K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Trong những câu chuyện thần thoại đã đọc, Sơn Tinh Thủy Tinh là câu chuyện em yêu thích nhất bởi sự cuốn hút, hấp dẫn lạ thường của nó. Truyện mượn thần thánh để giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ và gửi gắm vào đó ước mơ chiến thắng thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của người xưa, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao đựng nước của các vua Hùng.

Cách đây mấy ngàn năm, khi tổ tiên người Việt từ vùng rừng núi chuyển xuống sinh sống ở đồng bằng Bắc Bộ thì năm nào cũng gặp phải một trong những thiên tai đáng sợ là nạn lụt. Nạn lụt do nước lũ từ các con sông, chủ yếu là sông Hồng, sông Đà gây ra. Để bảo vệ thành quả lao động của mình, nhân dân ta đã dũng cảm, mưu trí, bền bỉ tìm cách chống lụt. Việc đắp đê ngăn nước chính là biểu hiện của tinh thần đó.

Từ chuyện chống lũ lụt để bảo vệ mùa màng và đời sống, người xưa đã tưởng tượng thành một câu chuyện với nhiều tình tiết li kì: Hai vị thần cùng muốn cưới một công chúa xinh đẹp làm vợ; rồi người được vợ, kẻ không được vợ, dẫn đến cuộc giao tranh dữ dội. Cuối cùng, bên thắng, bên thua. Kẻ thua cuộc ôm lòng thù hận khôn nguôi, hằng năm vẫn gây sự đánh trả.

Thực tế là hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ, cứ đến mùa mưa bão là nước dâng to, nhưng chưa bao giờ làm ngập nổi núi đồi. Cuối mùa lũ, nước rút đi, sông suối trở lại hiền hòa. Người xưa cho rằng đó là Thần Nước đánh nhau Với Thần Núi để giành lại Mị Nương… Quả là trí tưởng tượng của họ vô cùng phong phú và bay bổng.

Truyện có hai nhân vật: Sơn Tinh – chúa tể của vùng non cao và Thủy Tinh – chúa tể của vùng nước thẳm. Cả hai đều có tài năng phi thường. Sơn Tinh vẫy tay vá phía đông, phía đông nổi lên cồn bải, vẫy tay về phía tây, phía tây lập tức hiện ra những dãy núi đồi. Thủy Tinh gọi gió, gió tới; hô mưa, mưa về. Cả hai vị thần đều tài giỏi. Điều ấy khiến nhà vua băn khoăn không biết chọn ai, đành ra điều kiện: Ngày mai, nếu ai mang lễ vật đến sớm thì được cưới Mị Nương.    

Ngay trong chuyện thách cưới, có lẽ ý nhà vua đã nghiêng về phía Sơn Tinh. Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Rồi trăm ván cơm nếp, trăm nệp bánh chưng… Tất cả đều là sản vật của đồng ruộng, núi rừng. Vì vậy, kẻ thắng cuộc tất nhiên phải là Sơn Tinh. Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, cưới được Mị Nương và đưa nàng về núi Tản Viên. Sơn Tinh thật xứng đôi với nàng công chúa xinh đẹp.

Không cưới được Mị Nương, Thủy Tinh đùng đùng nổi giận. Chàng phô bày hết sức mạnh tàn bạo của mình trong cuộc giao tranh với Sơn Tinh. Gió bão rung chuyển cả đất trời. Mưa làm nước sông hồ dâng lên cuồn cuộn, ngập tràn đồng ruộng, mùa màng, cuốn phăng cây cối, nhà cửa, súc vật. Nước dâng lên sườn đồi, sườn núi làm tróc cây, lở đá… Thủy Tinh muốn nhấn chìm đỉnh núi để tiêu diệt Sơn Tinh, cướp lại Mị Nương.

