K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 1 2018

MẪU DÀN Ý NÊU BÀI HỌC RÚT RA TỪ ĐỌC TRÍCH BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

1. Phần Mở bài

- “Dế Mèn phiêu lưu kí” là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Truyện được in lần đầu năm 1941. Truyện gồm mười chương, kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn qua thế giới những loài vật nhỏ bé.

- “Bài học đường đời đầu tiên” được trích từ chương 1 của truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”. Đoạn trích nói về sự hung hăng, hống hách một cách ngu dại và sự ân hận của Dế Mèn.

- Đoạn trích đã cho em những bài học quý giá.

2. Phần Thân bài

a). Nội dung của đoạn trích

* Đoạn trích miêu tả vẻ đẹp khỏe mạnh có phần hung tợn của Dế Mèn

-  Dế Mèn hiện lên trong đoạn trích quả thực là một “anh chàng” đẹp trai và khỏe mạnh. Đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở kheo nhọn hoắt. Đôi cánh dài xuống đến tận đuôi. Đầu to và nổi từng tảng rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Râu dài và uốn cong trông rất hùng dũng...

- Dế Mèn đi đứng thật oai vệ. Khi đi thì dún dẩy các khoeo chân. Những sợi râu thì rung rung lên xuống. Tính tình thì dữ tợn. Lúc thì Dê Mèn quát mấy chị cào cào ngoài đầu bờ. Lúc thì ngứa chân đá ghẹo anh gọng vó...

- Vẻ đẹp của Dế Mèn là vẻ đẹp của một “anh chàng” ngông nghênh, luôn cho mình là giỏi, là nhất thiên hạ.

* Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt

- Dế Choắt là hàng xóm nhưng Dế Mèn lại rất coi thường Dế Choắt.

+ Dế Mèn tự mình đặt tên cho Dế Choắt: “Dê Choắt là tên tôi đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế. Choắt nó có lẽ cũng trạc tuổi tôi. Nhưng vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường và gã cũng sợ lôi lắm”.

+ Dê Mèn luôn chê bai, dè bỉu Dê Choắt: “Cái chàng Dế Choắt người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mấu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ...

+ Thấy Dế Choắt ốm yếu, không giúp thì thôi, Dế Mèn còn tỏ vẻ coi thường: “Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế! Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng..”

+ Khi Dế Choắt nhờ Dế Mèn đào giúp mình một cái ngách thông sang nhà Dế Mèn để phòng khi có kẻ đến bắt nạt, Dế Choắt sẽ chạy sang nhà Dế Mèn thì thái độ của Dế Mèn thật quá đáng. Dế Mèn chưa nghe hết câu Dế Choắt nói đã hếch răng lên, xì một hơi dài, với điệu bộ khinh khinh, Dế Mèn đã mắng dế Choắt: “Muốn thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!”

- Dế Mèn thật đáng trách. Là hàng xóm của nhau phải giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn hoạn nạn. Vậy mà khi Dế Choắt có lời nhờ vả, Dế Mèn không giúp thì thôi còn mắng bạn sa sả.

* Trò đùa ngu dại của Dế Mèn

- Thấy chị Cốc đứng chổ mát rỉa lông, rỉa cánh, chùi mép. Dế Mèn rủ Dế Choắt trêu chọc. Dế Choắt vái lạy van xin. Dế Mèn liền mắng Dế Choắt. Một mình Dế Mèn trêu chọc chị Cốc.

- Dế Mèn đã đem tai họa đến cho Dế Ghoắt. Không trông thấy Dế Mèn, kẻ đã trêu mình nhưng chị Cốc lại nhìn thấy Dế Choắt. Thế là nổi trận lôi đình, chị Cốc cho Dế Choắt một trận đòn chí tử. Dế Choắt chết oan vì trò đùa ngu dại của Dế Mèn.

* Sự ân hận của Dế Mèn

- Thấy Dế Choắt không dậy được, Dế Mèn mới hốt hoảng, quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than: “Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm. Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?”.

