Ở nhà, biết giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà. Ở nơi công cộng, giữ gìn vệ sinh chug. Về bản thân, phải biết giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ; ăn mặc, đầu tóc gọn gàng; thực hiện ăn chín, uống sôi…
* Điều 5 : Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm
- Khiêm tốn:Là không tự kiêu tự đại, biết lễ phép với ông bà, thầy cô và cha mẹ. Biết tôn trọng người lớn tuổi, biết nói năng nhẹ nhàng, biết dạ, thưa khi được người lớn tuổi hỏi …
- Thật thà: Là phải biết trung thực, không gian dối trong cuộc sống, trong học tập. Phải có lối sống trung thực với mọi người, với thầy cô, với bạn bè và đặc biệt là với ông bà, cha mẹ.
- Dũng cảm:Là một đức tính cao quý của con người, người dũng cảm là người biết nhìn nhận những khuyết điểm, thiếu sót của mình. Người dũng cảm luôn được mọi người quý mến.

1 tháng 9 2018

Điều 1 : Yêu Tổ Quốc , yêu đồng bào .

Điều 2 : Học tập tốt , lao động tốt .

Điều 3 : Đoàn kết tốt , kỷ luật tốt .

Điều 4 : Giữ gìn vệ sinh thật tốt .

Điều 5 : Khiêm tốn , thật thà , dũng cảm .

1 tháng 9 2018

1. Đoạn 1 : Từ đầu ....  trên đát nước 
Đoạn 2 : Còn lại
2. Nội dung đoạn 1 : Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần
                  đoạn 2 : Lê Lợi trả lại gươm thần cho Long Quân 

1 tháng 9 2018

Theo mình thì chia làm 4 đoạn : 

+ Đoạn một từ đầu đến để họ giết giặc  ( Mở đầu sự việc )

+ Từ hồi ấy , ở Thanh Hoá đến không còn một tên nào trên đất nước. ( Nhận được gươm và thắng giặc )

+ Một năm sau đến le lói dưới hồ xanh ( Trả lại gươm thần )

+ Đoạn còn lại ( kết quả của sự việc )

1 tháng 9 2018

bầu trời buổi sớm thật là trong lành.Những cô mây dậy sớm để lên núi dạo chơi. Các em bé sương tinh nghịch đang nhảy nhót trên những chiếc lá non.Ông mặt trời đứng dậy vươn vai sau một giấc ngử dài.Còn chị gió thì mải miết rong chơi và nô đùa cùng hoa lá.Lũ chim cũng đua nhau ca hát để đón chào một ngày mới.Tất cả đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật đẹp

1 tháng 9 2018

Một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa nào cũng đẹp phải không các bạn? Nhưng mình thích nhất được ngắm bình minh trong mỗi mùa. Những buổi bình minh đó thật rực rỡ và tràn đầy sức sống. Như ai, em cũng đã một lần được tận mắt chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên rực rỡ này trên mảnh đất quê hương thân yêu. Sáng hôm ấy, không hiểu sao em dậy sớm hơn mọi ngày. Em rảo bước đi ra sân, tập thể dục. Không khí nhè nhẹ, trong lành hòa vào da thịt mát rượi. Bầu trời lúc này còn lấp loáng những vệt đen nhạt nhòa từ từ biến mất để thế chỗ cho ông mặt trời. Trên cành lá, những giọt sương mai khẽ đọng lại trắng xóa. Bác mặt trời tròn xoe, ửng hồng, còn e ấp nấp sau hàng núi cao, tỏa những tia nắng nhỏ như hình dẻ quạt nhiều màu sắc rực rỡ. Những đám mây trắng bồng bềnh, nhiều hình thù kì lạ trôi nhè nhẹ trên bầu trời. Bỗng từ đâu, một tiếng hót trong trẻo vang lên làm khuấy động sự yên tĩnh vốn có của bình minh. Hòa quyện với giọng hót đó là tiếng gáy của chú gà trống oai dũng:” Ò..ó..o..” càng thêm vang động đất trời. Trong phút chốc, sương tan, trời sáng sủa hơn hẳn,khu phố nhà em hiện lên như một bức tranh tuyệt đẹp.Khi vầng hồng thực sự hiện ra rực rỡ giữa màu êm trắng, chiếu ánh sáng xuống vạn vật thì cả làng xóm như bừng lên giữa ánh bình minh. Một ngày mới đã thực sự bắt đầu. 

