K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đất nước ta đang bước vào một thế kỷ mới, một thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới mới, vì vậy mỗi người đều phải chuẩn bị hành trang cho mình để vững vàng hơn khi bước vào thế kỷ này, trong đó, sự chuẩn bị của các thiếu niên là vô cùng quan trọng vì họ là những thế hệ tương lai của đất nước. Hành trang là những trang bị, vật dụng cần thiết của mỗi người trong một chuyến đi xa. Nhưng hành trang ở đây được hiểu là tri thức, kỹ năng, thói quen, được coi là điều kiện cần và đủ để thanh niên có thể tự tin trước sự phát triển một cách chóng mặt của Khoa học – Kỹ thuật, của sự hội nhập kinh tế thế giới với tính kỷ luật và cường độ lao động cao. Việc chuẩn bị hành trang như vậy sẽ giúp cho chúng ta có thêm nhiều kiến thức, bổ sung thêm tri thức, kỹ năng cho mỗi người, bên cạnh đó giúp ta vững vàng hơn và không bị bỡ ngỡ khi bước vào thế kỷ mới. Đối với đất nước và xã hội, việc chuẩn bị hành trang sẽ là một bước đệm để đưa đất nước phát triển, giúp đất nước hòa nhập với nền kinh tế thế giới, thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu để sánh vai với các cường quốc năm Châu.

23 tháng 5 2021

“Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới”. Phó Thủ Tướng Vũ Khoan đã nhấn mạnh trong bài viết “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của mình. Lần đầu được giới thiệu trên báo Tia sáng năm 2001.

Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim bao giờ con người vẫn là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỷ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.

Cần chuẩn bị những cái cần thiết trong hành trang mang vào thế kỷ mới, trong khi chúng ta đã chứng kiến sự phát triển như huyền thoại của khoa học và và công nghệ, làm cho tỷ trọng trí tuệ trong một sản phẩm ngày một lớn. Chắc rằng chiều hướng này sẽ ngày càng gia tăng. Một phần dưới tác động của những tiến bộ về khoa học và công nghệ, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế chắc chắn sẽ sâu rộng hơn nhiều.

Trong một thế giới như vậy, nước ta lại phải cùng một lúc giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đồng thời lại phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức. Làm nên sự nghiệp ấy đương nhiên là những con người Việt Nam với những điểm mạnh và điểm yếu của nó.

Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.

Cái mạnh của người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỷ luật rất cao và thái độ rất nghiêm túc đối với công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi. Tiếc rằng ngay trong mặt mạnh này của chúng ta cũng lại ẩn chứa những khuyết tật không tương tác chút nào với một nền kinh tế công nghiệp hoá chứ chưa nói tới nền kinh tế tri thức. Người Việt nam ta cần cù thì cần cù thật nhưng lại thiếu đức tính tỉ mỉ. Khác với người Nhật vốn cũng nổi tiếng cần cù lại thường rất cẩn trọng trong khâu chuẩn bị công việc, làm cái gì cũng tính toán chi ly từ đầu, người Việt Nam ta thường dựa vào tính tháo vát của mình, hành động theo phương châm “nước đến chân hãy nhảy”, “liệu cơm gắp mắm”. Do còn chịu ảnh hưởng nặng nề của phương thức sản xuất nhỏ và cách sống ở nơi thôn dã vốn thoải mái và thanh thản nên người Việt Nam chưa có được thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương. Ngay bản tính “sáng tạo’ một phần nào đó cũng có mặt trái ở chỗ ta hay loay hoay “cải tiến”, làm tắt, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ. Trong một xã hội công nghiệp và “hậu công nghiệp” những khuyết tật ấy sẽ là những vật cản ghê gớm.

Trong một “thế giới mạng’, ở đó hàng triệu người trên phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng Internet thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể thiếu được. Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất trong cảnh đất nước lâm nguy, ngoạn bằng đe dọa. Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao quý ấy thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ, tính đố kỵ vốn có của lối sống theo thứ bậc không phải theo năng lực và lối suy nghĩ “trâu buộc ghét trâu ăn” đối với người hơn mình ở làng quê thời phong kiến. Ta có thể quan sát thấy điều đó ngay trong cả những việc nhỏ nhặt: ví dụ vào thăm bảo tàng thì người Nhật túm tụm vào với nhau chăm chú nghe thuyết minh, còn người Việt Nam ta lại lập tức tản ra xem những thứ mình thích; người Hoa ở nước ngoài thường cưu mang nhau, song người Việt lại thường đố kỵ nhau.

Bước vào thế kỷ mới, nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Bản tính thích ứng nhanh sẽ giúp dân ta tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại. Nhưng thái độ kỳ thị đối với sự kinh doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước. Thói quen ở không ít người thích tỏ ra “khôn vặt”,”bóc ngắn cắn dài”, không coi trọng chữ “tín” sẽ gây tác hại khôn lường trong quá trình kinh doanh và hội nhập.

Bước vào thế kỷ mới, muốn “sánh vai các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.