- Dế Choắt tắt thở. Dế Mèn thương và ân hận lắm nhưng đã quá muộn. Trò đùa ngu dại của một kẻ ngông cuồng như Dế Mèn đã đem đến tai họa cho người hàng xóm yếu ớt. Dầu có ân hận bao nhiêu chăng nữa thì Dế Choắt cũng không sống lại được. Nỗi ân hận này nhất định sẽ dai dẳng theo Dế Mèn trong suốt cuộc đời.

b). Bài học rút ra từ đoạn trích

Một đoạn trích thôi nhưng đã cho em những bài học sâu sắc:

- Hàng xóm láng giềng của nhau thì nhớ phải “tối lửa tắt đèn có nhau” và không nên “Cháy nhà hàn xóm mà bình chân như vại”.

- Không nên khinh thường những người yếu hơn mình. Khi họ cần giúp đỡ hãy vui lòng giúp họ trong khả năng của mình.

- “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình”.

- Cần suy nghĩ chín chắn trước khi nói và làm bất cứ việc gì.

3. Phần Kết bài

- Cám ơn nhà văn Tô Hoài vì bằng biện pháp nhân hóa, nhà văn đã giúp em có được những bài học bổ ích qua các nhân vật.

- Từ bài học đã rút ra, em sẽ sống tốt hơn để sau lớn lên không phải ân hận.

30 tháng 1 2018

boi qua

30 tháng 1 2018

ko đi quá bán tất các hình thức nhé bạn

2 tháng 2 2018

 từ  những đêm sương sa đến vạt áo nha.

30 tháng 1 2018
nhanh nhé mình đang cần gấp
30 tháng 1 2018

Mik ko hiểu

30 tháng 1 2018

ban khong nen dang nhung cau hoi linh tinh nha

30 tháng 1 2018

Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

30 tháng 1 2018

Kết bạn với mình nhé Nguyễn Thị Thu Trang, k nha!

30 tháng 1 2018

VS cả có ai bt đăng ảnh lên kiểu gì k !!

30 tháng 1 2018

1. Mở bài: ( trực tiếp hay gián tiếp ) (3-4 dòng)

Giới thiệu con vật định tả là con gì, một con hay cả bầy (Con vật đang ở đâu? Em thấy con vật này vào lúc nào?)

2. Thân bài:

a. Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật (6-8 dòng) (mỗi dặc điểm 2-3 câu)

- Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da.

- Tả từng bộ phận: đầu ( tai, mắt...), thân hình, chân, đuôi.

b. Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật: (6-8 dòng) (mỗi hoạt động 2-3 câu)

- Tả một vài biểu hiện về tính nết, thói quen của con vật.

- Tả một số hoạt động chính của con vật: bắt mồi, ăn, kêu ( gáy, sủa...)...

- Chú ý kết hợp tả một vài nét về cảnh hoặc người liên quan đến môi trường sống của con vật.

3. Kết luận:

Nêu ích lợi của con vật và tình cảm của người tả đối với con vật. (kết bài mở rộng hoặc không mở rộng) (3-4 dòng)

Đề b , Dàn ý tả mẹ : 

   Mở bài: Trong gia đình, mẹ là người gần gũi em nhất.

   Thân bài:

   a) Tả hình dáng:

   - Dáng người tầm thước, thon gọn.

   - Gương mặt đầy đặn, mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà mẹ thường buộc tóc gọn sau gáy.

   - Mẹ ăn mặc rất giản dị. Khi đi làm mẹ thường mặc áo sơ mi. Ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.

   - Mẹ có đôi mắt đen long lanh. Mỗi khi dạy bảo con cái, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.

  b) Tả tính tình, hoạt động:

   - Mẹ là người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng.

   - Tính mẹ rất ôn hoà, ăn nói nhã nhặn.