Nhưng Sơn Tinh cũng trổ hết tài bốc đồi, dời núi, dựng thành ngăn nước. Nước dâng cạo bao nhiêu, núi đồi cao lên bấy nhiêu. Suốt mấy tháng trời, cuộc tấn công của Thủy Tinh thật là dữ dội: giông bão, sấm chớp, mưa như trút nước, đồng ruộng hóa thành sông, sông thành biển cả. Ấy vậy nhưng Sơn Tinh không hề nao núng, vẫn bình tĩnh, sáng suốt chống trả một cách quyết liệt và thắng lợi. Cuối cùng kiệt sức, Thủy Tỉnh phải rút lui.

Cả hai vị thần đều có tài cao, phép lạ. Nhưng Thủy tinh dù phép thuật cao cường vẫn phải khuất phục trước Sơn Tinh dũng mãnh và mưu trí. Những chi tiết nghệ thuật kì ảo hoang đường về Sơn Tinh Thủy Tinh và khí thế hào hùng mạnh mẽ của cuộc giao tranh giữa hai vị thần thể hiện trí tưởng tượng phong phú trên cơ sở những sự việc thực tế của người xưa.

Cuộc giao tranh không chỉ xảy ra một lần mà nhiều lần, năm nào cũng vậy. Nhưng kết cục thì không thay đổi: thần Núi chiến thắng thần Nước. Mị Nương vẫn sống hạnh phúc bên Sơn Tinh trên đỉnh Tản Viên cao vời vợi. Thủy Tinh không sao giành lại được nàng.

Sơn Tinh Thủy Tinh là những nhân vật tưởng tượng nhưng lại có ý nghĩa rất thực tế vì đã khái quát được hiện tượng lũ lụt đổng thời phản ánh những kì công trong sự nghiệp dựng nước của nhân dân ta dưới triều đại các vua Hùng.

Tất cả những chi tiết kì ảo trên đều nhằm để giải thích hiẹn tượng lũ lụt và việc chống lũ lụt hằng năm của nhân dân ta ở đồng bằng Bắc Bộ. Có một chi tiết quan trọng là Sơn Tinh dựng thành ngăn nước. Đó là công việc đắp thành bằng đất của con người – khởi đầu cho những con đê lớn sau này chạy suốt hai bờ những con sông lớn để ngăn lũ. Người xưa để cho Sơn Tinh thắng Thủy Tinh là gửi gắm vào đó ước mơ có được sức mạnh thần kì để chế ngự được nạn lũ lụt – một tai họa lớn của con người.

Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh có giá trị nội dung và nghệ thuật cực kỳ đặc sắc, mang hơi thở truyền thống.

Thủy Tinh là hiện tượng mưa gió, bão lụt ghê gớm hằng năm đã được hình tượng hóa thành kẻ thù hung dữ, truyền kiếp của Sơn Tinh.

Sơn Tinh là hiện thân của người dân Việt cổ cần cù đắp đê phòng chống lũ lụt, là ước mớ chiến thắng thiên tai của người xưa. Tầm vóc vũ trụ, tài năng và khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng sinh động cho chiến công của người Việt cổ trong cuộc đấu tranh chống bão lụt ở vùng lưu vực sông Đà và sông Hồng. Đây cũng là kì tích dựng nước của thời đại các vua Hùng và kì tích ấy cho đến nay vẫn được tiếp tục phát huy mạnh mẽ.

Không thể nói Sơn Tinh Thủy Tinh là đại diện cho điều thiện hay cái ác, mà họ đại diện cho những sự việc bình thường nhưng lại là ước mong ngàn đời của dân tộc.

