K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 5 2021

a.Cái gì làm gì?

b.Cái gì thế nào?

c.Ở đâu, con gì làm gì?

d.Ai làm gì

14 tháng 5 2021

icon

1>Giản dị là một đức tính tốt và mỗi người chúng ta cần có. Trong cuộc sống thì mỗi người sẽ  có những tính cách, lối sống của riêng mình. Có người ưa sự giàu sang, sang trọng, thích lộng lẫy nổi bật. Tuy vậy vẫn có những người chọn cho mình một lối sống giản dị bình thường. Và đức tính giản dị dù trong thời kì lịch sử giai đoạn nào của xã hội đều được con người đề cao và trân trọng. Giản dị được xem là một đức tính cao đẹp mà con người cần phải tôi luyện rèn giũa trong cuộc sống. Nhưng các bạn đừng nhầm lẫn sự giản dị với tiết kiệm, sự keo kịt, bủn xỉn. Giản dị là không cần quá khoang trương, từ trong cách ăn mặc, nói năng đến những giao tiếp bên ngoài với mọi người. Với người học sinh, việc luyện rèn lối sống giản dị rất quan trọng bởi từ đây chúng sẽ trở thành lối sống suốt đời thành nhân cách của con người. Vì vậy mỗi người học sinh phải ý thức sâu sắc việc rèn luyện này. Còn là học sinh chưa làm ra tiền, còn phải xin bố mẹ, chúng ta nên chi tiêu tiết kiệm, chỉ dùng tiền vào những việc cần thiết; trang phục, ăn uống phải đúng nơi, đúng lúc.

2>

Dân tộc Việt Nam có nhiều đức tình tốt đẹp. Một trong số đó là kiên trì. Bởi vậy mà ông cha đã khuyên nhủ con cháu qua câu “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Câu tục ngữ mượn hình ảnh trong thực tế, người thợ có rèn rũa một thành sắt thô sơ trở thành một cây kim sắc bén. Cũng giống như con người, nếu nỗ lực hết sức, kiên trì với mục tiêu và không ngại khó khăn thì có thể đạt được thành công, trở thành người có ích cho xã hội. “Có công mài sắt có ngày nên kim” là một lời khuyên hoàn toàn đúng đắn.

Trong cuốn sách “Thép đã tôi thế đấy”, nhà văn Nikolai A. Ostrovsky đã xây dựng hình ảnh nhân vật Paven - một chàng thanh niên nuôi dưỡng một ước mơ thật cao cả đó là được cống hiến sức trẻ của mình phục vụ cho Tổ quốc, cho Cách mạng. Câu nói trong tác phẩm đã trở thành chân lí sống cho biết bao bạn trẻ: “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người....”. Nhà văn J.K. Rowling - tác giả của bộ tiểu thuyết này đã từng phải trải qua một cuộc sống khó khăn. Cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn khiến bà phải đi đến ly hôn. Mọi chi phí để trang trải cuộc sống của con bà đều phải phụ thuộc vào những đồng phụ cấp. Bản thảo Harry Potter bị nhiều nhà xuất bản từ chối nhưng bà không hề nản lòng. Để rồi cuối cùng, bà đã đạt được thành công như ngày hôm nay.

Trở về với đất nước Việt Nam xinh đẹp. Chúng ta không thể không nhắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt tháng ngày bị giam cầm tại nhà tù Tưởng Giới Thạch, Bác vẫn giữ vững tinh thần của người chiến sĩ cộng sản. Kẻ thù chỉ có thể trói buộc, giam hãm được thân thể của người cộng sản, mà không thể giam hãm tinh thần của họ. Ngày hôm nay, có rất nhiều những con người vô danh, nhưng họ vẫn ngày đêm cố gắng ước mơ của bản thân.

Qua chứng minh trên, chúng ta có thể khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Chỉ cần kiên trì, chúng ta sẽ đi đến đích của con đường thành công

14 tháng 5 2021

Dân tộc Việt Nam có nhiều đức tình tốt đẹp. Một trong số đó là kiên trì. Bởi vậy mà ông cha đã khuyên nhủ con cháu qua câu “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Câu tục ngữ mượn hình ảnh trong thực tế, người thợ có rèn rũa một thành sắt thô sơ trở thành một cây kim sắc bén. Cũng giống như con người, nếu nỗ lực hết sức, kiên trì với mục tiêu và không ngại khó khăn thì có thể đạt được thành công, trở thành người có ích cho xã hội. “Có công mài sắt có ngày nên kim” là một lời khuyên hoàn toàn đúng đắn.

