" Trong gia đình, mọi người cần biết yêu thương sẻ chia công việc với nhau". Hãy viết bài văn nghị luận xã hội bày tỏ quan điểm của em.
Cấu trúc như sau:
Mở bài: Nêu vấn đề ( trực tiếp/gián tiếp)
Thân bài: + Nêu bản chất
+Lý giải
+ Ý kiến đối thoại, giả định
+ Phản đề
+ Mở rộng
+ Bài học
Kết bài: Khẳng định lại vđ
Giúp em với mn ơiiii.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

"Đi đường" là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt số 30 trong "Nhật kí trong tù". Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải lui giải tới qua nhiều nhà tù trên tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trải qua bao cay đắng thử thách nặng nề, Người gửi gắm bao suy nghĩ, cảm xúc của minh vào bài thơ "Tẩu lộ" này. Nam Trân đã dịch thành thơ lục bát:
"Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non"
Bài thơ mang hàm nghĩa: tác giả mượn chuyện đi đường - để nêu lên cảm nhận đường đời vô cùng khó khăn, nguy hiểm; phải có quyết tâm cao, nghị lực mới chiến thắng thử thách, mới giành được thắng lợi vẻ vang.

-Em đồng ý
-Gia đình là tổng hòa, là của chung, không phải của riêng ai
-Công việc nhà là công việc dọn dẹp, chăm sóc nhà cửa, gồm rất nhiều công việc nhỏ lẻ, không tên
-Người vợ, người mẹ cũng có những công việc riêng, cũng có những mối quan tâm riêng
-Nếu chỉ có mẹ, có vợ làm việc, tức là chúng ta thờ ơ, quan tâm và rất đágn chê trách
-Phải ý thức gìn giữ hạnh phúc gia đình bằng việc san sẻ công việc nhà
Gia đình là cái nôi hạnh phúc. Thế nhưng, nhiều người lại không có ý thức gìn giữ hạnh phúc mà đổ hết công việc cho người vợ, người mẹ. Vì thế, có ý kiến cho rằng "trong gia đình mọi người cần biết yêu thương se chia công việc nhà cho nhau đó ko phải là việc riêng của người vợ, người mẹ".
Ý kiến trên là ý kiến đúng đắn. Ý kiến nhằm khẳng định rằng ai cũng có trách nhiệm với các công việc nhà.
Công việc nhà là công việc không tên. Nó là lau nhà, phơi đồ, giặt đồ, rửa bát, quét nhà, quét sân, gấp chăn, dọn dẹp,...
Chúng ta dễ dàng thấy được một tình trạng phổ biến là người phụ nữ thì lao mình vào công việc nhà mà không được nghỉ ngơi. Dù họ đi làm cả ngày nhưng họ vẫn phải lao động quần quật, nhọc nhằn khi về đến nhà. Trong khi người chồng, người con thì ngồi chơi, xem phim và không có ý định giúp đỡ.
Chúng ta phải hiểu rằng người phụ nữ không thể nào ba đầu sáu tay. Nếu để họ phải lao động quần quật như thế, tinh thần họ sẽ trở nên nặng nề mệt mỏi. Hơn hết, rất nhiều người trong số họ sẽ có thể bị trầm cảm, bị mệt mỏi và dần dần buông xuôi hạnh phúc gia đình. Gia đình là của chung, nên nếu như không cùng cố gắng gìn giữ hạnh phúc thì con người mãi mãi không thể có được cuộc sống vui vẻ. Chung tay làm công việc nhà, đó là nghĩa vụ, là trách nhiệm. Cả bạn, cả tôi, chúng ta đều không được phép từ chối.
Công việc nhà cần được san sẻ. Đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ. Và tất cả chúng ta đều cần san sẻ chứ không được đổ nên vai của bất kì một ai.