Ước mơ xưa giờ đây, đã thành hiện thực. Những công trình Thủy lợi lớn như hệ thống đê điều, mương máng, những hồ nước, đập nước điều hòa dòng chảy của sông Đà, sông Hồng đã thực sự chế ngự được sức tàn phá ghê gớm của nước lũ. Hạt lúa, củ khoai do bà con nông dân đổ mồ hôi làm ra đã được bảo vệ. Ngày nay, con cháu của Sơn Tinh đã và đang thực hiện ước mơ của tổ tiên ngày trước.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nạn phá rừng, cháy rừng diễn ra rất nghiêm trọng trên khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Điều đó ảnh hưởng rất lớn tới sinh thái, môi trường của đất nước ta. Hiện tượng thiên tai lũ lụt xảy ra gây hậu quả rất nghiêm trọng, phần lớn nguyên nhân là do cháy rừng, phá rừng.
Mất rừng, Sơn Tinh sẽ mất hết sức lực và phép lạ, làm sao chống chọi được với Thủy Tinh?!

Nhà nước ta hiện nay đang có chủ trương vận động nhân dân tích cực xây dựng, củng cố đê điều; nghiêm cấm nạn phá rừng, đi đôi với việc trồng thêm hàng triệu héc-ta rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc. Đây là chủ trương đúng đắn và hợp lí, được mọi người đồng tình.

Chẳng lẽ Sơn Tinh lại thua Thủy Tinh? Chuyện xảy ra từ ngàn xưa nhưng vẫn là bài học thiết thực trong cuộc sống hôm nay, cháu con cần ghi nhớ.

12 tháng 9 2018

Em đã từng đọc rất nhiều truyện thần thoại, cổ tích, truyền thuyết; mỗi câu chuyện đều để lại trong em những cảm xúc riêng. Tuy nhiên em vẫn ấn tượng với truyện Sơn Tinh Thủy Tinh. Đây là câu chuyện do nhân dân dựng nên, mượn hình ảnh của các vị thần để nói lên sự tàn khốc của thiên tai, bão lũ hằng năm. Đồng thời qua đó ngợi ca công lao dựng nước, giữ nước của các vua Hùng.

Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh xoay quanh cuộc đấu tài, đấu trí của hai vị thần Sơn Tinh – chúa tể vùng non cao và thần Thủy Tinh – chúa tể của vùng nước thẳm để có được công chúa Mỵ Nương. Sơn Tinh khi vẫy tay về phía đông thì phía đông nổi lên cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây lập tức hiện ra núi đồi. Thủy Tinh gọi gió, gió tới; hô mưa, mưa về. Cả hai vị thần này đều rất tài giỏi. CHính điều này đã khiến vua Hùng không biết chọn ai nên bèn đưa ra điều kiện: Ngày mai, nếu ai mang lễ vật đến sớm thì sẽ cưới được Mỵ Nương. Ngay trong chuyện lễ vật nhà vua đã có ý nghiêng về thần Sơn Tinh: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, trăm ván cơm nếp, trăm nệp bánh chưng. Tất cả những thứ đó đều là thức quà của đồng ruộng và núi rừng hùng vĩ.

Sơn Tinh là người đến trước và rước công chúa Mỵ Nương về, nhưng Thủy Tinh vì không cưới được công chúa đã nổi giận đùng đùng và lập kế hoạch cướp công chúa về. Thủy Tinh hô mưa gọi gió gây nên bão lũ, nước sông dâng tràn. CUộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh không cân sức. Nhưng Sơn Tinh mưu dũng và tài trí đã chiến thắng được thủy tinh.

Cuộc chiến giữa hai vị thần đã gây ra bao nhiêu lầm than và nước mắt cho nhân dân. Lũ lụt triền miên, sạt lở đất là những thiên tai mà hằng năm nhân dân ta vẫn phải hứng chịu.

Nhân dân ta đã có một trí tưởng tượng phi thường mới có thể nghĩ ra một câu chuyện hư cấu nhưng lại mang ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống như vậy. Sự nổi giận của các vị thần sẽ gây nên hệ quả xấu đối với đời sống của nhân dân.

