K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Sân trường vắng lặng, chỉ nghe tiếng chim hót trên cành cây cao và tiếng lá bàng rơi xào rạc. Khi tiếng trống trường giờ ra chơi vang lên “Tùng! Tùng! Tùng” báo hiệu kết thúc một tiết học căng thẳng, cả lớp em nhốn nháo, chạy ào ra khỏi lớp như bầy ong vỡ tổ.

Vào giờ ra chơi, sân trường trở nên ồn ào và náo động. Trường em có hai dãy nhà 2 tầng và hai dãy nhà cấp bốn. Tiếng trống ra chơi vừa dứt, bài dạy cô giáo chưa giảng xong nhưng các bạn học sinh đã nhốn nháo chạy ù ra khỏi sân trường. Khung cảnh đó khiến người ta liên tưởng đến bầy ong từng đàn, từng đàn từ trong chiếc tổ to đùng bay ra ồ ạt, có thể chúng đi vui chơi hoặc chúng đang đi tìm hoa hút mật.

Trên sân trường, các ban học sinh nam rượt đuổi nhanh chạy quanh sân, còn leo lên trên những thân cây cao lớn đùa nghịch nhau, hét hò ầm ĩ. Một số đám con trai thì rủ nhau ra ngoài sân cỏ rộng lớn của xã để đá bóng. Lúc vào lớp thì bạn nào cũng ướt đẫm mồ hôi và quần áo bẩn hết. Bọn con gái thì ngoan hiền hơn, chỉ ngồi tụm năm tụm bảy nói chuyện hoặc ngồi đọc truyện tranh. Bạn kia chưa đọc xong thì bạn khác đã chạy đến giật để đọc.

Lớp em có nhiều nhóm con gái thích chơi trò nhảy dây, cái dây chun rất dài được buộc chắc chắn vào nhau đảm bảo không bị đứt, từng người từng người một lần lượt nhảy từ bên này sang nên kia. Chơi đến lúc nào vào lớp mới chịu thôi. Có một số bạn chơi trò chơi chuyền, ở trong cặp mang đi học có một bộ chuyền gồm 10 que và một quả cà nắm vừa bàn tay để chơi. Các bạn nữ ngồi thành từng hàng và chơi rất đều đặn, quả cà cứ thể tung hứng rất khéo léo để không rơi xuống đất.

Dưới những thân cây bàng, rễ bàng nhô lên xù xì như những con rắn nằm ngổn ngang trên mặt đất. Đó là nơi mà rất nhiều em học sinh lớp 3, 4 ngồi tết tóc cho nhau và ôn lại bài của tiết học sinh.

Chốc chốc chúng em nghe những chú chim đang đậu ở trên cành cây cao và cất tiếng hót líu lo thật vui tai. Ngọn gió từ đâu kéo đến vi vu thổi bay những chiếc lá rơi xuống mặt đất.

Vào giờ ra chơi, tiếng cười đùa vui vẻ, tiếng chạy nhảy tung tăng và cả tiếng hét hò ầm ĩ vang vọng cả một góc sân. Đó là thời gian để các bạn học sinh giải lao, thư giãn tinh thần để bắt đầu một tiết học mới hiểu quả hơn.

Chúng em rất thích giờ ra chơi, vì được chơi những trò chơi mà mình thích, đặc biệt không phải học bài. Giờ ra chơi nào sân trường chúng em cũng vui vẻ và náo động như thế này.

Link nè:https://vndoc.com/ta-quang-canh-san-truong-em-trong-gio-ra-choi/download

Mk xin lỗi vì mk ko có nhiều thời gian để viết một bài văn dài nên mk lấy trên mạng

Chúc bn học tốt

BÀI NÀO NGẮN NGẮN ĐƯƠC KO BẠN MÌNH LƯỜI LẮM

Như mọi người đều biết: trong hội thi kén rể của Hùng Vương, phần thắng về Sơn Tinh, Thủy Tinh là người bại. Rồi theo cái lẽ thắng thua, định phận, định phần ấy mà Mỵ Nương theo Sơn Tinh về núi Tản, nên vợ nên chồng. Còn nước các triền sông lớn thì cứ hằng năm, đến kỳ, lại sôi sục, cuồn cuộn dâng lên như ghen cuồng, uất hận khôn nguôi... 

Lại cứ theo thế mà suy, sai cũng coi là cố nhiên, không còn gì phải đôi hồi, bàn cãi, và không thế, thậm chí không được nghi ngờ; vợ chồng Sơn Tinh sống rất hạnh phúc, tốt đẹp, mẫu mực tuyệt vời... 

Mà sự thực quả đúng là như thế. 

Nguồn : hh

Nhưng, có điều, còn có một cái lẽ cố nhiên khác nữa, riêng nhỏ âm thầm, cái lẽ cố nhiên trong lòng những người con gái lấy chồng xa: nỗi nhớ nhà. 


Mỵ Nương nhớ nhà, nhớ cha mẹ lắm. Mà Sơn Tinh thì bận lắm. Vợ lại hết mực trọng chồng, không muốn một bợn nhỏ làm bận lòng chồng. Chồng thì xiết bao tin vợ và tự tin mình. Niềm tự tin lúc nào cũng dày dặn, bền chắc. Cho nên nỗi nhớ của Mỵ Nương cũng phải chịu phận sống len lỏi âm thầm, có lúc còn phải tàng hình, tan biến vào những ánh mắt chào đón rạng rỡ, vào những nụ cười hơn hớn tươi vui. Mà càng như thế, thì nỗi nhớ ấy, cái lẽ cố nhiên ấy, lại càng day dứt, ngún cháy nồng đượm, cồn cào. 