1 tháng 9 2018

Trong truyền thuyết Thánh Gióng,Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giăc ngoại xâm.Chàng được sinh ra từ mốt người mẹ nông dân nghèo,điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân,do nhân dân nuôi dưỡng.Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước ,lòng căm thù giặc của nhân dân.Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân,đó còn là dự kết hợp giữa con người và thiên nhiên,bắng cả vũ khí thô sơ(tre)và hiên đại (roi sắt).Từ truyền thống đánh giặc cứu nước,nhân dân ta đã thần thánh hóa nhũng vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại ,tượng trưng cho lòng yêu nước,sức mạnh quật khởi.Bên cạnh giá trị biểu tượng,tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử

Truyện cổ dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và luôn mang trong mình một vẻ đẹp của tinh thần nhân văn cao quý. Câu chuyện, cảnh vật, con người... được nói đến trong truyện cổ dân gian rất gần gũi, thân thiết với cuộc sống vật chất và tâm hồn của mỗi con người Việt Nam chúng ta. Từ truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích cho đến truyện cười, truyện ngụ ngôn,... mỗi truyện đều có một sắc thái riêng, ý vị riêng và thật đáng yêu, đáng nhớ.
Thánh Gióng là một trong những truyện cổ phản ánh sức mạnh Việt Nam từ thuở bình minh của dân tộc vào thời đại vua Hùng Vương thứ 6. Hơn thế nữa, Thánh Gióng còn là một truyện cổ tràn đầy tinh thần yêu nước với hình tượng nghệ thuật đẹp, được xây dựng bằng một tầm vóc cao cả, kì vĩ
Trước hết, truyện Thánh Gióng tràn đầy tình yêu nước - đất nước Văn Lang thân yêu bị giặc Ân xâm lăng. Thế giặc như sóng dữ tràn tới. Làng xóm ta bị giặc đốt phá, nhân dân ta bị giặc tàn sát dã man. Nhà vua kêu gọi bậc hiền tài ra đánh giặc cứu nước. Mới lên ba tuổi, Gióng đã đứng lên ứng nghĩa, đáp lại lời kêu gọi của non sông. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói yêu nước, nêu cao khí phách anh hùng, quyết tâm đánh giặc, đền ơn vua, trả nợ nước. Một tiếng nói vang dội núi sông đến muôn đời:
- Nhà ngươi hãy về tâu với Đức vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt, một áo giáp sắt, ta sẽ đánh tan lũ giặc này!

1 tháng 9 2018

bầu trời buổi sớm thật là trong lành.Những cô mây dậy sớm để lên núi dạo chơi. Các em bé sương tinh nghịch đang nhảy nhót trên những chiếc lá non.Ông mặt trời đứng dậy vươn vai sau một giấc ngử dài.Còn chị gió thì mải miết rong chơi và nô đùa cùng hoa lá.Lũ chim cũng đua nhau ca hát để đón chào một ngày mới.Tất cả đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật đẹp

1 tháng 9 2018

Đối với bản thân em, con rồng cháu tiên là một truyền thuyết hấp dẫn, vừa là bài giảng lịch sử lớp 6, dạy cho em những bài học quý báu về cuộc sống ngày xưa, về truyền thuyết tốt đẹp của dân tộc. Con rồng cháu tiên giúp em hiểu biết, yêu đất nước, dân tộc của  mình hơn. Và thêm tự hào về dòng máu Rồng Tiên đang chảy trong huyết mạch của em và tất cả những người Việt Nam trên khắp toàn cầu.

chúc bn học tốt nhé, thanks

3 tháng 9 2018

bọn BTS dở hơi cám hấp

5 tháng 9 2018

a. Sơn Tinh: dời núi, lấp biển. Thủy Tinh: Tài gọi gió, hô mưa.

b. Ủng hộ sơn Tinh vì tất cả những lễ vật vua Hùng cần đều có trên núi, thuận lợi cho Sơn Tinh tìm kiếm.

c. Truyện phản ánh hiện thực hàng năm lũ dâng lên ở đồng bằng sông Hồng.

Phản ánh ước mơ chế ngự thiên nhiên, chiến thắng thiên tai, bão lụt..

1 tháng 9 2018

Vào một buổi sáng đẹp trời, Lang Liêu cùng vợ được lệnh vào triều chuẩn bị cho lễ đăng quang. Buổi lễ diễn ra vô cùng long trọng, các bá quan văn võ đều có mặt đông đủ. Sau khi được vua trao cho áo long bào, Lang Liêu liền khoác lên người và bước lên ngai vàng. Trông chàng thật uy nghi, đường bệ khác hẳn thuở còn hàn vi ở chốn quê nhà.

Trong buổi lễ đăng quang đó, rất nhiều đại thần và cáclang muốn biết vì sao Lang Liêu lại chọn được hai loại bánh có ý nghĩa như vậy. Và dân chúng chắc cũng sẽ thắc mắc vì sao chàng lại nên được ngôi vua trong khi so với các anh của chàng thì chàng là người nghèo khổ, thiệt thòi nhất. Thấu hiểu được sự thắc mắc của bá quan văn võ và dân chúng, nhân ngày vui đó Lang Liêu mới chậm rãi kể cho tất cả mọi người cùng nghe. Trước khi vào câu chuyện của mình, chàng nói:

- Con xin đội ơn sự tin tưởng của vua cha, Người đã lựa chọn con để nối ngôi báu. Ân đó con xin ghi tạc và nguyện một lòng xây dựng đất nước ngày một vững bền, hùng mạnh để không phụ công lao của vua cha.

Nói xong, chàng bước xuống và lạy vua cha ba lạy.

