K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đã ba năm rồi kể từ ngày ấy – ngày em chập chững những bước chân đầu tiên đi đến với chân trời mới, chân trời tri thức. Em còn nhớ buổi sáng ngày khai giảng bầu trời trong xanh, những chú sơn ca bay lượn trên bầu trời thi nhau hót lứu lo như muốn chào mừng em trở thành cô trò nhỏ.

Buổi sáng hôm ấy, cùng với bạn bè của mình bước đi trên con đường làng quen thuộc nhưng dường như em cảm thấy con đường hôm nay cũng mang một vẻ đẹp nên thơ hơn. Đến trường lũ trò nhỏ chúng em đã hoàn toàn choáng ngợp bởi quang cảnh sân trường ngày khai giảng, nào hoa, nào cờ, nào bóng bay, bào biểu ngữ, tất cả mọi thứ đều mang một màu sắc tươi mới như muốn chào mừng chúng em đến với ngôi nhà lớn này.

Tiếng trống trường vang lên, báo hiệu buổi lễ khai giảng bắt đầu, những bài hát về buổi đầu đi học, những lời chào mừng của thầy hiệu trưởng và tiếng vỗ tay râm ran như tiếp thêm một nguồn sức mạnh lớn cho lứa học trò mới chúng em mà bây giờ khi nhớ lại trong em vẫn còn vẹn nguyên tâm trạng xúc động, bồi hồi và hãnh diện – hãnh diện vì từ nay mình cũng là một cô học sinh như bao anh chị khác. Ở chân trời mới này, tất cả mọi người ai ai cũng bận rộn, nhưng tất cả đều mang chung một nét mặt – vui tươi.

Bây giờ, em đã là cô bé lớp bốn và đã trải qua ba lần được chào đón các em lớp một, song ấn tượng về buổi đầu đi đến trường thì mãi vẹn nguyên như thuở ban đầu. Cho dù bây giờ hay mai sau em vẫn sẽ luôn luôn ghi nhớ ngày hôm ấy – ngày đầu tiên đưa em đến với kho tàng kiến thức.

10 tháng 3 2020

                                                                                         Bài làm

Con đường phố tôi chạy thẳng băng, không có nét uốn lượn mềm mại, quanh co. Nó nhỏ và hẹp, cũng dễ hiểu bởi phố tôi là một phố nhỏ nên đường sá cũng không được đầu tư khang trang rộng lớn. Hai bên đường, những ngôi nhà thi nhau mọc lên, mọc lên mãi như những mô hình lắp ráp làm cho con đường vốn đã hẹp nay càng hẹp hơn. Đặc biệt, phố tôi rất thơ mộng bởi hai hàng cây ven đường. Mùa hè, những chùm hoa xoan rụng xuống một màu trắng, vương lại và kết những vòng hoa trên mái đầu lũ trẻ chúng tôi. Những ống khói vươn lên cao, chỉ để lại cho chúng tôi một khoảng trời nho nhỏ, con con. Bên cạnh bao ngả đường lớn, con đường phố tôi vẫn yên ả nằm đó với một bề mặt mà chỗ lồi, chỗ lõm. Nhưng tôi thấy điều đó chẳng làm con đường xấu đi mà còn làm cho nó thêm nét đơn sơ, giản dị. Hai bên đường, san sát biết bao cửa hàng, cửa hiệu đủ mọi thể loại khác nhau. Những cô bán hàng luôn tay vẫy nước lên những rổ hoa từ ngoại thành mang vào. Những bà hàng cơm, hàng phở mồ hôi bóng nhẫy, luôn tay đơm đơm, thái thái. Vỉa hè phố tôi gạch sứt sẹo nhưng tôi yêu những vết sứt đó vì nó luôn in trong trí nhớ của tôi, gợi cho tôi về hình ảnh con đường từ nhà tới trường. Ở đây cũng đủ loại nhà. Có nhà to, có nhà nhỏ, có nhà cao, nhà thấp. Đi men theo con đường mà tôi đếm được hơn hai chục cửa hàng, cửa hiệu. Họ lấn, họ chiếm rồi làm bục, bệ khiến con đường phố tôi đã hẹp càng hẹp thêm...  Quên sao được những ngày học lớp một, tôi còn rụt rè, bỡ ngỡ bước những bước đầu tiên trên con đường này tới trường. Lúc đó, tôi thấy con đường sao mà lớn thế còn mình thì bé cỏn còn con. Lớn lên, tôi lại thấy con đường chẳng những không rộng ra mà còn bị thu hẹp lại. Cây hai bên đường xòe tán che mát, đu đưa như reo vui, chim chóc hát ca ríu rít... Ôi, nhớ nhiều lắm, nhiều lắm. Mỗi lần nhắc đến con đường này là bao kỉ niệm lại hiện về trong tôi, mãi mãi không bao giờ phai. Con đường đã là một người bạn tốt của tôi từ khi tôi còn học lớp một cho đến bây giờ, nên mỗi khi đi đâu xa, tôi lại thấy nhớ nhung, quyến luyến nó vô cùng. 