Mỗi năm, Sơn Tinh đưa vợ về thăm lại quê nhà một lần. Là người trí lực kiên cường, quảng kiến và ngăn nắp, đã bao nhiêu năm Sơn Tinh chưa một lần thực hiện sai chệch những ấn định của mình. Những ngày về thăm Phong Châu ấy bao giờ cũng thật huy hoàng, chu đáo, tuyệt hảo. 

Mỵ Nương biết ơn chồng lắm. Nàng cố nương theo, khuôn mình, không để cợn cạo trong cái dòng chung huy hoàng, chu đáo, tuyệt hảo ấy... Để chờ cái phút được chạy gấp tới, ùa vào lòng cha mẹ, mặc những giọt nước mắt mừng tủi ứa ra... Chưa nói đến những ngày vui ấy trôi qua thật nhanh, thật bé xíu, ngắn ngủi. Bao giờ, bao giờ cho đến ngày này sang năm nữa? 

Tự nhiên một hôm Mỵ Nương đánh bạo xin phép Sơn Tinh cho nàng về thăm quê một mình. Và Sơn Tinh, như thường khi, lập tức bằng lòng. 

Đường về Phong Châu, Mỵ Nương đi như gió chạy, nhẹ bỗng, tung 
tăng. Miệng chỉ chực cười, chực reo, chực hát. 

Về được một ngày, trọn vẹn riêng tư với cha mẹ, anh em, sớm hôm 
sau, buổi sớm đầu tiên thức dậy tại quê cha, chợt Mỵ Nương xốn xang muốn dạo ngược lên núi, tới tận con suối nhỏ đầu nguồn, nơi nàng nhớ mình đã tắm lần đầu, từ khi biết nhớ, biết nghĩ, từ khi mình còn là một cô bé. Từ xa, đang còn nhón gót lướt trên những giọt sương mai long lanh đầu những ngọn linh thảo xanh mởn, Mỵ Nương đã nghe tiếng róc rách. Tiếng róc rách như cả tuổi thơ thóc mách, giòn giã mà thổn thức, đang đợi nàng đã bao nhiêu năm... 

Khoang suối trong vắt như vành gương trước mặt. Hơi nước lượn vờn như sương khói khơi vơi huyền ảo. Cái mát tinh khôi thấm vào da thịt. Tự nhiên Mỵ Nương nghẹn ngào. Diềm mi ấm dội lên, nước mắt ứa ra. Mà môi nàng là nét cười, nét cười thơ dại, ngây ngây. 

Ngoắt đầu, phẩy tay điệu đàng và thoáng chút nghịch ngợm, ra hiệu cho những thị nữ theo hầu cuối cùng rời gót. Bước xuống viền suối, để nước vờn liếm quanh bàn chân đỏ dậy của mình. Mắt nhìn xuống, như hút lên, như thấm cái mầu đỏ hồng ấy lan tỏa cả lên gương mặt. Thong thả ngoái lại sau... không còn ai cả. 

... Mỵ Nương cởi xiêm y. 

Ngấn nước vừa chớm chạm ngực thì, như không nén nổi nữa, Mỵ 
Nương bất giác đưa hai tay vuốt xõa đổ suối tóc mây bồng bay lên, giang hai tay, mắt nhắm nghiền lại, nàng nhảy ào, trằn mình uốn lượn giữa dòng suối và buột lên tiếng hát trong vắt. 

Chợt tiếng hát ngừng bặt, Mỵ Nương thốt rùng mình. Nàng hoàn toàn cảm thấy, không thể nhầm lẫn, dòng suối đang ôm xiết vuốt ve lấy thân thể nàng là một đôi tay cường tráng mà đắm đuối, dịu dàng của một da thịt, một con người... Mỵ Nương thoáng nghe thấy, lọc qua tiếng nước rì rào, róc rách, có tiếng đập gấp gáp rộn ràng, như dưới đáy suối có một trái tim bồi hồi. Tự nhiên, Mỵ Nương giang rộng đôi tay ôm nước, như đón nhận... rồi đột ngột quẫy mình, quay ngoắt vào bờ, với lấy váy áo. 

Mỵ Nương đã ở trên bờ đá. Những giọt nước tí xíu vẫn đang trôi bịn rịn trên da thịt nàng, trước khi tuột hẳn, nhập lại vào dòng suối. Những giọt nước ấy ánh sắc hồng ngọc, dần tụ lại và đột khởi, trong không gian tĩnh lặng, như dội cả dòng suối lên. Nước suối cuộn sóng, dựng đứng lên, thành một chàng trai tuyệt vời đẹp và buồn. 



"Trời, Thủy Tinh... Sau biết bao nhiêu năm rồi..." Mỵ Nương khẽ cúi đầu, bắt gặp bờ vai trần của mình vẫn ngời ngợi sáng lên và nàng thấy không còn một chút sợ hãi bỡ ngỡ nào nữa trong lòng. Nàng chợt thấy mình e ấp mà chủ động, mà ở ngoài mọi cương tỏa, như phút nàng đứng sau rèm ngày vua cha kén rể. Nàng thấy mình trinh nguyên. Mắt tai thông thính sáng láng lạ thường... 

- Mỵ Nương em có nhận ra tôi không? 
- Dạ... 
- Vậy thì tôi là ai? Em hãy gọi tên tôi. Hãy gọi tên tôi một lần. 
- Chàng đã không tin em rồi... 

Mỵ Nương khẽ ngước mắt lên. Mắt nàng không định mà hơi chau lại. Mỵ Nương không tự ái, nàng chỉ nghĩ rằng mình có quyền nghịch ngợm một chút. Nhanh nhẹn, dứt khoát, Mỵ Nương mặc váy áo, đứng dậy chắp tay, thi lễ: 

- Em về. 
Mỵ Nương bước đi và lắng nghe sau lưng mình, tịnh không có một tiếng động. Chỉ một làn sương bụi nước ấm thơm ngát bỗng lan tỏa, hồng hồng bao lấy Mỵ Nương mà không lấp, không che lối về của nàng. 