Trong cuốn sách “Thép đã tôi thế đấy”, nhà văn Nikolai A. Ostrovsky đã xây dựng hình ảnh nhân vật Paven - một chàng thanh niên nuôi dưỡng một ước mơ thật cao cả đó là được cống hiến sức trẻ của mình phục vụ cho Tổ quốc, cho Cách mạng. Câu nói trong tác phẩm đã trở thành chân lí sống cho biết bao bạn trẻ: “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người....”. Nhà văn J.K. Rowling - tác giả của bộ tiểu thuyết này đã từng phải trải qua một cuộc sống khó khăn. Cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn khiến bà phải đi đến ly hôn. Mọi chi phí để trang trải cuộc sống của con bà đều phải phụ thuộc vào những đồng phụ cấp. Bản thảo Harry Potter bị nhiều nhà xuất bản từ chối nhưng bà không hề nản lòng. Để rồi cuối cùng, bà đã đạt được thành công như ngày hôm nay.

Trở về với đất nước Việt Nam xinh đẹp. Chúng ta không thể không nhắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt tháng ngày bị giam cầm tại nhà tù Tưởng Giới Thạch, Bác vẫn giữ vững tinh thần của người chiến sĩ cộng sản. Kẻ thù chỉ có thể trói buộc, giam hãm được thân thể của người cộng sản, mà không thể giam hãm tinh thần của họ. Ngày hôm nay, có rất nhiều những con người vô danh, nhưng họ vẫn ngày đêm cố gắng ước mơ của bản thân.

Qua chứng minh trên, chúng ta có thể khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Chỉ cần kiên trì, chúng ta sẽ đi đến đích của con đường thành công

14 tháng 5 2021

Thế giới xung quanh vô cùng bao la và rộng lớn . Có những cánh đồng xanh mướt , những toà nhà cao tầng.....

14 tháng 5 2021

Nhắc đến đại thi hào dân tộc Nguyễn Du chúng ta không thể không nhắc đến tác phẩm “Truyện Kiều”. Đây là tác phẩm mà Nguyễn Du đã thể hiện được niềm cảm thông, thương xót với số phận “hồng nhan bạc mệnh”. Cuộc đời của Thúy Kiều gặp nhiều sóng gió, trắc trở. Mười hai câu thơ đầu của đoạn trích “Trao duyên” là sự mở đầu cho những tai ương mà nàng gặp phải.

Để có tiền chuộc cha và em, Thúy Kiều đã quyết định bán mình cho Mã Giám Sinh. Quyết định ấy khiến nàng vô cùng đau đớn khi mối tình với Kim Trọng bị dang dở. Để không phụ lòng người mình yêu, nàng đã trao duyên lại cho người em gái Thúy Vân để cô thay mình nối duyên với chàng Kim:

“Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

Ngay từ câu thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận được sự trang trọng trong lời nói và hành động của Thúy Kiều. Phải chăng việc trao duyên là việc hệ trọng, khó nói nên cách thức trao duyên cũng trịnh trọng và khác lạ hơn bởi thông thường người ta chỉ trao những đồ vật chứ không có ai lại trao đi một thứ khó xác định, khó nắm bắt như trao duyên. 

Tuy là chị nhưng Thúy Kiều đã dùng những lời lẽ, hành động rất trang trọng đối với Thúy Vân. Nàng không sử dụng từ “nhờ” mà lại dùng từ “cậy”. “Cậy” không chỉ mang nghĩa nhờ vả mà còn mang sắc thái như nài nỉ, ép buộc đồng thời cũng thể hiện sự tin tưởng vào người được nhờ cậy. Song song với lời nói là hành động “lạy”, “thưa” của Thúy Kiều. Việc nhờ cậy phải hệ trọng, khẩn thiết lắm thì Thúy Kiều mới có hành động như vậy. Thông thường chỉ những người có vai vế thấp hơn người cùng giao tiếp mới có những hành động “lạy”, “thưa” nhưng trong trường hợp này, Kiều đã hạ mình xuống để cầu mong em gái chấp nhận lời thỉnh cầu của nàng bởi lẽ nàng là người mang ơn. Đặt mình trong hoàn cảnh của Thúy Vân thì cô chỉ có thể “chịu lời” chứ không thể từ chối. Nếu Thúy Vân dùng từ “nhận lời” thì Thúy Vân có thể khước từ lời nhờ cậy, cô có thể giúp hoặc không giúp nhưng Thúy Kiều muốn em đồng ý giúp mình nên nàng đã đặt Vân vào hoàn cảnh mà cô chỉ có thể “chịu lời”. Với lời nói và lễ nghi như vậy, làm sao Thúy Vân có thể từ chối giúp đỡ.