Trường em cũng như rất nhiều các trường học khác thường tổ chức các buổi lao động tập trung hoặc theo lớp để dọn vệ sinh, trồng cây xanh… góp phần xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp. Như thường lệ, thứ bảy tuần vừa rồi một buổi lao động đã diễn ra với sự tham gia nhiệt tình của các bạn học sinh.
Đó là một buổi lao động tập trung theo trường và các lớp lao động theo sự phân công của nhà trường. Mỗi lớp một việc, lớp thì quét sân trường, lớp thì lau bàn ghế và cửa kính… Riêng lớp em được phân công tưới chăm sóc các bồn hoa. Cuối buổi học của ngày thứ sáu bạn lớp trưởng đã phân công các bạn mang dụng cụ cho buổi lao động, bạn thì mang xô để xách nước, bạn thì mang bao tải để đựng cỏ…
Đúng tám giờ sáng thứ bảy toàn trường tập trung đầy đủ mang theo dụng cụ đã được phân công. Các bạn tập trung nghe theo thầy giáo phổ biến kế hoạch của buổi lao động một lúc rồi chia ra theo các lớp, bạn lớp trưởng điểm danh rồi chúng em bắt đầu vào công việc.
Các bạn chia ra thành các nhóm nhỏ, rồi mỗi nhóm nhận trách nhiệm một bồn hoa, có bao nhiêu bồn hoa thì chia ra bấy nhiêu nhóm. Mỗi bạn một tay, nhổ sạch cỏ trong các bồn hoa, sau đó lấy xô xách nước để tưới. Mặc dù trời rất nắng và nóng song các bạn làm việc rất nhiệt tình, các lớp khác cũng vậy ai cũng chăm chỉ làm tốt công việc được phân công.
Khi công việc đã làm được khá nhiều, ai nấy đều đã thấm mệt, chúng em tập trung lại và cử một số bạn đi mua nước và một ít hoa quả để giải lao, hầu như lớp nào cũng vậy, Chúng em ăn uống rất vui vẻ, những cốc nước mát như xóa tan đi cái mệt. Các lớp còn mời nhau lại uống nước và ăn hoa quả cùng nhóm của mình. Sau thời gian nghỉ ngơi, ai nấy đều như tỉnh táo hẳn và sẵn sàng cho số công việc còn lại của lớp mình. Mọi người rất tích cực để nhanh chóng hoàn thành công việc. Một số lớp đã làm xong thì vui vẻ ra hỗ trợ các lớp chưa làm xong để mọi người cùng được nghỉ. Tất cả đều vui vẻ giúp đỡ chứ không tỏ ra khó chịu khi phải làm hộ một phần cho các lớp khác.
Đúng mười một giờ, tất cả các lớp đã hoàn thành xong công việc được giao. Các bạn trong mỗi lớp tập trung lại để lớp trưởng đi báo cáo với các thầy cô. Sau khi báo cáo xong, các bạn ra về khi đã có sự cho phép của các thầy cô.
Buổi lao động được đánh giá là rất sôi nổi và có hiệu quả không những góp phần làm đẹp thêm cho trường học mà còn thể hiện sự đoàn kết giữa các lớp với nhau khi gặp khó khăn.




Đạo lý "Lá lành đùm lá rách" là một truyền thống đạo đức, nhân văn cao đẹp trong văn hóa của dân tộc Việt Nam, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn, hoạn nạn. Để chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống và làm theo đạo lý này, ta có thể xem xét qua ba khía cạnh sau:
- Từ trong lịch sử dân tộc:
Trong suốt lịch sử của dân tộc Việt Nam, khi đất nước phải đối mặt với các cuộc chiến tranh, xâm lược, hay thiên tai, nhân dân luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, sẻ chia, cùng nhau vượt qua khó khăn. Chẳng hạn, trong những cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân cả nước đã đoàn kết một lòng, không phân biệt giàu nghèo, dân tộc hay vùng miền, để bảo vệ tổ quốc. Những hình ảnh như người dân miền Bắc gửi quà, gửi thư thăm hỏi, động viên các chiến sĩ ở miền Nam hay những nghĩa cử giúp đỡ đồng bào lũ lụt, bão lụt đều thể hiện rõ tinh thần "Lá lành đùm lá rách". - Trong cuộc sống hàng ngày:
Đạo lý này không chỉ tồn tại trong những hoàn cảnh chiến tranh hay khó khăn mà còn hiện hữu trong cuộc sống bình thường hàng ngày của nhân dân ta. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy trong những tình huống như khi người dân trong một làng giúp đỡ nhau khi có người gặp khó khăn, ốm đau, hoạn nạn. Mỗi khi có thiên tai như bão lũ, lũ lụt, nhân dân lại quyên góp tiền bạc, lương thực, vật dụng để giúp đỡ những gia đình bị ảnh hưởng. Đặc biệt là trong những đợt dịch bệnh, chẳng hạn như đại dịch COVID-19, cả nước đã cùng nhau đồng lòng chống dịch, trong đó có rất nhiều những nghĩa cử đẹp, từ việc chia sẻ khẩu trang, vật tư y tế, đến việc hỗ trợ những người yếu thế trong xã hội. - Trong các phong trào nhân đạo, từ thiện:
Những phong trào giúp đỡ trẻ em mồ côi, người nghèo, người già neo đơn hay những người khuyết tật luôn được duy trì và phát triển mạnh mẽ. Các tổ chức từ thiện, những cuộc vận động quyên góp, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn là minh chứng rõ ràng cho đạo lý "Lá lành đùm lá rách". Hình ảnh những chuyến xe chở quà từ thiện đến vùng sâu, vùng xa, những bệnh nhân nghèo được chăm sóc và chữa trị miễn phí từ các tổ chức, các cá nhân là những minh chứng sinh động về truyền thống nhân ái này.
Vậy, từ xưa đến nay, nhân dân ta đã và đang sống theo đạo lý "Lá lành đùm lá rách". Đây không chỉ là một lời dạy trong sách vở mà còn là hành động cụ thể, thể hiện sự đoàn kết, lòng nhân ái và sự sẻ chia trong cộng đồng. Đạo lý này giúp gắn kết tình cảm giữa con người với con người, làm cho xã hội thêm bền vững và đầy tình yêu thương.