K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:Cây tre trăm đốtNgày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho vợ chồng ông phú hộ. Hai người này có hứa: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho".Tin vào lời hứa, anh ra sức làm việc không ngại khó nhọc. Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Cây tre trăm đốt

Ngày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho vợ chồng ông phú hộ. Hai người này có hứa: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho".

Tin vào lời hứa, anh ra sức làm việc không ngại khó nhọc. Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa ra một điều kiện là phải tìm được một cây tre trăm đốt để làm nhà cưới vợ thì ông mới gả con gái cho. Vì muốn có cơ hội để cưới con gái của chủ, anh bèn lên rừng quyết tâm tìm được một cây tre trăm đốt. Tìm mãi không thấy, anh thất vọng ngồi khóc. Bỗng Bụt hiện lên và bảo anh đi tìm, chặt cho đủ 100 đốt tre rời rồi giúp anh bằng hai câu thần chú: "khắc nhập, khắc nhập!" để gắn kết 100 đốt tre rời thành một cây tre trăm đốt và "khắc xuất, khắc xuất!" để tách các đốt tre ra.

Nhờ là các khúc tre rời nên anh cũng dễ dàng gánh về làng được. Về nhà, anh cho cha vợ tương lai của mình xem cây tre trăm đốt. Không tin vào điều mắt mình nhìn thấy, ông nhà giàu sờ tay vào cây đếm từng khúc tre. Phép màu của Bụt đã hút ông dính luôn vào cây tre. Khi ông đồng ý giữ lời hứa, anh mới sực nhớ ra câu "khắc xuất" để giải thoát cho cha vợ của mình. Sợ hãi, ông phú hộ phải giữ lời hứa, gả con gái cho anh nông dân. Cuối cùng, anh và con gái ông phú hộ sống với nhau hạnh phúc mãi mãi.

 

Câu 1. Xác định chủ đề của văn bản.

Câu 2. Người kể chuyện trong văn bản trên là ai? Từ đó cho biết truyện được kể theo ngôi thứ mấy.

Câu 3. Nhân vật anh chàng Khoai và nhân vật phú hộ trong văn bản thuộc kiểu nhân vật nào? Vì sao?

Câu 4. Em hãy sử dụng sơ đồ sau để tóm tắt các sự việc trong truyện.

Câu 5. Em hãy cho biết câu nói: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho” là lời của nhân vật nào.

Câu 6. Chỉ ra và cho biết chức năng của trạng ngữ có trong câu văn sau: Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa ra một điều kiện là phải tìm được một cây tre trăm đốt để làm nhà cưới vợ thì ông mới gả con gái cho.

Câu 7. Chỉ ra và nêu vai trò một chi tiết kì ảo trong văn bản.

Câu 8. Hoàn thiện sơ đồ sau để đưa ra nhận xét của em về nhân vật Khoai trong văn bản.

Câu 9. Nếu thay đổi kết thúc truyện thành:

Mang lòng thù hận người với người cha vì đã không cho mình cưới vợ nên chàng Khoai đã không đọc câu thần chú khiến cho người cha mãi mãi dính vào cây tre trăm đốt, ngày ngày chỉ còn biết chịu đựng trong đau đớn, dằn vặt.

Thì em có đồng ý hay không? Vì sao?

Câu 10. Viết một bài văn khoảng 200 chữ kể lại câu chuyện cổ tích Cây tre trăm đố

0

Sang sáng, sáng sủa

19 tháng 10 2021

Sao bn hỏi lắm thế, mik ko trả lời nx đâu

TL

Câu 1 chủ ngữ là những con chim

Câu  2 Vị ngữ là là một người giàu tốt bụng

Câu 3 trạng ngữ là Hôm nay

Câu 4 Bà Long ở gần là hàng xóm của nhà em bà tầm khoảng hơn 70 tuổi. Bà Long thường sang nhà em và cho em quà. Bà ở một mình nên rất cô đơn vì vậy những lúc rảnh rỗi gia đình em lại đến thăm bà, em rất thích chơi với bà. Bà thường kể cho em nghe những câu chuyện cổ tích. Bà còn nhắc em đi học sớm và ngoan ngoãn nghe cô giảng bài. Bà Long như người thân trong gia đình em. Mỗi khi, trung thu ngôi nhà của bà Long lại đầy tiếng cười. Em rất yêu bà Long.

