K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2017

Nước ở đây quý lắm, uống nước cũng chỉ dám nhỏ từng giọt thôi.

3 tháng 12 2017

Mưa đang nhỏ giọt

5 tháng 12 2017

A, KHI HI-RÔ-SI-MA BỊ NÉM BOM NGUYÊN TỬ, TUY XA-XA-CÔ MAY MẮN...

B, CÔ BÉ TIN VÀ TRUYỀN THUYẾT ...QUANH PHÒNG THÌ EM SẼ KHỎI BỆNH

C, VÌ XÚC ĐỘNG... XA-XA-CÔ NÊN HỌC SINH ...

3 tháng 12 2017

Tháng năm sân trường đầy nắng

Nhuộm vàng tiếng ve râm ran

Tháng năm từng chùm hoa phượng

Bất ngờ đỏ rực mênh mang

Tháng năm – mùa hè cuối cùng

Một mùa hè chia li

Cổng trường nghiêng nghiêng im lặng

Dịu dàng nói tạm biệt em...

       Năm năm học lặng lẽ trôi qua thật nhanh. Và giờ đây, em sẽ phải nói lời tạm biệt mái trường Tiểu học Lê Quý Đôn thân yêu – nơi chất chứa bao yêu thương, nơi có biết bao người thầy, người cô tâm huyết đưa chúng em đến bến bờ tri thức. Cảm xúc khi sắp phải chia tay với những người cha, người mẹ hiền luôn hết lòng chăm sóc cho đàn con và cả những cô cậu học trò đáng yêu, tinh nghịch thật khó diễn tả bằng lời. Biết bao kỉ niệm buồn vui cùng thầy cô, bạn bè cứ dần hiện về trong tâm trí như những thước phim quay chậm, làm sao có thể phai mờ, làm sao có thể lãng quên,... Lòng bồi hồi, bâng khuâng nhớ lại ngày đầu tiên tới lớp... Vẫn còn đây những e dè, nhút nhát và cả những giọt nước mắt chẳng thể biết lí do. Vẫn còn đây hình ảnh người cô - nhẹ nhàng lau nước mắt, ôm chặt em vào lòng rồi đưa em vào cửa lớp. Và còn đây những tiết học sôi nổi, những ánh mắt thân thương, những tiếng cười giòn giã,... Tất cả, tất cả như mới trong ngày hôm qua. Em thầm cảm ơn các thầy, các cô – những người đã dạy dỗ em trong suốt năm năm qua. Những bài giảng của thầy cô là hành trang không thể thiếu trong cuộc hành trình đến với những ước mơ mà em đã chọn. Em gửi tới thầy cô – những người đưa đò cần mẫn – lời chúc tốt đẹp nhất. Còn các bạn cùng lớp – những người anh em, tớ chúc các cậu luôn thành công trong cuộc sống. Mái trường ơi, cho em gửi một niềm yêu và nỗi nhớ. Sẽ có ngày em về lại nơi đây!...

Chúc bạn học tốt!

