K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phần I: Đọc – Hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở bên dưới: Anh ra khơi, Mây chao ngang trời những cánh buồm trắng. Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng, Biển một bên và em một bên.   Biển ồn ào êm lại dịu êm, Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ? Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía, Biển một bên và em một bên.   Ngày mai, khi thành phố  lên đèn, Tàu anh buông neo dưới...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc – Hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở bên dưới:

Anh ra khơi,

Mây chao ngang trời những cánh buồm trắng.

Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng,

Biển một bên và em một bên.

 

Biển ồn ào êm lại dịu êm,

Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ?

Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía,

Biển một bên và em một bên.

 

Ngày mai, khi thành phố  lên đèn,

Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc.

Thăm thẳm nước trời nhưng anh không cô độc,

Biển một bên và em một bên.

 

Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên,

Bão táp chưa ngưng trong những vành tang trắng.

Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng,

Biển một bên và em một bên.

                                                   TRẦN ĐĂNG KHOA

Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 2 (0,5 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 3 (1,0 điểm): Xác định và phân tích một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:

 Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía,

Biển một bên và em một bên.

Câu 4 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?

Phần II: Tập làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung văn bản phần Đọc – Hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của biển đảo, quê hương và trách nhiệm của mỗi người đối với chủ quyền của biển đảo.

Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về bức tranh phố huyện lúc chiều tà trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập một.

giải giúp mình nhé. cảm ơn các bạn

0
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: BUỔI ĐẦU TIÊN HỌC TRƯỜNG YÊN PHỤ           Tôi chỉ có tội ham chơi chứ học không đến nỗi dốt lắm, vì cha tôi dạy tôi chữ Nho rồi chữ Quốc ngữ chung với vài đứa em họ tôi và con một người bạn của mẹ tôi. Chúng đều hơn tôi hai, ba tuổi mà học kém tôi. Học như vậy được khoảng hai năm, rồi cha tôi nhờ một thầy kí có bằng Tiểu học Pháp Việt dạy...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

BUỔI ĐẦU TIÊN HỌC TRƯỜNG YÊN PHỤ

          Tôi chỉ có tội ham chơi chứ học không đến nỗi dốt lắm, vì cha tôi dạy tôi chữ Nho rồi chữ Quốc ngữ chung với vài đứa em họ tôi và con một người bạn của mẹ tôi. Chúng đều hơn tôi hai, ba tuổi mà học kém tôi.

Học như vậy được khoảng hai năm, rồi cha tôi nhờ một thầy kí có bằng Tiểu học Pháp Việt dạy vần Tây cho tôi. Đầu năm Canh Thân (1920), cha tôi xin cho tôi được vào học lớp dự bị Trường Yên Phụ. Lúc đó, vào giữa năm học, chắc tôi không được chính thức ghi tên vô sổ.

Buổi học đầu tiên của tôi nhằm ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch. Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ (một xa xỉ phẩm thời đó) rồi khăn áo chỉnh tề, thuê một chiếc xe kéo bánh sắt (chưa có bánh cao su) để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê Yên Phụ, cách nhà tôi hai cây số, dắt tôi lại chào thầy Hà Ngọc Chử, gởi gắm tôi với thầy. Ngày nay, đọc lại hai trang đầu bài Tựa cuốn Thế hệ ngày mai, trong đó, tôi chép lại một buổi học đầu tiên của tôi và buổi học đầu tiên của con tôi ngoài hai chục năm sau vẫn còn bùi ngùi: tình cha tôi đối với tôi, và tình vợ chồng tôi đối với con tôi, sự săn sóc của chúng tôi đối với con y như nhau, hai thế hệ một tấm lòng, một tinh thần.

Tôi còn thấy rõ nét mặt của cha tôi, của thầy Chử, cảnh sân trường, cảnh lớp học, tưởng đâu như việc mới xảy ra tháng trước, thế mà đã sáu chục năm qua rồi. Bài Tựa đó đã làm cảm động nhiều độc giả, có người định lựa cho vào một tập Văn tuyển.

Hôm đó, cả sáng lẫn chiều, cha tôi đưa tôi tới trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về. Nhưng chỉ ngày hôm sau, cha tôi kiếm được một bạn học cùng lớp với tôi, lớn hơn tôi một, hai tuổi, nhà ở Hàng Mắm gần nhà tôi, và nhờ em đó hễ đi học thì rẽ vào nhà tôi, đón tôi cùng đi. Từ đó, người khỏi phải đưa tôi nữa, và mỗi ngày tôi với bạn đi đi về về bốn lượt, từ nhà tôi tới trường, từ trường về nhà. Mùa hè để tránh nắng, chúng tôi theo bờ đê Nhị Hà, qua phố Hàng Nâu, Ô Quan Chưởng gần cầu Đu-me (Doumer) (cầu Long Biên), bến Nứa để hưởng hương thơm ngào ngạt của vài cây đuôi chồn (loại lilas) ở khỏi dốc Hàng Than, lá mùa xuân xanh như ngọc thạch, mùa đông đỏ như lá bàng. Mùa đông để tránh gió bấc từ sông thổi vào, chúng tôi theo con đường ở phía trong, xa hơn, qua phố Hàng Đường, Hàng Than, sau nhà máy nước, nhà máy thuốc lá. Có lẽ, nhờ đi bộ như vậy, mỗi ngày tám cây số, luôn năm, sáu năm trời nên thân thể cứng cáp, mặc dầu thiếu ăn thiếu mặc.

                                      (theo Nguyễn Hiến Lê NXB Văn học, Hà Nội 1993)

 

Câu 10 (1,0 điểm): Qua văn bản trên em học được điều gì từ nhân vật? (Hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn từ 3-5 câu)

0