K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 1 2018

 mk nhé bạn!!

21 tháng 1 2018

mik kết bạn với cậu nhé được không

mik nhé lúc nào mik tích lại

1 tháng 3 2018

\(P=x+\sqrt{2}=-\left(2-x\right)+\sqrt{2-x}+2\)

Đặt \(t=2-x\)ta có:

\(P=-t^2+t+2\)

GTLN của \(P=2,25\Leftrightarrow t=\frac{1}{2}\)

\(\Leftrightarrow x=1,75\)

bài nay chị Giang đưa về phương trình bậc 2 và tìm nhé

21 tháng 1 2018

hieu yeu huyen

21 tháng 1 2018

Cuộc sống của con người luôn chứa đựng rất nhiều những biến cố, những khó khăn, thử thách bất ngờ. Những biến cố ấy sẽ làm cho con người trở nên yếu đuối, sợ hãi thậm chí gục ngã, thất bại nếu như không thể vượt qua được nó. Nhưng nếu dùng tất cả sức mạnh, bản lĩnh để vượt qua được thì con người sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, từ đó mà thành quả ta đạt được cũng ý nghĩa hơn nhiều lần. Và những khó khăn sau đó cũng không còn quá đáng sợ nữa vì bản lĩnh đã được tôi rèn, sức mạnh, kinh nghiệm cũng được tích lũy qua những khó khăn trước đó. Viết về những khó khăn trong cuộc sống và tấm gương vượt qua những trắc trở, biến cố ấy có câu chuyện cảm động về con kiến, đó là câu chuyện “Vết nứt và con kiến”.

Câu chuyện Vết nứt và con kiến kể về hành trình lao động không mệt mỏi của con kiến, hơn thế con kiến không bao giờ chịu đầu hàng, gục ngã trước những khó khăn mà luôn tìm ra những cách thức vượt qua nó. Và khi vượt qua được thì chú kiến cũng trở nên lớn lao hơn, bởi nó chính là tấm gương cho tất cả những con người to lớn về nghị lực vươn lên không ngừng của mình. Câu chuyện Vết nứt và con kiến kể về một chú kiến chịu khó kiếm ăn, một lần chú kiến tìm được một chiếc lá lớn và cõng nó ở trên lưng, chiếc lá lớn hơn chú kiến rất nhiều lần nhưng chú kiến vẫn có thể cõng chiếc lá ấy vượt qua cả một quãng đường dài.

Trên đường trở về nhà, chú kiến gặp một vết nứt lớn trên nền bê tông, đây là con đường duy nhất có thể về nhà, nếu không thể vượt qua thì thành quả của cả một ngày lao động vất vả này xem như đổ xuống sông xuống bể. Nhưng chú kiến không hề bỏ cuộc, chú hạ chiếc lá xuống và suy nghĩ về cách giải quyết. Sau một hồi suy nghĩ thì chú kiến đã quyết định đặt ngang chiếc lá qua vết nứt đó, sau đó thì bò qua chiếc lá và sang bên kia vết nứt. Lúc này chú kiến lại vác chiếc lá trên lưng và tiếp tục cuộc hành trình trở về nhà.

Câu chuyện Vết nứt và con kiến mang đến một bài học sâu sắc về nghị lực phi thường của chú kiến, bởi chú kiến luôn sống và phấn đấu không ngừng, trước những khó khăn thử thách, thay vì bỏ cuộc thì chú kiến lại rất bình tính suy nghĩ về cách giải quyết. Cuối cùng, nhờ sự kiên cường, phấn đấu không ngừng ấy mà chú kiến đã đạt được thành quả mà mình xứng đáng nhận được sau bao nhiêu khó khăn. Câu chuyện về chú kiến nhỏ bé nhưng nó lại mang ý nghĩa nhân sinh vô cùng sâu sắc, đó là tấm gương sáng, bài học quý giá cho tất cả chúng ta, nghị lực ở chú kiến là thứ chúng ta luôn nỗ lực phấn đấu trong cuộc sống, có được nghị lực, cố gắng không ngừng đó thì không có bất cứ khó khăn nào có thể làm trở ngại bước tiến của chúng ta.