Chi tiết Thủy Tinh vẫn ôm hận hằng năm hô mưa gọi gió gây ra cảnh lũ lụt triền miên cũng là một cách lý giải cực kỳ sâu sắc cho việc thiên tai hằng năm vẫn đổ ập lên đời sống nhân dân. Thực tế năm nào cũng vậy, nhân dân ta luôn phải hứng chịu những trận bão lũ cuồng phong do Sơn Tinh và Thủy Tinh gây ra. Nhưng năm nào Sơn Tinh cũng chiến thắng Thủy Tinh. Chi tiết này ẩn dụ cho việc con người không bao giờ chịu khuất phục trước thiên nhiên, bằng mọi giá phải chống chọi và đẩy lùi nó. Một tinh thần quả cảm, anh hùng đáng khâm phục.

Cuộc chiến Sơn Tinh và Thủy Tinh đều không có thực, đều là do nhân dân tưởng tưởng nên nhưng vua Hùng và Mỵ Nương là những nhân vật lịch sử có thật. Điều này cho thấy rằng từ ngàn đời nay nhân dân đã hứng chịu thiên tai lũ lụt triền miên, đồng nghĩa với tinh thần kiên cường, không bất khuất của nhân dân.

Qua câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh; chúng ta thấy được rằng hằng năm nhân dân ta phải hứng chịu rất nhiều thiên tai, bão lũ nhưng tất cả đều không nao núng, vẫn kiên cường chống chọi và chiến thắng tất cả.

nguồn: internet hihi

13 tháng 9 2018

Bữa cơm gia đình của người Việt ẩn chứa nhiều tư tưởng cao đẹp, là biểu tượng cho tình cảm yêu thương gắn bó giữa các thành viên thông qua việc cùng nhau dùng bữa và trò chuyện. Sau một ngày làm việc vất vả, mệt nhọc, các thành viên gia đình cùng quây quần bên mâm cơm dù đạm bạc hay sang trọng cũng đầy ắp niềm vui và tiếng cười.

Những người đi xa quê, làm ăn xa nhà, mỗi lần nhớ về hình ảnh người mẹ thân thương thức khuya dậy sớm, chạy vội từ cơ quan về nhà để chuẩn bị mâm cơm nóng hổi cho cả gia đình sẽ cảm thấy yêu thương mẹ nhiều hơn, chỉ muốn quay về nhà ngay để được thưởng thức bữa cơm gia đình. Mọi cao lương mỹ vị trên thế gian này dù cao sang thế nào cũng không thể sánh bằng món ngon mẹ nấu.

        từ láy , từ ghép,từ mượn bn tự tìm nha

trung gian :    

ở khoảng giữa, có tính chất chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai cái gì

trung niên :

đã quá tuổi thanh niên, nhưng chưa đến tuổi già

trung bình :

ở vào khoảng giữa của hai cực trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp

giếng :

hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, thường để lấy nước

rung rinh :

rung động nhẹ và liên tiếp

hèn nhát :

hèn và nhát (nói khái quát)

Hok tốt !

Ở khoảng giữa, có tính chất chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai cái gì

Đã quá tuổi thanh niên, nhưng chưa đến tuổi già

Ở vào khoảng giữa của hai cực trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp

Hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, thường để lấy nước

Rung động nhẹ và liên tiếp

Hèn và nhát (nói khái quát)

12 tháng 9 2018

Một hôm, em bị sốt, em được mẹ đưa vào bệnh viện để khám bệnh, em có dịp biết cô Nga, một bác sĩ giỏi của bệnh viện thành phố.