Nhưng chỉ bền gan được chừng mươi bước chân, Mỵ Nương quay phắt lại. Làn sương ấm đã cuồn cuộn thành một bồng mây óng ánh ngũ sắc chợt tan biến. Gương suối lặng tờ. Thủy Tinh đã biến mất. 

Mỵ Nương chạy ào xuống suối, thảng thốt: 

- Ôi, Thủy Tinh... 

Suối cuộn sóng, một bồng nước dâng, đưa Mỵ Nương giạt lên bờ, ở chỗ lúc nãy nàng ngồi. Những đọt nắng sớm xuất hiện, tãi ấm trên xiêm y, thân thể nàng. Những giọt nước óng ánh trên tóc Mỵ Nương, như châu ngọc li ti. 

- Thế là được rồi. Tôi đã được nghe tiếng em gọi tôi thật lòng... Sau bao năm... 

Tiếng Thủy Tinh vang lên, trầm ấm. Và Mỵ Nương thấy chàng lại sừng sững đứng đó, giữa tim suối. Thật đẹp và thật buồn. 



- Hãy nghe tôi... Hãy ngồi yên đó và nghe tôi thôi. Không thì không sao tôi bình tĩnh nổi... Tôi hoàn toàn hiểu rằng chỉ có lần gặp gỡ này thôi, muôn đời tôi sẽ không còn gặp được em nữa. Tôi hiểu em là gái đã có chồng, em sống tuyệt vời hạnh phúc và mẫu mực. Còn tôi: một kẻ bị muôn đời gớm ghiếc, nguyền rủa và cô đơn. Nỗi cô đơn mênh mông, cồn cào, như cả xứ sở đầy sóng gió, biển cả và đại dương của tôi. Nhưng tôi yêu... Tôi đã yêu em, từ lâu lắm rồi cho đến mãi mãi. Từ khi em còn là một cô bé con... Ngày ấy, ngày em lần đầu tiên lên tắm ở tận con suối đầu nguồn này, em còn bé và tôi còn trẻ lắm, tuy cũng đã là Chúa Biển rồi... Ngày ấy, tôi đã biết em, đã tan hòa trong những giọt nước, nô giỡn, cười vui thỏa thích cùng em. Vì ngày ấy, tôi đã tự nhiên cứ muốn một lần được lang thang từ biển vào sông, muốn đi ngược lên mãi và tôi đã đến tận đây, tận nguồn này, gặp đúng ngày đầu tiên em được phép phụ vương nhào mình xuống suối. Rồi tôi phải về biển... Nhưng lòng ước tính từng năm để rồi quyết, để rồi không nén được sẽ phải đến nói cho em, cho phụ vương em rõ tình yêu của tôi. Tôi lên bờ đất Phong Châu để nhận tin phụ vương đã dựng lầu kén chồng cho em. Tôi đã gặp Sơn Tinh nơi quán dịch. Biết bao chàng trai khi nhìn thấy hai chúng tôi đã đành lẳng lặng xếp khăn gói, lủi thủi ra về. Thật tội, nhưng biết làm sao? Họ là những người thường và họ biết rõ thứ hạng của chúng tôi: những thần nhân. Sơn Tinh thì chỉ nói với tôi: Chàng nghe nói vua Hùng kén rể, lại cũng nghe nói cô con gái vua ngoan lắm, đẹp lắm. Sơn Tinh còn nói thêm: "Người thần mà lấy con vua, thực là một việc hợp lẽ". Rồi chàng đi ngủ, thật thanh thản, đàng hoàng, dáng nằm thật thư thái, uy nghi. Chàng ngủ rất ngon. Còn tôi lúc ấy, tôi đã không sao ngủ được, lòng chỉ còn cồn cào một ý nghĩ làm sao gặp được em, thấy được em. Đã bao lần tôi định lẻn trốn ra ngay trong đêm tìm đến chỗ em. Nhưng rồi tôi biết em đã ở trong cung cấm. Và... ý nghĩ cuối cùng khiến tôi đành nén lòng nằm yên chờ sáng... "Biết đâu, em cũng đang ngủ rất ngon, rất say. Thực vô duyên nếu quấy rầy em, nếu làm em dở giấc". 

- Không, thưa chàng, đêm ấy em cũng không sao ngủ được... 

- Cảm ơn, cảm ơn em. Đó, tôi và em cứ có những cái giống nhau, những cái trùng nhau vô bổ, vô tích sự, những cái tương hợp chẳng để làm gì ấy như thế đấy... Ô hô! Cuộc đời... Và buổi sáng đã đến... Cả hai chúng tôi được gọi vào chầu phụ vương em cùng một lúc. Cái đường bệ, thong thả ung dung của tôi chỉ là cái dáng vẻ bên ngoài. Mắt tôi đầu tiên đã đặt vào khoảng rèm thoáng lay động sau lưng nhà vua. Có phải em đứng chỗ đó không? 
- Dạ, đúng... 