Câu 5

Du khách đến Biên Hòa không thể không ghé thăm công viên thành phố quê em. Công viên nằm cạnh dòng sông Đồng Nai nước trong xanh, êm ả chảy bốn mùa.

Từ xa nhìn lại, công viên thành phố em giống như một tấm thảm nhiều màu. Nổi bật trên đó là hàng dừa cao vút, đong đưa tàu lá trong gió, soi mình xuống dòng nước lững lờ. Bước chân vào vườn hoa, ta thấy những lối đi viền gạch đỏ được trải đá bột, tỏa ra khắp công viên như một búi rễ khổng lồ. Dọc theo lối đi, những bồn hoa lớn được trồng đủ các loại hoa: hoa cúc vàng tươi, hoa hồng đỏ thắm, hoa hướng dương vàng rực… nổi bật dưới ánh nắng chói chang. Xen kẽ trong những bồn hoa là những cụm dền xanh đỏ được sắp thành hàng chữ “Công viên Đồng Nai”. Đứng cạnh muôn hoa là những cây kiểng được cắt xén thành hình muông thú, trông thật đẹp mắt. Đây là chú nai tơ đang tròn mắt ngơ ngác nhìn du khách. Kia là chú chim sâu đang chúi mỏ xuống đám cỏ non như tìm mồi. Kia là những cô công, chàng công xòe cái đuôi như chào khán giả trước lúc biểu diễn. Chính giữa công viên là một hòn non bộ đứng sừng sững như thách thức với gió mưa. Phía dưới, đàn cá hồng lượn lờ quanh những bông súng tím hồng. Rải rác khắp công viên là những băng ghế đá nhiều màu, nằm dưới tán cây mát rượi làm chỗ nghỉ chân cho mọi người. Nhô ra ngoài bờ sông là nhà thủy tạ kiên cố với kiểu cấu trúc hoa mĩ. Đứng trên đó, phóng tầm mắt ra xa, ta sẽ nhìn thấy hai cây cầu nằm về hai hướng, cầu Mới và cầu Ghềnh. Ta còn thấy được cả những mái nhà ngói đỏ thấp thoáng sau hàng cây xanh ngắt. Xa hơn nữa, ngọn núi Châu Thới mờ mờ trong ráng chiều đỏ ối. Chiều xuống mặt trời ngả về tây, mặt sông ánh lên màu đỏ pha sắc vàng rực rỡ. Lúc này, công viên rộn rã hẳn lên bởi bước chân người, bởi tiếng cười đùa ríu rít của trẻ con. Đông vui nhất phải kể đến ngày chủ nhật, du khách đến chơi, chụp hình kỉ niệm nhiều vô kể. Các em nhỏ tung tăng líu lo bên ba mẹ. Các anh chị lớn ngồi trên ghế đá đọc sách trò chuyện…

Được ngồi trên ghế đá đón gió sông mát rượi, ngắm nhìn trời nước mênh mông, vui chuyện cùng chúng bạn thì không- còn gì thích thú cho bằng. Em mong công viên thành phố quê hương em giữ mãi được vẻ đẹp thơ mộng này.

Mỗi chúng ta ai cũng có một ước mơ của riêng mình, trong đời người chúng ta luôn phải có những ước mơ, hoài bãi sống. Bởi ước mơ chính là liều thuốc giảm đau giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách của số phận để vươn lên đạt được những thành tựu trong cuộc sống.

