K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2019

   Bin thân mến!

   Mình là Nguyễn Đình Phong, học sinh lớp 7, một công dân nhỏ tuổi của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Mình rất thích xem chương trình giới thiệu về đất nước của các bạn thiếu nhi thuộc nhiều quốc gia trên thế giới. Tuần qua, sau khi theo chân bạn du ngoạn khắp nước Pháp, thưởng thức vẻ đẹp tuyệt vời của nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên đất nước bạn ( tất nhiên là qua màn ảnh nhỏ), mình ao ước rằng một ngày nào đó, mình sẽ được chụp ảnh cùng bạn trước tháp Ép – phen hay Khải hoàn môn của Pa – ri hoa lệ - kinh đô Ánh sáng châu Âu. Tự nhiên, có một điều gì đó thôi thúc mình viết thư làm quen với bạn và thông qua đó giới thiệu về Tổ quốc Việt Nam yêu dấu của mình.

   Bin thân mến!

   Tổ quốc mình là bán đảo hình chữ S nằm bên bờ biển Đông bao la sóng vỗ. Phương Bắc một năm chia thành bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Còn phương Nam chỉ có hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Bầu trời nơi đây quanh năm chan hòa ánh nắng.

   Mùa xuân phương Bắc của đất nước mình là một bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ. Màu hồng tươi của hao đào trải dài từ những triền núi cao Tây Bắc, Việt Bắc đến thủ đô Hà Nội và châu thổ sông Hồng. Bên sắc hồng của hoa đào là sắc trắng tinh khôi của hoa mận, hoa mơ, cùng hành trăm màu sắc của biết bao loài hoa khác, dệt nên tấm thảm rực rỡ, lung linh. Nếu lắng tai nghe, bạn sẽ thấy ngoài tiếng chim lảnh lót trong vòm lá mướt xanh còn có cả tiếng rù rì của đàn ong bay đi tìm mật cùng rung động nhè nhẹ mơ hồ của những cánh bướm vờn quanh bông hoa vừa hé nở.

   Xuân qua, hè tới. Tiếng ve ngân ran ran. Hoa phượng nở đỏ rực sân trường báo hiệu một năm học kết thúc. Kì nghỉ hè đầy ắp niềm vui đang chờ đón chúng mình. Trong đầm, hoa sen nở rộ, mùi hương ngào ngạt theo gió bay xa. Những đêm hè gió nồm nam mát rượi thổi lồng lộng trong lũy tre ven làng, tạo ra âm thanh kẽo kẹt đều đều như tiếng võng đưa. Dưới ánh trăng rời rợi sáng, cảnh vật trở nên thơ mộng lạ thường! Làng xóm, cánh đồng, dòng sông, con đường… đều tràn ngập ánh trăng.

   Lúc sen tàn và cúc nở hoa, gió heo may thổi dọc lòng những con phố nhỏ của Hà Nội, cuốn theo lá vàng rơi xào xạc cũng là lúc mùa thu trở lại. Hồn thu thấm trong trời đất, lòng trong người. Bầu trời xanh ngăn ngắt và cao vời vợi. Những chòm mây trắng lãng đãng phiêu du về cuối trời xa… Mùa thu ở đất nước mình đã đi vào thơ ca, nhạc họa với vẻ đẹp mê đắm lòng người.

   Thế rồi mùa đông len lén đến gần từ độ cuối thu, trong những cơn gió se se lạnh. Những buổi sáng sương mù giăng giăng, cảnh vật chìm trong màn sương mờ ảo và những ngày mặt trời trốn rét, ngủ quên trong tấm chăn mây dày xốp. Trên mặt đất, nhiều loài hoa vắng bóng. Lá rụng. Cây cối trơ cành khẳng khiu. Dường như sự sống thu cả vào trong, đợi chờ chim én báo mùa xuân đến.

   Bin thân mến!