15 tháng 5 2018

Thời gian thấm thoắt thoi đưa. Thế là đã 5 năm rồi. Con vẫn nhớ như in, cũng những ngày hè như thế này, lần đầu tiên con được mẹ đưa đến trường Tiểu học Nguyễn Chí Thanh, vào lớp học dành cho những học sinh vừa tốt nghiệp mẫu giáo. Con đã ấn tượng ngay với sân trường rộng và thư viện thật nhiều sách. Chúng con rụt rè, ngơ ngác trong ngày khai giảng đầu tiên giữa ngôi trường rộng lớn, xa lạ. Nhưng cũng chính ngày đầu tiên đó, ánh mắt trìu mến, thân thương của các thầy các cô làm cho con cảm thấy gần gũi, tự tin. Miệt mài bao tháng ngày, thầy cô đã dìu dắt chúng con qua từng khó khăn, từng thử thách. Thầy cô đã cầm tay chúng con, uốn từng nét chữ nắn nót đầu đời. Lời thầy giảng dễ hiểu, giọng cô đọc ấm áp. Rồi những lần chúng con bị điểm kém, những lần chúng con nô đùa, nghịch dại khiến thầy cô phải phiền lòng, thầy cô vẫn luôn nhẹ nhàng cổ vũ, động viên. Chúng con cảm nhận được từng ngày, trong từng bài giảng của thầy cô, không chỉ là kiến thức, mà là sự tận tụy, hết lòng vì học sinh thân yêu. Những giải thưởng và những thành tích mà chúng con đạt được, trên hết là công sức, là tấm lòng của các thầy các cô. Từ những con chữ đầu tiên thầy cô truyền dạy, giờ đây chúng con đã có một hành trang kiến thức, tự tin bước tiếp chặng đường dài. Chúng con trân trọng cảm ơn và tri ân các thầy các cô! Lúc này, mỗi giây mỗi phút trôi qua, con đều muốn níu giữ. Năm năm học, mái trường Nguyễn Chí Thanh đã trở nên thân thương quá đỗi, chúng con đã có biết bao kỉ niệm ở nơi đây.

       Thầy cô ơi! Chúng con phải xa thầy cô thật sao? Hành trang của chúng con khi bước vào trường cấp hai và trên những chặng đường đời, sẽ là hình ảnh thân thương của các thầy cô giáo. Chúng con sẽ nhớ lắm cái xoa đầu của thầy, nhớ giọng nói trìu mến của cô. Chúng con sẽ nhớ lắm bóng dáng thầy cô trên bục giảng. Chúng con quên sao được những lễ khai giảng rộn ràng, náo nức, những hoạt động ngoại khóa lý thú, hứng khởi. Chúng con quên sao được những tiếng cười, những giọt nước mắt, của bạn bè, thầy cô… Chúng con nhớ lắm, không thể nào quên…

       Các bạn học sinh ơi! Có bao điều mới lạ và thú vị vẫn đang chờ chúng mình ở phía trước. Nhưng chúng mình sẽ luôn có trong tim hình ảnh thân thương của các thầy cô và những năm tháng đầu tiên của quãng đời học sinh ở Trường Tiểu học Nguyễn Chí Thanh yêu quý, phải không các bạn?

       Chúng con cũng xin gửi lời tri ân tới các bậc phụ huynh, bằng yêu thương và tin tưởng, đã dành cho chúng con những gì tốt đẹp nhất!

 Khi hoa phượng nở

Ve kêu râm ran

Tiếng trống vang lên

Năm học kết thúc.

Ngày đầu vào lớp 

Lạ lẫm, ngỡ ngàng 

Giờ lại xốn xang 

Xa thầy, xa bạn. 

Khi vào trường mới 

Con sẽ không quên 

Những bài toán hay 

Những con chữ đẹp  

Nhớ mãi dáng thầy

Nhớ mãi lời cô 

Bao kỷ niệm đẹp 

Một thời ấu thơ!

       Con kính chúc các thầy cô ở lại mạnh khỏe, vững tay chèo lái con thuyền đến những bến bờ tri thức, chúc các em học sinh khối 1, 2, 3, 4 chăm ngoan, học giỏi, làm rạng danh ngôi trường mang tên Vị đại tướng Nguyễn Chí Thanh

3 tháng 12 2017

a)    Lí do và mục đích cuộc họp:

Thưa các bạn! Hôm nay, tổ chúng ta hộp bàn về việc chuẩn bị 3 tiết mục văn nghệ góp cùng với lớp để chào mừng ngày sinh nhật Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 15 – 5.

b)    Tình hình hiện nay của tổ và yêu cầu của lớp:

Trong cuộc họp của tổ trưởng với ban cán bộ lớp có cô giáo chủ nhiệm dự hôm thứ sáu tuần qua, tổ ta được lớp phân công 3 tiết mục, gồm: 1 đơn ca, 1 song ca và 1 tiết mục kể chuyện hoặc ngâm thơ hay múa đều được. Từ khi nhận nhiệm vụ trở về, tôi có suy nghĩ như thế này: về văn nghệ, khả năng của tổ ta rất lớn, nhiều bạn hát hay múa đẹp, như bạn Ngân, bạn Thảo, bạn Phương, bạn Hằng và nhiều bạn khác nữa. Tuy nhiên, vì chưa trao đổi bàn bạc chung cả tổ, nên tôi đề nghị các bạn thảo luận cho ý kiến xác định cụ thể các tiết mục rồi sau đó ta lấy tinh thần xung phong, được không các bạn?

c)    Kết luận phân công:

Sau khi thảo luận và lấy tinh thần xung phong của các bạn, tôi tổng hợp lại như sau: Quyết định chọn 3 tiết mục, gồm: 1 đơn ca, 1 song ca và 1 múa.

–  Đơn ca giao cho bạn Minh(tự tập).

–  Song ca giao cho Linh với Nguyệt (tự tập).

–  Múa giao cho: Ly, Thảo, Phương, Ánh (mỗi buổi chiều tập 1 tiếng, từ thứ 2 đến thứ 6).

– Tớ tổ trưởng chịu trách nhiệm liên hệ với cô Thanh nhờ cô đến chỉ đạo, tập múa.

3 tháng 12 2017

Mình cần gấp trong ngày hôm nay thôi

3 tháng 12 2017

Các bạn giúp mình nhanh nha! Mình sẽ k cho

3 tháng 12 2017

Danh từ

Động từ

Tính từ

k mik nhé............

3 tháng 12 2017

danh tu

dong tu

tinh tu

15 tháng 12 2017

nhà sách

3 tháng 12 2017

Em đã đọc nhiều truyện cổ tích của thế giới nhưng em vẫn ấn tượng với truyện Cô bé Lọ Lem. Nàng Lọ Lem trong truyện thật xinh đẹp, dịu hiền và rất nết na. Cô nàng đã có quãng thời gian dài khổ cực để tìm tới một hạnh phúc trọn vẹn.

Lọ Lem thật xinh đẹp! Dáng người nàng nhỏ nhắn, dong dỏng cao. Khuôn mặt trái xoan, thanh tú nổi bật, nước da trắng hồng, mịn màng. Đôi mắt đen láy, sáng long lanh ẩn dưới hàng lông mi uốn cong tự nhiên càng làm tăng vẻ quyến rũ của đôi mắt. Hàng lông mày lá liễu dài, cong càng làm tăng vẻ tự nhiên của đôi mắt quyến rũ ấy. Chiếc mũi dọc dừa cao điểm vẻ đẹp cho khuôn mặt của nàng. Đôi môi mềm, đầy đặn, bóng như vừa được bôi một lớp son mỏng. Hàm răng trắng, đều đặn cứ lấp ló giữa hai vành môi, ẩn giấu một vẻ đẹp nền nã. Mái tóc đen, óng mượt xoã ngang vai. Thường ngày Lọ Lem chỉ mặc một bộ đổ rách rưới, vá chằng vá đụp để lau dọn nhà cửa. Khuôn mặt của Lọ Lem xinh xắn vậy mà lại luôn bị lem luốc bởi cô phải quét dọn nơi xó nhà hay gác xép bẩn thiu. Chính vì bộ dạng lem luốc nên cô mới bị gọi tên là Lọ Lem. Lọ Lem rất chăm chỉ, luôn dọn dẹp luôn chân luôn tay. Cô rất hay lam hay làm. Lọ Lem có tính nết thật tốt đẹp: hiền dịu, nết na, chăm chỉ – những đức tính, phẩm chất tốt đẹp nhất của người phụ nữ.

Cuộc đời của Lọ Lem có quãng đường dài thật gian khổ mới tìm được hạnh phúc đích thực. Để dẫn tới kết quả tốt đẹp đó là cả một câu chuyện dài.