Trở lại ngai vàng chàng bắt đầu câu chuyện.

Là con của hoàng đế nhưng ngay từ nhỏ ta đã sống một cuộc sống lao động vất vả như một người nông dân thực thụ, hàng ngày ta chỉ biết chăm sóc vun trồng cho ngô khoai, ruộng lúa dù không nói ra nhưng ta thầm hiểu đây chính là nguồn lương thực chính nuôi sống con người. Do đó ta rất trân trọng hạt gạo. Thế rồi nghe lệnh của đức vua, lúc đầu ta vô cùng lo lắng vì không biết chọn món gì để dâng lên tiên đế để cho trọn chữ hiếu với tổ tiên, với vua cha. Ta đã trằn trọc, lo lắng suốt mấy đêm. Và cho đến một đêm ta nằm mộng thấy một vị tiên, vị tiên nói với ta rằng: Trong trời đất, thứ quý nhất là gạo, hãy lấy gạo làm bánh mà lễ tiên vương.

Tỉnh dậy, ta suy nghĩ rất kĩ câu nói đó và thực tế trong thâm tâm ta cũng luôn nghĩ như vậy. Và ta chọn gạo làm nguyên liệu chính cho món ăn dâng lên tiên đế. Ta chọn thứ gạo nếp thật ngon đem ngâm nước nửa ngày rồi đem gói lại bằng thứ lá dong vẫn mọc ở vườn nhà. Đến phần nhân bánh ta trộm nghĩ nếu bánh không có nhân thì chiếc bánh sẽ kém phần ngon hơn nữa trong nhà vẫn có những thứ tự tay ta làm ra như thịt và đậu xanh, suy nghĩ một hồi ta quyết định lấy thịt, đậu xanh và một vài gia vị nữa đem đặt vào giữa chiếc bánh dễ làm nhân. Sau khi gói thành những chiếc bánh vuông vắn ta cho vào nồi nấu thật nhừ, làm cho gạo, thịt, đậu xanh quyện chặt vào với nhau. Ta lại đem thứ gạo ấy đồ lên, giã nhuyễn rồi nặn thêm mọt thứ bánh hình tròn. Làm xong hai loại bánh đó ta vô cùng thích thú bởi chúng được làm từ những thứ gần gũi, thân thuộc với con người nhất. Với ý nghĩ đơn giản, mộc mạc như vậy ta đã đem vào cung và dâng lên tiên đế. Thật may mắn đức vua đã để ý tới và chọn ta làm người kế thừa ngôi vị.

Người đã đặt tên loại bánh vuông là bánh chưng và loại bánh tròn là bánh dày, ta thấy những cái tên đó rất có ý nghĩa: Thứ nhất vì nhân dân ta có quan niệm trời tròn đất vuông, hai thứ hài hoà với nhau cùng con người và vạn vật tạo nên sự sống. Còn các thứ thịt mỡ, đậu xanh là tượng trưng cho thiên nhiên, muông thú. Vỏ lá dong bọc ngoài là ước muốn của ta nhắc nhở đồng bào đùm bọc lấy nhau?

Mọi người nhất loạt đều đồng ý tán thưởng. Lang Liêu tiếp:

Ta thấy những thứ đem làm bánh đều có sẵn trong dân chúng, đó là những sản phẩm do chính bà con nông dân làm ra do đó đều rất dễ tìm, hơn thế nó lại mang nhiều ý nghĩa. Nay ta truyền lệnh: Cứ vào những dịp lễ tết lớn của dân tộc, nhà nhà sẽ làm hai thứ bánh này để cúng tế tổ tiên và làm thức ăn trong ngày tết. Các khanh hãy nhớ đây là một truyền thống quý báu của dân tộc. Các khanh phải nhắc nhở con cháu biết giữ gìn và phát triển để nó không chỉ là một món ăn mà còn phải là một nét văn hoá của dân tộc mình, để mai này con cháu của chúng ta có đi đến nơi đâu cũng không thể quên được hương vị đặc trưng của quê nhà”.

Cả triều thần và dân chúng nghe lời Hùng Vương mới đều thấy là chí lý nên đều vỗ tay reo mừng hưởng ứng. Thế là từ ngày có ông tổ của bánh chưng, bánh dày, người Việt ta lại có thêm một món ăn dân tộc vừa ngon vừa ý nghĩa. Trải qua bao thăng trầm và sóng gió, thế nhưng tục lệ làm bánh trưng vẫn là thói quen quen thuộc của quần chúng nhân dân. Và có không ít đồng bào ở nước ngoài vẫn nhớ đến chiếc bánh chưng. Đó chính là nét văn hoá độc đáo quý báu của dân tộc.

# chikute #

1 tháng 9 2018

ra-di-o,in-to-net,dien,ga,

1 tháng 9 2018

Tìm 10 từ mượn tiếng nước ngoài

Bai lam: 

ban công, bê tông, cờ lê, sơ mi, cà phê, pho mát, ti vi, in-tơ-nét, xà phòng, tắc xi.

Chuc hoc tot!