K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 10 2019

dài lắm bạn ơi nếu đc chắc phải trên 10 dòng

chúng ta cần: đọc lại nội quy olm và suy nghĩ câu hỏi mình đăng có phải linh tinh không. Trong trường hợp quên nội quy hãy coi lại comment này:

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

Lão Hạc cũng như bao người nông dân Việt Nam khác phải đối mặt với cái nghèo, cái đói của cuộc sống cơ cực, tăm tối trước Cách mạng. Nhưng lão còn có những hoàn cảnh riêng vô cùng bất hạnh. Vợ lão chết sớm. Con trai lão phẫn chí vì nghèo không lấy được người mình yêu nên bỏ đi đồn điền cao su. Lão chỉ có con Vàng là kỷ vật của con để làm bạn. Vậy là cùng một lúc lão phải đối mặt với bao đau khổ: cái đói, sự cô đơn và tuổi già với ôm đau, bệnh tật. Rồi cuộc đời cực khổ, dồn lão đến mức hết đường sinh sống. Lão phải dứt ruột bán đi con chó Vàng mà lão yêu thương nhất. Lão bán con chó trong niềm khổ đau tột cùng: “Mặt co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít”, “lão hu hu khóc”,...

Ban đầu là “luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai”, “khoai cũng hết, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc”. Rồi đến mức chẳng còn gì để ăn, để sống. Rồi điều gì đến sẽ phải đến. Không còn đường sinh sống, lão Hạc chỉ còn đường chết. Và đó là một cái chết thật đau đớn, thật tủi nhục: chết “nhờ” ăn bả chó tự tử...! Cái chết của
lão dữ dội vô cùng: lão sùi bọt mép, lão co giật phải hai người đàn ông lực lưỡng đè lên... Cái chết ấy khiến người đọc liên tưởng đến cái chết của con chó Vàng để rồi rùng mình nhận ra rằng cái chết của lão đâu khác gì cái chết của một con chó.Đói nghèo như thế, khổ đau như thế nhưng lão không vì vậy mà tha hóa về nhân phẩm. Binh Tư đã tưởng lão xin bả chó để ăn trộm. Ông giáo cũng nghi ngờ lão. Nhưng không, Lão Hạc vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn dào dạt yêu thương đáng quý, đáng trọng của người nông dân và cả sự tự trọng cao đẹp của mình.

Lão yêu thương con rất mực. Văn học Việt Nam đã có những “Cha con nghĩa nặng” của Hồ Biểu Chánh, “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng,... ngợi ca tình phụ tử. Và trong đó cũng cần nhắc đến “Lão Hạc” của Nam Cao. Vì thương con, lão chấp nhận đối mặt với cô đơn, với tuổi già để con ra đi cho thỏa chí. Con đi rồi, lão dồn cả yêu thương vào con chó Vàng. Đừng nghĩ đơn giản rằng lão cưng chiều “cậu” Vàng vì đó là con chó khôn, chó đẹp. Điều quan trọng nhất khiến lão yêu quý con Vàng đến mức chia với nó từng cái ăn, cho nó ăn vào bát như người, rồi đến lúc nó chết lão quằn quại, đau đớn,... là bởi con chó là kỉ vật duy nhất mà con trai lão để lại. Nhìn con chó, lão tưởng như được thấy con mình.

Không chỉ vậy, lão thương con đến độ chấp nhận cái đói, rồi cả cái chết chứ không chịu bán đi mảnh vườn của con. Nếu lão bán mảnh vườn, ắt lão sẽ đủ ăn tiêu để vượt qua thời khốn khó. Nhưng lão lại lo khi con trai về không có đất sinh sống làm ăn. Vậy là lão đã nhận lấy cái chết rồi nhờ ông giáo giữ đất cho con. Chao ôi! Tình yêu thương con của lão thật cảm động biết mấy!