p/s:kham khảo

21 tháng 1 2018

Cuộc sống không thể đạt được một cách dễ dàng mà không qua thử thách, khổ luyện. Mỗi bước đường ta đi, mỗi chặng đường ta đến là một lần thử thách hiện ra trước mắt. Chính khó khăn, trở ngại đó sẽ là hành trang quý giá để chinh phục bước đường tương lai nếu ta dũng cảm đối đầu và vượt qua nó. Câu chuyện “Vết nứt và con kiến” có lẽ là một bài học quý giá về cách ứng xử của con người trước những khó khắn, thử thách trong cuộc sống.

Câu chuyện tuy ngắn gọn nhưng hàm chứa bao ý nghĩa lớn lao về cuộc sống. Chuyện kể về một con kiến đang tha trên lưng mình chiếc lá lớn hơn cơ thể nó gấp nhiều lần. Sau khi bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi-măng. Con kiến dừng lại trong chốc lát để suy nghĩ không biết nên quay lại hay tiếp tục một mình bò qua vết nứt đó. Cuối cùng, nó quyết định đặt ngang chiếc lá qua vết nứt trước, sau đó nó sẽ vượt qua bằng cách bò trên chiếc lá đó. Sang đến bờ bên kia, kiến dừng lại, tha lá và tiếp tục cuộc hành trình của mình. Hình ảnh con kiến bé nhỏ dũng cảm vượt qua thử thách phần nào đó đã nhắc nhở ta phải có thái độ, cách ứng xử phù hợp trước những biến cố, khó khăn trong cuộc sống. Con người phải dũng cảm, kiên trì, sáng tạo, biến khó khăn thành trải nghiệm vô giá cho bản thân và làm hành trang để hướng về tương lai tươi sáng.

Cuộc đời này vốn không có con đường nào là bằng phẳng, mọi chông gai thử thách và sóng gió cuộc đời có thể nổi lên bất cứ lúc nào, nó sẽ nhấn chìm hết mọi thứ nếu bản thân mỗi người không sẵn sàng đối đầu và nỗ lực để vượt qua những khó khăn đó. Giữa thử thách và thành công luôn có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau: vượt qua khó khăn, thử thách chúng ta sẽ có trong tay chiếc chìa khóa thành công và chạm đến được vòng nguyệt quế vinh quang giành cho người chiến thắng.

Cuộc sống luôn có quy luật riêng của nó, tất cả các loài sinh vật, từ nhỏ bé đến lớn lao trong suốt quá trình sống của mình phải chiến đấu với nhiều khó khăn, thử thách để sinh tồn và phát triển. Loài kiến nhỏ bé kia cũng không nằm ngoài quy luật bất biến đó, chiếc lá mang theo trên lưng và vết nứt lớn trên nền xi-măng là hình ảnh biểu tượng cho những khó khăn, trác trở gặp phải trong cuộc sống. Phải mang trên lưng chiếc lá – vật có khối lượng lớn gấp nhiều lần so với cơ thể bé nhỏ của mình, loài kiến đã chứng tỏ khả năng vượt khó, tính kiên trì, bền bỉ trước những khó khăn của mình. Con kiến đã dũng cảm quyết định vượt qua chướng ngại vật trước mắt bằng chính khả năng của mình để tiếp tục đi tiếp cuộc hành trình dẫu biết trước mắt nó còn biết bao chông gai đang chờ đón. Khó khăn không làm vơi đi ý chí, mà ngược lại, khó khăn làm ý chí mạnh mẽ, lớn lao hơn rất nhiều. Dám đối diện với những khó khăn, dũng cảm kiên trì, sáng tạo là những phẩm chất đáng quý ở loài kiến nhỏ bé mà con người cần phải học tập và phát huy để chiến thắng mọi thử thách cuộc sống, để khẳng định chắc chắn một điều rằng chỉ cần có niềm tin, ý chí và lòng dũng cảm, con người sẽ tìm được cách để vượt qua những trở ngại không may gặp phải trong cuộc sống của mình.