- Chợt nhớ phải giữ ý, không thể nhìn vào đó mãi, tôi đành đăm đăm dõi vào gương mặt cha em. Và như đền bù cho tôi, hai cha con em giống nhau lắm. Tôi gạn được biết bao nét từ cha em thành em. Tôi quên mất, ánh mắt của tôi đã làm ông ở ngay phút đầu dễ có gì ngài ngại, thậm chí khó chịu với tôi. Vừa thi lễ xong, đã nghe lời cha em hỏi: "Chẳng hay hai vị tới đây có việc gì?". Tôi đã không hiểu ngay lúc ấy. Mãi sau này tôi mới thấy trong câu hỏi ấy có cái oái oăm của một đấng quân vương, cái nếp quen triệu tập mọi người đến vì ý mình rồi lại bâng quơ hỏi nói như phải miễn cưỡng tiếp người ta như không, lẫn cái lối giữ giá của nhà có con gái, dẫu đang ở ngôi chúa tể... Và điều không may mắn nhất, điều lú lẫn nhất của tôi là tôi đã không thấy trước ở đó một lời gợi ý, một điểm nếu thuận theo thì lợi, nếu trật thì mất điểm, thua thiệt ngay thuở đầu. Tôi chỉ lăm lăm bộc bạch, không màng tới đua tranh, khi thua rồi, khi mất em rồi, mới nghĩ lại tất cả. Tôi đã không để ý tới tiếng "việc" (chẳng hay hai vị tới đây có việc gì?) Và Mỵ Nương ơi, có phải là hôm ấy, tôi đã bước lên trước và trả lời trước... 

- Vâng, thưa chàng, đúng như vậy. Em cũng có thể nói thêm để chàng rõ: chính vì thế mà trong hai chàng, kỳ thực và tính thật đúng đến từng khắc, thì chàng lại là người mà em biết trước, biết tên, nhìn được mặt, được người trước. Bởi vì chỗ em đứng khuất một thân cột và viền rèm, khiến chỉ có ai bước lên một bước nữa hôm ấy mới qua chỗ khuất và em mới được nhìn thấy. Vì vậy mà em hoàn toàn nhớ: chính chàng đã bước lên trước, đã trả lời trước... 

- Và em có còn nhớ câu trả lời của tôi không? 

- Thủy Tinh ơi, em không muốn một lần nữa nhắc rằng: chàng đã không tin em, cũng không muốn một lần nữa rời gót khỏi nơi đây, để rồi lại phải chạy lại... Em muốn nói với chàng một lời: Vì sao chàng cứ thích nhắc lại những lời ấy, nó có làm cho chàng dịu bớt được một điều gì đâu? Không nhắc lại thì nói cũng có làm cho chàng mất mát thêm điều gì đâu?... Thủy Tinh ơi, chàng đừng giận nhé, em cảm thấy chàng chẳng có gì khác ngày ấy cả. Chả có gì lớn hơn, từng trải hơn, điềm đạm hơn, thiết thực hơn cả... Không nên như thế, em cảm thấy thế, mong cho... 

- Thôi thì tôi sẽ đè bẹp nốt cả cái mong muốn cứ chốc lát lại được nghe tiếng em, dù chỉ một tiếng "có" hay "không"... Thôi thì em lại nghe tôi nhé... 

Tôi đã bước lên, nói ngay điều có từ hơn mười năm trước. Tiếng tôi là tiếng sóng cồn lên, va đập: 

- Tôi đến đây để bộc bạch với Người tình yêu của tôi với Mỵ Nương, con gái Người. 

Và Sơn Tinh, quả thật, thâm trầm điềm đạm như núi và khôn ngoan vững vàng như đất, đã thong thả cất tiếng sau tôi: 

- Kính thưa bệ hạ, thần đến đây để xin được cưới công chúa Mỵ Nương, được trở thành con cái trong nhà của triều Hùng.

hỏi cj google

mk ngại dở vở ra

nếu vội thì đợi tí

các thể loại văn học là;

1.truyện truyền thuyết

2.truyện cổ tích

3.truyện ngụ ngôn

4.truyện cười

nhớ t ick đó

10 tháng 2 2020

Đăng thế mà linh tinh à -_-

10 tháng 2 2020

Đây đúng là một cảnh trung thu đặc sắc tại làng quê trong một không khí thanh bình. Ngày xưa để thưởng thức một mùa trung thu thật vui vẻ, các em cũng phải góp phần tự làm nhiều đồ chơi để thưởng tết, ngày nay còn cả tháng nữa mới tết Trung thu nhưng ngoài đường phố đã treo đầy rẫy các loại đèn Trung thu: Từ đèn con cá, con bướm, con thỏ, con chim, đến bầy cá hóa long, chiếc thuyền đốt đèn lên dây cót chạy trên nước, con thỏ đánh trống, máy bay, đến cả các nhân vật trong võ thuật như Triển Chiêu bằng giấy bóng kiếng đủ màu rực rờ và thật đẹp. và nay lại thêm các lồng đèn chạy bằng pin có nhạc đủ loại đủ hình của Trung Quốc: nào là Na Tra Thái tử đi trên quả cầu với hai bánh xe phong hòa và tay quay hai vòng càng khôn, nào là siêu nhân, nào sư tử hí cầu với đòn màu, nào đèn có hai cô tiên rất xinh...