   Đất nước Việt Nam yêu dấu của mình còn có nhiều danh lam thắng cảnh. Địa đầu Tổ quốc có Sa Pa được mệnh danh là thiên đường trên mặt đất, một ngày ó đủ bốn mùa. Cao Bằng với hang Pác Bó, suối Lê – nin, núi Các – Mác… nơi Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu lãnh đạo nhân dân đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ của giai cấp phong kiến và thực dân xâm lược. Cây đa Tân Trào ở Tuyên Quang, nơi chứng kiến sự ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, gắn liền với tên tuổi lẫy lừng của vị tướng tài ba Võ Nguyên Giáp. Phú Thọ với 99 ngọn núi giống như 99 con voi quay đầu về đất tổ Hùng Vương với bạt ngàn Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt. Bắc Ninh – xứ sở của dân ca quan họ, của chùa Bút Tháp, tranh Đông Hồ. Quảng Ninh với vịnh Hạ Long được đánh giá là một trong những kì quan của thế giới. Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn vật với Chùa Một Cột, đài Nghiên, tháp Bút trước cửa đền Ngọc Sơn nằm giữa Hồ Gươm. Nơi đây gắn liền với truyền thuyết Rùa Vàng đòi lại gươm báu mà Long Quân đã cho Lê Lợi mượn để đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Hà Nội còn có lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và quảng trường Ba Đình lịch sử.

   Dọc đường vào Nam, dải đất miền Trung non nước hữu tình đẹp như tranh họa đồ. Nghệ An, Hà Tĩnh có núi Hồng, sông Lam. Quảng Bình có động Phong Nha được đánh giá là đẹp nhất thế giới. Cố đô Huế với đền đài, cung điện, lăng tẩm, chùa chiền… cổ kính trang nghiêm, trầm mặc. Dòng Hương Giang lờ lững trôi xuôi, bồng bềnh những con thuyền nhè nhẹ mái chèo khua nước, hòa cùng tiếng hò mái nhì, mái đẩy văng vẳng lúc chiều buông hay trong đêm thanh vắng. Những thiếu nữ nón bài thơ trắng che nghiêng, tà áo dài tím phất phơ trước gió, giọng nói ngọt ngào, sâu lắng… Tất cả tạo nên nét đẹp Huế không nơi nào có được.

   Qua đèo Hải Vân – đệ nhất hùng quan là tới miền đất Quảng với Ngũ Hành Sơn, với phố cổ Hội An nổi tiếng, quanh năm dập dìu du khách bốn phương. Dọc theo quốc lộ 1, những rừng dừa Tam Quan, Bình Định bạt ngàn ven biển. Tiếng gió vi vu hòa cùng tiếng sóng tạo thành những bài ca bất tận. Vào đến Nha Trang, dừng chân một vài ngày ở thành phố biển êm đềm để được tắm mình trong làn nước trong xanh, ngả lưng trên bờ cát trắng tinh khôi thì quả là diễm phúc!

   Sài Gòn – tức thành phố Hồ Chí Minh một thời đã từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Đây là một trung tâm công nghiệp, thương mại lớn có nhịp sống sôi động nhất nước. Sài Gòn có bến cảng Nhà Rồng, nơi ghi dấu bước chân người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Có hãng tàu Ba Son gắn vơí tên tuổi người công nhân cộng sản lão thành Tôn Đức Thắng… Sài Gòn cũng là nơi kết thúc vẻ vang chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quét sạch bóng quân xâm lược Mĩ, lật nhào chính quyền bù nhìn bán nước hại dân thống nhất non sông Việt Nam về một mối. Giờ đây, thành phố mang tên Bác đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt, phát triển mạnh mẽ và toàn diện.

   Từ Sài Gòn xuống miền Tây Nam Bộ, trước mắt du khách là một màu xanh mỡ màng của lúa, của những vườn trái cây sum suê. Châu thổ đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng là vựa lúa, vựa cá, vựa trái cây của cả nước. Không thể nào kể hết tên những đặc sản của vùng đất màu mỡ này: gạo Nàng thơm Cần Đước, dưa hấu Long trì, dừa Bến Tre, nhãn lồng Vĩnh Kim, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm Caí Bè, xoài cát Hòa Lộc… Quả là Tạo hóa đã hào phóng ban cho con người quá nhiều của ngon vật lạ!