Để em gái hiểu rõ hơn nguyên nhân dẫn đến sự nhờ cậy này, Thúy Kiều đã thuật lại câu chuyện của mình với Kim Trọng:

“Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề”

Có lẽ tình yêu ấy sẽ đơm hoa kết trái nếu không bị đứt gánh giữa đường. Có lẽ tình yêu ấy sẽ có một kết thúc tốt đẹp nếu gia đình Kiều không gặp phải gia biến, Kiều không phải trải qua mười lăm năm lưu lạc. Hình ảnh ẩn dụ “gánh tương tư” chỉ mối tình của Thúy Kiều - Kim Trọng. Tình yêu vừa chớm nở chưa được bao lâu thì đã phải chịu sự lỡ dở. Có ai không đau xót cho sự dở dang của mối tình kim cổ đó. Tình duyên của bản thân không thành, đó có thể là “mối duyên thừa” đối với Thúy Vân nhưng Thúy Kiều vẫn “mặc em” chắp nối. “Mặc em” nhưng thực chất là nài nỉ, khẩn cầu em giúp đỡ. Biết rằng em gái sẽ khó xử nhưng nàng vẫn phó thác cho em, mong muốn em dùng keo loan để nối mối tơ duyên.

Nàng chia sẻ câu chuyện tình yêu của mình với Thúy Vân để cô có thể hiểu hơn về hoàn cảnh khó xử mà Thúy Kiều đang gặp phải. Kể từ khi gặp Kim Trọng, hai người đã nảy sinh tình cảm. Họ đã cùng nhau thề nguyền, đính ước. Các từ ngữ chỉ thời gian như “ngày’, “đêm” cùng sự lặp lại ba lần của từ “khi”: “khi gặp”, “khi ngày”, “khi đêm” đã cho thấy đó là một mối tình gắn bó sâu đậm. Chắc hẳn bạn đọc không quên đêm thề nguyền của Thúy Kiều và Kim Trọng:

“Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song”

Tình cảm dành cho nhau phải vô cùng sâu sắc thì họ mới cùng nhau thề nguyền. Nhắc đến hình ảnh “quạt ước”, “chén thề” có lẽ Thúy Kiều đã không kìm được nỗi xót xa, tiếc nuối. Vầng trăng là chứng nhân cho lễ thề nguyền ấy vậy mà giờ đây nàng lại chính là người phụ tấm chân tình của chàng Kim. Đâu phải Thúy Kiều muốn như vậy. Đâu phải Thúy Kiều là con người bạc tình bạc nghĩa. Tai họa, sóng gió bỗng xảy đến bất ngờ, gia đình nàng bị thằng bán tơ vu oan, cha và em trai bị bắt. Để cứu cha và em thoát khỏi những đòn tra tấn tàn nhẫn của bọn sai nha, nàng đã quyết định bán mình cho Mã Giám Sinh. Đọc đến dòng thơ này chúng ta mới có thể hiểu được nỗi khó xử của người con gái tài sắc ấy:

“Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”.

Là người con cả trong gia đình, đứng giữa chữ “hiếu” và chữ “tình”, Thúy Kiều đã lựa chọn chữ “hiếu” để làm tròn bổn phận của một người con. Cha mẹ đã có công sinh thành, dưỡng dục chẳng lẽ bây giờ khi gia đình gặp sóng gió nàng lại chạy theo tiếng gọi của tình yêu để bỏ mặc gia đình? Là một người con hiếu thảo, nàng không thể làm như vậy. Công ơn của cha mẹ phận làm con dùng cả cuộc đời để báo đáp cũng không thể trả hết. Thúy Kiều tự nhận thấy tấm thân của mình không đáng giá bằng công ơn của cha mẹ:

“Vẻ chi một tấm hồng nhan
Tóc tơ chưa chút đền ơn sinh thành”

Sau khi giãi bày, tâm sự với Thúy Vân về mối tình với chàng Kim cũng là lúc nàng đưa ra những lời lẽ thuyết phục:

“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non”

Đối với Thúy Vân, những năm tháng tuổi trẻ của nàng vẫn còn dài rộng nhưng đối với Thúy Kiều thì những ngày xuân ngắn ngủi đã chấm dứt. Vì thế mà nàng lấy thời gian, “ngày xuân” ra để em thay mình giữ trọn lời thề non hẹn biển với chàng Kim. Để tăng thêm tính thuyết phục, Thúy Kiều còn nhắc đến tình máu mủ của chị em ruột thịt khiến Vân không thể từ chối lời khẩn cầu. Chỉ cần Thúy Vân nối duyên với Kim Trọng thì dù cho Thúy Kiều ở nơi “chín suối” cũng mỉm cười vui vẻ:

“Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”

Hai thành ngữ quen thuộc của dân gian “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối” được tác giả sử dụng linh hoạt và tài tình. Đó đều là các thành ngữ chỉ cái chết, chỉ cõi âm phủ tăm tối. Với Thúy Kiều, mạng sống của mình không quan trọng bằng việc trả nghĩa cho chàng Kim. Chỉ cần Thúy Vân “chịu lời” thì dù có ở cõi chết nàng cũng cảm thấy mãn nguyện. Dù không còn sống trên thế gian này nữa thì ơn nghĩa của Thúy Vân nàng sẽ không bao giờ lãng quên. Không chỉ là người con gái hiếu thảo với cha mẹ, Thúy Kiều còn là một người sống có tình có nghĩa, biết hi sinh vì người khác.

Với thể thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển trong từng câu chữ cùng các thành ngữ, hình ảnh ẩn dụ, Nguyễn Du đã thể hiện thành công tâm trạng của Thúy Kiều khi phải trao lại mối duyên tình cho em gái ở mười hai câu thơ đầu tiên. Bằng giọng thơ xót xa đầy đau đớn, tác giả đã khơi gợi được lòng cảm thương, đồng cảm của bạn đọc bao thế hệ dành cho người con gái “hồng nhan bạc phận”.

Có thể nói mười hai câu thơ đầu của đoạn trích “Trao duyên” đã khắc họa những tâm trạng dằn vặt, những giằng xé trong nội tâm nhân vật Thúy Kiều. Qua đó cũng thể hiện tiếng nói nhân đạo của nhà thơ khi lên tiếng tố cáo chế độ xã hội vì đồng tiền nên đã đẩy người phụ nữ rơi vào những bi kịch. Vì “sóng gió bất kì” mà Thúy Kiều phải “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”. Cũng vì sóng gió bất kì” mà nàng phải trải qua mười lăm năm lưu lạc. Đoạn thơ trên đã góp một phần không nhỏ vào sự thành công của đoạn trích “Trao duyên” nói riêng và tác phẩm “Truyện Kiều” nói chung, đồng thời nó cũng tạo nên những dư âm khó phai mờ trong lòng bạn đọc. 