Việc đầu tiên khi gần tới tết Trung thu là các em chuẩn bị làm đèn lồng Trung thu dưới sự hướng dẫn của người lớn. Các em được dạy làm đèn xếp bằng giấy gấp nếp nhỏ theo chiều ngang, sau đó lại gấp thành nếp bé theo chiều dọc rồi xoay vòng dán lại với nhau thành một hình ống, đáy cắt một hình tròn bàng bìa cứng dán vào, phía trên, cắt một vòng hình vành khăn dán vào mép ống trụ, rồi xâu một dây vào hai lỗ đục đối diện trên mép đòn để xách bằng cách treo vào đầu một que tre. Thế là các em đã có một chiếc đèn xếp ở giữa đáy, phải đính một miếng kẽm mỏng để gắn nến đốt. Lớn hơn chút nữa cỡ tuổi lớp năm bây giờ, các em lại được hướng dẫn vót tre làm khung đèn ông Sao, 10 thanh tre cật mỏng cỡ 30-40 cm cột từng đôi một thành hai khung sao năm cánh bàng lạt hay dây gai (cuộn dây bán sẵn), hai khung này lại được cột với nhau chặt lại ở năm đầu, vót thêm năm miếng cật tre nhỏ dài cỡ 3cm tròn như chiếc đũa, nhét vào giữa hai khung sao trên, tạ chân các cánh sao để căng rộng khoảng cách hai khung ở phần giữa ngôi sao tạo thành một hình khối ngũ giác. Trên một trong năm miếng cật tre nhỏ này lại có quấn một lò xo băng dây kẽm mỏng để gắn nến. Xung quanh một ngôi sao dán giấy bóng mờ hoặc giấy bóng kiếng để hở hai cạnh của cánh sao phía trên, đối diện với miếng cật tre nhỏ có gắn lò xo để cho nến vào đốt; buộc đầu cánh sao có hai cạnh để hở không dán giấy bằng một sợi dây gai và treo vào đầu một cành tre nhỏ (đã róc lá) hoặc một cây gậy nhỏ. Thế là các em đã có một chiếc đèn ông sao để đi rước do chính mình làm. Khi đã hơi lớn lớn các em tráng nhi còn được người lớn chỉ cho làm đèn kéo quân đế treo ở nhà. Làm được đèn này các em rất hãnh diện, chứng tỏ mình khéo tay, thông minh và đã nhớn nhao. Để làm đèn kéo quân, các em phải có hai khung: một khung 1 bên ngoài hình trụ tròn hoặc hình khối tứ giác và một khung thứ hai bên trong (nhỏ hơn cả về chiều rộng lẫn chiều cao) gồm hai vòng tròn kẽm mỏng nối kết với nhau cũng bằng dây kẽm thành một hình trụ tròn để lọt trong khung I và có thể xoay vòng dễ dàng trong khung I, khung ngoài lớn hơn làm bằng tre cật vót mỏng hay bằng kẽm cứng uốn kết lại với nhau có dán giấy bóng mờ (trên có vẽ cảnh trời, mây, sông, núi, đường quê V.V.), có tô màu, làm nền để chiếu lên trên đó bóng của các hình khung thứ II. Khung ngoài (I) được dán giấy kín mít chỉ hở mặt trên, dưới đáy và trên mặt khung 1 đều có một thanh ngang (bằng kẽm hoặc tre cật) chia đáy và mặt trên khung I thành hai phần đều nhau. Ở giữa thanh ngang với đáy có gắn một dây lò xo kẽm mỏng để gắn nến.

Ngày nay thay vì nến người ta cho vào trong phía đáy khung đèn kéo quân một bóng đèn điện hoặc đèn pin độ 3 watt vừa để chiếu sáng vừa làm nóng không khí trong đèn, tạo một luồng khí chuyển động đi lên làm quay khung thứ II ở trong khiến các hình gắn ở trên vòng dưới khung II chuyển động hắt bóng lên giấy dán (có vẽ phong cánh) của khung I (khung ngoài) làm nên một cảnh tượng linh hoạt: người, ngựa, trâu bò, quân lính, xe cộ, gánh hàng rong,.... di chuyên trên đường sá, qua các vùng sông núi, làng mạc...

Như đã nói ở trên, khung II làm bằng kẽm mỏng nên nhẹ, và khung II nhỏ hơn khung I nhiều để có thể xoay vòng dễ dàng trong khung thứ I. Hai vòng tròn của khung II cách nhau độ 5 tới 6 cm. Trên vòng thứ 2 của khung II có dán các hình (bằng giấy), người, ngựa, xe cộ, quân lính,... khi quay sẽ chiếu hình trên khung 1 bên ngoài. Mỗi vòng của đáy khung II đều có một thanh kẽm ngang chia đều mặt trên và đáy khung II, giúp khung II được thăng bằng và có thể xoay tròn theo sợi dây gẳn vào khung I. Khi luồng khí nóng bốc lên (sau khi đốt đèn một lúc, sức nóng của đèn làm nóng không khí ở đáy của khung I lồng đèn kéo quân và khối không khí này nở ra bốc bay lên làm xoay sợi dây và khung 11 lồng đèn). Thế là các em đã có được một chiếc đèn kéo quân để treo trong nhà mùa Trung thu: vừa là đề tài của những lời khen ngợi của người lớn vừa là niềm hãnh diện và thích thú của các em.