   - Mẹ là người hết lòng với con cái. Ban ngày mẹ làm lụng vất vả, tối đến mẹ luôn quan tâm đến việc học của con cái.

   Kết bài:

   Mẹ luôn gần gũi em, chăm sóc, dạy bảo em nên người. Em luôn cố gắng học giỏi để đem lại niềm vui cho gia đình.

30 tháng 1 2018

Trời đất vẫn vận hành đúng theo quy luật bốn mùa nhưng mưa thì hầu như không tháng nào không có. Mưa thường đổ nhiều vào mùa hạ, mùa xuân. Mưa cũng có chỗ bình thường nhưng cũng có nơi đặc biệt, ví như mưa ở xứ Huế quê tôi.

Tôi chưa thấy nơi nào mưa nhiều như ở Huế. Mưa rả rích bắt đầu từ cuối đông và vào dần vào lúc sang thu khi đã loáng thoáng có những cơn gió heo may từ miền Bắc thổi vào. Mưa gần như quanh năm làm cho Huế lúc nào cũng mát mẻ. Cây trái ở Huế xanh non và bốn mùa hoa trái sum suê, đặc biệt là ở vùng thôn Vĩ Dạ. Cỏ ở Huế, nhất là cỏ ở ven bờ sông Hương non tơ đến mỡ màng. Có lúc, chúng mềm oặt đi vì mưa nhiều và vì pải ngâm mình nhiều trong mưa.

Song điều đáng nói nhất về mưa Huế chính là những cơn mưa cuối xuân đầu hạ. Có lẽ không ở đâu mưa lại dài và dai như thế. Nó là thứ mưa khác hẳn mưa ngâu, mưa phùn, hai thứ mưa cũng dai dẳng hay diễn ra ở miền Bắc Bộ. Mưa Huế ào ào, xối xả khiến người ta có cảm giác như trời đang trút tất cả nước xuống Thừa Thiên. Chả thế mà, lúc còn sống, nhà thơ Tố Hữu đã đề những câu thơ bất tử về mưa Huế:

Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên

Đúng! Mưa Huế hình như là thứ mưa của những nỗi niềm thì phải. Người Huế thư thái nhưng bao giờ cũng suy tư. Có vẻ như thói quen ấy sinh ra từ mưa thì phải

Những cơn mưa dài tạo cho họ sở thích ngồi bên một bình trà nóng hay một cốc cà phê. Ngồi một mình hay cùng bạn bè uống trà, ngắm mưa và suy ngẫm.

Trên nền những ngôi nhà cổ, dấu ấn của mưa thể hiện sâu sắc nhất. Những cơn mưa lâu ngày làm cho mái ngói và những bức tường phủ đầy những đám rêu xanh. Cảnh tạo nên vẻ đẹp cổ kính và nỗi buồn mân mác cho những du khách đã từng có lần đến Huế.

Tôi nhớ, có lần theo bố đi bên sông Hương vào một buổi chiều mưa. Con thuyền đậu lặng trên bến sông Hương suốt một ngày mưa xối xả. Tôi ngồi co ro trong lòng bố dưới cái lạnh của trời mưa. Mưa trút xuống mái thuyền ào ạt rồi xả xuống dòng sông Hương không biết là bao nhiêu bong bóng nước cứ vừa nhô lên lại vỡ. Mưa cũng khiến tôi cảm thấy buồn rồi lăn ra ngủ ngon lành trong lòng bố.

Huế cũng hay có những cơn mưa bất chợt ào đến rồi đi vội vã. Mưa đuổi theo những tà áo trắng, những giây phút vội vàng hiếm thấy của các nữ sinh Đồng Khánh trên đường tan học.

Ngày nay mưa Huế lại trở thành một tiềm năng du lịch, là một thú vui của du khách trong mỗi lần có dịp đến đây. Du khách thăm Huế vào mùa mưa sẽ có thêm chương trình nghe ca Huế ngắm mưa trên cạn hay trên bến nước sông Hương. Những làn điệu dân ca trong những ngày mưa càng làm cho du khách cảm nhận sâu sắc hơn cái vẻ trầm tư của Huế, khiến cho họ dù chỉ đến một lần nhưng dấu ấn về Huế thì sẽ mãi không phai nhạt.