Bản thân em cũng có một ước mơ của mình. Một ước mơ mà em muốn theo đuổi tới suốt cuộc đời này đó chính là ước mơ trở thành bác sĩ được chữa bệnh cứu giúp cho mọi người xung quanh mình. Dù em biết rằng việc thi đậu vào trường đại học Y khoa là vô cùng khó khăn, nhưng em tin nếu chúng ta kiên trì, nhẫn nại, cần cù thì nhất định ước mơ sẽ thành hiện thực. Khi em nhìn thấy những người thân của mình, nhất bà là ngoại của em bị ốm căn bệnh quái ác khiến bà đau đớn từng đêm không thể nào ngủ được, thân thể của bà gầy đi từng ngày khiến em vô cùng buồn bã.

Mẹ em và những người thân gia đình đã tìm đủ mọi cách chạy chữa cho bà nhưng mọi thứ đều vô nghĩa. Bà ngoại em vẫn không qua khỏi. Ngày bà ra đi, em đã luôn nghĩ giá như mình có thể làm được gì cho những người thân của mình bớt đau đớn. Chính vì vậy, em mơ ước mình sẽ trở thành một bác sĩ. Ước mơ làm bác sĩ sẽ giúp em có thể định hướng tương lai nghề nghiệp của mình sau này, đánh thức sự nỗ lực vươn lên vượt qua những khó khăn em gặp phải trong quá trình học tập.

Em biết trong cuộc sống sẽ luôn có những khó khăn, thử thách tồn tại cản bước chân đi tới của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta vượt qua được những khó khăn đó thì mọi điều sẽ trở nên nhỏ bé. Con đường tiến tới ước mơ sẽ trở nên rộng mở hơn bao giờ hết.

Em thấy rằng ở trên đất nước chúng ta, ở những vùng sâu vùng xa biên cương hải đảo xa xôi vẫn còn nhiều nơi con người không được tiếp cận với nền y học hiện đại. Ở những nơi đó đói nghèo lạc hậu vẫn còn đeo bám. Những nơi đó họ cần có những bác sĩ của mình, những người lương y chân chính luôn lấy tính mạng của bệnh nhân là mục tiêu sống hàng đầu. Việc cứu người là trách nhiệm, là bổn phận của họ chứ không vì một mục đích kinh tế lợi ích cá nhân nào cả.

Thật đáng buồn khi ở xung quanh chúng ta có nhiều bác sĩ vẫn coi nghề bác sĩ là công cụ kiếm tiền hơn là một nghề cứu người chính là lẽ sống. Nhiều bác sĩ đã để bệnh nhân của mình phải chết oan trong tức tưởi. Nhưng những bác sĩ đó chỉ chiếm số ít mà thôi, chỉ là con sâu, làm vẩn đục thanh danh của những người bác sĩ chân chính, xung quanh chúng ta vẫn còn nhiều vị bác sĩ yêu nghề, say sưa nghề ngày ngày họ vẫn làm việc miệt mài cống hiến cho sự nghiệp cứu chữa người bệnh.

Có biết bao nhiêu bác sĩ một ngày ngủ không quá 5 giờ đồng hồ. Cơm ăn không đúng giờ, mỗi ngày họ phải đối diện với biết bao nhiêu căng thẳng, khó khăn trong công việc khi đối diện với những ca bệnh khó khăn, căng thẳng.

Trên con đường thành công không bao giờ có những dấu chân của những người lười biếng, hèn nhát. Vì vậy, để thực hiện được ước mơ của mình chúng ta cần phải nỗ lực vượt khó, khi thất bại thì phải kiên cường đứng lên, bởi không có sự thành công nào đến một cách dễ dàng cả.

Và ước mơ trở thành một vị bác sĩ giỏi cứu chữa bệnh cho những bệnh nhân nghèo của em sẽ còn mãi. Nó chính là mục tiêu để em học tập, cố gắng trên con đường chinh phục đỉnh cao tri thức của mình. Dù em biết rằng mỗi chúng ta đừng chinh phục mọi thứ vì thành công mà hãy chinh phục khó khăn để trở thành người có ích cho xã hội. Em cũng muốn mình sẽ trở thành một người có ích.