   Bin thân mến!

   Việt Nam còn là xứ sở của những lễ hội tưng bừng quanh năm. Trong những lễ hội này, người dân cầu mong trời đất, tổ tiên mang lại những điều may mắn và đây cũng là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn với những bậc tiền bối có công lao to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Mình có thể kể ra đây một vài lễ hội lớn như giỗ tổ Hùng Vương, lễ hội làng Gióng, lễ hội chùa Hương, lễ hội Đức Thánh Trần… ở miền Bắc, lễ hội Tây Sơn ở miền Trung, lễ hội chùa Bà Đen ở Tây Ninh, lễ đâm trâu, lễ đua voi ở Tây Nguyên, lễ Oóc Ombóc ở miền Tây Nam Bộ… Đủ các nghi thức, màu sắc, tín ngưỡng của các dân tộc anh em chung sống trên dải đất này.

   Giữa mùa thu có Tết Trung Thu dành cho trẻ nhỏ. Chúng mình được ăn bánh Trung Thu, thứ bánh chỉ xuất hiện một lần trong năm và được rước đèn, phá cỗ dưới ánh trăng sáng vằng vặc của đêm rằm tháng Tám, trong tiếng trống ếch, tiếng trống múa lân rộn ràng khắp các ngả đường.

   Nếu bạn đến Việt Nam vào dịp Tết Nguyên Đán, bạn sẽ được chứng kiến những tục lệ đẹp có tự bao đời của người Việt Nam như tục cúng ông bà, tổ tiên ngày Tết bàng bánh hưng, bánh giầy có từ thời Hùng Vương thứ sáu; tục con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ và ông bà, cha mẹ mừng tuổi con cháu. Mọi người chúc nhau đạt được những điều tốt đẹp trong năm mới. Mình sẽ kể cho bạn nghe sự tích bánh chưng, bánh giầy và nhiều chuyện lí thú khác có liên quan đến cái Tết thiêng liêng này.

   Bin thân mến!

   Đất nước Việt Nam đẹp đến mức như một nhà thơ đã tự hào khẳng định:

Có nơi đâu đẹp tuyt vi, Như sông, như núi, như người Vit Nam?!

   Có lẽ bạn đã hình dung được một phần nào về Tổ quốc yêu dấu của tôi và hiểu được vì sao con người Việt Nam cần cù, anh dũng lại yêu quê hương, đất nuớc mình đến thế!

   Dân tộc Việt Nam rất cởi mở, thân thiện và hiếu khách. Chúng tôi sẵn sàng dang rộng vòng tay, kết bạn với các dân tộc khách trên thế giới, đoàn kết xây dựng cuộc sống hòa bình. Khi nào bạn cùng gia đình có dịp sang thăm Việt Nam, mình sẵn sàng làm người hướng dẫn nhiệt tình trong suốt cuộc hành trình chắc chắn là đầy lí thú.

   Thư đã dài, mình dừng bút ở đây, hẹn bạn thư sau! Chúc bạn cùng gia đình một năm mới với nhiều điều may mắn!

Thân ái chào bạn!

Nguyễn Đình Phong

 Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2019

18 tháng 9 2019

Bạn dựa theo bài mẫu trong SGK mà làm. Tìm thêm một số thông tin về văn hóa, danh lam thắng cảnh của VN mà viết cho nó hay.

vua Hùng nha

ai là người đứng đấu nước văn lang

trả lời

Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương

19 tháng 9 2019

M.Gorki từng nói: “Ngôn từ là yếu tố đầu tiên của văn học”. Yếu tố ấy làm nên ấn tượng sâu sắc về một tác phẩm đối với người đọc. Sẽ không ai quên chất giọng lửng lơ, xa vời trong “Tiếng sáo thiên thai” của Thế Lữ, hay cái sôi nổi, đắm say trong “Vội vàng” của Xuân Diệu. Cũng vậy, vẻ đẹp ngôn từ giản dị mà tinh tế, sâu sắc trong “Đồng chí” của Chính Hữu đã để lại dư vị âm vang khó quên nơi người đọc. Phải chăng cảm hứng ngợi ca tình đồng chí chân thành, thấm thía đã tạo nên chất giọng có sức lay động mạnh mẽ ấy?

