K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau: (Lược: Sau khi từ Sài Gòn trở về vì đau tim, Thứ bị thất nghiệp. Đích, anh họ Thứ, chung vốn với Oanh, vợ chưa cưới của Đích, mở một trường tư ở ngoại ô Hà Nội. Do được bổ đi làm ở xa, Đích mượn Thứ đứng chân hiệu trưởng và mời dạy mấy lớp. Ban đầu, Thứ rất hào hứng, tận tâm nhưng chỉ ít lâu, anh chán nghề… Bao nhiêu tiền thu được đều vào...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

(Lược: Sau khi từ Sài Gòn trở về vì đau tim, Thứ bị thất nghiệp. Đích, anh họ Thứ, chung vốn với Oanh, vợ chưa cưới của Đích, mở một trường tư ở ngoại ô Hà Nội. Do được bổ đi làm ở xa, Đích mượn Thứ đứng chân hiệu trưởng và mời dạy mấy lớp. Ban đầu, Thứ rất hào hứng, tận tâm nhưng chỉ ít lâu, anh chán nghề… Bao nhiêu tiền thu được đều vào túi Oanh. Oanh không những bóc lột sức lao động của Thứ và San (một giáo viên của trường, dạy các lớp dưới) mà khi nấu cơm cho họ, Oanh còn bắt họ ăn uống quá kham khổ. Nhiều lần Thứ định nói chuyện dứt khoát với Oanh để giải thoát cho mình và tổ chức lại cái trường cho tử tế. Nhưng bản tính nhút nhát, do dự, sợ va chạm nên Thứ cứ ngần ngại, để tình trạng nặng nề kéo dài. Cuộc sống chung đụng ngày càng không chịu nổi vì thói keo bẩn, thớ lợ của Oanh. Thứ bực và buồn lắm vì thấy rằng sống với người nhỏ nhen thì mình cũng thành nhỏ nhen.)

Thứ không đáp. Y ngẫm nghĩ. Mặt y hầm hầm và đôi môi y chụm lại. Rồi y hằn học bảo:

– Kiếp chúng mình, tức lạ. Sao mà cái đời nó tù túng, nó chật hẹp, nó bần tiện thế! Không bao giờ dám nhìn cao một tí. Chỉ những lo ăn, lo mặc. Hình như tất cả nguyện vọng, tất cả mong ước, tất cả mục đích của đời chúng mình, chỉ là mỗi ngày hai bữa. Bao nhiêu tài trí, sức lực lo tính đều chỉ dùng vào việc ấy. Khổ sở cũng vì thế, nhục nhã cũng vì thế, mỏi mòn tài năng, trí óc, giết chết những mong ước đẹp, những hi vọng cao xa cũng vì thế nốt. Lúc nào cũng lo chết đói. Lúc nào cũng làm thế nào cho không chết đói! Như vậy thì sống làm gì cho cực?

Thứ vẫn không thể nào chịu được rằng sống chỉ làm thế nào cho mình và vợ con có cơm ăn, áo mặc thôi. Sống là để làm một cái gì đẹp hơn nhiều, cao quý hơn nhiều. Mỗi người sống, phải làm thế nào cho phát triển đến tận độ những khả năng của mình vào công cuộc tiến bộ chung. Mỗi người chết đi, phải để lại một chút gì cho nhân loại. Có thú vị gì là cái lối sống co quắp quá ư loài vật, chẳng biết việc gì ngoài cái việc kiếm thức ăn đổ vào cái dạ dày. Có ai muốn gục mặt xuống làm gì. Đau đớn thay cho những kiếp sống khao khát muốn lên cao nhưng lại bị áo cơm gì sát đất. Hỡi ôi! Người ta đã phí bao nhiêu tâm huyết, bao nhiêu công lao để giải thoát, từ bỏ tất cả những phú quý vinh hoa của đời mình. Vô ích cả, chừng nào nhân loại chưa thoát khỏi những xiềng xích của cái đói và cái rét. Thứ thường có những lúc sực nhớ đến những cao vọng của mình xưa, ngán ngẩm buồn, tiếc cho mình. Y cứ đinh ninh rằng giá y không bị nghèo thì có lẽ y không đến nỗi đớn hèn thế này đâu. Có lẽ y sẽ làm được một cái gì. Biết bao nhiêu tài năng không nảy nở được, chỉ vì không gặp được một cái hoàn cảnh tốt!

(Nam Cao, Sống mòn, in trong Tuyển tập Nam Cao, tập 2, NXB Văn học, Hà Nội, 2005, tr.259-260)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Cuộc sống của người trí thức giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám được thể hiện như thế nào trong văn bản?

Câu 3. Phân tích tác dụng của câu cảm thán được dùng trong đoạn văn sau:

Hỡi ôi! Người ta đã phí bao nhiêu tâm huyết, bao nhiêu công lao để giải thoát, từ bỏ tất cả những phú quý vinh hoa của đời mình. Vô ích cả, chừng nào nhân loại chưa thoát khỏi những xiềng xích của cái đói và cái rét.