Cô mặc chiếc áo bờ lu màu trắng, quần trắng, mũ trắng... Trước ngực, cô đeo hàng tên màu xanh đậm, ghi dòng chữ Bác sĩ Nguyễn Phương Nga. Ở cô toát lên vẻ đẹp giản dị, như nhành hoa trắng thanh cao. Người cô mảnh mai, dáng đi nhanh nhẹn, khuôn mặt hình trái xoan trông thật hiền hoà. Đặc biệt là đôi mắt của cô đen láy, trông rất đẹp, nhìn kỹ giống đôi mắt cô giáo em. Em mải mê nhìn cô. Cô nhẹ nhàng đến bên từng bệnh nhân, hỏi thăm việc ăn, ngủ. Cô sờ tay lên trán người bệnh. Đôi bàn tay nhỏ nhắn ấy làm việc nhanh thoăn thoắt. Cô lấy dụng cụ khám bệnh đo tim mạch, do huyết áp cho bệnh nhân. Bàn tay cô nhẹ nhàng xắn tay áo bệnh nhân lên và đặt ống nghe rồi quấn cuộn vải dày vào tay họ. Hai ngón tay bóp đều vào ống cao su, kim đồng hồ nhích dần, nhích dần. Cô ghi kết quả vào số khám bệnh. Sau đó, cô lấy ống nghe đeo trên cố ra đề kiểm tra tim, mạch của từng người. Sau khi khám bệnh xong, cô phát thuốc và tiêm cho người bệnh. Vừa tiêm thuốc, cô vừa động viên người bệnh để họ có thể vơi đi những đau đớn do bệnh tật gây nên. Cô Nga đúng là một “Lương y như từ mẫu”.
Em nhớ mãi hình ảnh cô Nga. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt đế sau này sẽ trở thành bác sĩ như cô.

Tả người đang hoạt động

Mẹ em thường tự mình cắt may quần áo cho cả nhà. Đầu năm học, mẹ may cho em chiếc áo sơ mi mới. Hôm mẹ may áo cho em, em quấn quýt bên mẹ xem mẹ ráp áo.

Mẹ em còn trẻ, năm nay chỉ mới ba mươi lăm tuổi. Mẹ có làn da trắng mịn, mắt to, sống mũi thẳng. Dáng mẹ ngồi ở bàn máy may rất chuyên nghiệp vì tuy không phải là thợ may nhưng mẹ em may đồ rất đẹp. Làm việc ở nhà nên mẹ em hay mặc đồ ngắn, áo sát nách và tóc vấn cao cho mát.

Từ những hôm trước, mẹ đã cắt áo rồi đem đi vắt xổ. Những mảnh vải của thân áo được vuốt phẳng, em chờ đợi mẹ ráp thành áo. Mẹ đeo kính vào rồi mở thùng máy may, mẹ xỏ chỉ vào kim, lắp chỉ ổ thuyền xong mẹ may thử một đường trên mảnh vải vụn. Xong đâu đấy mẹ lấy thân áo ra, giữ thẳng, xem kĩ mặt trái, mặt phải của vải rồi xếp hai thân áo chồng khít lên nhau. Đưa mảnh vải vào chân vịt máy may, mẹ điều chỉnh cần lại mối rồi đạp nhè nhẹ bàn đạp, tay giữ mảnh vải, mắt mẹ theo dõi thân áo đang chạy qua chạy lại dưới chấn vịt máy may. Một tay mẹ giữ mảnh vải, một tay mẹ giữ cần lại mối chỉ của máy may. Cặp kính mẹ đeo trễ xuống sống mũi. Mẹ may ba mảnh của thân áo lại ở chỗ đường ráp vai áo. Cúi nhìn đường chỉ thẳng tắpđều đều, mẹ gật gù: “Cái máy may này may đường chỉ sắc sảo, đẹp thật đó con.” Tiếp theo, mẹ ráp hai tay áo vào thân áo. Lộn chiếc áo ra mặtphải, mẹ cho máy chạy chỉ chần tay áo và sườn áo. Mẹ đo độ rộng của áo rồi cắt lá cổ. Mẹ ủi cổ áo dính vào keo lót rồi ráp cố áo. Mẹ khéo léo nốì ráp cổ áo, lộn phải một cách thành thạo rồi là phẳng cổ áo một lần nữa. Bàn tay thon dài của mẹ vuốt sát mép vải, mắt mẹ nheo nheo sau làn kính trắng. Mẹ cười thích thú, gò má mẹ hồng lên, mắt mẹ sáng long lanh: “Ngày mốt là con mặc áo mới thôi vì mẹ còn đơm khuy và giặt sạch áo.” Nói đoạn, mẹ đưa áo vào chân vịt, may túi áo, lai áo. Thế là chiếc áo đã hoàn tất.