Trên đường đời, việc con người luôn gặp khó khăn, trở ngại là một quy luật tất yếu của cuộc sống, không thể nào thay đổi được. Những khó khắn, thử thách hiện ra như một khối rubic nhiều chiều, nhiều màu, mà mỗi lần xoay là một lần khó khăn mới xuất hiện. Việc vượt qua hay dừng lại trước những khó khăn nằm ở chính thái độ sống của mỗi con người, vậy nên “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, phải dũng cảm đối diện với thử thách, áp lực trong cuộc sống, phải kiên trì, bền bỉ, phát huy tính sáng tạo để tìm cách giải quyết khó khăn, biến khó khăn thành hành trang quý báu để tiếp tục chinh phục những điều mới lạ trên đường dài. Ý chí, nghị lực cùng lòng dũng cảm là bí quyết tuyệt vời để chiến thắng nằm gọn trong tay mình. Điều quan trong hơn cả không phải là chúng ta đã chiến thắng thử thách như thế nào mà là ta đã tiếp thu được cho bản thân mình những bài học gì sau mỗi lần vượt qua khó khăn, thử thách đó. Sẽ có đôi lúc khó khăn quá lớn làm ta vấp ngã, những lúc như vậy đừng nên nản chí hay bỏ cuộc, hãy nhớ đến câu: “thất bại là mẹ của thành công”, đúc kết những kinh nghiệm thành hành trang để tiến về tương lai. Bền bỉ như Lê-ô-na Đơ-vanh-xi vẽ đi vẽ lại 30 lần một quả trứng để trở thành họa sĩ tài ba sau này; như Nguyễn Ngọc Kí, mặc dù không có 2 tay như bao nhiêu người bình thường những vẫn không ngừng vượt khó học tập, tập viết bằng chính đôi chân của mình và sau này trở thành một người thầy giáo bằng chính năng lực và nghị lực sống phi thường. Hay gần gũi hơn là hình ảnh cả dân tộc Việt Nam anh dũng, kiên cường, bất khuất, chấp nhận mọi hi sinh gian khổ để chiến đấu với hai kẻ thù xâm lược lớn là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trong suốt mấy mươi năm dài nô lệ để giành lại quyền độc lập, tự do cho Tổ quốc thân yêu. Rào cản, thử thách có là gì nếu trong ta đã tràn đầy tinh thần chiến đấu.

Sau một quá trình gian nan vượt qua thử thách, thành công lớn nhất mà chúng ta đạt được không phải chỉ là danh vọng, địa vị hay tiền bạc, điều quan trọng nhất là ta đã chiến thắng bản thân mình, khẳng định sâu sắc chân lí: hoàn cảnh không làm con người khuất phục, con người có thể vượt lên bất cứ tình huống khắc nghiệt nào, như cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp giữa vùng sỏi đá khô cằn.

Vậy nhưng, không phải ai cũng lựa chọn đối đầu với khó khăn thử thách, có một số người không ít luôn tìm cách né tránh hoặc dừng bước trước những thách thức mà cuộc sống tạo ra. Đó là những người chỉ biết kêu ca, than vãn và suy nghĩ bi quan tiêu cực mỗi khi gặp phải khó khăn trong cuộc đời. Ý niệm “mình không làm được” cứ thế đi sâu vào tiềm thức khiến con người ta mất đi ý chí, nghị lực, mất đi niềm tin vào bản thân mình. Một số ít người không may bị khuyết tật trên cơ thể, suy nghĩ mình không thể làm được như người bình thường, là người thừa của xã hội hay mặc cảm về chính hoàn cảnh của mình đã khiến họ tự biến mình trở thành gánh nặng cho xã hội, thành một người tàn phế thực sự. Cũng không ít người trẻ hiện nay không dám dấn thân lập nghiệp, tự tìm cho mình một lối đi riêng, phần nhiều trong họ có suy nghĩ ngại khó, ngại khổ, không sẵn sàng vạch ra cho mình một con đường riêng mà chỉ đi theo những lối mòn đã có từ trước một cách thụ động. Đó là cách ứng xử hoàn toàn chủ quan và sai lầm, bởi người ta quên đi một điều quan trọng rằng nhân cách chỉ có thể rèn luyện và hoàn thiện trong bão tố, khó khăn.

Thử thách là những gì giữ cho chúng ta luôn tươi mới. Thay vì né tránh chúng ta hãy dũng cảm nhảy vào cuộc và đối mặt với thử thách đó. Phải luôn đặt niềm tin vào bản thân mình, suy nghĩa lạc quan và tích cực khi đối mặt với thử thách khắc nghiệt của cuộc sống. Hãy học tập hành động của con kiến nhỏ trong câu chuyện, đối đầu với thử thách, kiên trì, nỗ lực và bền bỉ để tìm hướng giải quyết khó khăn, vượt qua thử thách. Phải phê phán những suy nghĩ bi quan, lệch lạc của mọi người xung quanh về cách ứng xử với khó khăn thử thách cuộc sống. Đồng thời chúng ta phải biết đấu tranh với chính mình, bởi đối thủ đáng sợ nhất của mỗi người chính là bản thân họ. Đó là nguyên nhân mấu chốt của tất cả những thành công cũng như thất bại trong cuộc sống. Khi chúng ta quyết định thực hiện một điều gì đó, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng chúng ta có thể làm được, nhưng bản thân chúng ta lại nghĩ rằng mình không thể nào làm được thì coi như 90% là chúng ta sẽ thất bại. Còn ngược lại, ngay cả khi hoàn cảnh xung quanh rất nghiệt ngã, khi đại đa số mọi người đều cho rằng chúng ta không vượt qua được, nhưng nếu trong lòng chúng ta vẫn vang lên quyết tâm “mình sẽ làm dược” thì sớm muộn gì khó khăn thử thách cũng phải chịu nhường bước để cho ta tiếp tục vươn đến những điều tốt đẹp mà mình hằng mong ước. Có vậy, ta mới thấy được tầm quan trong của thái độ sống và cách ứng xử của con người, nó là nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành bại trong cuộc sống này.

“Vết nứt và con kiến” là một câu chuyện có tính giáo dục cao, từ hình ảnh con kiến nhỏ dũng cảm vượt qua thử thách, chúng ta đã rút ra cho mình nhiều bài học quý giá, bài học về tính bền bỉ, kiên trì vượt khó, tìm tòi và sáng tạo không ngừng trong quá trình học tập, lao động, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn.

20 tháng 1 2018

Dù được miêu tả ít hay nhiều nhân vật nào của “Lặng lẽ Sa pa” cũng hiện lên với nét cao quí đáng khâm phục. Trong đó anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ.

Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề , ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”. Đã mấy năm nay anh “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”. Công việc hàng ngày của anh là “đo gió,đo mưa ,đo chấn động mặt đất” rồi ghi chép, gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm. Nhiều đêm anh phải “đối chọi với gió tuyết và lặng im đáng sợ”. Vậy mà anh rất yêu công việc của mình.

Anh quan niệm: “khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?” Anh hiểu rõ : “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Sống một mình nhưng anh không đơn độc bởi “lúc nào tôi cũng có người để trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà ”.

Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn nhưng người thanh niên ấy vẫn ham mê công việc, biết sắp xếp lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định. Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách, thỉnh thoảng anh xuống đường tìm gặp bác lại xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi bớt nỗi nhớ nhà.

Sống trong hoàn cảnh như thế sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn. Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “ thèm người ”, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu , lòng mến khách , nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người hoạ sỹ già và cô kỹ sư trẻ. Niềm vui được đón khách dào dạt trong anh, toát lên qua nét mặt, cử chỉ: anh biếu bác lái xe củ tam thất, mừng quýnh đón quyển sách bác mua hộ, hồ hởi đón mọi người lên thăm “nhà”, hồn nhiên kể về công việc, đồng nghiệp và cuộc sống của mình nơi Sa pa lặng lẽ. Khó người đọc nào có thể quên, việc làm đầu tiên của anh khi có khách lên thăm nơi ở của mình là: hái một bó hoa rực rỡ sắc màu tặng người con gái lần đầu quen biết. Bó hoa cho cô gái ,nước chè cho ông hoạ sỹ già, làn trứng ăn đường cho hai bác cháu… Tất cả không chỉ chứng tỏ đó là người con trai tâm lý mà còn là kỷ niệm của một tấm lòng sốt sắng , tận tình đáng quí .

Công việc vất vả ,có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao ngừơi khác. Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay . Con người khiêm tốn ấy hào hứng giới thiệu cho ông hoạ sỹ những người khác đáng vẽ hơn mình: “Không, không , bác đừng mất công vẽ cháu, để cháu giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn. ”Đó là ông kỹ sư ở vườn rau vượt qua bao vất vả để tạo ra củ su hào ngon hơn, to hơn. Đó là “người cán bộ nghiên cứu sét, 11 năm không xa cơ quan lấy một ngày”… Dù còn trẻ tuổi, anh thấm thía cái nghĩa, cái tình của mảnh đất Sa pa, thấm thía sự hy sinh lặng thầm của những con người đang ngày đêm làm việc và lo nghĩ cho đất nước .

Bằng một cốt truyện khá nhẹ nhàng , những chi tiết chân thực tinh tế ,ngôn ngữ đối thoại sinh động, Nguyễn Thành Long đã kể lại một cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị nơi Sa pa lặng lẽ. Chưa đầy 30 phút tiếp xúc với anh thanh niên, khiến người hoạ sỹ già thêm suy ngẫm về vẻ đẹp cuộc đời mà mình không bao giờ thể hiện hết được và còn làm cô kỹ sư trẻ lòng bao cảm mến bâng khuâng …

Với truyện ngắn này , phải chăng nhà văn muốn khẳng định: Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu, hy sinh lớn lao và thầm lặng? Những con người cần mẫn, nhiệt thành như anh thanh niên ấy, khiến cuộc sống này thật đáng trân trọng, thật đáng tin yêu

Kết quả hình ảnh cho hinh bố thí cái
 

20 tháng 1 2018

Nhắc đến Sa Pa, ta nghĩ ngay đến một khu du lịch nghỉ mát lớn của cả nước. Và vì thế, nhắc đến Sa Pa là nhắc đến sự nghỉ ngơi, hưởng thụ. Nhưng với “Lặng lẽ Sa Pa”, Nguyễn Thành Long đã cho ta biết đến một Sa Pa hoàn toàn ngược lại: Sa Pa với những con người đang miệt mài lao động ngày đêm cống hiến cho đất nước. Nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm là một người tiêu biểu trong số đó. Anh đã để lại trong lòng người đọc một niềm yêu mến và cảm phục sâu sắc.

      Không yêu mến, cảm phục sao được một con người cởi mở, thân thiện, ngăn nắp... và đặc biệt là say mê, yêu quý và có trách nhiệm với công việc của mình như thế!

      Mở đầu tác phẩm, anh hiện lên qua câu chuyện của bác lái xe với người họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ. Đó là một thanh niên hai mươi bảy tuổi, một mình làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao hơn hai ngàn mét. Nhưng trước hết, điều gây ấn tượng mạnh cho độc giả là chuyện "thèm người" của anh chàng "cô độc nhất thế gian" kia. Không phải anh ta "sợ người" mà lên làm việc ở đây, trái lại, anh ta từng chặt cây ngáng đường ngăn xe dừng lại để được gặp người "nhìn trông và nói chuyện một lát".