Sau này, dù có may mắn được bước trên những ngả đường lớn ở mọi phương trời thì kí ức về con đường tới trường sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ý nghĩ và trái tim tôi. Và dù mai đây trưởng thành, tôi mơ ước công việc đầu tiên tôi làm là sẽ tu bổ, sửa chữa con đường tới trường này sao cho đẹp và rộng rãi hơn.

Đọc sách rất có lợi. Trong đó, đọc để học tập, bổ sung kiến thức cho con người là ích lợi quan trọng nhất của việc đọc sách. Khi học bài, làm bài, ta phải học, phải đọc sách giáo khoa. Muốn học nâng cao hơn, ta phải đọc và giải bài tập trong sách tham khảo. Những quyển sách ấy chính là phương tiện giúp ta học tập và việc đọc sách chính là để học tập. Vì mang trong mình sự hiểu biết về nhiều mặt như kinh tế, xã hội, lịch sử, khoa học, mà sách cho chúng ta lượng tri thức khổng lồ. Có đọc sách, ta mới biết Trái Đất của chúng ta hình thành từ bao giờ, có bao nhiêu rừng núi, sông hồ. Có đọc sách ta mới biết đất nước Việt Nam ta có những trang lịch sử hào hùng như thế nào. Có đọc sách ta mới hiểu biết về cây cối, cấu tạo của chúng dù ta vẫn luôn nhìn thấy chúng hàng ngày. Lượng kiến thức to lớn ấy chính là từ việc đọc sách mà ra. Sách chính là người thầy của mỗi con người bởi lượng kiến thức hiểu biết mà sách truyền lại cho chúng ta. Không chỉ mang nguồn tri thức to lớn, việc đọc sách còn vun đắp tình cảm cho chúng ta, dạy ta làm người. Đọc sách ta mới biết nỗi vất vả của người nông dân để làm ra hạt thóc, hạt gạo, nỗi khổ của các cô chú bộ đội trong thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Chính vì vậy, đọc sách rèn cho ta lòng biết ơn. Chính sách và việc đọc sách đã dạy bảo chúng ta thành người tốt. Không chỉ để học tập, việc đọc sách cũng giúp ta giải trí sau những giờ học căng thẳng. Sau khi học bài xong, ta đọc truyện cười trong sách thì sẽ sảng khoái, thoải mái biết bao. Sách cũng như người bạn cùng học, cùng chơi với chúng ta.

Sách là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại. Từ xưa, cha ông ta đã lưu lại những hiểu biết phong phú về mọi mặt đời sống xã hội và muôn hình vạn trạng trạng thái vận động của tự nhiên. Và như vậy, sách cung cấp cho ta những tri thức về hầu hết các lĩnh vực của đời sống. Nhờ đó, khi tiếp xúc với sách, con người có cơ hội tiếp xúc với toàn bộ kho tàng văn hoá của văn minh nhân loại. Đọc sách, ta biết về những gì đã xảy ra trong lịch sử loài người. Có xuất phát điểm từ loài vượn thông minh, con người dần gây dựng được những nền văn minh rực rỡ: văn minh Lưỡng Hà, văn minh Ai Cập, văn minh Hi Lạp – La Mã,… và từ đó trải qua bao hình thái kinh tế xã hội phức tạp mới có xã hội văn minh, hiện đại như ngày nay. Đọc sách, ta còn biết về những phát minh có ảnh hưởng quan trọng đến sự tiến bộ xã hội: đèn điện, máy bay, điện thoại,… Đặc biệt, nhờ có sách mà ngày nay, ta ngồi trong nhà mà có thể biết về mọi nơi trên thế giới, giống với đi du lịch vậy! Đọc sách quả là công việc vô cùng bổ ích vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống.

11 tháng 3 2020

Bài làm

Đà Nẵng, ngày 19 tháng 11 năm 2018

Phương Anh thân mến!

