K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3

"Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con. 

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"

Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chợt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là nguời như vậy đó. 

Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ. 

Pause 00:00 01:14 01:31 Mute

Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói "Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn" quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp. 

"Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"

Đúng vậy! nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lớn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao chai sạn, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.    Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào. Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà ...thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng. 

Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua. Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi. 

Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ. 

"Mẹ như biển cả mênh mông

Con luôn ghi nhớ công ơn của người".

23 tháng 3

nhớ tick cho mình với nha để mình kiếm SP và GP

23 tháng 3

Việt Nam, đất nước ta ơi!

Mênh mông biển lúa, bầu trời xanh thẳm, đẹp đến nao lòng. Những cánh cò bay lả, chao liệng trên đồng ruộng, tạo nên bức tranh quê hương thanh bình, thơ mộng. Mây mờ che phủ đỉnh Trường Sơn, lúc bình minh sương sớm, khi chiều tà hoàng hôn, càng làm cho vẻ đẹp đất nước thêm huyền ảo, nên thơ.

Bài thơ khắc họa vẻ đẹp dịu dàng mà hùng vĩ của Việt Nam khiến em xúc động, say mê. Qua từng câu thơ, ta cảm nhận được tình yêu tha thiết của nhà thơ Nguyễn Đình Thi với quê hương – mảnh đất gắn liền với ruộng đồng, núi rừng trải dài khắp mọi miền. Không gì đẹp bằng những cánh đồng lúa bát ngát, hương lúa thơm lan tỏa khắp thôn quê, những cánh cò trắng muốt bay rập rờn giữa trời xanh biếc.

Việt Nam ta đẹp và bình yên đến lạ – một vẻ đẹp khiến ta thêm tự hào, thêm yêu thương quê hương mình biết bao!

23 tháng 3

Việt Nam, đất nước ta ơi!

Mênh mông biển lúa, bầu trời xanh thẳm, đẹp đến nao lòng. Những cánh cò bay lả, chao liệng trên đồng ruộng, tạo nên bức tranh quê hương thanh bình, thơ mộng. Mây mờ che phủ đỉnh Trường Sơn, lúc bình minh sương sớm, khi chiều tà hoàng hôn, càng làm cho vẻ đẹp đất nước thêm huyền ảo, nên thơ.

Bài thơ khắc họa vẻ đẹp dịu dàng mà hùng vĩ của Việt Nam khiến em xúc động, say mê. Qua từng câu thơ, ta cảm nhận được tình yêu tha thiết của nhà thơ Nguyễn Đình Thi với quê hương – mảnh đất gắn liền với ruộng đồng, núi rừng trải dài khắp mọi miền. Không gì đẹp bằng những cánh đồng lúa bát ngát, hương lúa thơm lan tỏa khắp thôn quê, những cánh cò trắng muốt bay rập rờn giữa trời xanh biếc.

Việt Nam ta đẹp và bình yên đến lạ – một vẻ đẹp khiến ta thêm tự hào, thêm yêu thương quê hương mình biết bao!

23 tháng 3

câu khiến

24 tháng 3

câu khiến


23 tháng 3

Nếu bình minh là khởi đầu cho ngày mới thì hoàng hôn chính là thời điểm kết thúc một ngày. Không đẹp không rạng ngời như bình minh nhưng hoàng hôn lại khiến nhiều người thổn thức, ngẩn ngơ bởi cái đẹp, sự bình yên của thời điểm cuối ngày.

Bầu trời đang dịu lại, ánh nắng không còn chói chang, nhìn xa xa từng tia nắng cuối chìm dần dưới ngọn núi, ngọn cây thật thú vị. Ngọn núi phía chân trời như đang nuốt mặt trời chỉ còn lẻ loi vài thứ ánh sáng yếu ớt. Bầu trời cũng trở nên khác lạ hơn ban ngày khi mây nhiều hơn, từng đám mây trôi lững lờ. Những đàn chim ríu rít gọi nhau về tổ sau một ngày kiếm ăn vất vả.

Cảnh vật thiên nhiên của một ngày đang dần kết thúc, người nông dân trở về nhà sau một ngày làm việc ngoài cánh đồng, từng đàn trâu bò theo chân người du mục trở về chuồng, bước đi chậm chạp, bụng con nào con nấy no căng. Xa xa vang vọng tiếng chim kéo nhau về tổ trước khi trời sập tối. Xung quanh nhà những chú gà lon ton đi tìm chỗ ngủ, tiếng gà mái cục tác, tiếng gà con ríu rít tất cả lim dim chim vào giấc ngủ lúc nào không hay.

Buổi tối đến cả nhà em lại quây quần bên nhau, bố vừa đi làm về, mẹ cũng đã chuẩn bị xong bữa tối. Bên ngoài sương đêm cũng đã bắt đầu xuất hiện và bao phủ trên nhiều cành cây ngọn cỏ, tiếng côn trùng bắt đầu xuất hiện văng vẳng, thế giới côn trùng đang vươn mình thức dậy sau cả ngày ẩn nấp. Em chợt nghĩ cả thế giới này chắc chẳng bao giờ nghỉ ngơi.

Quả thật là buổi chiều ngắm nhìn cảnh hoàng hôn thật bổ ích, thiên nhiên tươi đẹp và rộng lớn biết bao. Cảnh hoàng hôn quê em không tráng lệ như bình minh nhưng lại bình yên, huyền ảo kỳ.
23 tháng 3

tick cho mình với để mình kiếm SP và GP

19 tháng 3

Việt Nam ta có rất nhiều truyền thống tốt đẹp khác nhau, mỗi truyền thống đều có một ý nghĩa riêng. Còn đối với em, ấn tượng nhất phải kể đến truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm của các vị anh hùng. Những vị ấy không quản ngại khó khăn, cống hiến cả tinh thần lẫn thể xác vì nền độc lập và hòa bình của dân tộc. Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe đến những tấm gương sáng hi sinh trong các cuộc chiến khắc nhiệt như anh hùng Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng trong cuộc chiến Điện Biên Phủ, anh hùng Phan Đình Giót dũng cảm lấy thân mình lấp lỗ châu mai mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ, anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy người chèn pháo. Trong hoàn cảnh khắc nhiệt ấy, Tô Vĩnh Diện hét lớn: "Thà hi sinh, quyết bảo vệ pháo." rồi anh lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó đơn vị kịp thời cứu pháo. Cho dù đất liền đã dành được độc lập, dành được tự do cho tổ quốc thì ngoài khơi xa kia vẫn còn những người lính hải đảo không quản ngày đêm, chiến đấu vì từng mét đất, từng hòn sỏi của biển đảo quê hương.

19 tháng 3

cccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccc