K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cái gì chặt không đứt

Bứt không rời

Phơi không khô

Đốt không cháy ?

gấc

19 tháng 10 2021

chắc là gấc

18 tháng 10 2021

mẹ con cương ? :))

Trả lời:

a) Cách xưng hô: đầy tình cảm thân ái.

Cương xưng hò với mẹ lễ phép, kính yêu. Mẹ Cương trao đổi chuyện trò với con dịu dàng, âu yếm.

b) Cử chỉ trong lúc trò chuyện: đầy tình cảm, thân ái.

Cử chỉ của mẹ Cương: Bà cảm động xoa đầu Cương và bảo…

Cử chỉ của Cương: Em nắm lấy tay mẹ thiết tha......

Đề bài : Loài cây em yêu

   1. Tìm hiểu đề và tìm ý

   a. Giới thiệu đối tượng : loài cây em yêu thích.

   b. Loài cây em yêu thích : cây dừa, cây cau, cây tre, cây phượng,…

   Lí do yêu thích : có thể từ một kỉ niệm nào đó, người trồng cây quan trọng với em, …

   2. Lập dàn bài

   a. Mở bài: Giới thiệu loài cây em yêu thích và lí do em yêu thích loài cây đó.

   b. Thân bài:

   - Nêu các đặc điểm tiêu biểu của cây: hình dáng, màu sắc, hoa trái, lợi ích,…

   - Ý nghĩa, vai trò của cây trong đời sống con người và trong cuộc sống của em.

   - Sự chăm sóc của em với loài cây đó.

   c. Kết bài: Tình cảm của em với cây.

   3. Viết đoạn văn

   Tham khảo :

   - Mở bài:

Những ngày hè oi bức, sân trường em được rợp mát bởi những hàng phượng, bàng rủ lá. Một màu xanh xanh khi ngẩng lên nền trời trong veo, màu xanh mây trời hòa lẫn xanh lá. Loài cây mà em yêu thích - cây phượng đã bắt đầu chấm chấm những cánh phượng đỏ giữa trời xanh.

   - Kết bài:

   Phượng gắn bó với chặng hành trình cắp sách đến trường của bao thế hệ học sinh. Bao kỉ niệm tuổi học trò hồn nhiên, mơ mộng của em đều đi bên cạnh cây phượng. Em mong sao phượng sẽ luôn đồng hành cùng các thế hệ đi sau, và đó luôn là kỉ niệm đẹp mỗi khi nhớ về.

                                         còn viết bài bn tự nghĩ nha, hk tốt ^^

GỢI Ý DÀN BÀI

A. Mở bài: Giới thiệu về loài cây em yêu.

B. Thân bài:

1. Biểu cảm về các đặc điểm của cây:

  •  
  •  
  •  
  • Em thích màu của lá cây...
  •  
  •  
  •  
  • Cây đơm hoa vào tháng... và hoa đẹp như...
  •  
  •  
  •  
  • Những trái cây lúc nhỏ... lúc lớn... và khi chín... gợi niềm say xưa hứng thú ra sao?
  •  
  •  
  •  
  • Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.
  •  
  •  
  •  
  • Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?
  •  
  •  
  •  
  • Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

2. Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: Kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó...).

C. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

Ngay cuối khu vườn nhà em là những cây dừa to lớn được ông em trồng từ rất lâu rồi. Thân dừa to và nhỏ dần trên đỉnh cây, trên thân có những đường vòng xếp đều khắp thân cây như chia thân ra làm nhiều phần.

Cây có những tán lá tản đều thành vòng tròn, nhìn từ xa như chiếc ô xanh khổng lồ che mát cho cả khu vườn. Lá dừa có kích thước khá ta nhưng trên thân lá lại được chia ra làm nhiều nhánh lá nhỏ xếp đều hai bên. Bởi vậy, dưới tán dừa luôn có một bóng mát để em ngồi hóng mát những trưa hè nóng nực. Những trái dừa mọc thành từng buồng một, lúc lỉu trên cành như đàn lợn con. Quả dừa non ban đầu có vỏ màu xanh ngọc, bên trong là lớp cùi non mềm dẻo như thạch, nhưng khi quả càng lớn dần và phát triển thì lớp cùi càng cứng hơn, nước dừa cũng ngon hơn.

Nước dừa là một thức uống rất được ưa chuộng trong những ngày hè. Hơn thế nữa, trái dừa còn mang nhiều giá trị dinh dưỡng nên được sử dụng rất thông dụng trong cuộc sống. Cùi dừa non rất mềm và thơm nên có thể ăn kèm khi uống nước dừa. Khi già có thể nạo nhỏ để kho cá, kho thịt, làm mứt hoặc nấu chè. Em thích nhất là ăn món chè đỗ đen mẹ nấu, có một ít nước dừa, thêm vào sợi dừa nạo nhỏ. Hương vị thơm thơm, ngậy ngậy của dừa cùng vị bùi của đỗ là đồ ăn không thể thiếu vào mùa hè oi bức.

Em rất yêu thích cây dừa, em tự nhủ sẽ cố gắng chăm sóc cây thật tốt để gia đình có những mùa dừa trĩu quả.

18 tháng 10 2021

em tham khảo nhé :

Dừa là loài cây quen thuộc ở nhiều miền quê, nhà em cũng có hàng dừa xanh tươi. Không biết cây dừa xuất hiện từ khi nào chỉ biết rằng năm nào cây cũng cho những quả dừa tươi ngon ngọt.

Cây dừa thường được trồng thành hàng nhưng cũng có những cây trồng riêng lẻ. Mỗi cây dừa cao tầm 15 đến 20 mét, nhìn từ xa đã thấy cao vút và rất nổi bật. Gốc cây dừa có nhiều rễ xù xì, thân cây có từng mắt cách nhau khoảng một gang tay người lớn.

Thân cây dừa đặc trưng, gốc cây to nhưng càng lên cao càng nhỏ lại. Lá dừa chỉ mọc trên ngọn cây, mỗi cây khoảng 15 đến 20 lá có tên gọi khác là tàu dừa. Mỗi khi có gió thổi tàu dừa lay động nghe rất vui tai. Đến mùa ra hoa, hoa dừa mọc thành từng chùm màu trắng hệt như hoa cau, mùi thơm dễ chịu. Chỉ sau một thời gian ngắn dừa sẽ kết quả thành từng buồng, mỗi buồng thường có khoảng 10 đến 15 trái.

Cây dừa trung bình cho ba đến bốn buồng. Cây dừa thường cho quả quanh năm. Quả dừa khi còn non có màu xanh, khi về già sẽ có màu vàng, những quả dừa xanh cho nước ngon hơn. Mỗi quả dừa thường có 3 lớp bảo vệ sọ dừa. Khi bổ ra bên trong là nước dừa rất ngọt và mát, lớp cơm dừa màu trắng tinh, ăn có vị béo.

Cơm dừa thường được dùng để làm kẹo dừa hoặc ép lấy dầu. Cây dừa rất có ích với con người, nước dừa giải khát tốt cho sức khỏe, cơm dừa dùng để lấy tinh dầu. Các bộ phận của cây dừa đều có những công dụng riêng.

Mùa hè được ngả mình nghỉ trưa dưới bóng dừa và uống những dòng nước dừa mát lạnh, ngọt ngào là điều thú vị nhất đối với em. Đây là loài cây em rất yêu quý và sẽ bảo vệ để năm nào cũng được thưởng thức thứ nước giải khát đồng quê này.

- Biện pháp nghệ thuật:

+ Điệp cấu trúc "con đi"

+ Nhân hóa "Ruột gan bầm lại thương con mấy lần".

- Tác dụng:

+ Tạo nhịp điệu cho câu thơ

+ Giúp sự vật nhân hóa "ruột gan" trở nên có hồn, mang những nét hành động, cảm xúc, tình cảm như của con người. 

+ Thể hiện những vất vả khó nhọc, những hi sinh lớn lao mà bầm phải trải qua, mà mẹ phải chịu đựng để lo cho con, để nuôi lớn con thành người. Qua đó, tác giả bày tỏ lòng biết ơn, thành kính sâu sắc đối với người mẹ thân yêu.