Mưa Huế buồn nhưng đẹp. Song điều khiến tôi thích nhất là mưa Huế rất hợp với tình cảm của con người. Mưa cùngvới người hiền hoà, thấm đậm và cuốn hút rất khó rời ra.

Kết quả hình ảnh cho hinh bố thí cái

30 tháng 1 2018

Hồi này chiều nào cũng vậy, trên mảnh đất miền Đông quê em cũng ào ào xuống một cơn mưa.

Từ phía đông, lúc đầu chỉ có đôi ba mảng mây đen mọng nước xuất hiện. Rồi loáng cái, mây đen từ đâu ùn ùn dồn tới, che kín bầu trời. Cả một khối mây khổng lồ vần vụ, vần vụ lao tới như muốn úp chụp xuống mặt đất. Những tia chớp loằng ngoằng kéo theo từng tràng dài lẹt xẹt, đùng đoàng vang dội. từng bầy chim táo tác bay đi tìm nơi trú mưa. Mấy chú chó đang thơ thẩn ngoài vườn chạy vội vào nhà. Gió thổi thốc tới từng đợt, từng đợt mang theo hơi lạnh.

Từ xa mưa bắt đầu giăng hàng đổ xuống như một tấm phông khổng lồ mỏng và sẫm đục chắn ngang cả một vùng trời đất. Tiếng mưa rào rào lúc đầu còn nhỏ sau rõ dần, rõ dần rồi ào ào ngay trước mặt. Những nọc tiêu gỗ đung đưa, những cành cà phê vật vờ trong gió trong mưa. Cành lá xùm xòa của cây bơ như cái ô khổng lồ sừng sững che cho thân cây. Mưa hòa cùng gió, tung oành khắp nơi. Những sợi dây mưa dàn dạt quất chéo. Mưa tuôn sối xả. Mưa gõ lộp độp trên tàu lá chuối. Mưa nhảy múa trên mái nhà. Mưa sủi bong bóng trên sân. Mưa gập băng cả vườn. Sấm và chớp hòa nhau đốc thúc cho mưa mau hơn, dày hơn.

Mưa đến đột ngột và cũng tạnh đột ngột. Đang ào ạt đấy, mưa bỗng thưa đi. Rồi tắt luôn. Sau mưa cây cối như sáng bóng ra. Cỏ cây tươi tỉnh như con người ngày nào cũng được tắm gội một lần. Nước rút rất nhanh trong lòng đất đem lại cái mát cho gốc rễ.

Mưa đem nguồn nước và cái mát đến cho cây cối, cho muôn vật, cho mọi người để xua đi cái oi nồng.

30 tháng 1 2018

Đối với mỗi người, ngôi nhà luôn là hình ảnh rất thân thuộc từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành. Bởi ngôi nhà là nơi lưu giữ những tình cảm tốt đẹp: tình yêu gia đình, và những kỷ niệm thời thơ ấu.

Ngôi nhà của em đã được xây dựng lâu lắm rồi, em nghe mẹ kể là từ khi ông bà nội còn sống. Nhà em được lợp lá cọ, và được ngăn làm 3 gian: gian giữa là phòng khách, bên cạnh là 2 phòng ngủ của bố mẹ và của em. Bếp nhà em thì được làm ở 1 gian riêng biệt. Nhà em rộng và mát lắm, giữa nhà có những cái cột rất to, cột đó để giữ cho nhà luôn vững chắc. Trên thân cột còn được khắc những chữ Hán rất tỉ mỉ, mẹ em bảo đó là những câu châm ngôn về gia đình mà ông nội em rất thích, ông đã tự tay khắc chữ đó lên cột với mong muốn tất cả các thế hệ trong gia đình đều thực hiện theo. Phòng khách nhà em chủ yếu dùng để thờ cúng tổ tiên và tiếp khách. Vào những dịp lễ Tết hoặc ngày rằm, mẹ em thường thắp hương và làm một mâm cơm canh để cúng ông bà tổ tiên. Cầu mong ông bà phù hộ cho gia đình. Gian giữa nhà em cũng có một bộ bàn ghế được làm bằng gỗ mà bố mẹ em dùng để tiếp khách. Mọi người đến nhà em chơi, ai cũng nói nhà em sạch sẽ và mát mẻ.