18 tháng 5 2021

Nhắc đến đại thi hào dân tộc Nguyễn Du chúng ta không thể không nhắc đến tác phẩm “Truyện Kiều”. Đây là tác phẩm mà Nguyễn Du đã thể hiện được niềm cảm thông, thương xót với số phận “hồng nhan bạc mệnh”. Cuộc đời của Thúy Kiều gặp nhiều sóng gió, trắc trở. Mười hai câu thơ đầu của đoạn trích “Trao duyên” là sự mở đầu cho những tai ương mà nàng gặp phải.   Để có tiền chuộc cha và em, Thúy Kiều đã quyết định bán mình cho Mã Giám Sinh. Quyết định ấy khiến nàng vô cùng đau đớn khi mối tình với Kim Trọng bị dang dở. Để không phụ lòng người mình yêu, nàng đã trao duyên lại cho người em gái Thúy Vân để cô thay mình nối duyên với chàng Kim:   “Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”   Ngay từ câu thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận được sự trang trọng trong lời nói và hành động của Thúy Kiều. Phải chăng việc trao duyên là việc hệ trọng, khó nói nên cách thức trao duyên cũng trịnh trọng và khác lạ hơn bởi thông thường người ta chỉ trao những đồ vật chứ không có ai lại trao đi một thứ khó xác định, khó nắm bắt như trao duyên.    Tuy là chị nhưng Thúy Kiều đã dùng những lời lẽ, hành động rất trang trọng đối với Thúy Vân. Nàng không sử dụng từ “nhờ” mà lại dùng từ “cậy”. “Cậy” không chỉ mang nghĩa nhờ vả mà còn mang sắc thái như nài nỉ, ép buộc đồng thời cũng thể hiện sự tin tưởng vào người được nhờ cậy. Song song với lời nói là hành động “lạy”, “thưa” của Thúy Kiều. Việc nhờ cậy phải hệ trọng, khẩn thiết lắm thì Thúy Kiều mới có hành động như vậy. Thông thường chỉ những người có vai vế thấp hơn người cùng giao tiếp mới có những hành động “lạy”, “thưa” nhưng trong trường hợp này, Kiều đã hạ mình xuống để cầu mong em gái chấp nhận lời thỉnh cầu của nàng bởi lẽ nàng là người mang ơn. Đặt mình trong hoàn cảnh của Thúy Vân thì cô chỉ có thể “chịu lời” chứ không thể từ chối. Nếu Thúy Vân dùng từ “nhận lời” thì Thúy Vân có thể khước từ lời nhờ cậy, cô có thể giúp hoặc không giúp nhưng Thúy Kiều muốn em đồng ý giúp mình nên nàng đã đặt Vân vào hoàn cảnh mà cô chỉ có thể “chịu lời”. Với lời nói và lễ nghi như vậy, làm sao Thúy Vân có thể từ chối giúp đỡ.   Để em gái hiểu rõ hơn nguyên nhân dẫn đến sự nhờ cậy này, Thúy Kiều đã thuật lại câu chuyện của mình với Kim Trọng:   “Giữa đường đứt gánh tương tư Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em Kể từ khi gặp chàng Kim Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề”   Có lẽ tình yêu ấy sẽ đơm hoa kết trái nếu không bị đứt gánh giữa đường. Có lẽ tình yêu ấy sẽ có một kết thúc tốt đẹp nếu gia đình Kiều không gặp phải gia biến, Kiều không phải trải qua mười lăm năm lưu lạc. Hình ảnh ẩn dụ “gánh tương tư” chỉ mối tình của Thúy Kiều - Kim Trọng. Tình yêu vừa chớm nở chưa được bao lâu thì đã phải chịu sự lỡ dở. Có ai không đau xót cho sự dở dang của mối tình kim cổ đó. Tình duyên của bản thân không thành, đó có thể là “mối duyên thừa” đối với Thúy Vân nhưng Thúy Kiều vẫn “mặc em” chắp nối. “Mặc em” nhưng thực chất là nài nỉ, khẩn cầu em giúp đỡ. Biết rằng em gái sẽ khó xử nhưng nàng vẫn phó thác cho em, mong muốn em dùng keo loan để nối mối tơ duyên.   Nàng chia sẻ câu chuyện tình yêu của mình với Thúy Vân để cô có thể hiểu hơn về hoàn cảnh khó xử mà Thúy Kiều đang gặp phải. Kể từ khi gặp Kim Trọng, hai người đã nảy sinh tình cảm. Họ đã cùng nhau thề nguyền, đính ước. Các từ ngữ chỉ thời gian như “ngày’, “đêm” cùng sự lặp lại ba lần của từ “khi”: “khi gặp”, “khi ngày”, “khi đêm” đã cho thấy đó là một mối tình gắn bó sâu đậm. Chắc hẳn bạn đọc không quên đêm thề nguyền của Thúy Kiều và Kim Trọng:   “Vầng trăng vằng vặc giữa trời Đinh ninh hai miệng một lời song song”   Tình cảm dành cho nhau phải vô cùng sâu sắc thì họ mới cùng nhau thề nguyền. Nhắc đến hình ảnh “quạt ước”, “chén thề” có lẽ Thúy Kiều đã không kìm được nỗi xót xa, tiếc nuối. Vầng trăng là chứng nhân cho lễ thề nguyền ấy vậy mà giờ đây nàng lại chính là người phụ tấm chân tình của chàng Kim. Đâu phải Thúy Kiều muốn như vậy. Đâu phải Thúy Kiều là con người bạc tình bạc nghĩa. Tai họa, sóng gió bỗng xảy đến bất ngờ, gia đình nàng bị thằng bán tơ vu oan, cha và em trai bị bắt. Để cứu cha và em thoát khỏi những đòn tra tấn tàn nhẫn của bọn sai nha, nàng đã quyết định bán mình cho Mã Giám Sinh. Đọc đến dòng thơ này chúng ta mới có thể hiểu được nỗi khó xử của người con gái tài sắc ấy:   “Sự đâu sóng gió bất kì Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”.   Là người con cả trong gia đình, đứng giữa chữ “hiếu” và chữ “tình”, Thúy Kiều đã lựa chọn chữ “hiếu” để làm tròn bổn phận của một người con. Cha mẹ đã có công sinh thành, dưỡng dục chẳng lẽ bây giờ khi gia đình gặp sóng gió nàng lại chạy theo tiếng gọi của tình yêu để bỏ mặc gia đình? Là một người con hiếu thảo, nàng không thể làm như vậy. Công ơn của cha mẹ phận làm con dùng cả cuộc đời để báo đáp cũng không thể trả hết. Thúy Kiều tự nhận thấy tấm thân của mình không đáng giá bằng công ơn của cha mẹ:   “Vẻ chi một tấm hồng nhan Tóc tơ chưa chút đền ơn sinh thành”   Sau khi giãi bày, tâm sự với Thúy Vân về mối tình với chàng Kim cũng là lúc nàng đưa ra những lời lẽ thuyết phục:   “Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non”   Đối với Thúy Vân, những năm tháng tuổi trẻ của nàng vẫn còn dài rộng nhưng đối với Thúy Kiều thì những ngày xuân ngắn ngủi đã chấm dứt. Vì thế mà nàng lấy thời gian, “ngày xuân” ra để em thay mình giữ trọn lời thề non hẹn biển với chàng Kim. Để tăng thêm tính thuyết phục, Thúy Kiều còn nhắc đến tình máu mủ của chị em ruột thịt khiến Vân không thể từ chối lời khẩn cầu. Chỉ cần Thúy Vân nối duyên với Kim Trọng thì dù cho Thúy Kiều ở nơi “chín suối” cũng mỉm cười vui vẻ:   “Chị dù thịt nát xương mòn Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”   Hai thành ngữ quen thuộc của dân gian “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối” được tác giả sử dụng linh hoạt và tài tình. Đó đều là các thành ngữ chỉ cái chết, chỉ cõi âm phủ tăm tối. Với Thúy Kiều, mạng sống của mình không quan trọng bằng việc trả nghĩa cho chàng Kim. Chỉ cần Thúy Vân “chịu lời” thì dù có ở cõi chết nàng cũng cảm thấy mãn nguyện. Dù không còn sống trên thế gian này nữa thì ơn nghĩa của Thúy Vân nàng sẽ không bao giờ lãng quên. Không chỉ là người con gái hiếu thảo với cha mẹ, Thúy Kiều còn là một người sống có tình có nghĩa, biết hi sinh vì người khác.   Với thể thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển trong từng câu chữ cùng các thành ngữ, hình ảnh ẩn dụ, Nguyễn Du đã thể hiện thành công tâm trạng của Thúy Kiều khi phải trao lại mối duyên tình cho em gái ở mười hai câu thơ đầu tiên. Bằng giọng thơ xót xa đầy đau đớn, tác giả đã khơi gợi được lòng cảm thương, đồng cảm của bạn đọc bao thế hệ dành cho người con gái “hồng nhan bạc phận”.   Có thể nói mười hai câu thơ đầu của đoạn trích “Trao duyên” đã khắc họa những tâm trạng dằn vặt, những giằng xé trong nội tâm nhân vật Thúy Kiều. Qua đó cũng thể hiện tiếng nói nhân đạo của nhà thơ khi lên tiếng tố cáo chế độ xã hội vì đồng tiền nên đã đẩy người phụ nữ rơi vào những bi kịch. Vì “sóng gió bất kì” mà Thúy Kiều phải “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”. Cũng vì sóng gió bất kì” mà nàng phải trải qua mười lăm năm lưu lạc. Đoạn thơ trên đã góp một phần không nhỏ vào sự thành công của đoạn trích “Trao duyên” nói riêng và tác phẩm “Truyện Kiều” nói chung, đồng thời nó cũng tạo nên những dư âm khó phai mờ trong lòng bạn đọc.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:     Tình gia thất nào ai chẳng có, Kìa lão thân khuê phụ nhớ thương.      Mẹ già phơ phất mái sương, Còn thơ măng sữa, vả đương phù trì.      Lòng lão thân buồn khi tựa cửa, Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm.      Ngọt bùi, thiếp đỡ hiếu nam Dạy con đèn sách, thiếp làm phụ thân.      Này một thân nuôi già dạy...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

