K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu lắng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: "Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc".

Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:

Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng "chín chữ": (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.

Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ "chiều chiều". Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ "ngõ sau" gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi lòng. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ "chiều chiều" mở đầu hô ứng với hai chữ "chín chiều" kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.

Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:

"Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu"

Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việ Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!

Và có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:

Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.

Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.

Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu lắng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: "Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc".

Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:

Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng "chín chữ": (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.

Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ "chiều chiều". Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ "ngõ sau" gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi lòng. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ "chiều chiều" mở đầu hô ứng với hai chữ "chín chiều" kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.

Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:

"Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu"

Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việ Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!

Và có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:

Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.

Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.

Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.

@Bảo

#Cafe

4 tháng 11 2021

cái gì đây?

4 tháng 11 2021

câu 1b m ơi, can gap nha , thanh mn

4 tháng 11 2021

Sau khi Cám nghe Tấm kể về việc sắc đẹp có được sau lần hồi sinh của mình. Cám về thuật lại cho mụ dì ghẻ nghe. Nghe xong hai mẹ con Cám cùng bàn cách để cho sắc đẹp của mình được đẹp hơn. Cám cũng học theo leo lên ngọn cây cau mọc ở bờ ao,mụ dì ghẻ chuẩn bị sẵn một con dao sắc đợi cho Cám leo lên gần ngọn cây rồi bắt đầu chặt. Cám hí hửng sau mỗi nhát chặt cây của mụ dì ghẻ, và rồi cây đổ, Cám rơi xuống ao, chết. Nhưng khác với Tấm, lần này Cám chết cùng với lòng tham và cái ác. Còn mụ dì ghẻ thấy con mình chết mà không hồi sinh thì trong lòng sinh uất ức lâm bệnh mà chết.

Xem thêm tại: https://doctailieu.com/ke-lai-truyen-tam-cam-voi-mot-ket-thuc-khac-h1993

Co - Cò - Cỏ

@Bảo

#Cafe

5 tháng 11 2021

co cò cỏ

4 tháng 11 2021

THẦY CÔ RA CÂU HỎI Ở PHẦN HỎI ĐÁP NÀY NÈ

4 tháng 11 2021

TL:

đúng rồi bạn

_HT_

4 tháng 11 2021

GỢI Ý ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2 (1,0 điểm): Người mẹ được tác giả miêu tả: đợi con, tóc hóa ngàn lau trắng, lưng nặng thời gian, nghìn ngày trên bến vắng.

Câu 3 (1,5 điểm): Ý nghĩa 2 câu thơ: khắc họa nỗi vất vả, cơ cực trong cuộc đời mẹ bao năm trời bôn ba với gió sương để kiếm kế sinh nhai nuôi sống những người con của mình đồng thời thể hiện tình cảm yêu thương và sự biết ơn, trân trọng trước công lao ấy của những người con.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tinh thần tự học.

b. Thân bài

* Giải thích

Tự học là khả năng tự tìm tòi, lĩnh hội kiến thức một cách chủ động mà không dựa dẫm vào ai.

* Phân tích

- Tự học giúp chúng ta chủ động trong việc tìm kiếm, tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và có thể tự rút ra được những bài học cho riêng mình mà không bị phụ thuộc vào bất cứ ai.

- Tự học giúp ta ghi nhớ kiến thức lâu hơn.

- Tự học giúp chúng ta rèn luyện tính kiên trì.

- Tự học giúp mỗi chúng ta trở nên năng động hơn trong chính cuộc sống của mình.

* Chứng minh

Học sinh lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu để minh họa cho luận điểm của mình.

* Phản biện

Có những người lười biếng, không chịu tìm tòi, học hỏi để mở mang tầm hiểu biết. Những người này đáng bị phê phán.

c. Kết bài

Liên hệ bản thân và rút ra bài học.

Câu 2 (5,0 điểm):

a. Mở bài

Giới thiệu câu chuyện bằng lời kể của cá bống.

b. Thân bài

* Hoàn cảnh gặp gỡ Tấm Cám và chứng kiến câu chuyện

- Tôi sống ở một con sông nhỏ, ngày ngày thong thả vui chơi.

- Một hôm tôi vừa tỉnh giấc đã thấy mình nằm trong một thứ gì đó khá chật chội, tối om.

- Lát sau tôi được quay trở về với dòng nước mát nhưng ở một nơi khác có hình tròn và chật chội hơn dòng sông. Tôi sống ở đó nhiều ngày liên tiếp.

- Có cô gái tên là Tấm hằng ngày đến cho tôi ăn, làm bạn với tôi; tôi chứng kiến cuộc sống của cô gái bất hạnh này.