Câu 4. Xác định nội dung chính của văn bản trên.

Câu 5. Nhận xét về cách xây dựng nhân vật Thứ trong văn bản trên của tác giả.

Câu 6. Từ suy nghĩ của nhân vật Thứ rằng “Sống là để làm một cái gì đẹp hơn nhiều, cao quý hơn nhiều.”. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 dòng) nêu suy nghĩ của bản thân về giá trị của lí tưởng sống đối với mỗi người.

1
29 tháng 3

Câu 1. Ngôi kể được sử dụng trong văn bản là ngôi thứ ba, giúp người đọc cảm nhận rõ hơn tâm trạng và suy nghĩ nội tâm của nhân vật Thứ.

Câu 2. Cuộc sống của người trí thức giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám được thể hiện là tù túng, bần tiện, phải vật lộn với cơm áo gạo tiền. Họ khao khát vươn lên để sống cao đẹp và ý nghĩa hơn, nhưng lại bị hoàn cảnh nghèo đói và sự bất công xã hội đè nặng.

Câu 3. Câu cảm thán nhấn mạnh sự thất vọng và bất lực trước nghịch cảnh xã hội. Nó khơi gợi cảm xúc mạnh mẽ, vừa trách móc vừa đau xót khi con người phải đánh đổi lý tưởng và khát vọng để đối phó với những nhu cầu tối thiểu như đói rét.

Câu 4. Nội dung chính của văn bản là sự phản ánh hiện thực xã hội trước Cách mạng tháng Tám, nơi những người trí thức bị hoàn cảnh nghèo đói, tù túng chèn ép, làm hao mòn tài năng, lý tưởng và khát vọng sống cao đẹp.

Câu 5. Nhân vật Thứ được tác giả xây dựng một cách chân thực, gần gũi, thông qua những dòng suy nghĩ nội tâm sâu sắc. Ông vừa là biểu tượng của một tầng lớp trí thức có lý tưởng, vừa bộc lộ sự bất lực trước hoàn cảnh, từ đó khắc họa số phận bế tắc chung của xã hội thời bấy giờ.

Câu 6. Lý tưởng sống có giá trị rất lớn đối với mỗi người. Nó không chỉ là kim chỉ nam định hướng hành động mà còn là động lực vượt qua khó khăn và thử thách. Lý tưởng sống cao đẹp sẽ giúp con người vươn tới những giá trị ý nghĩa, cống hiến cho xã hội và để lại dấu ấn tốt đẹp, như nhân vật Thứ đã nhận thức rằng "sống là để làm một cái gì đẹp hơn nhiều, cao quý hơn nhiều."

Đọc văn bản sau:BÃO VÀ MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ BÃO      Bão, một thiên tai gắn liền với Việt Nam vào hằng năm. Các cơn bão thường gây ra những tổn thất cực kỳ lớn đối với đời sống về vật chất cũng như tinh thần của người dân.     Khái niệm bão là gì?   Bão là một trạng thái nhiễu động của khí quyển mang tính biến chuyển của các tầng khí quyển và xếp vào loại hình...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

BÃO VÀ MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ BÃO

      Bão, một thiên tai gắn liền với Việt Nam vào hằng năm. Các cơn bão thường gây ra những tổn thất cực kỳ lớn đối với đời sống về vật chất cũng như tinh thần của người dân.

     Khái niệm bão là gì?

   Bão là một trạng thái nhiễu động của khí quyển mang tính biến chuyển của các tầng khí quyển và xếp vào loại hình thời tiết cực đoan. Bão là một loại hình tình trạng thời tiết xấu của thiên nhiên gây ra cho con người. Cơ bản, bão là thuật ngữ để chỉ không khí bị nhiễu động mạnh. Có rất nhiều loại bão như: Bão tuyết, bão cát, giông,.. Tuy vậy, bão ở Việt Nam thường được các nhà đài hay mọi người dùng để chỉ bão nhiệt đới (tình trạng thời tiết gió rít mạnh kèm theo mưa nặng hạt và chỉ sinh ra ở những nước gần vùng biển nhiệt đới gió mùa). […]

    Mắt bão là gì?

    Là một phần của bão, mắt bão nằm ở chính giữa trung tâm của bão. Tuy bão có sức phá huỷ lớn, nhưng trái ngược với nó, mắt bão là một vùng có thời tiết đa phần là bình yên, điều này làm cho mắt bão là nơi có gió không lớn, trời quang mây tạnh. Bao quanh mắt bão là những xoáy thuận nhiệt đới hay còn gọi là bão, tại đây những xoáy thuận chuyển động với tốc độ cao, bao bọc mắt bão và không cho không khí lọt vào.