Thuở nhỏ, Lọ Lem sống rất vui vẻ cùng cha mẹ trong ngôi nhà rộng rãi, thoải mái. Bỗng nhiên, mẹ nàng lâm bệnh nặng rồi qua đời. Cha nàng lấy thêm vợ kế. Mụ mẹ kế đã có hai đứa con riêng trạc tuổi Lọ Lem. Hai đứa con của mụ đứa thì gầy, đứa thì béo. Sau đó, cha của Lọ Lem bị tai nạn nên cũng qua đời. Sau khi ông mất, mụ mẹ kế bắt cô bé phải phục vụ và phục tùng hai mẹ con mụ. Những bộ đổ lộng lẫy, những đôi giày tuyệt đẹp và căn phòng trang hoàng lộng lẫy đã quá xa vời với Lọ Lem. Mụ mẹ kế chỉ cho Lọ Lem mặc những bộ đồ bỏ đi, vá chằng vá đụp và đôi giày thô kệch. Mụ bắt cô phải làm lụng luôn chân luôn tay. Còn hai cô con riêng của mụ chỉ biết ăn chơi, lêu lổng, sống cuộc sống sung sướng mà lẽ ra Lọ Lem được hưởng. Lọ Lem xinh xắn chỉ được ở trên gác xép bụi bậm, bẩn thỉu, chứa đầy đồ cũ nát và cô có bạn là những chú chuột. Rồi một hôm, hoàng từ mở tiệc tiếp khách có mời cả mấy mẹ con mụ dì ghẻ và cả Lọ Lem nữa. Nhưng mụ chỉ sắm sửa, trang điểm cho mình và hai đứa con xấu xí. Mụ còn bắt Lọ Lem nhặt hạt đỗ tới bong cả tay mà không được đi dự tiệc. May có bà tiên giúp đỡ, cô đã có bộ đồ lộng lẫy, cổ xe tuyệt đẹp tới dự tiệc. Lọ Lem nhảy với hoàng tử tới sau mười hai giờ – giờ bà tiên dặn phải về nếu không phép màu sẽ bị biến mất. Cô vội vã đánh rơi chiếc giày làm hoàng tử đi tìm khắp nơi. Cuối cùng, hoàng tử đã tìm được chủ nhân của chiếc giày. Hoàng tử đã tìm thấy vị hôn thê của đời mình – Lọ Lem và cưới nàng về làm vợ. Cuộc sống của hai người rất hạnh phúc.

lo-lem

Lọ Lem là cô gái nết na, hiền dịu và rất xinh đẹp

Lọ Lem là cô gái nết na, hiền dịu và rất xinh đẹp. Với tâm hồn trong sáng và phẩm chất tốt đẹp, cô đã tìm được đến với hạnh phúc đích thực. Qua câu chuyện, em hiểu rằng người chăm ngoan, hiền dịu, nết na sẽ được đền đáp xứng đáng.



 

3 tháng 12 2017

Bạn tham khảo mấy đề này nha : http://taplamvan.edu.vn/ke-va-ta-mot-nhan-vat-trong-mot-tac-pham-em-da-hoc/

k cho mình nhé,chúc bn lun vv và học giỏi.

3 tháng 12 2017

“Ông già Nô-en kính yêu

Hàng năm cháu cứ mong đến tháng 12 cho ông và kể về những việc tốt cháu đã làm trong năm qua, chia sẻ với ông về những mơ ước của cháu trong cuộc sống cũng như về món quà Giáng sinh.

Ông ạ, năm nay cháu đã giữ đúng lời hứa với ông về việc sẽ cố gắng học thật tốt. Sau một năm, cháu đã có một giải nhất toán qua mạng cấp trường, giải nhất học sinh giỏi cấp trường, giải nhì viết chữ đẹp và giải cuộc thi IOE đấy. Đặc biệt hơn, trong bảng thành tích năm qua chính là giải nhất cuộc thi Trạng nguyên nhỏ tuổi cấp Quốc gia.