Dù thời gian eo hẹp, mẹ vẫn thu xếp để may áo cho em. Nhìn mẹ vui sướng khi ráp xong áo, mẹ đẹp lên vì nét rạng rỡ làm sáng bừng khuôn mặt, em thấy thật vui. Em ngắm nhìn chiếc áo, lòng đầy tự hào vì mẹ em rất giỏi, làm gì cũng đẹp và gọn gàng.

Em rất thích xem mẹ làm việc. Không chỉ thích xem mẹ may áo, em còn thích giúp mẹ làm những việc vặt trong nhà. Niềm vui của mẹ khi may áo cho em lắng đọng trong tim em tình yêu dạt dào của mẹ. Đó là máu thịt nuôi em khôn lớn, là hành trang cho em bước vào đời một cách vững chắc, tự tin.

Hok tốt

Gia đình là vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Gia đình em cũng vậy. Nơi em được sinh ra, được chăm sóc và lớn lên trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Mỗi khi gặp chuyện buồn. Gia đình chính là nơi an ủi, vỗ về, động viên em để em có thêm nghị lực bước đi trên con đường chông gai của cuộc sống. Hình ảnh mẹ tần tảo sớm hôm, cha vất vả mưu sinh sẽ luôn ghi dấu trong tâm trí em trog suốt cuộc đời. Em nguyện hứa với lòng sẽ học thật giỏi để gia đình tự hào hơn về em và gia đình mãi mãi được hạnh phúc.
Các từ hán Việt: Gia đình, động viên, mưu sinh, hạnh phúc

12 tháng 10 2018

mình ko biết viết thế nào vì mỗi khi tới bữa cơm là bọn mình cãi nhau rồi thằng nào về phòng thằng đấy

=> thừa cơ, bố mẹ ăn hết huhu

12 tháng 9 2018

Học một cách nghiêm túc

12 tháng 9 2018

Càng nhiều ý càng tốt

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
13 tháng 9 2018

Chi tiết nói về mối quan hệ giữa Gióng và nhân dân:

- Gióng 3 năm chẳng nói chẳng cười, đặt đầu nằm đấy trơ trơ nhưng khi đất nước có ngoại xâm thì tiếng nói đầu tiên mà Gióng cất lên là tiếng nói đòi đánh giặc. Tiếng nói bảo vệ quyền và sự bình yên cho nhân dân.

- Gióng ăn mấy cũng không no, cả làng cùng góp gạo nuôi Gióng => Sự trưởng thành của Gióng có sự góp sức của nhân dân.

- Gióng đánh giặc, giặc tan, Gióng cởi mũ giáp, đứng trên đỉnh núi Sóc, quay đầu bái lạy quê mẹ rồi cả người ngựa bay về trời. => Gióng vẫn hướng về nguồn cội và nhớ tới công lao người đã sinh ra, nhớ về nhân dân đã từng cùng gắn bó.

- Nhân dân tưởng nhớ công ơn của Gióng, lập đền thờ và hàng năm tổ chức Hội khỏe Phù Đổng => Cho thấy Gióng đã được phong Thánh, được sống mãi trong lòng dân tộc.

=> Gióng là ước mơ của nhân dân về vị anh hùng xả thân cứu nước, bảo vệ sự bình yên của giang sơn.

=> Giữa Gióng và nhân dân có mối quan hệ 2 chiều: Gióng được sinh ra từ lũy tre làng, sinh ra từ trong nhân dân (tất nhiên là có sự đan xen của yếu tố kì ảo - thụ thai thần kì) và nhân dân tôn thờ Gióng như một vị anh hùng, một vị thánh.