24 tháng 5 2021

Cộng hòa . . . ( Ở giữa )
Ngày ... tháng ...năm ...( Bên phải )
BÁO CÁO ..... ( ở giữa , chữ cỡ 15 in )
Kính gửi : Gvcn...
Em tên là :. . . .
Là học sinh lớp ....
Kính thưa cô kính mến :
Thưa cô ,qua quá trình học tập năm học lớp 6 năm học 20017-2018 tại trường .......
Em xin trình bày việc học của em như sau :
Trong năm học vừa qua, nhờ sự dạy bảo tận tình của các thầy giáo, cô giáo, em đã đạt được một số thành tích trong học tập và rèn luyện. Cụ thể như sau :
-
-
-
-
Trên đây là một số kết quả em đã đạt được trong năm học vừa qua. Em xin hứa sẽ cố gắng học tập tốt hơn nữa để đạt được thêm nhiều kết quả cao hơn
ngày tháng năm 201
Kí tên

23 tháng 5 2021

con người nha!

23 tháng 5 2021
Hoàng Thùy Trang
23 tháng 5 2021

Thật vui biết bao khi mùa hè đến phải không các bạn ? Khi mùa xuân rảo bước ra đi, mùa hè đầy nắng gió lại tớ.Trên bầu trời cao trong xanh không một gợn mây,ánh nắng mặt trời nhảy nhót như những chú bé tinh nghịch.Những chú chim từ đâu bay ra thích chí cùng hồn nhiên bay lượn với làn may biếc. Chị gió cùng hòa mình với mặt trời le lói len lỏi vào những khe lá tạo nên mầu ngọc bích tươi trẻ. Những chú ve sầu thi nhau ca lên những khúc nhạc lí thú. Người và xe nườm nượp đổ về nhà trong thời tiết khắc nhiệt. Mùa hè đến cho tụi học sinh chúng tôi một kì nghỉ lí thú nhưng làm sao có thể quên được những hàng phượng vĩ nở hoa đỏ rục như vẫy gọi mặt trời cơ chú. Những màu sắc mùa hè thật là cháy bỏng.

- Nhân hóa:

+ Khi mùa xuân rảo bước ra đi, mùa hè đầy nắng gió lại tớ.

+Chị gió cùng hòa mình với mặt trời le lói len lỏi vào những khe lá tạo nên mầu ngọc bích tươi trẻ.

+Những chú ve sầu thi nhau ca lên những khúc nhạc lí

- So sánh:

+Ánh nắng mặt trời nhảy nhót như những chú bé tinh nghịch

8 tháng 7 2021

GIÚP MÌNH VỚI !! SIÊU GẤP LUN !!! TRẢ LỜI MK ĐI KHÔNG LÀ CÔ PHẠT MK CHẾT MẤT THUI !!!

“Thực sự mẹ ko lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo, nhưng vẫn ko ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng : «  Hằng năm cứ vào cuối thu…Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp ».

( Ngữ văn 8- Tập 1)

1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?

2. Nêu phương thức biểu đạt và nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

3. Tìm từ ghép có trong đoạn trích ?

4. Tìm một biện pháp được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng ?

5. Tại sao người mẹ cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: «  Hằng năm cứ vào cuối thu…Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp ».

6. Cổng trường mở ra » cho em hiểu điều gì ? Tại sao tác giả lại lấy tiêu đề này. Có thể thay thế tiêu đề khác được không ?

7. Cảm nhận của em về người mẹ trong đoạn trích trên bằng một đoạn văn khoảng 7- 10 câu theo kiểu diễn dịch,  có sử dụng một từ láy và một từ ghép chỉ rõ (gạch chân) ?

23 tháng 5 2021

Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

23 tháng 5 2021

Cho bạn cái " báo cáo " thì còn đc , lấy k ?

Trong văn bản "Sông nước Cà Mau", dưới ngòi bút tài tình của Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hóa, màu sắc biến hóa: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ...Những dòng sông, kênh rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn hiện lên biết bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hiền hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè xem và mua một vài món quà lưu niệm, Cảm giác được chu du giữa một vùng sông nước như thế mới thú vị làm sao.

22 tháng 5 2021

Trả lời:

- Mèo hay còn gọi là mão.

- Mão bỏ đuôi là bỏ chữ o. 

- Là được mã

- Mã hay còn gại là ngựa.

BÀI CỦA BẠN ĐÂY

22 tháng 5 2021

mèo= mão

mà mão bỏ đuôi thành mã

mã = ngựa 

mèo bỏ đuôi bằng con ngựa

#꧁༺мαιღαин(ღтєαмღƒαღмυôиღиăм)༻꧂

24 tháng 5 2021

Câu trả lời của mk là:

_ Đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ ở đâu? -   Giữa cánh đồng , đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.

_ Tàu Phương Đông buông neo ở đâu? - Tàu Phương Đông buông neo trong vùng biển Trường Sa.

_ Ở đâu một chú bé đang say mê thổi sáo? - Bên vệ đường, một chú bé đang say mê thổi sáo.

_ Chú mèo mướp vẵn nằm lì ở đâu? - Chú mèo mướp vẵn nằm lì bên đống tro ấm trong bếp.

22 tháng 5 2021

từ cần gạch chân là:xanh,xanh ngát,xanh ngắt,đỏ,đỏ tươi,đỏ thắm.

22 tháng 5 2021

Anh bạn tôi bỏ chạy, leo lên cây trốn kĩ (1).Những hạt sương sớm long lanh như những hạt ngọc (2).Tiếng gió rừng vi vu như tiếng sáo (3).Một con gấu ở đâu xồ ra (4).Hổ là chúa tể của rừng xanh (5).Chim công là nghệ sĩ múa tài ba (6).

- Câu (5), (6): ai - là gì?

- Câu (1), (4): ai - làm gì?

- Câu (2), (3): ai - thế nào?