Phòng ngủ của bố mẹ em thì trang trí đơn giản lắm, có một chiếc giường, một chiếc tủ quần áo và một chiếc hòm nữa. Em nhớ có lần bố kể với em rằng cách đây 13 năm, đây là phòng cưới của bố mẹ, nó đã lưu giữ rất nhiều kỉ niệm cho đến ngày em chào đời. Chiếc hòm đó là nơi chứa đựng những kỷ niệm của bố mẹ thời còn yêu nhau, em chưa bao giờ được xem bên trong của nó vì bố bảo khi em lớn bố mới cho em xem. Thế nhưng em hiểu rằng, bố mẹ luôn yêu thương nhau và luôn dành cho em những điều tốt đẹp nhất.

Cạnh bên kia phòng khách là phòng ngủ của em. Em đã tự tay mình trang trí cho nó. Phòng em có một chiếc giường nhỏ, một chiếc tủ quần áo và một chiếc bàn học được đặt gần cửa sổ, bên trên tường là cái giá sách được em sắp xếp rất gọn gàng. Trên giường của em có nhiều thú bông lắm, đó là những món quà bố mẹ và bạn bè tặng cho em vào ngày sinh nhật. Chúng rất đáng yêu và luôn ở gần em khi em đi ngủ. Em luôn chăm chút cho chiếc bàn học thân yêu của mình bằng cách sắp xếp sách vở, đồ đạc ngăn nắp, để khi cần em có thể dễ dàng tìm thấy. Chiếc giá sách của em có 2 ngăn, ngăn đựng sách vở và ngăn đựng truyện tranh. Đó là những cuốn truyện em rất thích, em thường đọc nó mỗi khi học bài xong hoặc vào ngày nghỉ. Chúng đều là những người bạn rất thân thiết của em.

Được tách biệt với nhà chính là gian bếp, đây là nơi gia đình em thường tụ họp để cùng nhau ăn những bữa cơm đầm ấm. Mẹ em là người rất chu đáo nên mẹ là người luôn chăm sóc cho gian bếp nhỏ của gia đình. Em nhớ mẹ đã từng nói với em, căn bếp phải luôn gọn gàng, sạch sẽ thì mọi người mới có những bữa ăn ngon. Những chiếc xoong, nồi, hoặc bát, đĩa, đặc biệt là những chiếc lọ đựng gia vị được mẹ em để vào các ngăn tủ gọn gàng. Khi mẹ nấu ăn em cũng thường giúp mẹ chuẩn bị đồ và dọn mâm.

Xung quanh nhà em là vườn cây với nhiều loại hoa quả, đến mùa hè là em thoải mái thưởng thức. Nhà em tuy không khang trang và đầy đủ tiện nghi như những ngôi nhà ở thành phố mà em đã từng xem trên ti vi, nhưng đối với em đó là nơi thân thuộc và đáng quý nhất. Ngôi nhà đó đã lưu giữ rất nhiều nét đẹp văn hóa gia đình từ thời ông bà em để lại. Em luôn trân trọng điều đó và em sẽ cùng bố mẹ chăm lo cho ngôi nhà mình để nó luôn sạch sẽ và sẽ luôn là tổ ấm của gia đình em.

30 tháng 1 2018

Sau mỗi buổi học ở trường, em thường mong mẹ đến đón về tổ ấm của mình là ngôi nhà nhỏ bé. Nơi ấy, mọi thứ đã quá đỗi thân thương đối với em.