Yêu thương những người thân yêu ruột thịt, lão Hạc còn là một người sống đầy tự trọng trước cuộc đời nhiều cám dỗ và tội lỗi. Vào hoàn cảnh như lão, người ta đã có thể ăn trộm, ăn cắp hay thậm chí ăn bám vào người khác (như Binh Tư chẳng hạn, hay người đàn bà trong “Một bữa no” của Nam Caor..) nhưng lão Hạc thì không. Với sự giúp đỡ của ông giáo (mà cũng có gì đâu, đó chỉ là củ khoai, củ sắn) lão “từ chối gần như hách dịch" khiến ông giáo nhiều khi cũng chạnh lòng. Binh Tư ngỡ rằng lão xin bả để ăn trộm chó “lão cũng ra phết đấy chứ chẳng vừa đâu”. Đến lượt ông giáo cũng nghi ngờ: “"con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Nhưng cuối cùng tất cả đều ngỡ ngàng, sửng sốt trước cái chết đột ngột của lão. Hay còn cách khác: lão có thể bán quách mảnh vườn di. Nhưng lão lại nghĩ rằng đó là mảnh vườn của con lão. Và lão đã thà chết chứ không ăn của con!

Lòng tự trọng của lão Hạc rực sáng nhất ngay khi thân xác lão đau đớn nhất. Lão đã chọn cái chết, một cái chết khốc liệt để tâm hồn mình được trong sạch, được trọn vẹn tình nghĩa với tất thảy mọi người - kể cả với con chó Vàng tội nghiệp. Nhưng còn một chi tiết khác cũng cảm động vô cùng. Lão đã tính toán để ngay cả khi chết đi rồi cũng không làm phiền đến mọi người: lão đã gửi ông giáo mấy chục đồng bạc, định khi mình nằm xuống thì nhờ ông giáo lo liệu ma chay khỏi làm phiền hàng xóm! Hỡi ôi lão Hạc!

Xây dựng nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã sử dụng nghệ thuật khắc họa nhân vật tài tình. Điều đó được thể hiện trong đoạn văn miêu tả bộ dạng, cử chỉ của lão Hạc khi kể cho ông giáo chuyện lừa bán cậu Vàng, trong đoạn miêu tả sự vật vã đau đớn dữ dội của lão Hạc trước lúc chết. Ngôn ngữ nhà văn sử dụng trong tác phẩm sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và hết sức gợi cảm.

Qua nhân vật lão Hạc, nhà văn đã thể hiện tinh thần nhân đạo tiến bộ sâu sắc.

Nam Cao đã đồng cảm đến tận cùng với cái nghèo, cái đói của người nông dân Việt Nam trong nạn đói 1945. Thời cuộc đã dồn họ đến đường cùng và lối thoát nhanh chóng nhất là cái chết nghiệt ngã.

Nhưng trên hết, nhà văn đã biết nâng niu trân trọng vẻ đẹp tâm hồn cao khiết của người nông dân ngay cả khi họ bước vào đường cùng. Không chỉ giàu tình yêu thương, người nông dân còn sống đầy tự trọng. Trong cái đói, tự trọng là thứ gì đó xa xỉ vô cùng. Vì miếng ăn, người ta có thể tàn nhẫn, dã man, thậm chí mất hết nhân tính. Nhưng đáng trọng thay lão Hạc, lão không chỉ giữ được tình thương tươi mát mà còn giữ được lòng tự trọng vàng đá của mình.

Và chính nhờ vẻ đẹp tươi sáng ấy của lão Hạc mà Nam Cao đã chiệm nghiệm: “Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn”. Chưa đáng buồn bởi còn có những con người cao quý như Lão Hạc. Viết câu văn ấy, nhà văn đã bày tỏ thái độ tin tưởng đối phẩm cách tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Điều ấy đáng quý vô cùng bởi trước Cách mạng, người nông dân bị coi rẻ như cỏ rác, thậm chí có nhà văn còn nhận định người nông dân “như những con lợn không tư tưởng”. Và bởi thế, tư tưởng của Nam Cao đáng ca ngợi biết bao!

Nhân vật lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một nhân vật có nhiều đặc điểm đáng quý, đáng trân trọng. Từ lão Hạc, người nông dân Việt Nam có quyền tự hào về tâm hồn và phẩm cách của mình. Dựng lên nhân vật này, nhà văn Nam cao đã khẳng định một quan điểm giàu tính nhân đạo sâu sắc.