    Mắt bão thường có bán kính từ 15 – 35 km (10 – 20 dặm) tuỳ theo độ lớn của bão. Các cơn bão phát triển nhanh chóng tạo thành những mắt bão siêu nhỏ (mắt bão lỗ kim) hay những cơn bão có mắt bị mây che đi mất, thì cần phải có những phương thức như quan sát bằng thuyền hoặc máy bay săn bão dưới sự đánh giá vận tốc gió sụt giảm ở đâu để chỉ ra mắt bão nằm ở đâu. Từ đó giảm thiểu những khó khăn khi các nhà khí tượng phán đoán thời tiết.

Mắt bão

    Nguyên nhân hình thành bão

    Nguyên nhân chủ quan từ con người

    Bên cạnh những nguyên nhân khách quan từ các thành tố tự nhiên thì không thể không kể đến một số nguyên nhân chủ quan từ con người. Hiện tượng biến đổi khí hậu là một phần nguyên nhân gây ra tình trạng bão ngày một nhiều. Do lượng khí CO2 từ khí thải nhà kính và khí CH4 từ các hoạt động công nghiệp. Điều đó, khiến cho bầu khí quyển trở nên nóng hơn và tăng mức độ hấp thụ nhiệt, thúc đẩy quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn, làm tăng độ ẩm của bầu khí quyển, tạo nên sức mạnh lớn cho những cơn bão khắc nghiệt hơn và sức tàn cũng phá nặng nề không kém.

   Nguyên nhân khách quan từ tự nhiên

   Một số nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến các thành tố như: ánh sáng mặt trời, biển và sự hình thành của hơi nước.

    Nguyên nhân chủ yếu hình thành bão được phân tích là khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống biển làm cho nước bay hơi. Tạo ra một luồng khí ẩm phía trên mặt biển, khi gặp điều kiện thuận lợi ở nơi có áp suất thấp, nước biển sẽ bay hơi nhiều hơn, với vị trí cao hơn để tạo thành cột khí ẩm.

   Và khi lên cao, cột khí ẩm này sẽ trở nên lạnh hơn. Khi đã đạt đến thời điểm nhất định nó sẽ ngưng tụ thành nước và bị không khí xung quanh làm nóng. Có một tỷ lệ thuận giữa 3 yếu tố là không khí, hơi nước và khí ẩm. Khi hút lại với nhau tạo nên tác động lực quán tính với hoàn lưu quay.

    Trả lời cho câu hỏi nguyên nhân hình thành bão như thế nào? Điều đó còn phụ thuộc vào tốc độ xoáy phải lớn hơn 17m/s. Tiếp đó không khí bay lên và định hình trên tầng cao, từ đó hình thành nên những vùng áp cao trên đám mây và đẩy không khí thành mắt bão.

    Tác hại và hậu quả của bão là gì?

    Nhắc tới bão là nhắc tới những kí ức đau buồn mà chúng ta phải gánh chịu, những hậu quả đáng tiếc do bão đã gây ra cho chúng ta là cực kì lớn. Mưa lớn, ngập lụt, gió thổi mạnh, sấm chớp, lốc xoáy làm hư hỏng nhà cửa, thiệt hại cơ sở vật chất, mùa màng và ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của con người. […]

(Theo báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, https://dangcongsan.vn/, thứ Sáu, 21/04/2023)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Thông tin chính mà tác giả muốn chuyển tải qua văn bản này là gì?

Câu 2. Theo tác giả, sự khác nhau của bão và mắt bão là gì?

Câu 3. 

a. Xác định thành phần biệt lập trong câu: Các cơn bão phát triển nhanh chóng tạo thành những mắt bão siêu nhỏ (mắt bão lỗ kim) hay những cơn bão có mắt bị mây che đi mất, thì cần phải có những phương thức như quan sát bằng thuyền hoặc máy bay săn bão dưới sự đánh giá vận tốc gió sụt giảm ở đâu để chỉ ra mắt bão nằm ở đâu.

b. Xét theo mục đích nói, “Nhắc tới bão là nhắc tới những kí ức đau buồn mà chúng ta phải gánh chịu, những hậu quả đáng tiếc do bão đã gây ra cho chúng ta là cực kì lớn.” thuộc kiểu câu nào?

Câu 4. Trong phần Nguyên nhân hình thành bão, tác giả đã triển khai thông tin bằng cách nào? Nhận xét về hiệu quả của cách trình bày thông tin đó.

Câu 5. Trình bày tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản trên.

Câu 6. Theo tác giả những hậu quả đáng tiếc do bão đã gây ra cho chúng ta là cực kì lớn. Với góc nhìn của một người trẻ, theo em, chúng ta cần làm gì để hạn chế những ảnh hưởng nghiêm trọng của hiện tượng tự nhiên tàn khốc này? Viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 câu trả lời cho câu hỏi trên.

0