 

Vẻ đẹp ngôn từ của “Đồng chí” giống như một viên ngọc đa sắc, nhưng cái sắc màu đầu tiên người ta bắt gặp là sắc màu của sự mộc mạc, giản dị, phảng phất đâu đây ngay trong nhan đề tác phẩm. “Đồng chí” là đại từ xưng hô giữa những anh bộ đội cụ Hồ, để chỉ người cùng chung chí hướng, lí tưởng. Và như thế, rất ngắn gọn, rất hàm súc, rất giàu sức gợi, nhan đề ấy đã thể hiện phần nào nội dung tác phẩm cùng tâm tư, tình cảm của tác giả. Chính Hữu cũng không dùng thể thơ có niêm luật để sáng tác “Đồng chí” mà chọn một thể thơ ít ràng buộc cấu tứ hơn, tự nhiên hơn: thể tự do. Chẳng phải thể thơ ấy thì chẳng có những câu tuyệt bút cô đọng, dồn nén tư tưởng, cảm xúc của tác giả, giống một bản lề khép mở hai ý thơ trong bài như câu thứ bảy: “Đồng chí”. Chẳng phải thể thơ ấy thì không diễn tả đầy đủ, thấm thía cuộc sống chiến đấu và vẻ đẹp của những anh bộ đội cụ Hồ. Chính Hữu đã tái hiện rõ nét những tâm tư sâu kín nhất,những kỉ niệm sâu sắc nhất của họ bằng những vần thơ hết sức tự nhiên như chính những tâm hồn thật thà, cởi mở ấy. Và, nếu một năm trước đó, viết về nỗi khổ của người chiến sĩ với hình ảnh bi hùng, tráng lệ:

“Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm

Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa”

thì khi sáng tác “Đồng chí”, cũng về điều đó, tác giả lại dùng hình ảnh tả thực đến trần trụi, không chút cầu kì:

“Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Chân không giày”

Họ, những người chiến sĩ hôm qua còn là anh Pha, anh Dậu…hôm nay đã được giác ngộ bởi ánh sáng cách mạng, đã đứng dậy cầm súng giành độc lập. Nhưng tâm hồn họ vẫn mộc mạc như hòn đất,củ khoai quê nhà. Hiểu như vậy, ta mới thấy được hết giá trị biểu đạt, biểu cảm của thành ngữ dân gian quen thuộc mà tác giả đã sử dụng để đưa vào lời thơ thật khéo léo: “nước mặn đồng chua”, “giếng nước gốc đa”…

 

Vẻ đẹp ngôn từ của “Đồng chí” là cái giản dị, đã đành, nhưng dường như trong cái giản dị ấy còn mang nét khỏe khoắn, mạnh mẽ của hồn người cầm súng. Các anh xuất thân từ những người nông dân, bởi thế “ruộng nương”, “nhà cửa” là tài sản quý báu nhất đối với họ. Thế nhưng họ sẵn sàng từ bỏ tài sản ấy để ra đi cứu nước. Từ “mặc kệ” cho thấy một thái độ dứt khoát, quyết đoán không gì lay chuyển nổi. Tuy nhiên, chớ có hiểu lầm rằng họ không yêu quê hương, gia đình của họ. Chẳng yêu quê hương mà khi đi xa họ cảm nhận được nỗi nhớ của hậu phương:

“Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”