Nhà của em đang ở cùng với gia đình nằm giữa con phô nhỏ. Đó là một ngôi nhà không có lầu, cánh cửa sắt luôn luôn đóng, bên trên có một cải chuông bé xíu. Em nhón chân, nhấn chuông “Reng… Reng”. Thê là bố hoặc mẹ ra mở cửa. Đang đi ngoài đường nóng, ồn ào em cảm thấy mát hẳn khi đặt chân trần lên sàn gạch bông sạch bóng. Bốn bức tường xanh dịu, chiếc quạt trần quay tít càng làm cho không khí trong nhà thoáng mát hơn.

Em đặt cặp sách vào bàn học rồi mắc quần áo lên. Bố em thường dặn em, để đâu gọn đấy vì nhà chỉ có một căn buồng chính. Bàn học của em được đặt kề cửa sổ cạnh hông nhà. Sát ngoài cửa là bộ bàn ghế để tiếp khách. Kế đó là chiếc tủ đứng đựng quần áo. Sâu bên trong là hai chiếc giường và một cái tủ dài thấp. Em rất thích ngắm cái tủ kính này vì bên trong trưng bày những li thủy tinh, thố đựng bánh kẹo mứt ngày tết và mấy thứ đồ chơi của em từ hồi còn học lớp Một. Trên tủ đặt chiếc máy thu hình Sony mười bốn inh. Sát tường và sát đầu giường lớn là kệ sách. Bố mẹ đặt sách rất ngăn nắp, gáy sách quay ra ngoài đều tăm tắp. Ai cần cuốn gì, chỉ cần nhìn vào gáy sách là lấy được liền. Ớ góc học tập của em, chiếc đồng hồ hình vuông treo tường chạy rất đúng giờ. Nhờ nó mà em biết thời gian để thực hiện thời khóa biểu trong ngày: thời gian học và giải trí. Phía dưới chiếc đồng hồ là lich treo tường. Bên phải đối diện vói tấm lịch là một bức tranh. Nhìn bức tranh, em thấy như mùa xuân luôn có ở trong nhà. Chỗ nào trong nhà, em cũng thấy yêu thích. Từ bàn em học nhìn qua cửa sổ thấy lá xanh, đôi lúc bướm vờn quanh mấy chậu kiểng trông thật nên thơ. Chỗ bộ bàn ghế gỗ thường đầy tiếng nói cười vui vẻ của bố mẹ và mấy vị khách thân quen. Cái tủ li, dưới ánh điện sáng càng thêm đẹp hơn. Buổi tối cả nhà em đều hướng về đó xem truyền hình. Không có những buổi phim hoạt hình nào là em không xem cả. Em thích nhất là những bộ phim “Hãy đợi đấy”, “Vịt Đô-nan”, ‘Tôn Ngộ Không”… Cũng có những ngày mưa lớn nhà bị thấm nước nhiều chỗ, em phụ bố lấy chậu hứng và giẻ lau.

Mùa mưa bị dột, mùa nắng thì nóng hầm. Những ngày không có điện không khí rất oi nồng. Vậy mà em vẫn thấy không ở đâu bằng ở nhà. Đi Vũng Tàu, Đà Lạt một hai ngày em đã thấy nhớ nhà rồi, nhớ chiếc giường con, cái bàn học, nền gạch bông sạch bóng và những đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.

30 tháng 1 2018

Tùy từng trường hợp . ( có 2 trường hợp ) 

+) nếu người đó định cư lâu dài ở VN mà nhập quốc tịch VN thì người đó dc coi là công dân VN. 

+) nếu người đó định cư lâu dài ở VN mà ko nhập quốc tịch VN thì người đó ko dc coi là công dân VN

30 tháng 1 2018

được là người vn

vì người nc ngoài đấy đã định cư ở vn và sống lâu dài ở vn