K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 1

Bạn hãy tìm bạn đó trên Olm hoặc trên 1 tab mới

Bạn hãy kết bạn với bạn ấy

Ok?Cho mình 1 like nha

2 tháng 1

bạn chỉ cần lấy chụt bấm vào nguuoi72 đó thì bạn có thể kết bạn nhé!

 

5 tháng 1

C.1:đúng

C.2:sai

 

5 tháng 1

C.1:đúng 

Còn lại :sai

 

2 tháng 1

Trong đoạn thơ từ câu "trời xanh đây là của chúng ta" đến câu "những buổi ngày xưa vọng nói về", có sử dụng biện pháp tu từ "so sánh". Biện pháp tu từ được sử dụng để tạo ra hình ảnh mạnh mẽ và tác động sâu sắc đến người đọc. Nó giúp tác giả truyền đạt ý nghĩa và cảm xúc một cách tường minh hơn. Trong trường hợp này, biện pháp tu từ "so sánh" được sử dụng để so sánh trời xanh với sự sở hữu của chúng ta. Tác giả muốn nhấn mạnh rằng trời xanh là một phần của chúng ta, mang ý nghĩa sự thân thuộc và sự gắn kết với tự nhiên. Tác dụng của biện pháp tu từ trong trường hợp này là tạo ra một hình ảnh mạnh mẽ và gợi lên cảm xúc của người đọc. Nó giúp tăng cường sự gắn kết và tình yêu thương đối với tự nhiên, tạo ra một cảm giác sâu sắc và tình cảm đối với trời xanh và những kỷ niệm ngọt ngào của quá khứ.

@kimngannguyen

2 tháng 1

Để xác định các phương thức biểu đạt chính dễ dàng, bạn có thể thực hiện các bước sau:

1. Đọc và hiểu văn bản: Đầu tiên, đọc và hiểu văn bản hoặc tài liệu mà bạn muốn xác định các phương thức biểu đạt chính. Tìm hiểu về ngữ cảnh, mục đích và đối tượng của tác phẩm.

2. Phân tích ngôn ngữ: Phân tích các thành phần ngôn ngữ trong văn bản như từ ngữ, câu, đoạn văn, cấu trúc ngữ pháp và ngữ nghĩa. Xem xét cách mà tác giả sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt ý nghĩa và tạo hiệu ứng.

3. Nhận biết các phương thức biểu đạt chính: Dựa trên phân tích ngôn ngữ, nhận biết các phương thức biểu đạt chính như miêu tả, so sánh, tường thuật, lời diễn thuyết, lời tường trình, lời nhân vật, lời tưởng tượng, v.v.

4. Xác định mục tiêu và tác dụng: Xác định mục tiêu và tác dụng của các phương thức biểu đạt chính trong việc truyền đạt thông điệp, tạo cảm xúc, thuyết phục người đọc hoặc tạo hình ảnh sống động.

5. Ghi chú và phân tích: Ghi chú lại các phương thức biểu đạt chính và các ví dụ cụ thể từ văn bản. Phân tích cách mà các phương thức này được sử dụng và tác dụng của chúng. 6. So sánh và tổng hợp: So sánh các phương thức biểu đạt chính và xác định sự tương quan giữa chúng. Tổng hợp các kết quả phân tích để có cái nhìn tổng quan về các phương thức biểu đạt chính trong văn bản.

Lưu ý rằng việc xác định các phương thức biểu đạt chính có thể đòi hỏi sự tìm hiểu và phân tích sâu hơn. Thực hành và đọc nhiều tác phẩm văn học khác nhau cũng sẽ giúp bạn nắm bắt và nhận biết các phương thức biểu đạt chính một cách dễ dàng hơn.

@kimngannguyen

6 tháng 1

Lễ hội là tín ngưỡng văn hóa của mỗi dân tộc. Hầu như làng, xã nào cũng có lễ hội được tổ chức vào đầu xuân. Mọi người dân Thuận Thành, Bắc Ninh thường có câu ca:

Dù ai buôn đâu, bán đâu

Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về

Dù ai buôn bán trăm nghề

Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.

Câu ca dao như một lời nhắc nhở các tín đồ phật giáo hãy nhớ về hội Dâu được tổ chức vào đầu xuân hàng năm.