Cháu còn nhớ hồi năm ngoái, cháu đã hồi hộp như thế nào khi chờ đợi để xem tường thuật trực tiếp hành trình đêm Nô-en của ông trên mạng. Chiều ngày 24, thời gian trôi chậm lại, để đỡ sốt ruột, cháu đã dạo mấy vòng thăm ngôi làng thân yêu và xưởng chế tạo đồ chơi của ông. Đàn tuần lộc với con Eudolph màu đỏ hình như cũng bồn chồn, gõ móng liên hồi trên mặt băng. Rồi cũng đến giờ lên đường, cháu nhớ mãi hình ảnh cỗ xe chở đầy quà của ông lao vút trên nền trời Bắc cực xanh thẳm mang theo bao niềm vui của bạn nhỏ trên thế giới. Biển Bắc cực xanh lấp lánh phía dưới.

Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc xe của ông bay qua thành phố đầu tiên. Cháu nhìn rất rõ trên màn hình máy tính mỗi thành phố ông ghé thăm. Mỗi hình ảnh mang cho cháu một cảm xúc khác nhau. Có những thành phố hoa lệ đầy ánh sáng như Paris, London, Tokio hay Bắc Kinh nhưng cũng có những thành phố nghèo nàn, đổ vỡ, chìm trong chiến tranh như Damas, Tripoli…

Tuy nhiên khi xe của ông bay qua, tất cả các thành phố đều trở nên sáng đèn rực bởi niềm hân hoan của các bạn nhỏ. Cháu còn cảm nhận trong thời khắc đó, cả thế giới như xích lại gần nhau hơn, ranh giới địa lý, văn hóa, niềm vui, nỗi đau bị xóa nhòa, chỉ còn hạnh phúc.

Cháu mở hộp quà ra, trong đó có một ngôi sao lấp lánh và một lá thư của ông viết rằng: “Ông tặng cháu ngôi sao sáng nhất trên bầu trời. Ngôi sao sẽ mãi sáng lấp lánh và đem lại may mắn cho cháu chừng nào cháu còn là một em bé ngoan”. Cháu đọc thư của ông và thầm hứa sẽ cố gắng giữ cho ngôi sao mãi sáng lấp lánh.Như đồng hồ nhà cháu điểm 12 giờ đêm, màn hình máy tính hiện dòng chữ “Hanoi, Vietnam” thì cháu đã thấy rất vui sướng. Cháu vội ra ban công chờ ông nhưng chỉ thấy có một hộp quà ngoài đó. Xe của ông đã đi qua mất rồi. Mẹ cháu bảo ông vội vì còn phải chia niềm vui cho nhiều bạn nhỏ khá nữa trong đêm giáng sinh đúng không ạ?

Thế rồi cháu thiếp đi lúc nào không hay. Đêm đó, cháu mơ thấy mình được ngồi trên cỗ xe và bay trên trời cao cùng ông, xung quanh cháu là hàng triệu, hàng triệu ngôi sao xanh biếc… Suốt đêm qua, cháu treo ngôi sao ông tặng ngoài cửa sổ để hàng đêm ngôi sao không phải xa các bạn trên trời cao. Đến hôm nay, ngôi sao vẫn sáng lấp lánh chứng tỏ cháu vẫn là em bé ngoan ông nhỉ? Ông ơi, Giáng sinh năm nay cháu muốn xin ông một cuốn sách về thiên văn và vũ trụ. Cháu mơ ước trở thành một phi hành gia để có thể bay thật cao khám phá bầu trời bao la mà cháu đã cùng ông bay trong giấc mơ Giáng sinh năm trước.

Chỉ còn gần 10 ngày nữa là đến giáng sinh rồi. Năm nay cháu sẽ mặc thật ấm và ra ban công đứng chờ ông trước nhé. Năm nay cháu học lớp 4 rồi, cháu đã được học khâu thêu từ đầu năm học. Cháu đã tự tay may cho ông một chiếc khăn quàng cổ. Cháu muốn tặng ông để quàng cổ cho ấm vì đêm Giáng sinh thường lạnh lắm, nhỡ ông ốm thì nhiều trẻ em ngoan sẽ không có quà mất. Năm nay, lúc bay qua nhà cháu ông bay chậm lại một chút nhé. Từ bé, cháu đã ước mơ một lần được ôm cổ, chạm vào chòm râu trắng như tuyết của ông mà nói rằng: “Ông ơi, cháu yêu ông rất nhiều. Cháu mong ước mơ của cháu sẽ trở thành hiện thực ông ạ”.