Ở ngoài cửa hàng, cũng có bán một số đèn Trung thu ngoài đèn xếp (nhiều loại, nhiều màu có vẽ hình lên rất đẹp - đèn xếp hình quả bầu, hình tròn, hình trụ...), đèn ngôi sao, đèn con thỏ đánh trống có hai bánh xe nối vào hai cánh tay con thỏ (làm bằng thiếc có sơn màu), có cầm que trước mặt có trống, cỏ gắn đèn, cả hệ thống như một chiếc xe có cần đẩy đằng sau đe các em cầm - khi đẩy đi, tay con thỏ đưa lên đưa xuống đánh vào trống kêu beng beng, và đòn chiểu sáng xuống mặt đường (đây là chiếc đèn có khoa học kỹ thuật nhất thời đó), lại còn cỏ cả chiếc đèn là một bầy cá hóa long, con cá mẹ nằm giữa có chỗ cắm nến, còn xung quanh có một vòng tròn treo đây cá con, to và đẹp - rồi đèn con bướm, con rồng, đèn kéo quân, v.v. Tuy nhiên, những đồ chơi này chỉ dành cho con nhà giàu, dư dả; ở nhà quê con nhà nghèo và các nhà thường thường bậc trung đều tụ làm lấy đồ chơi và khi làm các đồ chơi như vậy các em cũng coi như là đang chơi tết, rất thích thú. Ngoài đèn Trung thu còn các đồ chơi khác, tuy không nhiêu như bay giờ: như chiếc tàu thuỷ có cam đèn chạy bằng dây cót thà trong chậu nước, những chiếc xe hơi bằng thuỷ tinh đựng đầy kẹo the xanh, đỏ, những con vật tết bằng lá dừa thật khéo thành những con châu chấu, con chim, v.v. đậu trên cành lá: những con giống hình thằng người đánh đu, hình các nhân vật trong chuyện cỏ tích như Tấm Cám, Trần Minh khô chuối. Lọ Lem, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới.v.v. dù loại được người bán hàng khéo tay nặn và thổi bằng bột dẻo có pha nhiều màu nặn xong lại cám trên cái que hay cành cây. Ngoài ra, lại có các ông Phỗng (chữ nói trại của ông Phật) để trò em bầy cỗ, nhắc nhớ các em lòng tin nơi Trời Phật, ông Tiến sĩ bằng nan tre, phết màu, cớ có quạt biển long (ông Tiến sĩ giấy) cũng để bầy giữa mâm cỗ Trung thu để khuyến khích tinh thần hiếu học của các em, các em gái thì có các con giống làm bằng bột, cs tô màu để bầy cỗ, đủ hình các loại chim, thú (chim thú nuôi trong nhà và trong thiên nhiên như gà, vịt, chó, mèo, tổ chim sẽ có những quả trứng nhỏ, chuột, trâu, hò, sư tử, hươu, nai...), các đồ dùng trong nhà (bát, đĩa. Nồi niêu, xoong, cháo, tủ, gương, bàn, ghế...), các đồ vật sử dụng trong cuộc sống ở xã hội (xe hơi, quang gánh, xe cút kít...) để tăng hiểu biết, dễ nhắc nhớ tới nữ công nữ hạnh.

Sau khi làm xong đèn và mua các đồ chơi nói trên, các em chuẩn bị để tham dự các trò vui và các lễ lạc.

Cả hơn nửa tháng trước đêm Trung thu, trẻ em đã tụ họp để rước đèn trong xóm hoặc chơi múa sư tử đánh trống ầm ĩ, hoặc có khi chỉ chơi đốt nến rồi hát lì vui vẻ.

Cuộc rước sư tử đêm Rằm do thôn xóm tổ chức trong đó có các em được giao nhiệm vụ đội đầu sư tử múa. một hoặc hai em đi sau nam đuôi sư tử, nhảy nhót. Một số em đánh trống ếch hoặc sau này có trống tây đeo đầy ở vai và các em khác thì cầm theo đèn của mình có đốt nến đi theo, có khi hát vang theo tiếng trống. Đám rước ồn ào, náo nhiệt, vui vẻ diễu hành qua đường phố trong làng xóm kết thúc bằng một màn đồng ca nhộn nhịp và một cuộc phát kẹo bánh mà các em rất hài lòng.

Sau đó các em tản mát về nhà hoặc ghé xem canh các nam thanh nữ tú hát trống quân. Một số em lại ghé các đền, miếu xem các bà lên đồng để được phát lộc những đồng xu, đồng hào giấy kết thành những con bướm, con chim và được phát cả kẹo bánh. Hoặc các em theo bà, theo mẹ lên chùa lễ Phật để được phát lộc là oản, là bánh, là xôi, chè, v.v.

Rồi các em vè nhà dự tiệc bày cỗ quan trọng để trông trăng, cùng nhau hát hò, chơi đùa kể chuyện tới khuya mới phá cỗ. Dù nghèo, dù giàu các em cũng có bầy một mâm cỗ Trung thu (dù so sài, dù ít ỏi) để cùng chơi vui (nhà nghèo thì mâm cỗ có khi chỉ là vài chiếc bánh Trung thu bé xíu, vài trái cây hái trong vườn hay xin của nhà hàng xóm, vài con giống tự làm, vài ông Phỗng tự nặn ít cây nến V.V.). Nếu nhà rộng rãi có mái hiên, cỏ sân gạch, các cm chuẩn bị mâm cỗ này với các đồ chơi từ tối 14, còn thường thì chiều 15 cơm nước xong xuôi, các em bày cỗ (có sự giúp đỡ của bà, mẹ, anh, chị) rồi đi rước đèn, trở về mới trông trăng cùng đám chúng bạn. anh chị em và gia đình hát hò vui vẻ. Rồi khi đã thật khuya, trăng đã lên cao và đã buôn ngủ mới phá cỗ.

Mâm cỗ Trung thu truyền thống, luôn luôn phải có ông Tiến sĩ giấy (giữa mâm). với ông Phỗng để hàng trên cùng, trước ông Tiến sĩ, rồi đến các con giống, đồ chơi, hoa quả. nhà giàu thì có thêm xôi chè, bánh trái, các đĩa thức ăn ngon lành, có bánh Trung thu to tát thơm ngon (bánh nướng nguyên ổ to chụm hình con rồng rất đẹp hoặc nguyên hộp một cân hơn bánh, bánh dẻo cùng vậy, toàn loại thượng hạng cả: cỏ vi cả, yến, lạp xưởng, gà quay, v.v. thơm phức, có hạt sen. đậu xanh, trứng muối I hoặc 2 lòng trứng đỏ au). Nhà nghèo cùng cỏ bánh nhưng là mấy chiếc bánh nhỏ xíu để trẻ con bày cỗ. Đèn nến đốt sáng cắm quanh mâm cỗ hoặc treo lên dây vắt ngang mâm cỗ. mọi người ngồi vây quanh hoặc hát hò hoặc kể chuyện về thỏ ngọc, chị Hằng, chú Cuội hoặc Tấm Cám. v.v. hoặc do nhau, hoặc ngắm trăng, ngắm sao. rồi chơi đếm sao (một ông sao sáng, hai ông sáng sao ) hoặc chơi nói nhanh (nồi đồng nấu ốc, nồi đất nâu ếch), xem ai nói được lâu. nhanh mà không nhịu, hoặc chơi “tập tầm vông”. hoặc chơi đố người, đố vật. (thí dụ: “Kiến tố vừa đố vừa giảng” (tra lời: Tổ kiến) - “Nhà có bà hay la liếm?" (trả lời: cái chổi)

"Ở nhà có bà hay ăn cơm trước" (trả lời: đôi đũa cả), chơi “nu na nu nống", chơi “xỉa cá mè đè cá chép”, rồng rắn, ...