Khung phân phối chương trình

LỚP 6

Cả năm: 35 tuần x 4 tiết/tuần = 140 tiết.

Học kì I: 18 tuần x 4 tiết/tuần = 72 tiết.

Học kì II: 17 tuần x 4 tiết/tuần = 68 tiết.

HỌC KÌ I

Tuần 1

Bài 1 (Tiết 1 đến tiết 4):

Con Rồng cháu Tiên;

Hướng dẫn đọc thêm: Bánh chưng bánh giầy;

Từ và cấu tạo từ tiếng Việt;

Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt.

Tuần 2

Bài 2 (Tiết 5 đến tiết 8):

Thánh Gióng;

Từ mượn;

Tìm hiểu chung về văn tự sự.

Tuần 3

Bài 3 (Tiết 9 đến tiết 12):

Sơn Tinh, Thuỷ Tinh;

Nghĩa của từ;

Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.

Tuần 4

Bài 4 (Tiết 13 đến tiết 16):

Hướng dẫn đọc thêm: Sự tích hồ Gươm;

Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự;

Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.

Tuần 5

Bài 5 (Tiết 17 đến tiết 20):

Viết bài Tập làm văn số 1;

Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ;

Lời văn, đoạn văn tự sự.

Tuần 6

Bài 6 (Tiết 21 đến tiết 24):

Thạch Sanh;

Chữa lỗi dùng từ;

Trả bài Tập làm văn số 1.

Tuần 7

Bài 7 (Tiết 25 đến tiết 28):

Em bé thông minh;

Chữa lỗi dùng từ (tiếp);

Kiểm tra Văn.

Tuần 8

Bài 7, 8 (Tiết 29 đến tiết 32):

Luyện nói kể chuyện;

Cây bút thần;

Danh từ.

Tuần 9

Bài 8, 9 (Tiết 33 đến tiết 36):

Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự;

Hướng dẫn đọc thêm: Ông lão đánh cá và con cá vàng;

Thứ tự kể trong văn tự sự.

Tuần 10

Bài 9, 10 (Tiết 37 đến tiết 40):

Viết bài Tập làm văn số 2;

Ếch ngồi đáy giếng;

Thầy bói xem voi.

Tuần 11

Bài 10, 11 (Tiết 41 đến tiết 44):

Danh từ (tiếp);

Trả bài kiểm tra Văn;

Luyện nói kể chuyện;

Cụm danh từ.

Tuần 12

Bài 11 (Tiết 45 đến tiết 48):

Hướng dẫn đọc thêm: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng;

Kiểm tra Tiếng Việt;

Trả bài Tập làm văn số 2;

Luyện tập xây dựng bài tự sự- Kể chuyện đời thường.

Tuần 13

Bài 12 (Tiết 49 đến tiết 52):

Viết bài Tập làm văn số 3;

Treo biển;

Hướng dẫn đọc thêm: Lợn cưới, áo mới;

Số từ và lượng từ.

Tuần 14

Bài 12, 13 (Tiết 53 đến tiết 56):

Kể chuyện tưởng tượng;

Ôn tập truyện dân gian;

Trả bài kiểm tra Tiếng Việt.

Tuần 15

Bài 13, 14 (Tiết 57 đến tiết 60):

Chỉ từ;

Luyện tập kể chuyện tưởng tượng;

Hướng dẫn đọc thêm: Con hổ có nghĩa;

Động từ.

Tuần 16

Bài 14, 15 (Tiết 61 đến tiết 64):

Cụm động từ;

Mẹ hiền dạy con;

Tính từ và cụm tính từ;

Trả bài Tập làm văn số 3.

Tuần 17

Bài 15, 16 (Tiết 65 đến tiết 68):

Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng;

Ôn tập tiếng Việt;

Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I.

