K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Kẻ nhiều chuyện phá hoại danh dự của kẻ khác, gây những cảm tưởng sai lầm, làm cho người ta nghi kị nhau, oán ghét nhau, vì vậy đi tới đâu, ai cũng trốn tránh như trốn bệnh dịch vậy. Nhiều chuyện là một thói trời sinh cũng có, nhưng lắm khi do lòng tự ti mặc cảm. Ai cũng muốn được người biết mình, để ý tới mình, và khi không có tài năng gì khác người thì phải kiếm cách nói xấu bạn bè, vu oan, thêm bớt cho người nghe chú ý tới mình để mình thành trung tâm điểm trong đám đông. Muốn trừ tật ấy thì trước khi nói điều gì về ai bạn tự hỏi: - Lời đó đúng không? - Nếu trúng, ta nhắc lại có ích lợi gì không? - Ta có cần phải nhắc lại lời ấy không? Trong sự kinh doanh, người nhiều chuyện thường làm hỏng việc, và mười người bị đuổi khỏi hãng thì có chín người vì có tật nhiều chuyện.
(1,0 điểm) Theo em, vì sao thói quen nhiều chuyện sẽ diệt tình bằng hữu? Bài đọc:          Không có gì diệt tình bằng hữu và những hảo ý bằng thói nhiều chuyện. Không cần nói nhiều mà cần nói nghĩa lý và có duyên.             Kẻ nhiều chuyện phá hoại danh dự của kẻ khác, gây những cảm tưởng sai lầm, làm cho người ta nghi kị nhau, oán ghét nhau, vì vậy đi tới đâu, ai cũng trốn tránh như trốn bệnh dịch...
Đọc tiếp

(1,0 điểm) Theo em, vì sao thói quen nhiều chuyện sẽ diệt tình bằng hữu?

Bài đọc:

         Không có gì diệt tình bằng hữu và những hảo ý bằng thói nhiều chuyện. Không cần nói nhiều mà cần nói nghĩa lý và có duyên.

            Kẻ nhiều chuyện phá hoại danh dự của kẻ khác, gây những cảm tưởng sai lầm, làm cho người ta nghi kị nhau, oán ghét nhau, vì vậy đi tới đâu, ai cũng trốn tránh như trốn bệnh dịch vậy.

            Nhiều chuyện là một thói trời sinh cũng có, nhưng lắm khi do lòng tự ti mặc cảm. Ai cũng muốn được người biết mình, để ý tới mình, và khi không có tài năng gì khác người thì phải kiếm cách nói xấu bạn bè, vu oan, thêm bớt cho người nghe chú ý tới mình để mình thành trung tâm điểm trong đám đông.

            Muốn trừ tật ấy thì trước khi nói điều gì về ai bạn tự hỏi:

            - Lời đó đúng không?

            - Nếu trúng, ta nhắc lại có ích lợi gì không?

            - Ta có cần phải nhắc lại lời ấy không?

            Trong sự kinh doanh, người nhiều chuyện thường làm hỏng việc, và mười người bị đuổi khỏi hãng thì có chín người vì có tật nhiều chuyện.

                                     (Trích “Bảy bước đến thành công”, Nguyễn Hiến Lê)​

0
14 tháng 4

Phú Thọ, ngày 14 tháng 4 năm 2024

Bảo thân nhớ!

Đã gần nửa năm kể từ ngày mình chuyển trường vào đây. Mình nhớ cậu và trường cũ lắm nên hôm nay mình viết thư thăm cậu, nhân tiện kể cho cậu nghe về tình hình lớp và trường mình hiện nay.

Cậu vẫn khỏe chứ? Vào năm học rồi và đã sắp kiểm tra học kì I rồi, chắc là cậu bận học lắm phải không? Sức khỏe của bố mẹ cậu thế nào? Mình đoán là năm ngoái cậu học tốt vậy, thế nào năm nay cậu cũng được bố thưởng cho chiếc xe đạp để đi học, phải không?

Dạo này mình mập và cao hơn. Nhà mình ở gần trường nên mình thường đi bộ. Trường học hiện tại rất gần biển. Lớp của mình có 36 bạn, đa số là học sinh khá. Lớp trưởng của mình là con gái, bạn ấy khá nghiêm khắc nên mình cũng thấy khá sợ. Sắp đến kỳ kiểm tra nên mình phải ôn bài thật kĩ, thỉnh thoảng còn phải nhờ bố giảng.

Thôi, mình dừng bút đây. Chúc cậu và gia đình luôn khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn. Cậu nhớ nhanh chóng hồi âm nhé!

Bạn thân của Bảo

    Hán Quang An

I. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP VỚI KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT  Đọc bài đọc sau và trả lời các câu hỏi. ​Quê ngoại      Làng Chùa là quê ngoại của Ki-a. Hiện tại Ki-a đang sống cùng gia đình tại Mỹ. Có một điều Ki-a không thể nào quên là ai ở đó cũng tươi cười và yêu quý em như người thân trong gia đình.      Mẹ của Ki-a kể khi mẹ còn nhỏ, cứ vào dịp nghỉ hè là mẹ lại được ông ngoại đưa ra đê thả...
Đọc tiếp

I. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP VỚI KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT 

Đọc bài đọc sau và trả lời các câu hỏi.