Nguyễn Du là đại thi hào nổi tiếng của dân tộc Việt Nam, là cha đẻ của kiệt tác “Truyện Kiều” để đời cho nhân loại. Ông đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng truyện thơ, thúc đẩy thể loại này phát triển. Với “Truyện kiều”, Nguyễn Du đã mang một hơi thở mới cho văn học trung đại Việt Nam. Lần đầu tiên, chúng ta bắt gặp một câu chuyện đời, chuyện người được diễn tả trọn vẹn bằng 3254 câu thơ lục bát, không câu nào trùng với câu nào. Với việc vận dụng thể thơ lục bát quen thuộc của dân tộc, Nguyễn Du đã kể cho người đọc nghe câu chuyện về tài nữ Thuý Kiều - một kiếp hồng nhan bạc phận. Kiều là một cô gái con nhà vương giả, có mối nhân duyên trời định với chàng Kim. Do bị hãm hại, gia đình kiều gặp nạn, kiều phải bán mình chuộc cha, để rồi từ đó cô rơi vào kiếp lầu xanh đầy tủi nhục, bẽ bàng. Trải qua biết bao thăng trầm, qua tay biết bao nam tử, cuối cùng kiều cũng chẳng tìm được hạnh phúc trọn vẹn cho chính mình. Cô đành lỡ mất mối duyên với Kim Trọng, để lại cho người đời câu chuyện đầy xót thương cho một kiếp người. Có thể nói, với “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã thực sự thành công và để lại tiếng vang lớn trong lịch sử văn học nước nhà.



 

“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

19 tháng 10 2021
Bạn nào có câu trả lời trước mình sẽ tích
19 tháng 10 2021

Sọ Dừa là câu chuyện cổ tích đầu tiên em được đọc, và đó cũng là câu chuyện em yêu thích nhất. Chuyện kể về một người đàn bà, vì uống nước trong cái gáo dừa, mà mang thai và sinh ra đứa con có ngoại hình xấu xí, kì lạ. Thế là bà đặt tên cho con là Sọ Dừa. Tuy vẻ ngoài xấu xí, đi lại bất tiện, nhưng Sọ Dừa vẫn rất chăm chỉ, chịu khó. Chàng đã nhờ mẹ xin cho được đi chăn bò của nhà phú ông. Đáp lại sự nghi ngờ của mọi người, chàng không chỉ trông được đàn bò, mà còn chăm chúng béo tốt. Trong thời gian ấy, con gái út của phú ông không ngại vẻ ngoài của Sọ Dừa, mà vẫn mang cơm đến cho chàng. Cảm động, chàng nhờ mẹ đến hỏi cưới cô. Ngày cưới, Sọ Dừa trở về hình dáng bình thường, khôi ngô tuấn tú, lại có nhà rộng, gia nhân tấp nập khiến ai cũng ngạc nhiên. Không chỉ thế, sau khi kết hôn, Sọ Dừa còn chăm chỉ dùi mài kinh sử, thi đỗ Trạng Nguyên. Điều đó khiến cho hai chị gái của vợ chàng hết sức ghen ghét. Nhân lúc Sọ Dừa đi sứ, hai cô chị rủ cô em ra biển chơi, rồi đẩy cô xuống nước, hòng cướp đoạt vị trí vợ Trạng Nguyên. Nhưng may mắn, nhờ vào hòn đá lửa, con dao và mấy quả trứng gà Sọ Dừa dặn mang theo, mà cô em gái sống sót được. Cuối cùng, khổ tận cam lai, hai vợ chồng đoàn tụ được với nhau, sống hạnh phúc đến cuối đời. Còn hai cô chị xấu xa thì tủi hổ mà bỏ đi biệt xứ. Qua câu chuyện Sọ Dừa, tác giả dân gian đã gửi gắm chúng ta bài học về cách đối nhân xử thế, không nên quan trọng vẻ bề ngoài, mà phải chú trọng đến phẩm chất. Một người có trái tim nhân hậu, tốt bụng, thông minh thì mới là người đáng quý.