Tuần 18

Bài 16, 17 (Tiết 69 đến tiết 72):

Chương trình Ngữ văn địa phương;

Hoạt động Ngữ văn: Thi kể chuyện;

Trả bài kiểm tra học kì I.

HỌC KÌ II

Tuần 19

Bài 18 (Tiết 73 đến tiết 76):

Bài học đường đời đầu tiên;

Phó từ;

Tìm hiểu chung về văn miêu tả.

Tuần 20

Bài 19 (Tiết 77 đến tiết 80):

Sông nước Cà Mau;

So sánh;

Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

Tuần 21

Bài 20 (Tiết 81 đến tiết 84):

Bức tranh của em gái tôi;

Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

Tuần 22

Bài 21 (Tiết 85 đến tiết 88):

Vượt thác;

So sánh (tiếp);

Chương trình địa phương Tiếng Việt;

Phương pháp tả cảnh;

Viết bài Tập làm văn tả cảnh (làm ở nhà).

Tuần 23

Bài 22 (Tiết 89 đến tiết 92):

Buổi học cuối cùng;

Nhân hoá;

Phương pháp tả người.

Tuần 24

Bài 23 (Tiết 93 đến tiết 96):

Đêm nay Bác không ngủ;

Ẩn dụ;

Luyện nói về văn miêu tả.

Tuần 25

Bài 24 (Tiết 97 đến tiết 100):

Kiểm tra Văn;

Trả bài Tập làm văn tả cảnh viết ở nhà;

Lượm;

Hướng dẫn đọc thêm: Mưa.

Tuần 26

Bài 24, 25 (Tiết 101 đến tiết 104):

Hoán dụ;

Tập làm thơ bốn chữ;

Cô Tô.

Tuần 27

Bài 25, 26 (Tiết 105 đến tiết 108):

Viết bài Tập làm văn tả người;

Các thành phần chính của câu;

Thi làm thơ 5 chữ.

Tuần 28

Bài 26, 27 (Tiết 109 đến tiết 112):

Cây tre Việt Nam;

Câu trần thuật đơn;

Hướng dẫn đọc thêm: Lòng yêu nước;

Câu trần thuật đơn có từ là.

Tuần 29

Bài 27 (Tiết 113 đến 116):

Lao xao;

Kiểm tra Tiếng Việt;

Trả bài kiểm tra Văn, bài Tập làm văn tả người.

Tuần 30

Bài 28, 29 (Tiết 117 đến tiết 120):

Ôn tập truyện và kí;

Câu trần thuật đơn không có từ là;

Ôn tập văn miêu tả;

Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ.

Tuần 31

Bài 28, 29 (Tiết 121 đến tiết 124):

Viết bài Tập làm văn miêu tả sáng tạo;

Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử;

Viết đơn.

Tuần 32

Bài 30 (Tiết 125 đến tiết 128):

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ;

Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ (tiếp);

Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi.

Tuần 33

Bài 31, 32 (Tiết 129 đến tiết 132):

Động Phong Nha;

Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than);

Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy);

Trả bài Tập làm văn miêu tả sáng tạo, trả bài kiểm tra Tiếng Việt.

Tuần 34

Bài 32, 33, 34 (Tiết 133 đến tiết 136):

Tổng kết phần Văn và Tập làm văn;

Tổng kết phần Tiếng Việt;

Ôn tập tổng hợp.

Tuần 35

Bài 33, 34 (Tiết 137 đến tiết 140):

Kiểm tra tổng hợp cuối năm;

Chương trình Ngữ văn địa phương

12 tháng 9 2018

nhanh cho điểm

12 tháng 9 2018

1 . Mỗi chú thích trên gồm 2 bộ phận : từ và nghĩa của từ.

2 . Bộ phận nghĩa của từ trong chú thích nêu lên nghĩa của từ .

3 . Mô hình đâu ?????

P/s : Không nhận gạch đá !!

Bạn đăng lên như ra lệnh vậy . Đâu ai cũng muốn được