Hội Dâu được tổ chức vào mùng 8 tháng 4 âm lịch hàng năm. Chùa Dâu là một ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được xây dựng vào những năm đầu thế kỉ XV. Mặc dù vậy chùa Dâu vẫn giữ được những nét nguyên bản từ khi được xây dựng tới nay. Hàng năm, chùa Dâu thu hút rất nhiều tín đồ đến thắp hương, đặc biệt là vào dịp lễ hội. Vào mỗi dịp lễ hội, người dân háo hức tổ chức sửa sang chùa chiền. Ngay từ chiều mùng 7 đã có lễ rước các bà Dâu, bà Đậu, bà Đàn, bà Keo mà theo truyền thuyết bốn bà được tạc từ một cây dâu, chị cả là bà Dâu nên chùa Dâu được xây dựng lớn nhất. Đặc biệt vào ngày mồng 7, các vãi đến để cúng, quét dọn và làm lễ rửa chùa. Ngày hội chính diễn ra rất sôi động, náo nhiệt. Mọi người đến đây với lòng thành kính, kính mong đức phật ban cho sự an lành, ấm no. Chùa có rất nhiều gian, điện, đặc biệt có pho tượng Kim Đồng - Ngọc Nữ đạt đến chuẩn mực nghệ thuật cao với các tỉ lệ của người thật. Hành lang hai bên có những pho tượng với nhiều tư thế, nét mặt khác nhau. Người ta đến lỗ hội không chỉ để thắp hương, cầu an mà còn để vui chơi, đón không khí ngày xuân. Có rất nhiều trò chơi được tổ chức trong lễ hội như: đu quay, hát quan họ đối đáp, giao duyên giữa các liền anh, liền chị dưới thuyền rồng với những trang phục mớ ba, mớ bảy cổ truyền. Khắp sân chùa là những hàng bán đồ cúng, những nén hương trầm, hay những đồ chơi dân gian cho trẻ em như sáo, trống... hoặc chỉ là những bông lan thơm ngát. Tất cả tạo ra một không khí cộng đồng ấm cúng. Mọi người quên đi sự bận rộn, quên đi sự bon chen, thách thức để nhớ tới đức phật cùng sự thánh thiện, nhớ tới cõi bình an của tâm hồn. Khoảng 7 giờ sáng ngày 8/4, người ta đã nghe thấy tiếng chiêng, tiếng trống và tiếng cúng tế dâng sớ cầu mong bình an, lạy tạ các vị thánh thần, phật pháp của đội tế lễ tứ sắc chùa lập ra. Đặc biệt, ở lễ hội Dâu thờ Tứ Pháp là Pháp Vân (bà Dâu), Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi.

Sau khi các cụ làm lễ xong, đoàn rước từ chùa Tổ bắt đầu quay về, hàng đoàn người kéo nhau đi theo hộ tống. Người đi đầu cầm bình nước, người thứ hai dâng hương, tiếp đó là đoàn kiệu được những trai tráng của lồng khiêng. Họ mặc những trang phục như quân tốt đỏ thời xưa, theo sau là các bà mặc áo nâu đội sớ. Người cầm nước vừa đi vừa cầm cành trúc vẩy nước vào những người xung quanh như ban sự may mắn cho mọi người. Người ta quan niệm rằng ai được vẩy nước vào sẽ may mắn, được Phật ban phước quanh năm và được Phật phù hộ, bảo vệ. Khi hội tan, mọi người về rồi thắp hương ở ngoài sân thờ nhớ lời hẹn gặp năm sau. Nhưng lạ lùng hơn hầu như năm nào sau hội trời cũng mưa và người dân cho đấy là lễ tẩy chùa, ở một khía cạnh nào đó thì đây được coi như một điều linh nghiệm huyền bí.

Lễ hội thể hiện trình độ tổ chức cao, sự kết hợp giữa làng xã và ý thức cộng đồng, cuốn hút khách thập phương với những nét nghệ thuật, văn hóa đặc sắc, phong phú. Đối với Bắc Ninh, cái nôi của Phật giáo thì đây là dịp thể hiện sự tài hoa, tinh tế, lịch lãm trong văn hóa ứng xử, giao tiếp. Là một người con của Bắc Ninh, em cảm thấy tự hào về truyền thống của quê hương mình và em sẽ luôn có ý thức bảo vệ và gìn giữ những nét văn hóa ấy, đặc biệt là những lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa dân tộc vào những ngày đầu xuân.

2 tháng 1

Bạn viết rõ ra, mình chưa hiểu ý bạn.

ở đây là ở đây

 

2 tháng 1

Là gì hả bạn, bạn muốn hỏi gì?