Thật là một buổi tối rất vui vẻ, náo nhiệt! Khi chơi đã chán và cảm thấy đói bụng. lúc ấy trăng cùng đã lên cao, mọi người đều hô "Phá cỗ", ai nấy đều vỗ tay đồng tình và thức ăn được chia ra cho mọi người ăn uống ngon lành, mâm cỗ với các em bé háu đói đã hết nhanh, người lớn cũng tham gia để chung vui với các em Ai ấy đều hả hê vì có một đêm trung thu trọn vẹn.

Cảnh trung thu trăng sáng trời trong thường chỉ có ở miền Bắc, một nửa miền Trung trở vào Nam đêm trung thu thường bị "phá quậy” bởi những trận mưa khiến đôi khi "ông Trăng” cùng chị Hằng và Thỏ ngọc đều đi trốn - Và mọi người đành bày cỗ trong nhà với đón thay trăng. Có khi miền Trung và cao nguyên còn bị bão lũ mất cả Trung thu.

Có nơi như ở Hát Giang, quê của Hai Bà Trưng, các em còn chơi phụ đồng cuội vào đêm Trung thu.

Tết Trung thu còn một trò giải trí thú vị đối với các em nữa đó là đi rong phố xem các hình ảnh quảng cáo các nhà hàng lớn bán bánh trung thu thiết kế rất khéo, rất đẹp, màu sắc rực rỡ rất vui mắt: nào cảnh Đường Minh Hoàng du nguyệt điện với bầy tiên nữ đẹp xinh múa vũ khúc nghê thường, nào cảnh chú cuội ngồi gốc cây đa, nào cảnh bát tiên quá hải, nào cảnh thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh được tặng bánh trung thu, nào cảnh các em bé rước đèn chơi trăng, nào cảnh múa sư tử... Nội phố Huế gần nhà tôi cùng có bao nhiêu là cửa hàng có quảng cáo đẹp. Tôi nhớ ngày bé cứ gần Tết Trung thu là mẹ tôi lại thuê chú xích lô quen chở chúng tôi trên xe, dạo phố phường Hà Nội để ngắm cảnh náo nhiệt của đèn, bánh trung thu cùng các quảng cáo mà chúng tôi xem say mê không biết chán. Bố mẹ đứng cửa vẫy nhìn chúng tôi sung sướng đi chơi mà bố mẹ cũng được vui lây. Lớn lên rồi tôi chẳng bao giờ còn được vui sướng hồn nhiên như ngày xưa ấy!

hok tốt!!

Với nền văn hóa đa dạng và độc đáo, hàng năm nước ta có không ít những ngày lễ tết cổ truyền giàu ý nghĩa như tết nguyên đán, tết thanh minh, tết táo quân,....Trong đó không thể không kể đến tết trung thu ngày tết gắn liền với niềm vui, tiếng cười thiếu nhi.

     Trung thu mang nghĩa là giữa mùa thu. Có thể hiểu tết trung thu được tổ chức vào giữa mùa thu hay chính là ngày rằm tháng tám hằng năm khi mặt trăng sáng và tròn đầy nhất. Đây chính là một trong những nét đẹp văn hóa của các đất nước Á Đông. Ở nước ta, tết trung thu có xuất hiện từ rất lâu rồi và được cho là ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên không vì thế mà ngày tết này làm mất đi bản sắc Việt. 

     Tết trung thu đến luôn là niềm vui của mỗi đứa trẻ. Không giống như ngày lễ thiếu nhi quốc tế 1/6 được du nhập về từ phương Tây cha mẹ cho trẻ em đi chơi, tết trung thu gắn kết mọi người trong gia đình, thể hiện niềm quan tâm, yêu thương. Trong ngày tết này, người lớn sẽ chuẩn bị một mâm cỗ lớn với đầy đủ các loại bánh kẹo, hoa quả được trưng bày đẹp mắt, cầu kì. Và đặc biệt không thể thiếu được thức quà đặc trưng bánh trung thu. Bánh trung thu có hai loại là bánh nướng, bánh dẻo ngày trước thường có hình tròn tượng trưng cho mặt trăng. Thời gian qua đi chiếc bánh cũng được biến tấu thêm màu mè, kiểu dáng, hương vị. Chuẩn bị kĩ càng mâm cỗ, khi mặt trăng lên cao, tỏa rạng cũng là lúc gia đình quây quần bên nhau, trẻ em được phá cỗ, ăn uống. Không những vậy, các em còn được tụ tập tham gia rất nhiều trò chơi. Trên những dãy phố, ánh đèn lồng với hình: con cá, con thỏ,... rực rỡ sắc màu tỏa sáng, trẻ con nối đuôi nhau vừa đi rước đèn vừa cười đùa thích thú. Sau đó các em cũng được thỏa sức tổ chức các trò chơi khác cùng nhau vui đùa đón trăng. Đâu chỉ có trẻ em mới được hưởng niềm vui, người lớn cũng góp phần. Cả gia đình ông bà cha mẹ bên nhau sau những tháng ngày mệt mỏi vì công việc thường ngày, cùng ngắm trăng, ăn bánh, trò chuyện vui vẻ ngoài hiên nhà.