    Tình gia thất nào ai chẳng có,

Kìa lão thân khuê phụ nhớ thương.

     Mẹ già phơ phất mái sương,

Còn thơ măng sữa, vả đương phù trì.

     Lòng lão thân buồn khi tựa cửa,

Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm.

     Ngọt bùi, thiếp đỡ hiếu nam

Dạy con đèn sách, thiếp làm phụ thân.

     Này một thân nuôi già dạy trẻ,

Nỗi quan hoài mang mể biết bao.

     Nhớ chàng trải mấy sương sao,

Xuân từng đổi mới đông nào còn dư.

   (Trích Chinh phụ ngâm khúc, Những khúc ngâm chọn lọc, Tập 1, Lương Văn Đang – Nguyễn Thạch Giang – Nguyễn Lộc, giới thiệu,

Biên thảo, chú giải, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1987, tr.44-45)

Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình là ai?

Câu 3. Chỉ ra những hình ảnh, từ ngữ được dùng để miêu tả về mẹ già, con thơ.

Câu 4. Anh/chị hiểu gì về tâm trạng của nhân vật trữ tình qua hai câu thơ sau:

     Này một thân nuôi già dạy trẻ,

Nỗi quan hoài mang mể biết bao.

Câu 5. Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình hiện lên với những phẩm chất nào?