Chính Hữu đã thật tinh tế khi nhìn thấu tâm tư của “đồng chí”, cũng giống như Nguyễn Đình Thi đã thấu lòng người đi xa:

“Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”

Chỉ có thể lí giải tâm tư ấy của người chiến sĩ: họ nhận thức được con đường họ đang đi và họ thực sự yêu quê hương, yêu đất nước của mình. Các anh chấp nhận hi sinh tài sản cá nhân để bảo vệ mục đích chung, có khác nào ông Hai trong “Làng” của Kim Lân vui mừng ngay cả khi “Tây nó đốt nhà tôi rồi”, vì từ đây, ông không phải mang cái tiếng “người làng Việt gian”. Những hành động ấy bắt nguồn từ đâu, nếu không phải là từ lòng yêu quê hương, đất nước? Những người lính “mặc kệ” tài sản cá nhân để nhập ngũ, họ không hối tiếc, ngay cả khi chịu nhiều gian khổ, thiếu thốn nơi chiến trường vẫn “miệng cười buốt giá”.Một nụ cười như cũng trở nên méo mó giữa tiết trời khắc nghiệt. Nhưng đó lại là nụ cười đẹp nhất, ấm áp nhất của ý chí kiên cường không khó khăn gì làm lung lạc được. Giữa “rừng hoang sương muối” họ phục kích chờ giặc trong đêm, “chờ giặc tới” với một tư thế hiên ngang như “thành đồng”. Từ “chờ” tuy là thanh bằng nhưng vang lên mạnh mẽ, rắn rỏi, mang dư vị sắt đá của một tâm hồn, một bản lĩnh vững vàng…

 

Một ngôn ngữ khỏe khoắn, nhưng không rời rạc, bởi Chính Hữu đã thổi vào đó một thứ keo dính chặt – tình đồng chí. Hầu như cả bài thơ đều là những câu mang kết cấu song hành, với những cụm đại từ sóng đôi:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá; Anh với tôi…/Anh với tôi…; Áo anh…/ Quần tôi…”

 

Có thể thấy một điều đặc biệt rằng “anh” bao giờ cũng đứng trước “tôi”. Phải chăng “tôi” quan tâm đến nỗi lòng của “anh” nên gác lại nỗi lòng của mình, để rồi soi vào “anh” mới bất giác nhìn lại “tôi”? Chính Hữu đã hóa thân vào “tôi”, đã sống thật những tình cảm, những cảm xúc mà ông đã trải qua, để viết lên những dòng rất đỗi thấm thía về tình đồng chí. Cùng chung lí tưởng, mục đích, ấy là “đồng chí”, giống như Tố Hữu từng nhắc tới:

“Đã thành đồng chí chung câu quân hành”

 

Nhưng với Chính Hữu, “đồng chí” còn là chung hoàn cảnh, chung tâm tư, chung ý chí, chung nỗi khổ chiến đấu:

“Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

…Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

…Đứng cạnh bên nhau…”

Những từ mang tính gắn kết “bên,sát,với” như nâng tình đồng chí lên một tầm cao mới. Bởi “chung” nhiều điều như vậy mà các anh biết chia sẻ,cảm thông cho nhau:

“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

 

Tình đồng chí thể hiện trong từng vần thơ, nhưng có lẽ thấm thía nhất ở từ “thương nhau”. “Thương nhau”, họ không nói bằng lời mà chỉ qua bàn tay, bàn tay giao cảm thay lời chưa nói:

“Phút chia tay, ta chỉ nắm tay mình

Điều chưa nói, thì bàn tay đã nói”

(Lưu Quang Vũ)

Chỉ cần “tay nắm lấy bàn tay”, chỉ cần tình đồng chí là tưởng chừng đã có thể dập tan mọi gian lao, thử thách trên đường giành độc lập, quét sạch bóng quân thù. Và họ đã làm được điều đó. Cuộc sống phồn vinh, hòa bình ngày nay phải chăng chính là kết quả của tình đồng chí và những tình cảm cao đẹp khác?