9 tháng 10 2019

đoạn văn bn ơi

 Nguyên nhân hình thành hoang mạc: 
+ Do ảnh hưởng của hải lưu lạnh. 
+ Do nằm dọc theo 2 đường chí tuyến ( B- N) 
+ Do nằm sâu trong lục địa ( đại lục Á-Âu). 
- Nhân tố hình thành hoang mạc: 
+ Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (hiện tượng sa mạc hoá) 
+ Do tác động của con người.

9 tháng 10 2019

- Các nguyên nhân hình thành hoang mạc :

+ Nằm sâu trong nội địa nên ít bị ảnh hưởng của biển

+ Dọc theo 2 chí hướng là nơi có khí áp cao , nhận được nhiều ánh sáng nên ít mưa

+ Có dòng biển lạnh ven bờ ngăn hơi nước nên ít có mưa

Hok tốt

 Thạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày.

Lí Thông - một người hàng rượu - thấy Thạch Sanh khỏe mạnh hắn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.

     Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Đại bàng bị Thạch Sanh dùng cung tên bắn bị thương rồi chàng lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai Lí Thông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.

     Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thủy Tề bị đại bàng bắt giam. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.

     Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

     Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười tám nước kính phục rồi rút hết. Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.



 

9 tháng 10 2019

Kính mời quý thầy cô giáo và các bạn lắng nghe chương trình phát thanh của Liên đội chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

      Mới ngày nào, chúng em bước vào mùa thu trong niềm vui của buổi tựu trường. Thấm thoắt thoi đưa, mùa đông vội vàng gõ cửa. Chúng em lại rạo rực, náo nức chờ đón ngày hội của các thầy cô.      

      Từ hơn một tháng nay, toàn Liên đội đã phát động, hưởng ứng và thi đua lập nhiều thnh tích cao nhất chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

     Những giờ học tốt, những việc làm hay. Đó chính là tấm lòng của chúng em kính dâng lên các thầy cô - những người đã chắp cánh ước mơ cho chúng em bay cao, bay xa.

     Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, chúng em xin hứa sẽ ra sức thi đua học tập tốt- rèn luyện chăm, xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu Bác Hồ kính yêu. Rồi mai sau khôn lớn, hành trang chúng em mang theo vẫn không quên công ơn dạy dỗ của thầy cô -  Đó là những bài học đầu tiên cho chúng em vững bước vào đời.

       Các bạn thân mến!

      Sắp đến ngày nhà giáo Việt Nam, chúng ta cần nêu cao đạo lý: “Tôn sư trọng đạo”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Hy vọng với truyền thống của nhà trường, truyền thống chăm ngoan học tốt của học sinh trường TH Hải Đình, các bạn sẽ là những người mang đến những thành tích, những tình cảm tốt đẹp nhất dâng tặng thầy cô nhân ngày 20/11.

        Các bạn ạ! Dẫu biết rằng những cố gắng của chúng ta không thể đền đáp hết công ơn giáo dục mà thầy cô đã dành cho. Song, tin tưởng rằng với những nỗ lực, những thành quả mà mỗi cá nhân, mỗi chi đội đã và đang ra sức phấn đấu, phần nào làm đẹp thêm, tô thắm thêm ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam.

           Và ngày hôm nay, chúng em xin thay mặt cho hơn 600 bạn Đội viên và Sao nhi đồng, kính chúc quý thầy cô giáo lời chúc sức khỏe – hạnh phúc, mãi mãi là con đò đưa chúng em đến với những ước mơ, là niềm tin yêu của chúng em.

Chương trình phát thanh chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 của Liên đội đến đây xin được kết thúc bằng bài hát Người Thầy. Chúc Các Thầy Cô Giáo và các bạn một ngày học tập vui vẻ. Xin chào và hẹn gặp lại.

Hok toots

9 tháng 10 2019

Thế giới xung quanh chúng ta trở nên đẹp đẽ và ý nghĩa biết bao khi ta biết yêu quý, trân trọng và cảm nhận vẻ đẹp của chúng. Và trong thế giới ấy, em yêu quý nhất là cây phượng vĩ.