Câu 6. Đoạn trích gợi cho anh/chị tình cảm, suy nghĩ gì về người phụ nữ trong xã hội xưa?

6
14 tháng 5 2021

cả 2 đều sai

18 tháng 5 2021

Caau1: Thể thơ được sử dụng trong đoạn trích: song thất lục bát. 

Câu 2: Nhân vật trữ tình trong đoạn trích là người chinh phụ/ người phụ nữ có chồng đi chinh chiến nơi xa/ người vợ có chồng đi chinh chiến nơi xa.

Câu 3: “Mẹ già, con thơ” trong đoạn trích được miêu tả qua những hình ảnh, từ ngữ;

Mẹ già phơ phất mái sương,/ Lòng lão thân buồn khi tựa cửa,

Còn thơ măng sữa, /  Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm.

Câu 4: Tâm trạng của nhân vật trữ tình qua hai câu thơ: cô đơn, buồn tủi, nhớ thương chồng.

Câu 5: Nhân vật trữ tình hiện lên với những phẩm chất:

- Đảm đang, tần tảo.

- Giàu đức hi sinh.

Câu 6:

- Người phụ nữ trong xã hội xưa là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa, số phận bất hạnh nhưng sáng ngời phẩm chất tốt đẹp.

-> Tình cảm, suy nghĩ:

+ Xót thương, cảm thông với số phận bất hạnh, không được hạnh phúc.

+ Ngợi ca, trân trọng, cảm phục những phẩm chất tốt đẹp của họ.

14 tháng 5 2021

Cùng nhau xem phim

Cùng nhau đi du lịch

Cùng nhau dạo bộ

Cùng nhau nấu ăn

Cùng nhau ăn những món yêu thích

Cùng nhau đi mua sắm

14 tháng 5 2021

sai rùi

Cho đoạn văn :   ''Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý . Có khi được trưng bày trong tủ kính , trong bình pha lê . rõ ràng đễ thấy . Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương , trong hòm . Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý hín đáo ấy đều dược đưa ra trưng bày . Nghĩa là phải ra sức giải thích , tuyên truyền , tổ chức , lãnh đạo , làm cho tinh thần yêu nước...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn : 

  ''Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý . Có khi được trưng bày trong tủ kính , trong bình pha lê . rõ ràng đễ thấy . Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương , trong hòm . Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý hín đáo ấy đều dược đưa ra trưng bày . Nghĩa là phải ra sức giải thích , tuyên truyền , tổ chức , lãnh đạo , làm cho tinh thần yêu nước của mọi người đều được thực hàn vào công việc yêu nước , ông việc kháng chiến.

Trả lời câu hỏi:

     - Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Tác giả là ai?

     - Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

     - Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu cuối của đoạn văn trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong việc biểu đạt nội dung.

     - Tìm một câu rút gọn trong đoạn văn trên , chỉ ra thành phần rút gọn.

                  MỌI NGƯỜI GIÚP EM VỚI Ạ ! EM CẢM ƠN NHIỀU :)))

1
15 tháng 5 2021
-đoạn văn trích trong văn bản "Lòng yêu nước của nhân dân ta".Tác giả là HCM. -PTBĐ chính :Nghị luận -BPTT:liệt kê:trong tủ kính ,trong bình pha lê;trong rương,trong hòm;giải thích,tuyên truyền,tổ chức,lãnh đạo;công việc yêu nước,công việc kháng chiến. Tác dụng:Nhấn mạnh lòng yêu nước được biểu hiện bằng 2 trạng thái:tiềm tạng kín đáo và rõ ràng dễ thấy Biện pháp so sánh:tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý Td:Cần phải giữ gìn trân trọng,phát huy truyền thống yêu nước tốt đẹp. 1Câu rút gọn:Có khI đc trưng bày trong tủ kính,trong bình pha lê,rõ ràng dễ thấy. -Rút gọn thành phần CN
14 tháng 5 2021

Đất nước Việt Nam đất nước ta có rất nhiều cảnh đẹp, từ những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn cho đến những cánh đồng lúa vàng óng trải dài tít tắp… Một trong số những cảnh đẹp đó không thể không nhắc đến vùng núi Sa Pa tuyệt đẹp.

Và cảnh đẹp Sa Pa là một thị trấn nằm thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Ngắm nhìn Sa Pa em cảm nhận thấy được ở đây có rất nhiều những dãy núi cao thấp ẩn hiện trập trùng trong sương cùng với đó là những rừng đào bạt ngàn trải dài đến tận đường chân trời. Khi đặt chân đến đây thì du khách có thể tới thăm những làng dân tộc trong vùng và giao lưu với người dân bản địa. Ngắm nhìn quang cảnh ở Sa Pa thoạt nhìn rất giống phong cảnh của các nước Tây Âu và đây thực sự là một địa điểm du lịch hút khách. Không chỉ thể khí hậu nơi đây còn rất trong lành và mát.