     Và phần đặc sắc và hấp dẫn nhất thường vẫn luôn là màn múa sư tử. Những anh thanh niên khoác trên mình chiếc áo lấp lánh, người đội đầu sư tử, người khom lưng làm đuôi. Đầu sư tử được làm bằng giấy bồi, với đôi bàn tay khéo léo nó được làm nên mang chút nghiêm nghị nhưng cũng không kém phần duyên dáng, tinh nghịch. Người điều khiển sư tử dẻo dai múa đầy tài tình, hấp dẫn. Những màn nhảy lên chồm xuống theo nhịp trống liên hồi khiến người xem không khỏi kinh ngạc. Thi thoảng lại có chú cuội, chị Hằng đeo mặt nạ màu mè phe phẩy chiếc quạt đi chọc ghẹo mọi người. Màn đêm tĩnh mịch thường ngày vì thế mà bị phá tan, chỉ còn ánh trăng chảy lênh láng trong không gian, đọng lại trong những tiếng cười giòn giã.

     Những nét đẹp cổ truyền luôn rất giàu ý nghĩa. Ngày tết thiếu nhi tất nhiên là nó phải mang lại cho trẻ em niềm vui, gắn kết gia đình. Không những thế nó còn mang nét rất đặc trưng của đất nước có nền văn minh lúa nước. Tết trung thu thể hiện mong ước của mọi người về một mùa màng bội thu. Nhìn trăng cũng là một cách để dự đoán thời tiết, vụ mùa thậm chí là cả vận mệnh quốc gia theo kinh nghiệm dân gian. Có thể thấy ngày tết trung thu mang rất nhiều ý nghĩa sâu xa. 

     Cuộc sống hiện đại hôm nay bận rộn với guồng quay cơm áo gạo tiền tết trung thu cũng đã được thay đổi đi rất nhiều. Tuy nhiên giá trị của nét văn hóa cổ truyền đẹp đẽ ấy không vì thế mà phai nhạt, nó vẫn giữ một vị trí quan trọng không thể thiếu trong lòng bất cứ người con đất Việt nào. 

1.Tự tin:Tin vào bản thân mình.

2.Tự kiêu:Là luôn đánh giá cao về bản thân, luôn cho mình là nhất.

3.Tự ti:Không tự tin,tin tưởng vào chính mình.

4.Tự trọng:Luôn luôn chú ý giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.

5.Tự hào:Đề cập tới một ý thức khiêm nhường và cảm giác thỏa mãn với sự lựa chọn và hành động của bản thân, hành động và lựa chọn của người khác hoặc đối với một nhóm xã hội.

6.Tự ái:Lòng tôn mình quá đáng, khiến dễ bực tức khi bị nói động đến.

Chúc học tốt,hôm nay không đeo khẩu trang nữa vì BO_Y_TE bảo chỉ đeo khi đi đông người.

10 tháng 2 2020

-Tự tin là hoàn toàn tin tưởng vào bản thân, nhận biết được giá trị và sự quan trọng của mình (không có nghĩa là tin tưởng bản thân một cách mù quáng). Yếu tố cơ bản của lòng tự tin là cảm nhận được yêu, có giá trị, năng lực, trách nhiệm và được công nhận.
-Tự kiêu là lúc nào củng nghỉ tốt về bản thân luôn cho mình là đúng.
-Tự ti là đánh giá mình thấp nên tỏ ra thiếu tự tin.
-Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với các chuẩn mực xã hội, biểu hiện ở chỗ:cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình, không để người khác nhắc nhở, chê trách.
-Tự hào là lấy làm hài lòng, hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có.
-Tự ái là do quá nghĩ đến mình mà sinh ra giận dỗi, khó chịu, khi cảm thấy bị đánh giá thấp hoặc bị coi thường.
HOK TỐT

Bài 1: Đọc đoạn văn sau      Ông kéo tôi vào sát người, xoa đầu tôi, cười rất hiền. Bàn tay ram ráp của ông xoa nhẹ lên hai má tôi. Từ đó, tối tối, ông thường sang uống trà với ba tôi. Hai người trò chuyện có hôm tới khuya. Những buổi chiều, ba tôi thường gửi chìa khóa phòng cho ông.a) Xác định chủ ngữ, vị ngữ và kiểu câu của từng câu kể có trong đoạn văn.Bài 2: Đọc đoạn văn sau ...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn văn sau

      Ông kéo tôi vào sát người, xoa đầu tôi, cười rất hiền. Bàn tay ram ráp của ông xoa nhẹ lên hai má tôi. Từ đó, tối tối, ông thường sang uống trà với ba tôi. Hai người trò chuyện có hôm tới khuya. Những buổi chiều, ba tôi thường gửi chìa khóa phòng cho ông.

a) Xác định chủ ngữ, vị ngữ và kiểu câu của từng câu kể có trong đoạn văn.

Bài 2: Đọc đoạn văn sau

       Mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không và du du như sáo diều, ánh trăng trong chảy khắp nhành cây, kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa. Cành lá sắc và đen như mực vắt qua mặt trăng như một bức tranh Tàu. Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên, lá lựu dày và nhô nhấp nhánh như thủy tinh.

a) Xác định từ loại (danh từ, động từ, tính từ) của các từ có trong đoạn văn trên.

b) Các câu trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu gì? Xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng câu đó.

2
10 tháng 11 2021

hi các bạn

6 tháng 2 2022

hi nm nhé

10 tháng 2 2020

cau hoi la gi vay