Đó là cây phượng đứng sừng sững ở góc sân trường- khoảng sân đã gắn bó với em hai năm học cấp hai. Tình yêu dành cho cây phượng giống như sự nâng niu, gìn giữ những kỉ niệm dưới mái trường yêu dấu, nơi thanh xuân đẹp đẽ của mỗi con người. Không biết cây phượng có tự bao giờ nhưng em nghe bác bảo vệ kể lại rằng từ ngày thành lập trường, cây phượng đã trồng nơi đây. Đến nay cây cũng đã hơn hai mươi tuổi, trở thành một trong những cây nhiều tuổi nhất trên sân trường. Nhìn từ xa cây như một chiếc ô khổng lồ che mát cả một khoảng sân rộng.

Rễ cây to, tròn và đâm sâu xuống lòng đất mẹ hút chất dinh dưỡng để nuôi cây. Có những chiếc rễ ngoằn nghèo mọc chồi lên mặt đất như những con trăn khổng lồ và đó cũng là chỗ ngồi lí tưởng để trò chuyện, học bài của chúng em vào mỗi giờ giải lao. Thân cây mọc thẳng đứng lên phía trời xanh, cao khoảng hơn 10 mét. Thân cây to đến mức phải hai bạn học sinh ôm mới xuể. Nó khoác lên mình tấm áo màu nâu sẫm, xù xì và thô ráp nhưng bên trong là những mạch gỗ đang ngày ngày vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi cây.

Từ phía ngọn cây mọc ra biết bao là cành lá, đâm ra tứ phía như những cánh tay đón nắng đón gió của đất trời khoáng đạt. Mùa xuân cây phượng đâm chồi nảy lộc để rồi hè đây, lá cây lại xanh ngát một màu mát mẻ. Lá phượng không to như lá của các loài cây khác mà nhỏ li ti như lá me. Mỗi khi có một cơn gió nhẹ thoảng qua, hàng trăm chiếc lá lại thi nhau lìa cành, chao liệng giữa không trung rồi đáp xuống đất một cách nhẹ nhàng và thanh thản.

Khi những tiếng ve râm ran trong vòm lá, khi những bạn học sinh cuối cấp đang gấp rút chuẩn bị cho mùa thi căng thẳng thì cũng là lúc phượng ra hoa như để xoa dịu đi cái nắng gay gắt và chói chang của ngày hè oi bức. Những bông hoa phượng mới đẹp làm sao, một vẻ đẹp rất riêng, rất đặc trưng như chính thời học sinh vậy. Hoa phượng không mọc riêng lẻ mà kết thành từng chùm trông rất đẹp. Mỗi bông hoa có năm cánh hoa, nhỏ nhỏ xinh xinh hình tròn. Mỗi cánh hoa khoác lên mình màu đỏ thắm rực rỡ, mềm mại và khẽ đung đưa trước gió như những cánh bướm non. Màu đỏ ấy của mỗi bông hoa cùng nhau kết lại thành một vùng trời màu đỏ, như một ngọn đuốc rực cháy cả một góc sân trường. Điều đặc biệt là ngoài năm cánh nàu đỏ, mỗi bông goa còn có một cách lốm đốm vàng như tô điểm cho mày đỏ vốn rực rỡ kia. Hương hoa phượng không ngào ngạt như hoa ly mà chỉ thoang thoảng trong không khí. Chỉ thế thôi cũng để để thu hút các anh ong chị bướm đến hút những giọt mật tinh túy.

Cây phượng không chỉ là cây che bóng râm, che nắng, che mưa mà đó còn là loại cây gắn bó nhất với tuổi học trò.

Cây phượng nơi góc sân cứ lặng lẽ theo năm tháng đã chứng kiến sự khôn lớn, trưởng thành của bao thế hệ học sinh, là chứng nhân của bao cuộc chia tay bịn rịn của thầy cô và bè bạn. Nơi đây, dưới tán cây này còn là nơi lưu giữ những kỉ niệm tuổi học trò- quãng thời gian đáng nhớ nhất trong cuộc đời mỗi người.

Em rất yêu quý cây phượng, một tình yêu hồn nhiên và trong sáng đến lạ thường như yêu

Hok tốt