Tả cảnh đẹp Sapa mẫu 2

Hè vừa qua, em được bố thưởng cho đi thăm Sa Pa. Sa Pa là thị trấn nghỉ mát cao nhất ở miền Bắc nước ta và nằm ở giữa sườn núi Hoàng Liên Sơn - nơi có đỉnh Phan-xi-pan cao nhất Việt Nam và Đông Dương. Qua cửa xe, em say sưa ngắm nhìn những tràn ruộng bậc thang trên sườn núi và những ngôi nhà nhỏ xinh xắn của đồng bào dân tộc.

Sau hai giờ ngồi xe, đoàn chúng em tới thị trấn Sa Pa. Đường phố Sa Pa nhà gạch san sát, khách sạn Sa Pa nằm cạnh chợ. Trên đồi thấy rải rác dấu vết di tích của những biệt thự xưa kia rất xinh xắn, xây dựng từ sau năm 1922 trở đi và đã bị tàn phá trong chiến tranh. Thay vào đó là những biệt thự, khách sạn mới được xây dựng từ sau ngày hoà bình chờ đón du khách khắp nơi đến thăm.

Tới Sa Pa, em được đi thăm thác Bạc, nước ở trên cao đổ xuống theo sườn núi tựa như một dải lụa trắng. Bố và em đi đúng vào mùa mưa. Sau một trận mưa lớn, trên đường từ Sa Pa tới đèo Ô Quy Hồ, em được chiêm ngưỡng vô số những thác bạc chảy nhất thời, đổ nước từ trên sườn núi cao xuông thấp. Đi qua một chút nữa là cầu Mây, một chiếc cầu treo bắc qua thũng lũng sông, cầu bắc chênh vênh, đi qua thấy đu đưa bồng bềnh khiến em không quen thấy sợ

Thị trấn Sa Pa vui nhất vào ngày phiên chợ cuối tuần. Chợ họp ngay giữa phố. Chợ bán nhiều sản vật địa phương, như rau, quả, măng, nấm tươi, mộc nhĩ, các vị thuốc...

Sa Pa là một thị trấn nghỉ mát lí tưởng. Khí hậu mùa hạ mát mẻ, ngay giữa mùa mà cũng không thấy nóng bức. Còn tối đến lại rét. Lên nghỉ mát ở Sa Pa, bố cho em đi chơi suốt ngày vẫn không thấy mệt.

Em rất yêu quý thị trấn tươi đẹp này và hi vọng có thể quay lại đây vào một ngày gần nhất.

Tả cảnh đẹp Sapa mẫu 3

Sa Pa là một thị trấn nằm thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Đây là một khu nghỉ dưỡng vùng núi nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước bởi khí hậu mát mẻ và khung cảnh tuyệt đẹp. Đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ rùng mình với khí lạnh đột ngột khác hẳn với không khí mùa hè nóng bức nơi đồng bằng. Chính vì vậy mà Sa Pa trở thành một địa điểm để du khách tránh nóng khi mùa hè về. Ở đây có rất nhiều những dãy núi cao thấp ẩn hiện trập trùng trong sương cùng những rừng đào bạt ngàn trải dài đến tận đường chân trời. Đặc biệt ở đây, du khách có thể tới thăm những làng dân tộc trong vùng và giao lưu với người dân bản địa. Quang cảnh ở Sa Pa thoạt nhìn rất giống phong cảnh của các nước Tây Âu, đó cũng là một đặc điểm thu hút khách du lịch. Đến Sa Pa vào thời điểm nào cũng đẹp. Mùa thu ở nơi đây, buổi sáng nắng nhẹ, buổi tối lại se se lạnh, thời tiết rất dễ chịu. Không chỉ vậy mà em còn được trải nghiệm cảm giác chinh phục đỉnh Phan-xi-păng hùng vĩ, được ngắm nhìn toàn cảnh khu du lịch nổi tiếng.

Em rất thích thị trấn Sa Pa xinh đẹp này. Dù chuyến du lịch đã kết thúc từ rất lâu nhưng những hình ảnh về Sa Pa vẫn mãi in đậm trong tâm trí em.

14 tháng 5 2021

 Con Đê

14 tháng 5 2021

CON ĐÊ dễ nha b

14 tháng 5 2021

Quả chuông

quạt trần

14 tháng 5 2021

Cái chuông