* Diễn biến câu chuyện

- Một hôm, nghe tiếng gọi cho tôi ăn, tôi ngoi mặt nước để ăn. Bỗng một hôm khi nghe thấy tiếng gọi tôi ngoi lên thì lại bị vớt lên.

- Hai người phụ nữ vẻ dữ dằn bắt tôi ăn thịt, xương bị vùi vào đống tro bếp. Tấm cho gà trống nắm thóc rồi nhờ tìm giúp xương tôi, lấy chôn vào bốn chân giường.

- Ít lâu sau, nhà vua mở hội tìm vợ. Tấm bị mẹ con Cám bắt làm việc nhà không cho đi. Cô được Bụt giúp nên có bộ trang phục đẹp đẽ để đi dự hội. Không may làm rơi chiếc giày nhưng chính chiếc giày đó đã giúp nàng trở thành vợ của vua.

- Thế nhưng, trong lần về nhà giỗ cha, Tấm bị dì ghẻ lừa leo lên cây cau rồi bị ngã chết do dì đứng dưới chặt gốc cây. Sau đó bà ta lại đem Cám vào cung thay thế Tấm.

- Tấm không chết mà hóa thành con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi rồi hóa thành cây thị. Kì lạ là cây chỉ có một quả, được một bà lão qua đường đem về để nơi góc giường.

- Một hôm, nhà vua đi qua quán nước của bà thấy miếng trầu têm cánh phượng, gặng hỏi cuối cùng tìm được Tấm và đưa nàng về cung. Mẹ con Cám về sau cũng bị trừng phạt. Tấm sống hạnh phúc bên nhà vua.

c. Kết bài

Khái quát lại ý nghĩa câu chuyện.

 

 

1. Ca dao, tục ngữ về hôn nhân - gia đìnha) Quan hệ giữa cha, mẹ và con- Cá chẳng ăn muối cá ươnCon cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây- Cây xanh thì lá cũng xanhCha mẹ hiền lành để đức cho con.- Có cha có mẹ thì hơn,Không cha không mẹ như đàn không dây.- Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.Một lòng thờ mẹ kính cha,Cho trong chữ hiếu mới là...
Đọc tiếp

1. Ca dao, tục ngữ về hôn nhân - gia đình

a) Quan hệ giữa cha, mẹ và con

- Cá chẳng ăn muối cá ươn

Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

- Cây xanh thì lá cũng xanh

Cha mẹ hiền lành để đức cho con.

- Có cha có mẹ thì hơn,

Không cha không mẹ như đàn không dây.

- Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho trong chữ hiếu mới là đạo con.

- Công cha nghĩa mẹ cao dày

Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ

Nuôi con khó nhọc đến giờ

Trưởng thành con phải biết thờ hai thân

Thức khuya dậy sớm chuyên cần

Quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con.

- Con dại, cái mang.

- Cá chuối đắm đuối về con

- Có chi bằng cơm với cá,

Có chi bằng má với con.

- Lá rụng về cội.

- Con hơn cha, nhà có phúc.

- Con có mẹ như măng ấp bẹ

- Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.

- Con gái là con người ta

Con dâu mới thật mẹ cha mua về.

- Con chẳng chê mẹ khó, chó không chê chủ nghèo.

- Cha sinh không tày mẹ dưỡng.

- Mẹ dạy thì con khéo, bố dạy thì con khôn.

- Dâu dâu rể rể, cũng kể là con

- Dâu hiền hơn con gái, rể hiền hơn con trai.

- Gái mà chi, trai mà chi

Sinh ra có nghĩa, có nghì thì hơn.

- Hùm giữ chẳng ăn thịt con.

- Một mẹ nuôi được mười con

Mười con không nuôi được một mẹ.

- Tu đâu cho bằng tu nhà,

Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu.

- Trẻ cậy cha, già cậy con

- Uốn cây từ thuở còn non,

Dậy con từ thuở con còn ngây thơ.

- Ép dầu ép mỡ

Ai nỡ ép duyên.

b) Quan hệ giữa vợ và chồng

- Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.

- Của chồng, công vợ

- Chồng giận thì vợ bớt lời

Cơm sôi nhỏ lửa chẳng đời nào khê.

- Chồng em áo rách em thương

Chồng người áo gấm, xông hương mặc người.

- Chồng còng lấy vợ cũng còng

Nằm phản thì trật, nằm nong thì vừa.

- Chồng như đó, vợ như hom

- Cờ bạc là bác thằng bần

Cửa nhà tan nát, vợ con chia lìa.

- Ớt nào ớt chẳng cay,

Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng.

- Thuyền theo lái, gái theo chồng.

- Đạo vợ, nghĩa chồng

- Đốn cây ai nỡ đứt chồi

Đạo chồng nghĩa vợ, giận rồi lại thương.