Cháu của ông:

Phạm Thuần Diệp

3 tháng 12 2017

Tôi không tin lắm vào những điều kỳ diệu, càng không tin vào truyện cổ tích. Năm nay tôi đã hai mươi mốt tuổi. Nhưng tôi tin vào những bức thư được gửi đi trước Giáng Sinh, từ căn nhà nhỏ của chúng tôi.

Đã thành thông lệ, hàng năm, cứ đến trước ngày lễ Giáng sinh là bố mẹ hối thúc chúng tôi viết một bức thư gửi ông già Noel. Bố mẹ tôi không khó khăn lắm để chúng tôi nghĩ rằng ông già Noel là có thật, vì hồi nhỏ, trí tưởng tượng của mấy chị em tôi hết sức phong phú. “Vậy, chứ con sẽ viết gì vào thư hả bố?”, nhỏ em tôi hỏi, một câu rất có lý. ‘Ừ thì con cứ viết năm rồi con ngoan ngoãn ra làm sao, cố gắng thế nào và món quà con đề nghị ông tặng là gì”. “Một món hay mấy món hả mẹ?”, tôi vặn vẹo lại mẹ tôi, khi mẹ đang nỗ lực trả lời “chất vấn” thay cho bố. “Mẹ nghĩ chỉ nên là món quà mà con ao ước nhất thôi. Vì ông già Noel rất bận và còn nhiều bạn nhỏ khác cũng muốn có quà như con vậy”.

Thế là chị em tôi hí húi ngồi viết những lá thư gửi ông già Noel. Bức thư đầu tiên của tôi, năm tôi học lớp một được viết với những dòng chữ to như con gà mái, chỉ vẻn vẹn có vài dòng: “Ông già Noel ơi, năm rồi cháu ngoan và học rất giỏi. Ông tặng cháu một hộp bút chì màu nhé. Loại có 48 màu và được đựng trong hộp sắt ý. Cháu cảm ơn ông”. Sau đêm Noel, tôi nhận được một hộp bút chì màu như mong đợi. Tôi chạy vòng quanh nhà, với hộp bút chì màu trên tay, hét vang trời. Ở một góc nào đó trong tim, tôi tin, ông già Noel đã chu du khắp trái đất và dừng lại tặng tôi một món quà nhỏ.

Vài năm về sau này, khi chúng tôi đã lớn hơn, thói quen đó vẫn được giữ lại. Rồi bí mật về những lá thư Giáng sinh được khám phá, khi tôi phát hiện ra, trong ngăn kéo của bố mẹ có một chồng thư của chúng tôi. Thay vì được gửi đến Bắc cực những lá thư chúng tôi viết gửi ông già Noel đều được gửi đến nhà tôi. Hoặc nói một cách khác, chúng chưa từng được gửi đi. Cũng đúng thôi, vì lần nào cũng thế, điệp khúc của bố mẹ luôn là: “Để đấy, bố mẹ gửi cho. Các con không biết cách gửi, lá thư thất lạc mất thì sao”. Một cách ngây thơ nhất trên đời, chúng tôi đưa cho bố mẹ những lá thư của mình với lòng tin tuyệt đối, ắt hẳn chúng sẽ đến được xứ sở có tuyết. Để rồi một ngày kia, khi bí mật được bật mí, chúng tôi buồn mất cả tuần.