Lâu rồi không gặp lại Phương Anh, không biết cậu còn nhớ mình nữa không nhỉ, chắc cậu sẽ rất bất ngờ khi nhận được thư mình nhỉ. Còn mình thì vẫn luôn nhớ và ấn tượng về một cô gái có mái tóc dài, mượt mà cùng nụ cười tỏa nắng của cậu đấy. Mình là Anh Thư đây, chúng mình đã gặp nhau trong đợt thi An toàn giao thông do báo Hoa học trò tổ chức đấy cậu. Mình rất đam mê tìm hiểu sự đa dạng văn hóa con người Việt Nam. Hôm nay, mình viết thư này cho cậu mong muốn chúng ta cùng nhau trao đổi về sở thích và văn hóa vùng miền nơi chúng mình đang sống. Cậu sẵn lòng chứ?,

Mình sẽ giới thiệu cho cậu đôi chút về người miền Trung quê mình nhé. Người miền Trung cần cù, chịu thương, chịu khó, mảnh đất không được sự ưu ái của thời tiết, dù khắc nghiệt lại tạo nên những con người rắn rỏi và đầy nghị lực. Họ chân chất, hiền lành, cũng không cầu kì trong ăn mặc và lối sống, họ sống tiết kiệm và rất biết cách chi tiêu. Người miền Trung cũng hay lo xa, nếp sống "ăn chắc mặc bền" là nét đặc trưng tiêu biểu trong cách sống của con người nơi đây. Miền Trung quê tớ nổi tiếng với những câu hát ví Nghệ Tĩnh, những câu hò hay Nhã nhạc cung đình Huế, còn có những thắng cảnh đẹp như Phong Nha - Kẻ Bàng một trong những hang động đẹp nhất thế giới, Bà Nà Hill - đường lên tiên cảnh, dòng sông Hương thơ mộng hay Phố cổ Hội An cổ kính. Đây cũng là nơi sinh ra nhiều con người của đất nước như Bác Hồ, bác Võ Nguyên Giáp,....Còn ở quê Phương Anh thì sao nhỉ? Con người và nếp sống người dân nơi cậu có gì đặc biệt không? Có điều gì cậu thấy khác ở miền Trung quê mình không? Ở miền Nam có mưa nhiều không nhỉ? Nơi cậu có những địa điểm du lịch nào đẹp giới thiệu cho mình biết với nhé. Chúng mình cùng nhau trao đổi để biết thêm nhiều hơn cậu nhé. Nhận được thư mình thì nhớ viết thư lại cho mình nhé. Mình tin rằng qua những bức thư chúng ta sẽ ngày càng thân thiết và gắn kết vơi nhau hơn.

Còn muốn kể thêm với Phương Anhnhiều điều nữa những đêm cũng đã về khuya, mẹ mình cũng vừa nhắc mình đi ngủ sớm mai còn đến trường. Nên mình tạm dừng bút tại đây nhé, dịp khác chúng ta sẽ trò chuyện nhiều hơn. Chúc Phương Anh sức khỏe và học tập thật tốt nhé.

Mong thư cậu!

Bạn mới quen

Anh Thư

Nguyễn Hoàng Anh Thư

học tốt

11 tháng 3 2020

Đề bài: Viết một bức thư cho một bạn ở một tỉnh miền Nam

Bài làm

Đà Nẵng, ngày 19 tháng 11 năm 2018

Phương Anh thân mến!

Lâu rồi không gặp lại Phương Anh, không biết cậu còn nhớ mình nữa không nhỉ, chắc cậu sẽ rất bất ngờ khi nhận được thư mình nhỉ. Còn mình thì vẫn luôn nhớ và ấn tượng về một cô gái có mái tóc dài, mượt mà cùng nụ cười tỏa nắng của cậu đấy. Mình là Anh Thư đây, chúng mình đã gặp nhau trong đợt thi An toàn giao thông do báo Hoa học trò tổ chức đấy cậu. Mình rất đam mê tìm hiểu sự đa dạng văn hóa con người Việt Nam. Hôm nay, mình viết thư này cho cậu mong muốn chúng ta cùng nhau trao đổi về sở thích và văn hóa vùng miền nơi chúng mình đang sống. Cậu sẵn lòng chứ?,