18 tháng 10 2021

so sánh mà

18 tháng 10 2021

Phương thức biểu đạt chính của bài thơ bầm ơi là Biểu Cảm

18 tháng 10 2021

PTBĐ : biêu cảm

BÀI LÀM 

          Sau một thời gian ngừng dịch thì lại một lần Covid-19 lại bùng phát và mang lại nhiều tác hại hơn . Cơn đại dịch bùng phát lần thứ hai này bùng nổ , việc cần làm là mọi người hãy đoàn kết và chung tay đẩy lùi dịch bệnh .

        Cơn dịch bùng phát lần thứ hai được xuất phát từ Đà Nẵng . Nguyên nhân chính là do tiếp nhận lượn lớn du khách nước ngoài vào Đà Nẵng để du lịch . Dẫn tới  hậu quả lây lan nặng nề . Những " fake new " cũng đang dần dần rộ lên , gây hoang mang dư luận . Covid bùng nổ đã khiến một số người tử vong ngoài ý muốn . Lần này , ta lại phải đứng lên và quyết chiến một lần nữa . Dịch quay lại lợi hại bơn xưa thì con người ta lại kiên cường hơn trước để phòng chống . Ngoài đường , mọi người cũng dần có ý thức mà đóng cửa hàng và hạn chế đi lại . Dạo gần đây , ta thấy máy ATM khẩu trang và việc phát nước rửa tay miễn phí là tăng lên . Việc đó là việc vô cùng tốt đẹp và nhân đạo . Chúng ta hãy đồng lòng và vượt qua mọi thách thức , chống lại với đại dịch . Sẽ có một ngày ta thắng tất cả . Ngoài ra , chúng ta cũng cần phải hạn chế ra đường . Đồng thời , ta phải thường xuyên đeo khẩu trang và rửa tay ; ăn chín và uống sôi ; ít tiếp xúc với người lạ ;...

      Cơn dịch lại bùng nổ , mang nhiều điều tai hại và có thể nguy hiểm hơn . Con người ta phải thạt đồng lòng và quyết tâm chống dịch . Hãy cùng nhau tạo ra kì tích thứ hai nhé !

Hiện nay, khi dịch bệnh đã lan ra toàn thế giới với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ số người tử vong vì COVID-19 trên thế giới này càng tăng, thì điều đáng mừng Việt Nam đang hạn chế mức thấp nhất ca nhiễm bệnh, dịch bệnh đang nằm trong sự kiểm soát.

Có được thắng lợi đó, cho thấy chúng ta tích cực, chủ động vào cuộc ngay từ đầu của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Ngày 20/3 Bộ Chính trị đã họp bàn về công tác phòng, chống dịch COVID-19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo: Tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn. Trước mắt, cần cố gắng khoanh lại, không để dịch bệnh lây lan rộng, không để bị động bất ngờ, chuẩn bị khả năng xấu nhất để có phương án tốt nhất. Với tinh thần tất cả cùng vào cuộc, “chống dịch như chống giặc”, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được vừa qua, làm quyết liệt nhưng cũng không hốt hoảng sợ hãi đến mức không dám làm gì.

Như vậy có thể nói ngay từ đầu, người đứng đầu Đảng và Nhà nước đã đưa ra thông điệp quan trọng là “chống dịch như chống giặc”, cả hệ thống chính trị vào cuộc, không ai đứng ngoài.

Trung ương cùng cấp ủy, chính quyền địa phương đã có nhiều văn bản chỉ đạo, quyết liệt, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân. Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, nhất là đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, cán bộ ngoại giao, thông tin, tuyên truyền, đoàn thể và các địa phương đã phối hợp thực hiện nghiêm túc, triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ được giao.

Khẳng định tinh thần đoàn kết cả hệ thống chính trị vào cuộc, trong lời kêu gọi gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào nước ngoài về phòng, chống dịch COVID-19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá: dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các ngành, các cấp, các địa phương, cả hệ thống chính trị đã đoàn kết, thống nhất triển khai quyết liệt nhiều biện pháp đồng bộ, vừa ngăn chặn, hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh, vừa bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, an toàn xã hội; bước đầu đã thu được nhiều kết quả tích cực, thể hiện sức mạnh đoàn kết dân tộc, sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong cuộc chiến đấu chống đại dịch. Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đã chạm đến trái tim yêu nước của mỗi người Việt Nam, nó có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng như một lời cổ vũ, động viên khích lệ mỗi người dân Việt Nam với truyền thống yêu nước nồng nàn, tính nhân đạo, nhân văn cao cả, không ai đứng ngoài cùng cả nước vào cuộc phòng chống dịch.