 

Nếu như ở những dòng thơ trên, ngôn ngữ thơ mang nét giản dị, khỏe khoắn, bền chặt thì sang đến câu thơ cuối,giọng điệu thơ như muốn bay lên, cao mãi, cao mãi. Những người nông dân mặc áo lính bỗng nhiên trở thành những thi sĩ hào hoa có nhiều liên tưởng đẹp:

“Đầu súng trăng treo”.

Hình ảnh “đầu súng” ta đã bắt gặp rất nhiều trong thơ ca:

“Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan” – Tố Hữu

“Heo hút cồn mây súng ngửi trời” – Quang Dũng

Nhưng liên tưởng “Đầu súng trăng treo” của Chính Hữu vẫn khiến ta bất ngờ, thú bị. Tuy là thực nhưng hình ảnh thơ thật đột ngột, mơ mộng. Trong giây phút căng thẳng khi “chờ giặc tới” mà người lính lại có thể có những liên tưởng đẹp nhường vậy. Rõ ràng, họ là những người có tâm hồn lãng mạn, có phong thái ung dung, là những anh bộ đội cụ Hồ thực sự. Chính Hữu đã thật tài tình khi khéo léo sắp xếp, đặt hai hình ảnh đối lập cạnh nhau, gợi ra nhiều ý nghĩa phong phú, sâu xa. “Đầu súng” ở đây liệu rằng có phải ẩn dụ cho hiện tại đấu tranh và “trăng” là tượng trưng cho tương lai hòa bình, viên mãn? Hay “đầu súng” là cách mạng còn “trăng” là ánh sáng tôn vinh Đảng?... Dù là gì đi chăng nữa, hình ảnh “Đầu súng trăng treo” vẫn mang ngôn ngữ hào hoa, bay bổng, mở ra nhận thức mới của người lính. Họ thả hồn theo ánh trăng nhưng không thoát li thực tại, họ chọn con đường nguy hiểm nhưng vẫn thoải mái, ung dung,ý thức được mục đích, con đường mình đang đi. Hình ảnh thơ như khép lại màn đêm “rừng hoang sương muối” để mở ra một hi vọng, một hiện thực mới…

Vẻ đẹp ngôn từ giản dị, mộc mạc mà tinh tế, sâu sắc của “Đồng chí” giúp người đọc hiểu rõ hơn về cuộc sống, về tâm hồn của những anh bộ đội cụ Hồ, từ đó thêm tự hào về dân tộc Việt Nam ta.

#Buồn

18 tháng 9 2019

Ko đăng linh tinh!

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi :....Bố nhớ , cách đây mấy năm , mẹ đã phải thức suốt đêm , cúi minh trên chiếc nôi trông chừng từng hơi thở hổn hển của con , quằn quại vì nỗi lo sợ , khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con ! ....Nhớ lại những điều ấy , bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [.....] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi :

....Bố nhớ , cách đây mấy năm , mẹ đã phải thức suốt đêm , cúi minh trên chiếc nôi trông chừng từng hơi thở hổn hển của con , quằn quại vì nỗi lo sợ , khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con ! ....Nhớ lại những điều ấy , bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [.....] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn , người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con , có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con !..... 

                                                                                                                             (Theo SGK Ngữ Văn lớp 7 , tập 1 , trang 10 )

 Câu 1 : Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Của ai ?

 Câu 2 : Tìm 2 từ láy , 2 từ ghép đẳng lập có trong đoạn văn

 Câu 3 : Em cảm nhận được phẩm chất gì của người mẹ được nhắc đến trong đoạn văn ? Từ đó em rút ra được bài học gì cho mình ?

0

 bắt con gà trên nóc nhà,vặt lông gà và ăn thịt gà

Nấu cơm (bếp lửa) Nhập ( INPUT) gạo, củi, lửa, nồi, nước. Xử lí: Vo gạo, đổ nước vào nồi, chụm lửa Xuất (OUTPUT) cơm chín