- Gái có công chồng chẳng phụ

- Hai tay bưng đọi chè tàu

Vừa đôi thì lấy, ham giàu làm chi.

- Ta về ta tắm ao ta

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.

- Tay nâng chén muối đĩa gừng,

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

- Thương nhau bất luận giàu nghèo

Dù cho lên ải xuống đèo cũng cam.

- Thuận vợ, thuận chồng tát bể Đông cũng cạn.

- Xấu chàng hổ ai.

c) Quan hệ giữa anh, chị, em trong gia đình

- Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

- Anh em như thể tay chân

Anh em hòa thuận song thân vui vầy.

- Anh em ăn ở thuận hòa

Chớ điều chếch lệch người ta chê cười.

- Anh em hiền thậm là hiền

Đừng một đồng tiền mà đấm đá nhau.

- Cắt dây bầu dây bí,

Chẳng ai cắt dây chị dây em

- Chị ngã em nâng.

- Em thuận, anh hòa là nhà có phúc

- Khôn ngoan đá đáp người ngoài,

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ

d) Quan hệ, ứng xử giữa các thành viên trong gia đình

- Trong ấm, ngoài êm

- Kính trên, nhường dưới

- Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

- Trên thuận, dưới hòa.

-  Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì

- Lọt sàng xuống nia.

2. Ca dao, tục ngữ về quan hệ xóm giềng, xã hội

- Ăn cây nào, rào cây ấy

- Kính lão, đắc thọ

- Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

- Bán anh em xa mua láng giếng gần.

- Cái sảy nảy cái ung

- Cả giận mất khôn.

- Đói cho sạch, rách cho thơm.

- Không tham của người.

- Lạt mềm buộc chặt

Già néo đứt dây.

- Lời nói chẳng mất tiền mua,

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

- Một điều nhịn, chín điều lành.

- Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.

- Mình vì mọi người, mọi người vì mình

- Nói lời phải giữ lấy lời

Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

- Nhặt được của rơi, trả người bị mất.

- Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước thì thương nhau cùng.

- Ở hiền thì lại gặp lành

Những người nhân đức trời dành phúc cho.

- Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.

- Tối lửa tắt đèn có nhau.

- Thương người như thể thương thân.

- Trai thời trung hiếu làm đầu

Gái thời tiết hạnh là câu sửa mình.

- Xóm giềng tối lửa tắt đèn có nhau.

Chúc mọi người thi tốt nhé !

Đây là một số câu ca dao , tục ngữ mà mình biết

3
4 tháng 11 2021

Bạn biết nhiều thế. Mình chỉ được khoảng 1 của bạn thôi.
                                                                    5

5 tháng 11 2021

Trên google í mà 

4 tháng 11 2021

binh yen

4 tháng 11 2021

bình yên nha !

4 tháng 11 2021

1.viết theo đúng gợi ý.

2. trong bài phải có lời chia buồn.

3. phải gi đầy đủ 

tui không bắt buột

THVH

4 tháng 11 2021

TP. Hồ Chí Minh, ngày ... tháng ... năm ...

Lan thân mến!

Hôm nay vừa tới lớp, mình được cái Hân cho biết mẹ của Lan" mới qua đời. Mình thực sự bàng hoàng và thương Lan vô cùng.

Lan ơi! Kể từ ngày Lan theo gia đình lên sống ở Đà Lạt, chúng mình đã không có dịp gặp nhau. Mình hiểu mất mẹ là nỗi đau lớn nhất trong đời của Lan. Đất trời như sụp đổ dưới chân Lan phải không? Mình cũng cảm thấy đau lòng lắm. Khi nghe tin này mình đã nức nở khóc, cả mấy đứa ở trong lớp mình cũng khóc theo. Mình không thể tưởng tượng được rồi đây Lan sẽ như thế nào? Mình còn nhớ bài văn mà Lan làm ở lớp ba nói về mẹ đã được cô giáo đọc cho cả lớp nghe, mình biết Lan là người con gái rất yêu và quý mẹ. Thế mà giờ đây mẹ không còn nữa, sự mất mát này không có gì có thể bù đắp nổi.

Nhưng Lan ạ! Người mất thì cũng đã mất rồi, Lan hãy lấy lại bình tĩnh, can đảm để vượt qua nỗi đau dớn này. Lan hãy tin rằng bên cạnh Lan còn có những người bạn tốt luôn ủng hộ và chia sẻ cùng Lan. Các bạn trong lớp cũng đang viết thư thăm hỏi và động viên Lan đấy. Mình tin rằng cô bạn gái bé nhỏ, xinh xắn của mình sẽ có đủ nghị lực để chiến thắng.

Chúc Lan mạnh khoẻ.

Bạn thân của Lan - Ly Na

dây