Chủ nghĩa hiện thực phát triển trong khoảng mười lăm năm (1930 – 1945) nhưng đã xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao… Tác phẩm của họ là những bức tranh đậm nét về đời sống xã hội đem lại giá trị nhận thức cao cho người đọc. Khi nhắc đến những tác phẩm: Bước đường cùng, Tắt đèn, Bỉ vỏ, Số đỏ,...
Đọc tiếp

Chủ nghĩa hiện thực phát triển trong khoảng mười lăm năm (1930 – 1945) nhưng đã xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao… Tác phẩm của họ là những bức tranh đậm nét về đời sống xã hội đem lại giá trị nhận thức cao cho người đọc. Khi nhắc đến những tác phẩm: Bước đường cùng, Tắt đèn, Bỉ vỏ, Số đỏ, Chí Phèo… Nguyễn Khải đánh giá là “những tác phẩm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học”. Bức tranh xã hội lúc đó ảm đạm, nhiều bi kịch, nhiều tệ nạn xã hội, làng quê xơ xác, tiêu điều, người nông dân bị đẩy đến đường cùng để rồi liều lĩnh, biến chất, trở thành nạn nhân của xã hội. Ở thành thị, các phong trào do thực dân đề xướng như “Âu hóa”, “Vui vẻ trẻ trung”, thi thể thao, cải cách y phục… ngày càng lộ rõ chân tướng và tạo ra nhiều nghịch cảnh. Dòng văn học hiện thực phê phán đã phanh phui, bóc trần bộ mặt xã hội đó.

Các nhà văn hiện thực, lớp trí thức mới vốn xuất thân từ tầng lớp trung lưu, thậm chí trong những gia đình nghèo, vất vả kiếm sống. Vì thế mà họ gần gũi, thấu hiểu và đứng về phía người lao động để miêu tả qua những trang viết.

Về quan hệ giữa văn học và cuộc sống, Nam Cao đã có những luận điểm sâu sắc. Trong tác phẩm “Trăng sáng” nhân vật Điền đã đi từ quan điểm nghệ thuật lãng mạn đến quan điểm nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than.”. Còn trong “Đời thừa”, qua nhân vật Hộ, Nam Cao khẳng định thiên chức nhà văn. Hộ hiểu rất rõ trách nhiệm của người cầm bút, Hộ có lương tâm nghề nghiệp nhưng vì miếng cơm manh áo mà anh phải đi ngược lại nhưng sau đó anh tự cảm thấy tủi nhục vì phải sống đời thừa.

1 Đọc văn bản này, em thấy đc  tình cảm của nhà văn đối với tầng lớp nhân dân lao động ntn ( trình bày bằng 1 đoạn văn ngắn) 

0
*BT4: Cho các đoạn văn sau và xác định DT,ĐT,TT trong đoạn văn( Viết một dòng cách một dòng)           a, “ Với đất ấy, nước ấy, lại thêm cái nắng rực rỡ,  ấm áp cây cối tha hồ đua nhau mọc. Hai bên bờ sông, bờ rạch và trên những đảo nhỏ dừa xanh tốt mọc um tùm, mỗi tàu lá cao gấp đôi thân người. Có nơi dừa mọc thành rừng rậm.”            b, “ Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ...
Đọc tiếp

*BT4: Cho các đoạn văn sau và xác định DT,ĐT,TT trong đoạn văn( Viết một dòng cách một dòng)

          a, “ Với đất ấy, nước ấy, lại thêm cái nắng rực rỡ,  ấm áp cây cối tha hồ đua nhau mọc. Hai bên bờ sông, bờ rạch và trên những đảo nhỏ dừa xanh tốt mọc um tùm, mỗi tàu lá cao gấp đôi thân người. Có nơi dừa mọc thành rừng rậm.”

           b, “ Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì. Chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy, hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ kéo binh lính cả mười tám nước sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh.”

1

a. Danh từ: đất, nước, cái nắng, cây cối, hai bên bờ sông, bờ rạch, những đảo, dừa, tàu lá, rừng, thân người, nơi.

Tính từ: rực rỡ, ấm áp, nhỏ, xanh tốt, um tùm, cao, rậm.

Động từ: thêm, đua nhau, mọc.

b. Danh từ: nhà vua, công chúa, Thạch Sanh, lễ cưới, kinh kì, hoàng tử, nước chư hầu, binh lính, mười tám nước. 

Động từ: gả, từ hôn, tức giận, kéo, đánh, xin, đừng, động binh.

Tính từ: tưng bừng