​Quê ngoại

     Làng Chùa là quê ngoại của Ki-a. Hiện tại Ki-a đang sống cùng gia đình tại Mỹ. Có một điều Ki-a không thể nào quên là ai ở đó cũng tươi cười và yêu quý em như người thân trong gia đình.

     Mẹ của Ki-a kể khi mẹ còn nhỏ, cứ vào dịp nghỉ hè là mẹ lại được ông ngoại đưa ra đê thả diều, lấy lá dứa dại làm những chiếc chong chóng và những chiếc kèn thổi vang trên mặt đê trong những chiều mùa hạ.

     Sau chuyến thăm quê ngoại trở về nước Mỹ, Ki-a cảm thấy mình thật giàu có vì có thêm một quê hương. Em kể cho các bạn biết mình vừa có một chuyến đi rất xa để đến một ngôi làng ở Việt Nam. Ngôi làng đó là quê ngoại của em đấy.

     Thi thoảng trong giấc ngủ, Ki-a lại mơ thấy mình đang ở quê ngoại. Tỉnh giấc, Ki-a chỉ muốn ngủ tiếp để lại nhìn thấy quê ngoại trong giấc mơ, được gặp những người làng Chùa, được ngắm cánh đồng, dòng sông và dãy núi tím xa. Thế mà có lúc thấy Ki-a tỉnh giấc trong đêm, mẹ không biết em vừa mơ về quê ngoại, lại bảo: “Cún con ngủ đi chứ!”. Những lúc như thế, Ki-a tự hỏi: “Mẹ có mơ về quê ngoại như mình không nhỉ?”.

(Theo Nguyễn Quang Thiều)

Câu 7. (1.0đ) Em học hỏi được gì từ bạn Ki-a trong bài đọc trên?

Câu 8. (1.0đ) Tìm trong bài đọc trên câu văn sử dụng biện pháp so sánh.

0
(1,0 điểm) Từ khát vọng của chim yến, em nghĩ gì về khát vọng của con người trong cuộc sống hôm nay qua đoạn thơ sau? Dẫu nhỏ bé cũng là máu thịt Yến xây nên khát vọng riêng mình Chẳng hề nghĩ so cùng ai kiểu dáng Chỉ muốn tự do được hót giữa trời xanh Bài đọc: Khi chim yến chắt máu mình làm tổ Nơi tận cùng vách đảo giữa trùng khơi Yến chỉ nghĩ giữa sóng thần bão tố Phải có riêng một tổ...
Đọc tiếp

(1,0 điểm) Từ khát vọng của chim yến, em nghĩ gì về khát vọng của con người trong cuộc sống hôm nay qua đoạn thơ sau?

Dẫu nhỏ bé cũng là máu thịt

Yến xây nên khát vọng riêng mình

Chẳng hề nghĩ so cùng ai kiểu dáng

Chỉ muốn tự do được hót giữa trời xanh

Bài đọc:

Khi chim yến chắt máu mình làm tổ

Nơi tận cùng vách đảo giữa trùng khơi

Yến chỉ nghĩ giữa sóng thần bão tố

Phải có riêng một tổ ấm cho đời.

 

Dẫu nhỏ bé cũng là máu thịt

Yến xây nên khát vọng riêng mình

Chẳng hề nghĩ so cùng ai kiểu dáng

Chỉ muốn tự do được hót giữa trời xanh.

 

Con chim nhỏ suốt một đời lặng lẽ

Muốn giấu đi những gian khổ nhọc nhằn

Yến đâu biết cái nhỏ nhoi mình có

Đã hóa thành quà tặng thế gian.

                      (“Chim yến làm tổ” – Nguyễn Minh Khiêm, NXB Văn hóa dân tộc, 1998)

0
I. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu.   Anh đom đóm​       (Trích) Mặt Trời gác núi Bóng tối lan dần, Anh đóm chuyên cần Lên đèn đi gác.   Theo làn gió mát Anh đi rất êm, Đi suốt một đêm Lo cho người ngủ.   Tiếng chị cò bợ: “Ru hỡi ru hời! Hỡi bé tôi ơi, Ngủ cho ngon giấc!”...   Ngoài sông thím vạc Lặng lẽ mò tôm Bên cạnh Sao Hôm Long...
Đọc tiếp

I. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu.

  Anh đom đóm​

      (Trích)

Mặt Trời gác núi

Bóng tối lan dần,

Anh đóm chuyên cần

Lên đèn đi gác.

 

Theo làn gió mát

Anh đi rất êm,

Đi suốt một đêm

Lo cho người ngủ.

 

Tiếng chị cò bợ:

“Ru hỡi ru hời!

Hỡi bé tôi ơi,

Ngủ cho ngon giấc!”...

 

Ngoài sông thím vạc

Lặng lẽ mò tôm

Bên cạnh Sao Hôm

Long lanh đáy nước.

 

Từng bước, từng bước

Vung ngọn đèn lồng

Anh đóm quay vòng

Như sao bừng nở...

 

Gà đâu rộn rịp

Gáy sáng đằng đông,

Tắt ngọn đèn lồng

Đóm lui về nghỉ.

             VÕ QUẢNG

Câu 7. (1.0đ) Từ hình ảnh anh đom đóm, em rút ra bài học gì cho bản thân?

Câu 8. (1.0đ) Tìm từ có nghĩa giống với từ rộn rịp trong dòng thơ Gà đâu rộn rịp và đặt câu với từ vừa tìm được.

2
12 tháng 3

uccheđiên

hôm nay ngu