Trong các cuộc họp Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục đưa ra thông điệp “chống dịch như chống giặc”, Chỉ thị số 15 và 16 với phương châm 4 tại chỗ: Chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Đồng thời đánh giá cao tinh thần và hiệu quả phòng, chống dịch của cả hệ thống chính trị, nhất là của lực lượng y tế, quân đội, công an, thông tin và truyền thông; biểu dương các ngành, các cấp, các địa phương, nhất là TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… đã triển khai có kết quả; biểu dương những tấm lòng nhân ái, tấm gương người tốt việc tốt.

Có thể thấy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương, phát huy sức mạnh cộng đồng là rất hiệu quả và rõ nét. Ngay từ những ngày đầu chống dịch, Nhà nước đã có các giải pháp đồng bộ, từ đóng cửa biên giới, cách ly các điểm du lịch, huy động sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan y tế chuyên môn, các cơ quan truyền thông và thậm chí là mỗi người dân. Trong giai đoạn dịch bắt đầu bùng phát hiện nay, vai trò của hệ thống cấp ủy, chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương là vô cùng quan trọng trong việc thực hiện cách ly, giãn cách xã hội “ai ở đâu ở yên đó”; khai báo y tế, khoanh vùng dập dịch. Các lực lượng đã không quản ngại khó khăn, gian khổ nơi tuyến đầu đầy hiểm nguy vào cuộc đồng hành với chính phủ tham gia tích cực vào cuộc phòng chống dịch bệnh. Ngoài nguy cơ nhiễm bệnh dình dập, họ còn hy sinh tình cảm gia đình chỉ được nói chuyện với người thân qua màn hình điện thoại; hay nhiều đôi nam nữ hoãn cưới, anh bộ đội người thân mất không về được…Việc ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng với Chính phủ kêu gọi mọi cá nhân tổ chức tham gia ủng hộ cuộc chiến phòng, chống dịch đã khích lệ thu hút được sự quan tâm của toàn dân. Nhiều y, bác sỹ nghỉ hưu, những thanh niên tình nguyện… cũng xung phong hưởng ứng tham gia dập dịch, các doanh nghiệp, người dân tích cực ủng hộ tiền, vật chất. Hình ảnh xúc động khi các cháu nhỏ tuổi viết thư ủng hộ tiền mừng tuổi, cụ già 101 tuổi mẹ liệt sỹ năm xưa mẹ đã tiễn con ra chiến trường nay mẹ dành số tiền tiết kiệm ủng hộ; ngay trong khu vực cách ly cũng tham gia ủng hộ tiền cho cuộc chiến. Nhiều văn nghệ sỹ cũng tham gia sáng tác thơ ca, những tác phẩm nghệ thuật, những bài hát giai điệu hào hùng nay động lòng người cổ vũ, động viên khích lệ, tinh thần cho cuộc chiến.

Kết luận số 172 của Bộ Chính trị đã khẳng định: “Thắng lợi bước đầu trong cuộc chiến đấu chống đại dịch đã thể hiện ý chí, sức mạnh của tinh thần đoàn kết, thống nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta”.

Những chiến thuật riêng có của Việt Nam

Nâng mức cảnh báo lên cao nhất: “Chống dịch như chống giặc” ngay từ khi phát hiện dịch bệnh có nguy cơ bùng phát cao trong diện rộng và trong bối cảnh thế giới chưa tìm ra thuốc chữa đã giúp Việt Nam chủ động bố trí nhân lực, vật lực và các phương án phòng chống dịch bệnh đến mức cao nhất. Ban Chỉ đạo quốc gia được thành lập là cơ quan chỉ đạo cao nhất cho chiến dịch phòng chống COVID-19. Bên cạnh đó, chúng ta đã xây dựng những kịch bản ứng phó ở các mức khác nhau để tập huấn cho cán bộ và đề cao ý thức phòng ngừa trong nhân dân.