Vài năm về sau nữa, khi chị em tôi đã thực sự lớn, đi học xa nhà thì những lá thư Giáng sinh chỉ còn là hồi ức. Cuối năm thường là dịp bố mẹ tôi rất bận với việc tổng kết điểm học kỳ I cho học sinh, với kế hoạch giảng dạy cho kỳ II. Chị em tôi cũng thế, cũng là những kỳ thi cuối kỳ nghẹt thở của thời sinh viên. Và nữa, những chuyến xe cuối năm thường đông người - điều khiến tôi e ngại khi muốn về nhà vào dịp Giáng sinh. Bù lại, tôi thường đón Giáng sinh cùng đám bạn thân. Bắt chước những đứa trẻ nhỏ, chúng tôi lại ngồi viết thư gửi ông già Noel. Lá thư của chúng tôi không ngắn tủn của hồi lên bảy, lên tám nữa. Thư của đứa nào cũng dài gần trang giấy và có đến cả tá quà cần tặng. Chúng tôi đọc to những lá thư lên và cười rộn rã. Những khách hàng của quán cà phê ngồi gần đấy cũng mỉm cười trước trò nhắng nhít. Cảm giác như tuổi thơ ùa lại, thật gần. Tôi bấm số, gọi cho mẹ vì nỗi nhớ nhung. Có tiếng rọt rẹt, và sau đó là giọng mẹ, ấm lắm: “Ừ, mẹ đây. Các con đón Giáng sinh vui cả chứ?” “Vâng, rất vui mẹ ạ. Bố mẹ không đi đâu sao? Mẹ đang làm gì đấy?” “Mẹ đang” - mẹ tôi ngập ngừng hồi lâu: “Mẹ đang ngồi xem lại những lá thư Giáng sinh của các con. Hồi đó, vui thật đấy”. Giọng mẹ nghèn nghẹn, cứ như sắp khóc. Tôi định càm ràm, mẹ kỳ lạ thật đấy, Giáng sinh là dịp vui sao giọng mẹ buồn ghê gớm rồi lại thôi. Người ta bảo, Giáng sinh là để về nhà. Còn tôi, chẳng Giáng sinh nào tôi về nhà, hỏi mẹ không buồn sao được?

*****************

Năm nay, tôi vẫn không thể về nhà vào dịp Giáng sinh. Tôi muốn đi học thêm 2 khóa tiếng Anh vào năm sau. Cách duy nhất để có tiền học thêm là tôi phải tích cực “cày bừa” từ bây giờ. Tôi đăng ký một suất thu ngân part - time trong siêu thị gần trường.

Đứng chôn chân hai tiếng trong siêu thị rộng lớn vào những ngày cuối năm, khi những gia đình tấp nập mua hàng khiến tôi nhớ gia đình muốn ứa nước mắt. Tôi nhớ những ngày còn nhỏ, chúng tôi ngồi hí hoáy viết thư gửi ông già Noel mà không biết rằng, thực ra, bức thư đó không hề được gửi đến Bắc cực. Tôi nhớ, tiếng kim thêu sột soạt trên nền vải vào những tối mẹ nhận hàng thêu về làm thêm, tiếng bố tôi ho khúc khắc trong đêm vào những ngày đi dạy về muộn. Bố mẹ tôi không giàu có nhưng đã luôn cho chúng tôi những Giáng sinh đủ đầy và ấm áp.

noelchen.jpg

Một buổi tối, khi gần đến Giáng sinh, tôi ngồi lại ở một góc của siêu thị. Lấy tờ giấy trắng tinh tươm, tôi ngồi viết một bức thư ngắn thôi, gửi ông già Noel. Trong bức thư, tôi nói về mùa đông lạnh giá của Hà Nội, về nỗi nhớ nhà chất đầy trong tim, về niềm hi vọng bé thơ vào những bức thư từng được đề gửi tới Bắc Cực cùng nỗi hàm ơn không nói lên lời. Sau rốt, tôi gấp bức thư vào phong bì. Ở địa chỉ người nhận, tôi không ghi Bắc cực như hồi nhỏ mà ghi địa chỉ nhà tôi.

Tôi tin, lá thư Giáng sinh ấy sẽ đến đúng địa chỉ mà nó cần đến. `