#ht#

19 tháng 10 2021

Bài tham khảo:
Trong những câu chuyện cổ tích đã được đọc, được nghe, em thích nhất là chuyện Thạch Sanh.

Truyện kể về về một đôi vợ chồng già, sau bao năm tháng mong ngóng, cũng sinh được một người con là Thạch Sanh. Thế nhưng, hạnh phúc ngắn ngủi, Thạch Sanh sớm phải mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống cảnh tứ cố vô thân, trong túp lều rách nát dưới gốc đa. Cả gia tài của chàng chỉ là một chiếc rìu sắt. Sau này, chàng được thiên thần dạy cho nhiều phép biến hóa thần thông.

Thấy Thạch Sanh chăm chỉ, hiền lành, Lý Thông lừa chàng về sống cùng để làm việc cho hắn. Vốn khao khát tình thân, Sanh đồng ý ngay. Nào ngờ, lại bị hắn lừa đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Chưa hết, khi Thạch Sanh tiêu diệt được kẻ ác, thì Lý Thông lại lừa chàng thêm lần nữa để cướp công. Nhờ vậy, Lý Thông được vua ban thưởng hậu hĩnh, còn Thạch Sanh thì lại trở về sống lầm lũi dưới gốc đa.

Một lần đi hội, Thạch Sanh nhìn thấy con đại bàng tinh bắt cóc một người con gái. Vội đuổi theo giải cứu hết mình. Khi đang loay hoay, chàng gặp Lý Thông, và đề nghị cùng hắn phối hợp giải cứu công chúa. Ngờ đâu, sau khi cứu được công chúa, Lý Thông gian xảo lại lần nữa cướp công chàng, cho lấp cửa hang lại. Bị nhốt, Thạch Sanh vẫn không nản chí, chàng cố tìm lối ra ngoài, nhờ vậy mà cứu được con trai vua Thủy Tề đang bị nhốt. Sau lần đó, chàng nhận được một món quà là cây đàn thần kì.

Hoạn nạn qua đi, vừa trở lại nhà, thì Thạch Sanh lại bị nhốt vào ngục tối, do hồn Chằn Tinh và đại bàng tinh hãm hại. Đau buồn, chàng lấy đàn ra và trút hết nỗi lòng mình. Tiếng đàn bay xa, bay vào cung cấm, giúp công chúa bị câm có thể nói lại được. Nhờ vậy, Thạch Sanh có cơ hội minh oan cho mình, còn mẹ con Lý Thông gian ác bị vạch mặt. Chàng có cho mẹ con chúng được về quê, nhưng giữa đường chúng bị sét đánh chết. Sau này, Thạch Sanh trở thành phò mã. Khi chư hầu mười tám nước đem quân sang đánh, chàng đã thông minh, dũng cảm dùng chiếc đàn thần và niêu cơm thần để đánh bại sĩ khí của kẻ địch. Giúp quân ta chiến thắng mà không có ai phải hi sinh. Thế là, dưới sự tin phục của bao người, Thạch Sanh lên ngôi vua.

Câu chuyện cổ tích Thạch Sanh không chỉ hay và hấp dẫn. Mà nó còn ẩn chứa những bài học quý giá về cách sống, cách làm người.

19 tháng 10 2021

biện pháp so sánh

tác dụng

- liên kết ý tạo nhịp điệu cho câu

- tăng sức gợi hình gợi tả cho hình ảnh trong câu

- nhấn mạnh nội dung chính của câu là vẻ đẹp của Sơn Dương

28 tháng 10 2021

ko bt há há

19 tháng 10 2021

65-221=-156

666-777=-111

5325-56654=-52329

19 tháng 10 2021

??????????????????????????????????????!