Việt Nam ngay từ đầu đã làm cao hơn và sớm hơn những gì Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo dự báo. Đã đề ra và thực hiện có hiệu quả những nguyên tắc kiên định: ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch và phương châm 4 tại chỗ đó là: Chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Khẩn trương, kiên quyết khoanh vùng, kịp thời cách ly các “ổ dịch” được phát hiện. Phương tiện, trang bị, vật tư y tế cho phòng, chống dịch cơ bản được bảo đảm. Vấn đề đời sống, bảo đảm an toàn cho lực lượng phòng, chống dịch được quan tâm.

Giãn cách xã hội để có thời gian khoanh vùng dập dịch trong cộng đồng là biện pháp mạnh tiếp theo của Chính phủ Việt Nam khi phát hiện nguồn lây chéo trong cộng đồng. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị 15 và 16 và tuyên bố có dịch, thực hiện giãn cách xã hội, kiểm soát chặt chẽ biên giới thực hiện cách ly 14 ngày. Với tinh thần: tỉnh nào ở tỉnh đó, huyện nào ở huyện đó, xã nào ở xã đó, thôn nào ở thôn đó, nhà nào ở nhà đó. Khi có yêu cầu bắt buộc phải đi lại, ra ngoài nên đi bộ hoặc phương tiện cá nhân, bắt buộc phải đeo khẩu trang và cách xa 2m lúc trao đổi. Mỗi cá nhân, gia đình, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tùy theo điều kiện cần tổ chức lại không gian làm việc, sinh hoạt và sản xuất theo cách phù hợp nhất; làm việc, hội họp trực tuyến; mua sắm, giao tiếp online. Thực hiện sống chậm; sống đơn giản, tiết kiệm để phòng chống dịch. Từ thực tế phòng chống dịch của nước ta và các nước trên thế giới thời gian qua cho thấy; chính việc đi lại, di chuyển nhanh, nhiều; tụ tập đông người là nguyên nhân cơ bản khiến dịch bệnh phát tán khắp nơi; khiến nhiều quốc gia bị “vỡ trận” mà đến nay vẫn chưa khắc phục được.

18 tháng 10 2021

1. Đoạn thơ trích từ văn bản Bánh trôi nước của tác giả Hồ Xuân Hương

    Đối tượng biểu cảm: Bánh trôi nước

2. Nội dung: Qua hình ảnh bánh trôi nước để nói lên thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải hoàn toàn bị lệ thuộc vào người đàn ông

3. Các cặp từ trái nghĩa:

nổi-chìm

rắn-nát

18 tháng 10 2021

I. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,

Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son.”

                             (Ngữ văn 7 – Tập 1, NXB Giáo dục)

Câu 1  

a. Cho biết đoạn thơ trên trích từ văn bản nào?biểu cẩm , tự sự , miêu tả  Tác giả là ai?Hồ Xuân Hương

b. Bài thơ cho thấy bà vừa rất trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của ng phụ nữ VN ngày xưa. Vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ

Câu . Nêu nội dung của bài thơ?

2. Nội dung: Bài thơ vừa miêu tả hình ảnh cái bánh trôi nước vừa trắng, vừa tròn, khi sống thì chìm, chín thì nổi. Dù sao, bánh vẫn giữ chất lượng tốt. Qua phép ẩn dụ, bài thơ còn miêu tả về người phụ nữ xã hội phong kiến xinh đẹp nhưng không tự chủ được bản thân, phải lệ thuộc hoàn toàn vào lễ giáo phong kiến. Bài thơ là một lời tự hào về vẻ đẹp người phụ nữ nhưng cũng là một lời đồng cảm, xót thương cho số phận người phụ nữ..

Câu 3 . Tìm các cặp từ trái nghĩa được sử dụng trong bài thơ.

. nổi - chìm

rắn - nát

18 tháng 10 2021

nghĩa là phản bác, phản dối lại đó bạn

18 tháng 10 2021

từ bác đầu tiên là: bác bỏ. Nghĩa của nó là ko đồng ý với ý kiến của người đưa ra

24 tháng 10 2021

                      cách chúc mẹ :

 con chúc mẹ luôn sinh đẹp , khỏe mạnh và vui vẻ .

                       cách chúc bà : 

con chúc bà luôn hạnh phúc bên con cháu 

25 tháng 10 2021

CHÚC BÀ

CON CHÚC BÀ MẠNH KHỎE VÀ SỐNG LÂU TRĂM TUỔI