       Lên đỉnh Yên Sơn, người họa sĩ và cô kĩ sư được gặp một con người "tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ". Anh ta sống trong "một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách". Sự cô độc không làm anh trở nên cộc cằn, cẩu thả. Trái lại, nó càng làm nổi bật những đức tính hiếm có ở chàng trai trẻ này. Một cuộc sống giản dị, ngăn nắp của một người yêu đời, say mê công việc và không có vẻ gì của sự buồn chán. Anh nồng nhiệt chào đón những người khách bất ngờ của mình; cởi mở giới thiệu về công việc, ngợi ca những người bạn cũng đang say mê miệt mài với công việc ở Sa Pa.  Lòng yêu người của anh đã được thể hiện phần nào ở những chi tiết trước đó: đào củ tam thất biếu vợ bác lái xe, “thèm người” đến mức hạ cây ngang đường để xe dừng lại mà nói chuyện với mọi người dăm ba phút... nhưng những người khách mới vẫn không khỏi xúc động về những gì anh mang tới cho họ. Khi hai người khách trở về, ngoài những quả trứng “của nhà có được” anh còn tặng họ cả những bông hoa rực rỡ. Hoá ra anh cũng vô cùng mộng mơ và lãng mạn!

      Nhưng không dừng lại ở đó, anh tiếp tục khiến người đọc cảm động, ngạc nhiên và khâm phục về những gì anh nghĩ về công việc và những gì anh đã làm đã hiến dâng cho cuộc sống.

      Anh là một chàng thanh niên, đã hai mươi bảy tuổi nhưng chưa có người yêu. Anh chấp nhận rời xa cuộc sống đô thị ồn ào, rời xa gia đình để gắn bỏ với công việc. Một công việc phức tạp, vất vả: "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu". Qua những lời tâm sự của anh về công việc ta đã phần nào hình dung được sự khó khăn, nguy hiểm của công việc. Chẳng những phải dậy đúng giờ “ốp” - vốn vẫn rất thất thường - mà phải đối mặt với những khắc nghiệt của thời tiết của thiên nhiên: gió, bão, tuyết, hoang thú,... Và đáng sợ hơn nữa là sự cô độc. Cùng với áp lực công việc, cái đó có thể giết chết con người bằng bệnh trầm cảm, tự kỉ nhưng anh thanh niên đã chiến thắng tất cả để giữ được một trái tim ấm áp, một tinh thần lạc quan, yêu đời. Anh triết lí về công việc của mình: "khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?". Được làm việc có ích đối với anh thế là niềm vui. Hơn nữa công việc của anh gắn liền với công việc của bao anh em đồng chí khác ở những điểm cao hơn hoặc thấp hơn. Người hoạ sĩ đã thấy bối rối khi bất ngờ được chiêm ngưỡng một chân dung đẹp đẽ đến thế: "bắt gặp một con người như anh là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài". Còn cô kĩ sư, với cô cuộc sống của người thanh niên là "cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp", anh mang lại cho cô "bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên". Và người đọc, chắc hẳn cũng có những cảm nhận như thế về nhân vật đặc biệt này.

        Cùng với những người kĩ sư trồng rau, nhà khoa học nghiên cứu sét,... anh thanh niên đã trở thành biểu tượng cho những con người đang hăng say lao động cống hiến sức mình cho Tổ quốc. Ra đời năm 1970, giữa lúc miền Bắc đang hăng say sản xuất để chi viện cho miền Nam đánh Mĩ, nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” đã thực sự trở thành biểu tượng cho những anh hùng lao động đồng thời động viên, cổ vũ tinh thần lao động, sản xuất của nhân dân miền Bắc.

        Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn của Nguyễn Thành Long đã để lại trong lòng người đọc những tình cảm thật tốt đẹp. Hình ảnh của anh đã và đang động viên thế hệ trẻ hôm nay tiếp tục noi gương để đi theo bước chân dũng cảm, cao đẹp của cha anh chang trong "lặng lẽ sa pa"

20 tháng 1 2018

Không

20 tháng 1 2018

đù,ko có thì đg trả lời, t ko thích

20 tháng 1 2018

tui nè kb nha

20 tháng 1 2018

kb nha

19 tháng 1 2018

Chưa có giáo sư sừng sỏ

19 tháng 1 2018

Má ơi, sao lại có cả liên quân ở đây?!?

19 tháng 1 2018

sao phải là trai sao ko p là gái

19 tháng 1 2018

tui chs fb nhưng tui ko phải boy mà girl