Mình sẽ giới thiệu cho cậu đôi chút về người miền Trung quê mình nhé. Người miền Trung cần cù, chịu thương, chịu khó, mảnh đất không được sự ưu ái của thời tiết, dù khắc nghiệt lại tạo nên những con người rắn rỏi và đầy nghị lực. Họ chân chất, hiền lành, cũng không cầu kì trong ăn mặc và lối sống, họ sống tiết kiệm và rất biết cách chi tiêu. Người miền Trung cũng hay lo xa, nếp sống "ăn chắc mặc bền" là nét đặc trưng tiêu biểu trong cách sống của con người nơi đây. Miền Trung quê tớ nổi tiếng với những câu hát ví Nghệ Tĩnh, những câu hò hay Nhã nhạc cung đình Huế, còn có những thắng cảnh đẹp như Phong Nha - Kẻ Bàng một trong những hang động đẹp nhất thế giới, Bà Nà Hill - đường lên tiên cảnh, dòng sông Hương thơ mộng hay Phố cổ Hội An cổ kính. Đây cũng là nơi sinh ra nhiều con người của đất nước như Bác Hồ, bác Võ Nguyên Giáp,....Còn ở quê Phương Anh thì sao nhỉ? Con người và nếp sống người dân nơi cậu có gì đặc biệt không? Có điều gì cậu thấy khác ở miền Trung quê mình không? Ở miền Nam có mưa nhiều không nhỉ? Nơi cậu có những địa điểm du lịch nào đẹp giới thiệu cho mình biết với nhé. Chúng mình cùng nhau trao đổi để biết thêm nhiều hơn cậu nhé. Nhận được thư mình thì nhớ viết thư lại cho mình nhé. Mình tin rằng qua những bức thư chúng ta sẽ ngày càng thân thiết và gắn kết vơi nhau hơn.

Còn muốn kể thêm với Phương Anhnhiều điều nữa những đêm cũng đã về khuya, mẹ mình cũng vừa nhắc mình đi ngủ sớm mai còn đến trường. Nên mình tạm dừng bút tại đây nhé, dịp khác chúng ta sẽ trò chuyện nhiều hơn. Chúc Phương Anh sức khỏe và học tập thật tốt nhé.

Mong thư cậu!

Bạn mới quen

Anh Thư

Nguyễn Hoàng Anh Thư

1.Khi làng quê tôi đã khuất hẳn,tôi vẫn đăm đẵm nhìn theo.

2.Vì những điều nó đã hứa với cô giáo, quyết tâm học tốt.

14 tháng 3 2020

a,Chẳng nhưng/ hải âu /là bạn của bà con nông dân,/ mà/ hải âu còn là/ bạn của những em nhỏ.

      QHT                CN                       VN                            QHT        CN                       VN

b, Ai/ làm/, người ấy/ chịu. 

   CN   VN      CN          VN

c, Ông tôi/ đã già/, nên /chân /đi chậm chạp hơn/, mắt/ nhìn kém hơn.

       CN       VN       QHT   CN              VN                 CN             VN

d, Mùa xuân/ đã về, /cây cối /ra hoa kết trái,/ và /chim chóc/ hót vang trên những trùm cây to.

      CN             VN       CN            VN               QHT        CN                  VN

14 tháng 3 2020

Máy mình bị lỗi nên nó ra thế. Xin lỗi

Mẹ như cô tiên
Khuyên con điều tốt
Mẹ thường đốt lửa
Sưởi ấm cho con
( lần đầu làm thơ)

10 tháng 3 2020

1

Câu văn:"Dọc sông,những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước " đã sử dụng biện pháp tu từ Nhân Hóa

2 có 2 phó từ 

10 tháng 3 2020

1/ Biện pháp tu từ :  nhân hóa

2/ Có 2 phó từ : trông thấy, loay hoay.

Mẹ là giấc mộng đời con
Tuyệt vời từ mẫu nét son đậm màu
Mẹ là thước ngọc gởi trao
Lời hay ý đẹp khắc vào tim yêu

Mẹ là mơ ước thật nhiều
Tương lai rạng rỡ như điều mẹ mơ
Mẹ là tha thướt vần thơ
Mượt mà dáng vẻ ban sơ mẹ hiền

Mẹ là nỗi nhớ triền miên
Khi xa rời mẹ lòng liền xót xa
Mẹ là tiếng hát lời ca
Ru con giấc ngủ trăng ngà bên song

Mẹ là nắng ấm mùa đông
Soi xuyên băng giá ấm tình đậm sâu
Mẹ là những giọt mưa ngâu
Gội đi sạch sẽ âu sầu của con

Mẹ là năm tháng hao mòn
Tóc đen đã bạc gót son đã trầy
Mẹ là mơ ước đắp xây
Dìu con trẻ bước đường đầy chông chênh

Mẹ là giấc ngủ kề bên
Tiếng đưa kẽo kẹt vượt trên tháng ngày
Mẹ là tình nghĩa không phai
Núi cao biển rộng không tày mẹ yêu

Mẹ là tấm áo dệt thêu
Cho con đấp ấm quạnh hiu khi buồn
Mẹ là suối ngọc trào tuôn
Xuôi về con nhỏ nghìn muôn năm rồi

Mẹ là năm tháng nổi trôi
Cho con cặp bến lên ngôi huy hoàng
Mẹ là tất cả cao sang
Mẹ là tiếng nói con mang suốt đời.